Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hát Quan Họ

14/12/201005:05(Xem: 2081)
Hát Quan Họ

Đặc biệt ở tỉnh Bắc Ninh miền Trung du Bắc Việt có loại dân ca trữ tình gọi là "Hát quan họ".
Đất Bắc Ninh xưa gọi là đạo Bắc Giang, rồi đổi ra trấn Kinh Bắc, một miền phong phú về mặt dân ca, cũng là một vùng nổi tiếng về phong quang cẩm tú, về điền địa phì nhiêu, về sắc đẹp duyên dáng và tình tứ của phụ nữ, về thông minh hay chữ và thành đạt của danh thần, văn sĩ.
Cũng như hầu hết các loại dân ca trữ tình ở Việt Nam, hát Quan họ vay mượn nhiều ở phong dao. Hầu hết các bài Quan họ đều theo thể lục bát hay lục bát biến thể. Đó là những bài tình ca do nam nữ thanh niên Bắc Ninh hát lên để ca tụng tình yêu, nói lên những oán trách, hờn ghen và giận tủi về yêu đương hoặc biểu lộ những tâm tình sôi sục về yêu đương.
Tính chất trữ tình của các điệu hát ấy có thể chia thành nhiều loại. Loại bài có tính chất nhẹ nhàng, chân thật vui tươi, cởi mở, hoạt bát, thoải mái. Có loại bài có tính chất bày tỏ, tin tưởng, lạc quan, yêu đời, trìu mến. Có loại bài tình tứ, duyên dáng, thắm thiết, say sưa. Có loại mang tính chất vui tươi nửa trào phúng, nửa tình tứ một cách ý nhị. Có loại đượm nỗi nhớ nhung, trách móc. Trong các bài Quan họ, nhiều nhứt là những bài để tỏ tình. Rất ít bài nói lên sự thất tình. Nhưng trong sự tỏ tình có nhiều hình thức: khi thổ lộ tâm tình, khi thăm dò lòng bạn, khi hy vọng, mong mỏi nhớ nhung người tình, khi trách hờn giận, ghen tuông người tình; nhưng rốt cuộc những câu thổ lộ tâm sự cùng là để thăm dò tình bạn là nhiều hơn cả. Ví dụ:
Anh như cây gỗ xoan đào,
Em như câu đối dán vào nên chăng?
Em như cây cảnh trên chùa,
Anh như con bướm đậu nhờ nên chăng?
Văn thể của hát Quan họ tuy là lối lục bát, nhưng khi hát, vì những chỗ lên bổng xuống trầm, vì những nhu cầu của sự chuyển giọng, chuyển lời nên loại dân ca này có mang vài đặc tính là bài hát bao giờ cũng có thêm vào nhiều tiếng không có trong nguyên văn. Đó là những tiếng vô nghĩa, hoặc những chữ hát chệch hẳn đi, hoặc những tiếng dùng để đưa hơi như: y, a, ư, ô, ơ, a ha, ôi hôi, ư hư, ối a, ý a, này a, i ì ... hoặc những tiếng đệm (đệm lót và đệm nghĩa) như: thời, mà, tình chung, ô mấy, ai ơi, là rằng, tình rằng, tình tang, tình bằng... Nhờ những tiếng đệm, tiếng láy lập lại như thế mà và nhất nhịp điệu tiết tấu của câu thơ lục bát được thay đổi luôn, trở nên phong phú vô cùng.
Ví dụ phong dào có bài "Trống cơm":
Trống cơm khéo vỗ nên bông,
Một bầy con nít lội sông đi tìm.
Thương ai con mắt lim dim,
Một bầy con nhện giăng tơ đi tìm,
Thương ai duyên nợ tang bồng.
Khi trở thành hát Quan họ Bắc Ninh là:
1/ (Tình bằng có cái) trống cơm (khen ai) khéo vỗ (ố mấy bông) nên bông.
2/ Một bầy (tang tình) con nít (ố mấy lội lội) lội sông (ố mấy) đi tìm.
3/ (Em nhớ) thương ai (đôi) con mắt (ố mấy) lim dim,
4/ Một bầy (tang tình) con nhện (ớ ớ ớ ố mấy) giăng tơ (giăng tơ ố mấy) đi tìm.
5/ (Em nhớ) thương ai duyên nợ (khách) tang bồng.
Đó là chưa kể những chỗ hát lại hai lần như ở phần đầu câu 2 và ở phần cuối những câu 1, 2, 3, 5.
