Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhìn lại hơn 10 năm sinh hoạt: Tập san Nghiên Cứu Văn Hóa Đồng Nai & Cửu Long Úc Châu là ‘nhịp cầu giữa quá khứ và hiện tại’

01/04/201708:52(Xem: 4834)
Nhìn lại hơn 10 năm sinh hoạt: Tập san Nghiên Cứu Văn Hóa Đồng Nai & Cửu Long Úc Châu là ‘nhịp cầu giữa quá khứ và hiện tại’

                            Nhìn lại hơn 10 năm sinh hoạt:

Tập san Nghiên Cứu Văn Hóa Đồng Nai & Cửu Long Úc Châu là ‘nhịp cầu giữa quá khứ và hiện tại’

 

 

                                * Ngọc Hân, Đài VOA Washington DC

 

Sinh hoạt của cộng đồng Người Việt ở nước ngoài rất đa dạng nhưng không phải tại đâu cũng có tổ chức nghiên cứu văn hóa và đặc biệt là ấn phẩm nghiên cứu văn hóa người Việt. Nhóm Nghiên Cứu Văn Hóa Đồng Nai & Cửu Long và tập san nghiên cứu có thể là một ngoại lệ đáng ghi nhận.

 

Chúng tôi thảo luận với Chủ bút, Tiến sĩ Huỳnh Long Vân về nội dung của Tập San Nghiên Cứu Văn Hóa Đồng Nai & Cửu Long, được xuất bản và phát hành liên tục tại Sydney từ năm 2007.

 

   
Ngoc Han (1)

   Tiến sĩ Carl Thayer trả lời phỏng vấn của Ngọc Hân tại Hội Thảo Biển Đông do Nhóm Nghiên Cứu Văn Hóa Đồng Nai & Cửu Long tổ chức, Sydney 22-5-2011 (Photo: TQL)

 

Ngọc Hân: Kính chào Tiến sĩ Huỳnh Long Vân – Với tư cách là cựu chủ bút nhiều năm, xin Anh cho biết Tập san Nghiên Cứu Văn Hóa Đồng Nai & Cửu Long phản ảnh như thế nào mục đích của tổ chức nghiên cứu?

 

Ts Huỳnh Long Vân: “Thân chào Cô Ngọc Hân và quí thính giả Đài VOA – Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ.

 

“Những bài vở đăng trong tập san Nghiên cứu Văn hóa Đồng Nai Cửu Long Úc châu phản ảnh đúng tôn chỉ và mục đich của Nhóm đề ra  với rất  nhiều bài viết về

 

- Xứ sở ở đồng bằng sông Cửu Long như Cần Thơ qua mấy vần ca dao, Bạc Liêu quê hương tôi, các điạ danh như Bến Tre, Saigon, Gia Định, Cao Lãnh, Vĩnh Long cũng được nhắc đến qua những bài hồi ký;

 

- Tôn giáo đặc biệt của vùng đất mới này như đạo Cao Đài, Hoà Hảo, Bữu sơn Kỳ Hương;

 

- Nghệ thuật thì có những bài viết về Ông Cao văn Lầu người khai sinh ra bài  vọng cổ, cải lương, hát bộ v.v.;

 

- Những nhân vật đặc biệt của miền Nam như Ông Phan Thanh Giản, Petrus Trương Vĩnh Ký, Trần Văn Hương, Nguyễn Văn Lộc v.v.;

 

- Lịch sử khai phá vùng đất phương Nam thì có những bài viết về Vương quốc Phù Nam , vai trò của người Hoa trong việc sáng lập miền Tây với công trình của Mặc Cửu, công lao của nhà Nguyễn mở mang bờ cõi;

 

- Giáo dục thì có những bài viết nêu lên những đặc tính ưu việt của nền giáo dục VNCH, cổ vũ cho các chương trình dạy tiếng Việt cho con trẻ Việt Nam;

 

- Môi trường thì không thiếu những bài vở nghiên cứu sâu rộng về những ảnh hưởng của các đập thuỷ điện xây trên dòng chính và biến đổi khí hậu trên sản xuất nông ngư nghiệp của đồng bằng sông Cửu Long”.

 

Ngọc Hân: Như Anh vừa trình bày, những bài viết nầy nhìn về quá khứ lịch sử. Tập san có nêu và thảo luận các vấn đề đương đại mà Việt Nam và các nước trong Vùng đối phó không Anh?

