Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hát Quan Họ

14/12/201005:05(Xem: 2712)
Hát Quan Họ

Đặc biệt ở tỉnh Bắc Ninh miền Trung du Bắc Việt có loại dân ca trữ tình gọi là "Hát quan họ".
Đất Bắc Ninh xưa gọi là đạo Bắc Giang, rồi đổi ra trấn Kinh Bắc, một miền phong phú về mặt dân ca, cũng là một vùng nổi tiếng về phong quang cẩm tú, về điền địa phì nhiêu, về sắc đẹp duyên dáng và tình tứ của phụ nữ, về thông minh hay chữ và thành đạt của danh thần, văn sĩ.
Cũng như hầu hết các loại dân ca trữ tình ở Việt Nam, hát Quan họ vay mượn nhiều ở phong dao. Hầu hết các bài Quan họ đều theo thể lục bát hay lục bát biến thể. Đó là những bài tình ca do nam nữ thanh niên Bắc Ninh hát lên để ca tụng tình yêu, nói lên những oán trách, hờn ghen và giận tủi về yêu đương hoặc biểu lộ những tâm tình sôi sục về yêu đương.
Tính chất trữ tình của các điệu hát ấy có thể chia thành nhiều loại. Loại bài có tính chất nhẹ nhàng, chân thật vui tươi, cởi mở, hoạt bát, thoải mái. Có loại bài có tính chất bày tỏ, tin tưởng, lạc quan, yêu đời, trìu mến. Có loại bài tình tứ, duyên dáng, thắm thiết, say sưa. Có loại mang tính chất vui tươi nửa trào phúng, nửa tình tứ một cách ý nhị. Có loại đượm nỗi nhớ nhung, trách móc. Trong các bài Quan họ, nhiều nhứt là những bài để tỏ tình. Rất ít bài nói lên sự thất tình. Nhưng trong sự tỏ tình có nhiều hình thức: khi thổ lộ tâm tình, khi thăm dò lòng bạn, khi hy vọng, mong mỏi nhớ nhung người tình, khi trách hờn giận, ghen tuông người tình; nhưng rốt cuộc những câu thổ lộ tâm sự cùng là để thăm dò tình bạn là nhiều hơn cả. Ví dụ:
Anh như cây gỗ xoan đào,
Em như câu đối dán vào nên chăng?
Em như cây cảnh trên chùa,
Anh như con bướm đậu nhờ nên chăng?
Văn thể của hát Quan họ tuy là lối lục bát, nhưng khi hát, vì những chỗ lên bổng xuống trầm, vì những nhu cầu của sự chuyển giọng, chuyển lời nên loại dân ca này có mang vài đặc tính là bài hát bao giờ cũng có thêm vào nhiều tiếng không có trong nguyên văn. Đó là những tiếng vô nghĩa, hoặc những chữ hát chệch hẳn đi, hoặc những tiếng dùng để đưa hơi như: y, a, ư, ô, ơ, a ha, ôi hôi, ư hư, ối a, ý a, này a, i ì ... hoặc những tiếng đệm (đệm lót và đệm nghĩa) như: thời, mà, tình chung, ô mấy, ai ơi, là rằng, tình rằng, tình tang, tình bằng... Nhờ những tiếng đệm, tiếng láy lập lại như thế mà và nhất nhịp điệu tiết tấu của câu thơ lục bát được thay đổi luôn, trở nên phong phú vô cùng.
Ví dụ phong dào có bài "Trống cơm":
Trống cơm khéo vỗ nên bông,
Một bầy con nít lội sông đi tìm.
Thương ai con mắt lim dim,
Một bầy con nhện giăng tơ đi tìm,
Thương ai duyên nợ tang bồng.
Khi trở thành hát Quan họ Bắc Ninh là:
1/ (Tình bằng có cái) trống cơm (khen ai) khéo vỗ (ố mấy bông) nên bông.
2/ Một bầy (tang tình) con nít (ố mấy lội lội) lội sông (ố mấy) đi tìm.
3/ (Em nhớ) thương ai (đôi) con mắt (ố mấy) lim dim,
4/ Một bầy (tang tình) con nhện (ớ ớ ớ ố mấy) giăng tơ (giăng tơ ố mấy) đi tìm.
5/ (Em nhớ) thương ai duyên nợ (khách) tang bồng.
Đó là chưa kể những chỗ hát lại hai lần như ở phần đầu câu 2 và ở phần cuối những câu 1, 2, 3, 5.
Ngoài những tiếng đưa hơi, tiếng đệm, tiếng láy, có khi trong bài hát có cả những tiếng dùng để ghi hệ thống âm giai của cổ nhạc là hò, xự, xàng, xê, cống,... Ví dụ trong bài "Xe chỉ luồn kim":
May quần (tình chung là vuông) nhiễu tím (í a, í a).