Ngoài những tiếng đưa hơi, tiếng đệm, tiếng láy, có khi trong bài hát có cả những tiếng dùng để ghi hệ thống âm giai của cổ nhạc là hò, xự, xàng, xê, cống,... Ví dụ trong bài "Xe chỉ luồn kim":
May quần (tình chung là vuông) nhiễu tím (í a, í a).
Gởi ra (gởi ra chồng) cho chồng.
Ứ xáng, ú xáng u cái liu xê phàn
(thời cái nỗi gởi ra cho chồng)
Ngày xưa, trai gái vùng Bắc Ninh có thể hát Quan họ quanh năm. Mỗi khi có dịp lễ là họ mời nhau đến hát. Cả đến khi không có việc gì, họ cũng rủ nhau đến một làng nào đó trong vùng để cùng nhau vui hát. Chỉ cốt là trước khi đến, họ bảo cho nhau biết trước để có thì giờ gọi người. Nhưng hát Quan họ đặc biệt thịnh hành vào mùa thu tháng 8 và nhất là vào tiết xuân trong ba tháng: giêng, hai, ba ...
Dịp hát quan trọng nhứt là những dịp đám cưới, đám khao, đám giỗ, đám hội.
Hát Quan họ là lối hát không dính dáng đến lao động, trái với nhiều loại dân ca khác như hò, hát ví, vì thế không hát ở ngoài đồng trong khi làm lụng. Có thể hát tại nhà trong các dịp cưới hỏi, giỗ khao; hay sau khi hát ở hội đình, hội chùa rồi mời nhau về nhà. Tại nhà có khi gái ngồi trong nhà hát ra, và trai ngồi trên bờ hát vọng xuống. Có k hi họ cùng ngồi trong thuyền thúng trên mặt hồ để vui hát trong một đêm hè hay một chiều thu.
Tại hội đình, trai gái hát trước bàn thờ Thanh hoàng. Lắm khi các bài hát, lúc đầu chỉ có tính chất tôn giáo một ít, còn về sau đều có tính chất tình tứ. Tại hội chùa, họ hát ở trước cửa chùa, giữa sân chùa, có khi cả ở trong chùa. Nhưng thường hát ở các sườn đồi hay giữa các đám ruộng, hoặc trên những bờ đê bên cạnh chùa.
Hát chia làm từng bọn. Mỗi bọn, trai hay gái, phải có ít nhứt bốn người để thay phiên nhau hát, vì hát rất hao hơi. Quan họ phải hát giọng đôi, nghĩa là hai người cùng hát một lúc, một người "dẫn" (chính) và một người "luồn" (phụ). Mỗi bọn quan họ có một người đứng đầu đại diện, được cả bọn tôn làm anh Hai hay chị Hai. Những người khác cứ theo thứ tự hát hay, hát kém mà lấy tên là anh Ba, anh Tư, anh Năm hay chị Ba, chị Tư, chị Năm. Chỉ cần bốn người hát được, còn bao nhiêu dự vào cho đông cũng không sao.
Khi hai bên hát với nhau, bên hát trước hát giọng nào thì bên hát sau phải theo giọng ấy để trả lời và phải theo cho đúng; không được bỏ một tí ngân nga. Như thế mới là đối chọi. Không đối được là tỏ cái kém cỏi của mình.
Trai gái hát Quan họ không phải sống về nghề hát, không thể gọi là những người hát chuyên nghiệp. Nhưng không phải bất cứ ai ai cũng có thể hát được Quan họ. Muốn hát Quan họ phải có nhiều điều kiện, phải có giọng tốt, phải chịu khó luyện tập, phải có trí nhớ và ít nhiều thông minh, nghĩa là có ít nhiều tài đối đáp, biết bình tĩnh để trả lời người đối diện, không những trong ý câu hát mà nhứt là trong giọng bài hát.