 

Ts Huỳnh Long Vân: “Tuy nhiên nếu nhìn lại những sinh hoạt của Nhóm Nghiên Cứu Văn Hóa Đồng Nai & Cửu Long trong thời gian qua, chúng ta có thể  nhận thấy là Nhóm không theo đuổi chiều hướng “inwards looking” nghĩa chỉ nhìn về quá khứ, mà công việc nghiên cứu đã được mở rộng, “có xưa phải có nay” sinh hoạt của Nhóm trở nên linh động hơn, có nhiều quan tâm đến tình hình đất nước. Nhóm Nghiên Cứu Văn Hóa Đồng Nai & Cửu Long dần dần trở thành như một tổ chức phi chánh quyền NGO và chương trình sinh hoạt ít nhiều mang sắc thái của một tổ chức xã hội dân sự, mặc dù những mục đích đề ra ban đầu vẫn được giữ nguyên.


“Trong chiều hướng mới này thì Nhóm đã làm những gì trong thời gian qua?

 

“Về nhân sự: Ban điều hành của Nhóm không chỉ gồm những anh em sinh ra ở vùng Nam Kỳ Lục Tỉnh mà con được sự hợp tác của những anh em sinh quán miền Bắc và miền Trung. Tác giả bài vở là những học giả người Việt có quê quán từ Bắc chí Nam và những thân hữu hiện sống ở Hoa Kỳ Canada, Anh Quốc, Pháp, Đức v.v...

 

“Bài vở không chỉ nói về vùng đất Nam Phần. Những bài viết và phát biểu trên các hệ thống truyền thanh và truyền hình về môi trường, không chỉ chú tâm đến sông Cửu Long mà còn bao gồm cả miền Trung và miền Bắc như những tại họa gây nên bởi việc các đập thủy điện ở miền Trung xả lũ, tình trạng sạt lở bờ biển Việt Nam từ Bắc chí Nam, ảnh hưởng của Biến đổi Khí hậu trên các châu thổ sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.

 

“Những yếu kém trong nền giáo dục hiện tại ở VN so với thời trước 1975.

 

“Tình trạng lệ thuộc của nền kinh tế Việt Nam đối với Trung Quốc.

 

“Nghiên cứu về những ảnh hưởng của hiệp ước TPP đối với kinh tế và tiến trình dân chủ hoá ở Việt nam và của Thoả ước Paris về Biến đổi Khí hậu đối với tình trạng ngập lụt vào mùa mưa và ngập mặn vào mùa khô ở đồng bằng sông Cửu Long.

 

“Thêm vào đó là những nghiên cứu về sự hình thành và phát triển của cộng đồng người Việt ở Úc châu, về tổ chức Phật giáo Việt Nam tại Úc”.

Ngọc Hân: Trong suốt 10 năm qua, có những dấu ấn nổi bật nào đáng chú ý, thưa Anh?

 

Ts Huỳnh Long Vân: Những hoạt động nổi bật gồm những diễn tiến sau đây:

 

“Mỗi năm khi phát hành tập san đều có những diễn giả có tầm vóc quốc tế đến để thuyết trình và thảo luận về một đề tài liên quan đến tình hình Việt Nam. Về diễn giả người Việt trước hết là Ls Lưu Tường Quang, cựu Tổng Giám Đốc Hệ thống Truyền Thanh đa ngôn ngữ Úc châu, cá nhân tôi, cựu Thẩm phán Trương Minh Hoàng, Gs Ts Nguyễn Thanh Liêm, cựu Thứ Trưởng Bộ Giáo dục VNCH, Gs Ts Nguyễn Viết Trương, cựu Khoa Trưởng Đại học Nông học Cần Thơ kim cựu Phó Viện Trưởng VĐH Cần Thơ. Về diễn giả ngoại quốc có Gs Ts Carl Thayer thuộc Học Viện Quốc Phòng Úc Châu, Gs Ts Philip Hirsh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên sông Mekong, Gs Ts Suiwah Leung, chuyên gia kinh tế Việt Nam thuộc Viện Đại Học Quốc Gia Úc Châu ANU và trong dịp phát hành TS 11 sắp tới vào ngày 09/04/2017 Ts Trần Mỹ Vân, Viện Đại học South Australia sẽ là diễn giả và trình bày đề tài : “Phan Thanh Giản: 150 năm nhìn lại”.