Gởi ra (gởi ra chồng) cho chồng.
Ứ xáng, ú xáng u cái liu xê phàn
(thời cái nỗi gởi ra cho chồng)
Ngày xưa, trai gái vùng Bắc Ninh có thể hát Quan họ quanh năm. Mỗi khi có dịp lễ là họ mời nhau đến hát. Cả đến khi không có việc gì, họ cũng rủ nhau đến một làng nào đó trong vùng để cùng nhau vui hát. Chỉ cốt là trước khi đến, họ bảo cho nhau biết trước để có thì giờ gọi người. Nhưng hát Quan họ đặc biệt thịnh hành vào mùa thu tháng 8 và nhất là vào tiết xuân trong ba tháng: giêng, hai, ba ...
Dịp hát quan trọng nhứt là những dịp đám cưới, đám khao, đám giỗ, đám hội.
Hát Quan họ là lối hát không dính dáng đến lao động, trái với nhiều loại dân ca khác như hò, hát ví, vì thế không hát ở ngoài đồng trong khi làm lụng. Có thể hát tại nhà trong các dịp cưới hỏi, giỗ khao; hay sau khi hát ở hội đình, hội chùa rồi mời nhau về nhà. Tại nhà có khi gái ngồi trong nhà hát ra, và trai ngồi trên bờ hát vọng xuống. Có k hi họ cùng ngồi trong thuyền thúng trên mặt hồ để vui hát trong một đêm hè hay một chiều thu.
Tại hội đình, trai gái hát trước bàn thờ Thanh hoàng. Lắm khi các bài hát, lúc đầu chỉ có tính chất tôn giáo một ít, còn về sau đều có tính chất tình tứ. Tại hội chùa, họ hát ở trước cửa chùa, giữa sân chùa, có khi cả ở trong chùa. Nhưng thường hát ở các sườn đồi hay giữa các đám ruộng, hoặc trên những bờ đê bên cạnh chùa.
Hát chia làm từng bọn. Mỗi bọn, trai hay gái, phải có ít nhứt bốn người để thay phiên nhau hát, vì hát rất hao hơi. Quan họ phải hát giọng đôi, nghĩa là hai người cùng hát một lúc, một người "dẫn" (chính) và một người "luồn" (phụ). Mỗi bọn quan họ có một người đứng đầu đại diện, được cả bọn tôn làm anh Hai hay chị Hai. Những người khác cứ theo thứ tự hát hay, hát kém mà lấy tên là anh Ba, anh Tư, anh Năm hay chị Ba, chị Tư, chị Năm. Chỉ cần bốn người hát được, còn bao nhiêu dự vào cho đông cũng không sao.
Khi hai bên hát với nhau, bên hát trước hát giọng nào thì bên hát sau phải theo giọng ấy để trả lời và phải theo cho đúng; không được bỏ một tí ngân nga. Như thế mới là đối chọi. Không đối được là tỏ cái kém cỏi của mình.
Trai gái hát Quan họ không phải sống về nghề hát, không thể gọi là những người hát chuyên nghiệp. Nhưng không phải bất cứ ai ai cũng có thể hát được Quan họ. Muốn hát Quan họ phải có nhiều điều kiện, phải có giọng tốt, phải chịu khó luyện tập, phải có trí nhớ và ít nhiều thông minh, nghĩa là có ít nhiều tài đối đáp, biết bình tĩnh để trả lời người đối diện, không những trong ý câu hát mà nhứt là trong giọng bài hát.
