Những đợt sóng giao lưu ngôn ngữ Việt-Trung qua con đường tôn giáo
- vài vết tích sau thời nhà Nguyên trong từ điển Việt Bồ La (phần 1.3)
Nguyễn Cung Thông
Các bài 1.1 và 1.2 ghi nhận vài dữ kiện ngôn ngữ cho thấy vết tích của âm đọc chữ Hán sau thời nhà Nguyên (1271-1368) như Phạn (so với Phạm), Phổ Kiến (so với Phúc Kiến). Phần này (đánh số 1.3) ghi thêm vài cách đọc như “nghiện” (so với nghiệm trong linh nghiệm) và thành ngữ "Thượng hòa hạ mục/mộc" cho thấy giai đoạn nhập vào tiếng Việt sớm nhất là sau thời nhà Nguyên. Các tài liệu viết tắt là TVGT (Thuyết Văn Giải Tự - khoảng 100 SCN), NT (Ngọc Thiên/543), ĐV (Đường Vận/751), NKVT (Ngũ Kinh Văn Tự/776), LKTG (Long Kham Thủ Giám/997), QV (Quảng Vận/1008), Tập Vận (TV/1037/1067), CV (Chính Vận/1375), TVi (Tự Vị/1615), VB (Vận Bổ/1100/1154), VH (Vận Hội/1297), LT (Loại Thiên/1039/1066), CTT (Chính Tự Thông/1670), Tự Vị Bổ (TViB/1666), KH (Khang Hi/1716), HNĐTĐ (Hán Ngữ Đại Tự Điển/1986), Thiết Vận (ThV/601), Vận Kinh (VK/1161), VBL (Dictionarium Annamiticum-Lusitanum-Latinum, Alexandre de Rhodes, 1651), VNTĐ (Việt Nam Tự Điển/1931/1954), HV (Hán Việt), Bắc Kinh (BK). Dấu hoa thị (*) chỉ dạng âm cổ phục nguyên (reconstructed sound).
Loạt bài viết "A Mi Đà Phật hay A Di Đà Phật?" và "Những đợt sóng giao lưu ngôn ngữ Việt-Trung" hi vọng đóng góp phần nào về cách đọc Hán Việt nói riêng, và quá trình hình thành tiếng Việt nói chung. Ngoài ra, ta nên phải cẩn thận khi nghĩ rằng tiếng Việt đã tiến hóa hoàn toàn độc lập từ thời lấy lại chủ quyền đất nước từ thế kỷ X về sau