 

“Trong lãnh vực vận động ngoại giao, Nhóm cũng đã nhiều lần tiếp xúc với Bộ Ngoại giao Úc cũng như gởi những văn thư đến Ngoại trưởng của các quốc gia tài trợ Ủy hội sông Mekong như Úc Châu, Hoa Kỳ, Nhật Bản nêu lên mối quan tâm của chúng tôi về những tác động tiêu cực của các đập thủy điện xây trên dòng chính hạ lưu sông Mekong đối với sự phát triển bền vững nông ngư nghiệp của đồng bằng sông Cửu Long và yêu cầu có những biện pháp nhằm chận đứng hay làm giảm bớt những tác hại về môi trường gây ra bởi các đập thuỷ điện này.

 

“Và mới đây để đáp lại lời kêu gọi của Bộ Ngoại Giao chánh phủ Liên bang Úc châu, Nhóm cũng đã gởi Bản Văn đóng góp ý kiến trong việc thiết lập chánh sách ngoại giao trong tương lai của Úc, đặc biệt đối khu vực Á châu và Thái Bình Dương trong đó có mối bang giao của Úc với Trung Quốc và Việt Nam

 

“Những nét nổi bật đặc biệt trong sinh hoạt của Nhóm Nghiên Cứu Văn Hóa Đồng Nai Cửu Long Úc châu sở dĩ đạt được, trước tiên nhờ sự đồng tâm của tất cả thành viên của Nhóm. Tuy nhiên bên cạnh đó là nhờ sự nhiệt tâm và hỗ trợ đắc lực của một vài nhân vật nếu chúng tôi không nêu ra ở đây thì quả là điều thiếu sót to lớn và người mà tôi muốn nhắc đến là Ls Lưu Tường Quang. Ngoài những đóng góp rất to lớn với khả năng và kiến thức chuyên môn sâu rộng, Ls Lưu Tường Quang còn tạo điều kiện để chúng tôi nhận được sự hỗ trợ quý báu của các cơ quan truyền thông quốc tế  - trước hết phải nhắc đến Đài VOA và Thông Tín Viên Ngọc Hân, kế đến Chương trình Việt Ngữ của đài phát thanh quốc tế Pháp RFI, đài truyền thanh điạ phương 2VNR, và đài truyền hình VietFaceTV Úc Châu, đã giới thiệu những sinh hoạt của Nhóm với khán thính giả Việt Nam trên toàn cầu”.



Ngoc Han (2)

Hội thảo "40 Năm Nhìn Lại" (từ trái) Ts Huỳnh Long Vân, Ls Lưu Tường Quang
, Giáo sư Ts Carl Thayer, Ls Nguyễn Văn Thân và cựu Thẩm Phán Trương Minh Hoàng nhân Lễ Phát hành Tập san 9 Nghiên Cứu Văn Hoá DN &CL tại Sydney ngày 12.04.2015   (Photo (c) Mã G Tường)



Ngọc Hân: Các diễn giả danh tiếng góp phần vào chủ đề như thế nào, thưa Anh?

Ts Huỳnh Long Vân: “Gs Ts Carl Thayer là chuyên gia hàng đầu thế giới về an ninh khu vực Biển Đông, Á châu và Thái Bình Dương và có những hiểu biết sâu rộng về tình hình chánh trị Việt Nam. Ông đã hai lần tham dự lễ phát hành Tập San Nghiên cứu Văn Hóa Đồng Nai & Cửu Long và lần lượt trình bày về “Tranh chấp Biển Đông giữa Trung Quốc và Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai, Nam Dương, Brunei” và “Những tranh chấp trong Nội bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam và Dự đoán về thành phần của Bộ Chánh trị Việt Nam sau Đại Hội 12”.

 

“Gs Ts Philip Hirsh là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên sông Mekong AMRC, thuộc Đại học Sydney. Ông đã trình bày về những tác động tiêu cực trên môi trường của các đập thủy điện xây trên dòng chính hạ lưu Mekong và đề nghị dùng những kinh nghiệm của Úc Châu trong việc quản lý nguồn nước của hệ thống các sông Murray và Darling của Úc để quản lý nguồn nước sông Mekong.

 

“Gs Ts Suiwah Leung là Giáo Sư về Kinh tế của Học Viện Crawford về các Chánh sách Công thuộc ANU. Gs Suiwah Leung, chuyên gia về Kinh tế Việt Nam, đã trình bày về “Kinh tế vĩ mô của Việt Nam” nêu lên những sai lầm nghiêm trọng và tình trạng tham nhũng trong việc thưc thi các chánh sách kinh tế của Việt Nam, và đưa ra những thay đổi cải tổ sâu rộng cần phải có trong các lãnh vực ngân hàng, đầu tư, doanh nghiệp quốc doanh nếu Việt Nam muốn đạt được những tăng trưởng bền vững”.