Tình bạn hữu, tình anh chị em giữa những người cùng chung "gia đình" Quan họ thật thân thiết. Họ coi cha mẹ của nhau như cha mẹ của mình. Những dịp hiếu, hỷ, buồn vui, họ đều đến thăm hỏi, biếu tặng. Cha mẹ bạn có yếu đau, họ tìm đến săn sóc an ủi.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/01/2024(Xem: 1861)
Mời các bạn chiêm nghiệm nhưng danh ngôn để biết vị Thầy tốt nhất của mình bạn nhé! -“Cuộc sống là một chuỗi trải nghiệm, mỗi trải nghiệm lại giúp ta lớn lao hơn, dù đôi khi khó nhận ra điều này. Bởi thế giới được dựng lên để phát triển bản lĩnh và ta phải học được rằng những bước lùi và nỗi đau ta phải chịu đựng giúp ta tiến về phía trước." - Henry Ford -“Bạn phải sống trong hiện tại, ném mình lên từng con sóng, đi tìm sự vĩnh hằng trong từng khoảnh khắc." - Henry David Thoreau -“Chúng ta không học được từ trải nghiệm… chúng ta học được từ việc suy ngẫm lại về trải nghiệm." - John Dewey -“Sự tương tác giữa tri thức và kỹ năng với trải nghiệm là chìa khóa của việc học hỏi." - John Dewey -“Hối tiếc trải nghiệm của bản thân là ngăn chặn sự phát triển của chính mình. Phủ nhận trải nghiệm của bản thân là thì thầm lời nói dối trên môi cuộc đời của chính mình. Điều đó không gì khác chính là phủ nhận tâm hồn mình." - Oscar Wilde -“ Nguồn tri thức duy nhất là kinh nghiệm - Al
10/01/2024(Xem: 5205)
Tôi bắt đầu dịch thơ của Thầy Tuệ Sỹ vì khâm phục đức độ và lòng dũng cảm của Thầy. Khi nhận được những góp ý từ những người hâm mộ thơ Thầy là bài dịch của tôi giúp họ hiểu thơ Thầy hơn, thì khi đó tôi mong muốn dịch toàn bộ các bài thơ của Thầy sang tiếng Anh. Cuốn sách này được viết vì cái mong muốn này đã lớn thành cái đam mê. Có dịch thơ của Thầy, tôi mới thấy rất rõ ràng những bài thơ của Thầy là một cống hiến to lớn không chỉ cho văn hóa Việt Nam mà còn cho Phật giáo thế giới. Thầy đã đem Thiền vào thơ bằng ngôn ngữ của một con suối, một hạt cải hay hai kẻ yêu nhau. Sự trừu tượng hóa này khiến cho rất khó hiểu được thơ Thầy. Nhiều bài, tôi phải suy nghĩ cả ngày, đôi khi cả mấy ngày, mới hiểu ẩn ý của Thầy. Công việc này không đam mê không làm được.
07/01/2024(Xem: 1772)
Nước Việt trải qua hàng ngàn năm hình thành và phát triển, ban đầu chỉ là vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ, dần dần tiến về Nam sáp nhập nhiều phần lãnh thổ khác để có được diện mạo như hôm nay. Quá trình phát triển ấy cũng nhiều thăng trầm nghiệt ngã, có lúc tưởng như diệt vong nhưng rồi laị phục hồi và phát triển trở laị. Nước Việt chịu nhiều ảnh hưởng của các nền văn hoá: Trung Hoa, Ấn, Champa, Khme, Pháp, Mỹ…Ngay từ thuở ban đầu chỉ là thời đaị bộ lạc, bộ tộc. Tộc Việt cũng đã có một nền văn hoá riêng, tiếng nói riêng:
03/01/2024(Xem: 5915)
Nguyệt San Chánh Pháp số 145_tháng 12 năm 2023: Tâm chí nhỏ thì nhìn cuộc đời trong phạm vi trăm năm, thấy mục đích sống trong vòng gia đình, xã hội, tôn giáo, quốc gia. Tâm chí rộng hơn thì hướng đến lợi ích của nhân loại, của thế giới, trong hiện tại và nhiều thập niên hay thế kỷ tương lai.Giới hạn nhỏ, lớn là ở nơi không gian và thời gian. Mục tiêu nhỏ, lớn thì đặt nơi lợi ích của cá nhân hay số đông. Nhưng dù ngắn hạn hay dài hạn, con đường tất yếu của đời sống nhân loại là giáo dục. Con đường của Phật giáo ở cuộc đời này cũng không ngoài lãnh vực giáo dục, thuật ngữ thiền môn gọi là giáo hóa, hóa độ, hoằng pháp.
03/01/2024(Xem: 6881)
Bậc chân tu thực chứng thì bước đi không để lại dấu vết. Có nghĩa là không lưu lại dấu vết hay tì vết gì trong tâm thức và hành xử của mình, như được nói trong kinh “Tu vô tu tu, chứng vô chứng chứng” [1]. Tu mà không chấp nơi việc tu của mình mới thật là chân tu; chứng đắc mà không chấp nơi sở đắc của mình mới thật là chứng đắc. Đó là nói sở tri, sở hành, sở chứng của vị ấy trong việc tu tập, hành đạo; chứ trên thực tế, thân giáo và ngữ giáo của bậc tuệ đức để lại vô số kỳ tích và ấn tượng sâu đậm cho những ai được thân cận, học hỏi, thọ pháp. Hòa thượng Tuệ Sỹ là một nhà tu, một con người nhẹ nhàng đi qua cuộc đời như thế.