Tình bạn hữu, tình anh chị em giữa những người cùng chung "gia đình" Quan họ thật thân thiết. Họ coi cha mẹ của nhau như cha mẹ của mình. Những dịp hiếu, hỷ, buồn vui, họ đều đến thăm hỏi, biếu tặng. Cha mẹ bạn có yếu đau, họ tìm đến săn sóc an ủi.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/07/2023(Xem: 1198)
Văn hào Victor Hugo đã nói : Lịch sử là gì? Đó là tiếng vọng của quá khứ trong tương lai và là ánh phản chiếu của tương lai trên quá khứ.(What is history? An echo of the past in the future; a reflex from the future on the past.) Vậy thì Hiện tại, Quá khứ, Tương lai chúng tương tức và liên kết thế nào.? Nhân đọc tác phẩm NHỮNG CON ĐƯỜNG ĐẾN NÚI THỨU của HT. Thích Nhất Hạnh do nhà xuất bản Phương Đông ấn hành được biết Tứ pháp Ấn của Làng Mai là: {1-Đã về đã tới, 2-đi như một dòng sông, 3-ba thời tương tức, 4-sát na dị thục }
13/07/2023(Xem: 2523)
Chúng tôi thật vinh hạnh và danh dự khi được Giáo sư Nguyễn Bá Chung yêu cầu điểm sách đặc biệt này của một trong những bậc Thầy được tôn kính và ngưỡng mộ nhất ở Việt Nam. Cuốn sách có tên DREAMING THE MOUNTAIN - GIẤC MƠ TRƯỜNG SƠN của Tuệ Sỹ, người mà tôi có nhân duyên lớn được gặp gỡ, học hỏi, nghiên cứu và hân hạnh được đồng hành một số việc với Thầy. Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ,
01/07/2023(Xem: 1727)
Ngày nay, con người ta thường hay rơi vào những quan niệm đúng sai, đẹp xấu, hay dở và miệt mài tranh luận để bảo vệ quan điểm của mình, con người dường như không có lối ra và không tìm được sự đồng nhất nào bởi chính những quan niệm thuộc về yếu tố “cảm tính”.
29/06/2023(Xem: 1252)
Làm sao hiển thị được lý Như? Hoằng Pháp đang cần những giảng sư Thiết tha Đạo Pháp, bày phương tiện… Tận tụy độ sanh với Tâm Từ
29/06/2023(Xem: 2146)
Nói đạo Phật là đạo “cứu khổ ban vui” nhưng kỳ thực chẳng có ai ‘cứu’mà cũng không ai ‘ban’cho cả. Cũng như trong tu tập không có xua đuổi, cũng không có trông đợi.
24/06/2023(Xem: 2813)
Trong hệ thống triết học và lề lối suy nghĩ của Tây Phương thì thế giới này có thật, sơn hà đại địa, con người và cái Tôi hay cái Ngã đều có thật. Descartes nói rằng “Tôi biết suy nghĩ nên cái tôi có thật” (Je pense, donc je suis). Còn Pascal nói rằng cái Tôi có thật nhưng nó chỉ đáng ghét thôi (Le moi est haïssable). Thậm chí Thượng Để -một vị thần tối cao ở đâu đó cũng có thật.
20/06/2023(Xem: 1618)
Chỉ cần chậm lại một chút dành lấy thời gian để yêu bản thân mình, dành chút thời gian thảnh thơi thư giãn. Mỗi ngày nếu chúng ta cứ vội vã như thế sẽ vuột mất những thứ quan trọng với mình. Bước đi chậm rãi trong hiện tại để ngắm nhìn rõ hơn chính bản thân mình. Thiên nhiên giúp chúng ta được thả lỏng thân thể và tâm trí. Hít một hơi thật sâu, mỉm cười và nhìn trời xanh mây trắng, nó làm cho tâm trạng chúng ta được cởi mở và ta được lắng nghe lòng mình; nhìn sâu vào những mảnh đời khốn khổ, nhìn sâu vào cuộc đời này một cách bao dung và độ lượng, như vậy cuộc đời của bạn sẽ an yên hơn.
16/06/2023(Xem: 1769)
Khi mở miệng, hãy nói về Phật Pháp, cầu sanh Tây Phương. Chủng tử "thói quen thế tục" bạn đã trồng trong tâm quá đủ rồi; do đó, đừng nên tiếp tục nói những lời thế tục, thi phi nữa!
16/06/2023(Xem: 936)
Hổm rày tôi chợt nhận ra, vạn vật vũ trụ như đang trong lúc sung mãn nhất, đâu đâu cũng đầy những bông hoa đang nở rộ, tất cả như đang bung ra dưới ánh nắng chan hòa đầu tháng 6. Người người cũng cảm thấy nhẹ nhàng trong lớp áo mõng manh, hợp với nhiệt độ bên ngoài, tay chân cũng được khoe ra đón nắng ấm chứ không còn bị che kín từ đầu đến chân như mấy tháng trước.
16/06/2023(Xem: 2490)
Có người khách mang đến cho tôi một gói quà. Bên trong là hai quyển sách: Đất nước Cực Lạc, Ánh Sáng và bóng tối. Tác giả: Liên Hoa Bảo Tịnh. Khoảng thời gian sau này, tôi có rất ít điều kiện để đọc thêm được những sách mới, nên không ngạc nhiên nhiều lắm với tác giả lạ. Dẫu sao, trong tình cảnh ấy mà được đọc những sách lạ, nhất là được gởi từ phương trời xa lạ, thì cũng thật là thú vị.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567