 

Ngọc Hân: Thưa Ts Huỳnh Long Vân - Nhìn về tương lai, Nhóm Nghiên cứu và Tập san sẽ như thế nào trong 5 năm sắp tới?

 

Ts Huỳnh Long Vân: “Chúng tôi đã sinh hoạt trong hơn 10 năm qua và đến ngày 9/04/2017 chúng tôi phát hành Tập San 11 tức là 11 năm theo đuổi mục đích đề ra. Trong cuộc sống bình thường, 11 năm là thời gian không quá dài cho một sự nghiệp, nhưng vì hầu hết anh em chúng tôi đều, tóc không phải điểm sương, mà đều đã trắng như hoa tuyết, sống nay chết mai, nên trả lời câu hỏi về sinh hoạt của Nhóm trong 5 năm sắp tới thì quả thật là điều khó khăn.

 

“Nói thế nhưng ít nhiều chúng tôi cũng có một vài dự định:

- Sẽ cố gắng phát hành Tap San 12 và sau đó tùy cơ ứng biến, có thể sẽ ngưng hình thức in ấn phát hành Tập San hằng năm như hiện nay và bài vở sẽ đưa lên website của Nhóm và trong khi đó hằng năm vẫn tiếp tục tổ chức những buổi hội thảo thường lệ.

- Ước mong có sự tham gia và tiếp tay của thành phần trẻ để tiếp nối con đướng chúng tôi đề ra”.

 

Ngọc Hân: Xin cảm ơn Ts Huỳnh Long Vân.

 

* Ngọc Hân tường trình Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ VOA từ Sydney Australia.