05/12/2023(Xem: 4430)
Hôm qua chủ nhật, 5.12 là sinh nhật Thầy, nhìn hình ảnh mẹ Tâm Thái tiễn Thầy ra phi trường trở về Úc trong không khí thật vui cùng mọi người đưa tiễn. Mẹ Tâm Thái ngồi bên Thầy với bộ quần áo màu vàng nhạt, bên ly cà phê sữa đá. Rồi cả nhà chụp hình làm kỷ niệm. Thầy khoác đôi bờ vai Mẹ, nắm cánh tay Mẹ như nói rằng: "Mẹ ơi, rồi con sẽ về thăm Mẹ, con luôn bên Mẹ, Mẹ giữ gìn sức khỏe cho chúng con".
30/10/2023(Xem: 2018)
Nhân loại cách đây khoảng vài triệu năm sống trong Thời Kỳ Đồ Đá (Stone Age). Đánh nhau chỉ ném đá, chắc chỉ bị thương và chết chẳng bao nhiêu. Rồi từ từ tiến lên Thời Đại Đồ Đồng (Bronze Age). Mũi giáo, mũi tên được chế bằng đồng, chắc đánh nhau chết khá nhiều. Rồi bắt đầu văn minh tiến vào Thời Kỳ Đồ Sắt (Iron Age) gươm, đao, cung nỏ đều bằng sắt, đánh nhau chết khá bộn. Rồi càng văn minh hơn nữa chế ra thuốc nổ, bắt đầu có súng, lựu đạn, bom, mìn. Đệ I Thế Chiến chết hơn 10 triệu người. Đệ II Thế Chiến chết khoảng 50 triệu người. Chỉ riêng hai trái bom nguyên tử bỏ xuống Hiroshima và Nagasaki đã giết khoảng 100,000 người.
19/09/2023(Xem: 4736)
Kính bạch Chư Tôn Đức Tăng, Ni, Kính thưa Quý Thiện Trí Thức Phật Tử và Văn Nghệ Sĩ, Để tri ân những đóng góp của một bậc cao Tăng thạc đức trong dòng sống của Dân tộc và Phật giáo Việt Nam suốt hơn 60 năm đầy biến cố vừa qua, chúng con (chúng tôi) đang chuẩn bị phát hành Kỷ Yếu Tri Ân Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ. Qua lá thư này, chúng con (chúng tôi) xin thành tâm kính mời Chư Tôn Đức Tăng, Ni cùng Quý Thiện Trí Thức Phật Tử và Văn Nghệ Sĩ đóng góp vào tác phẩm có giá trị rất đặc biệt này. Chúng con (chúng tôi) thành thật xin lỗi trước nhưng yếu tố thời gian sẽ ảnh hưởng quan trọng đến việc phát hành. Kỷ Yếu Tri Ân Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ sẽ được phát hành trong vòng một tháng kể từ hôm nay 17 tháng 9, 2023. Bài viết xin gởi đến Ban Báo Chí & Xuất Bản thuộc Hội Đồng Hoằng Pháp GHPGVNTN tại địa chỉ email [email protected]. 🌹🥀🌷🍀🌷🌸🏵️🌻🙏🙏🙏🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️
15/09/2023(Xem: 9142)
Như đã trình bày ban đầu, chương trình Học Phật Trong Mùa Đại Dịch là phần ôn lại một loạt kinh được tụng và giảng vào lúc Dịch Covid 19 bùng phát và lan tràn khắp thế giới, tức vào đầu tháng Hai năm 2020, do chùa chiền bị đóng cửa hoặc hạn chế sinh hoạt nên Đạo Tràng của chúng ta đành phải sinh hoạt qua mạng internet, với lập trình Zoom. Cho đến sau Hè 2022 chúng ta mới trở lại sinh hoạt bình thường ở chùa. Để mở đầu cho chương trình ôn tập này, chúng ta đã học xong bài Kinh Châu Báu, tiếp đến là bài Kinh Phổ Môn mà Nhật Duyệt hân hạnh xin trình bày lại cùng các bạn đồng tu trong Đạo Tràng An Lạc, chùa Trúc Lâm Paris, cũng như toàn thể các độc giả bốn phương.
12/09/2023(Xem: 1702)
Cõi thơ của Thầy Tuệ Sỹ mênh mông bát ngát. Cao thì bay vút từng không. Sâu thì hun hút hố thẳm. Biết đâu mà dò để gọi là theo! Với người viết bài này, có lẽ là ngồi bệt xuống đất nhìn trừng trừng vào mấy dấu lặng trên “Những Điệp Khúc Cho Dương Cầm” của Thầy để mà nghe, có thể chỉ như là “vịt nghe sấm,” nhưng, may ra còn nghe được vài khoảng lặng vô thanh đâu đó, sau những cung bậc du dương siêu thoát.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]