(Nguồn: Chương trình VOA lúc10 giờ tối Thứ Hai 20.03.2017)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/05/2018(Xem: 4248)
Đó là tên được đặt cho tác phẩm nhiếp ảnh đầu tiên của tôi. Ảnh chụp năm 1993, bằng Máy ảnh Pentax cũ, mua được từ Tòa soạn Báo Khánh Hòa đợt thanh lý, với giá thời điểm đó là 100.000 đồng. Người mẫu: "Con gái rượu" Tịnh Thủy lúc được 2 tuổi.
10/05/2018(Xem: 3963)
Những biến động đàn áp Phật Giáo khởi đầu vào năm 63. Lúc ấy tôi cũng vừa tròn 13 tuổi. Cái tuổi của thắt nơ tóc bím đầy thơ mộng. Thì cũng chính vào những năm tháng thơ mộng nhất của đời tôi, tôi lại trực nhận rõ rằng cuộc đời quả là khổ, quả là vô thường !
10/05/2018(Xem: 3903)
Như vậy là Thầy đã thực sự xa lìa cõi trần ai tục lụy nầy hơn một năm rồi mà hình như trong lòng con vẫn không thấy có sự gì thay đổi hay khác biệt giữa mất và còn cũng như xa với gần, lạ và quen…Bởi thế mà hôm nay con mới có bức thư này xin gởi đến Thầy. Con vẫn thấy như còn mãi đó, trước mắt con, dáng dấp của Thầy với chiếc cà sa màu vàng rực, bờ vai trần và nụ cười thật hiền hòa luôn nở trên môi, làm cho khuôn mặt của Thầy càng thêm rạng rỡ. Con xin nói rõ hơn, dù Thầy không còn nhưng những gì con đã học được từ Thầy, đã được đọc, được nghe, qua những bài giảng dạy, thuyết pháp, những bài báo, bài viết, bài dịch thuật, qua các công trình đóng góp đồ sộ của Thầy mà Thầy đã được trân trọng vinh danh như là ngài Huyền Trang của nước Việt mình, thì trong lòng con, hình ảnh Thầy vẫn mãi sống động, hiển hiện và không bao giờ mất cả.
28/04/2018(Xem: 14348)
Có thể nói: Cuộc đời của Bùi Giáng không thuộc về khái niệm trong ý nghĩa của sự sống chưa thoát khỏi những ranh giới định kiến phân biệt trần gian. Ở ông, hình như cái ranh giới mà tạm gọi là khùng điên và thiên tài không thể nào hiểu hết được. Nếu mượn những khái niệm thường tình: hèn- sang, nghèo- giàu, điên- tỉnh, ghét- yêu, buồn- vui…để Bùi Giáng, hện tượng của ý nghĩa sự sống vô tận, Thích Tâm Tôn, nói cái bất tận của cuộc đời Bùi Giáng thì chỉ là ý nghĩ ngây thơ cạn cợt. Thơ ông không phải để bàn, nhưng lạ thay, lâu nay người ta vẫn thích bàn và bàn chưa thể hết những gì thuộc về thơ của ông. Có lần ông bộc bạch, ông làm thơ đơn giản chỉ vì: “Thơ tôi làm ra là để tặng chuồn chuồn, châu chấu, xin các ngài học giả hãy xa lánh thơ tôi”. Xin mượn tạm chút ngôn ngữ của những khái niệm thường tình mà nói đôi dòng về ông trong ý nghĩa sự sống mà ông đã đi qua và đã lưu dấu lại trong cuộc đời này.
28/04/2018(Xem: 5676)
“Tấc Hơi Phụng Sự Còn Khiêm Tốn “Lòng Vẫn Cưu Mang Trải Kiếp nầy “Non Thẳm Ngàn Trùng Dâng Bất Tận “Nước Nguồn Đại Việt Ngọt Ngào Thay… Tôi hân hạnh được tiếp xúc với nhà văn Chu Tấn trong rất nhiều trường hợp, qua sự sinh hoạt với nhiều Hội đoàn, Đoàn thể trong cộng đồng người Việt tại miền Bắc California, kể cả các tổ chức Văn hoá, Chính trị, Xã hội v.v… nhất là trong Quân lực Việt Nam Cộng Hoà thuộc binh chủng Không Quân. Là một cựu Sĩ quan với cấp bậc Trung tá, bằng “Trách nhiệm, Danh dự, Tổ quốc”, mà Quê hương và Dân tộc Việt Nam, đang bịđoạđày dưới chếđộ bạo tàn Cộng sản Việt Nam .
26/04/2018(Xem: 3818)
Ngược dòng Mekong về hướng Thượng Lào. Nơi ngã ba sông Nam Khan chảy nhập vào dòng Mekong tạo nên một cảnh quang rất đặc trưng của cố đôLuangprabang cổ kính. Dòng sông với nhiều khúc quanh tạo nên những dãi uốn lượn có phần chảy xiết xuôi về hướng hạ Làokhiến con sông trông càng thêm đẹp. Nép dọc hai bờ, những rạng rừng núi nguyên sơ với những tàn cổ thụ rợp mát. Nhịp sống vẫn êm ả,sự thư thảcủa dân Lào có phần chậm lại vốn dĩ tạo nên nét rất đặc biệt nơi đây so với tất cả những danh thắng du lịch ở nơi khác. Và giữa rộn ràng của thói quen với những gì của thế giới hiện đại mà con người tiếp cận thường ngày, một quán Cà Phê trong không gian chỉ dành cho sự yên tĩnh của một người Pháp rất khéo ẩn dưới những bóng cây bên ghềnh đá của ngã ba con sông. Không có sự hiện diện của bất cứ một phương tiện nhộn nhịp nào của thế giới hiện đại được chào đón trong không gian mang tính thư giản này. Nơi ấy, không Wifi, không tiếng nhạc,hoạtđộng nhẹ nhàng của nhân viên phục vụ, chỉ có tiếng trải lòng
21/04/2018(Xem: 4859)
Nhớ Mãi Trong Đầu Một Chữ...Duyên (đôi dòng tướng nhớ Ninh)
21/04/2018(Xem: 6593)
Nhớ Thầy Là Nhớ Pháp, Kính dâng Hòa Thượng Thích Phước Đường, ( Bài của Nhật Duyệt Lê Khắc Thanh Hoài, do PT Diệu Danh diễn đọc)
21/04/2018(Xem: 12529)
Hoa Đàm Ngát Hương_HT Thích Bảo Lạc_2007
17/04/2018(Xem: 3551)
Qui thương mến, Dù biết cuộc đời là vô thường, nhưng chị vẫn bàng hoàng xúc động khi hay tin Qui đang bệnh nặng. Mấy hôm nay email của bạn bè và các em Sương Nguyệt Anh tới tấp gởi về, nhìn tấm hình Qui đang nằm mê man trên giường bịnh với ống dây chằng chịt mà xót xa cả lòng! Chị đã cầu an cho Qui mỗi ngày qua những thời kinh tụng niệm, mong Qui qua khỏi căn bệnh ngặt nghèo. Dậy đi qui ơi! Con người năng nổ hay làm việc thiện như em thế nào cũng qua khỏi cơn hoạn nạn. Chị tin như vậy!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]