Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nỗi niềm với Huế

05/01/201118:37(Xem: 3277)
Nỗi niềm với Huế


hue-3

Nỗi niềm với Huế

 

(Riêng tặng Từ Nguyên, người bạn từ thuở ấu thơ)


Tôi sinh ra và trải qua những ngày tuổi thơ ở Huế. Như vậy cũng đủ để tôi tự hào đã chia sẻ cùng Huế với tất cả những thủy chung của lòng mình.

Thế rồi, tôi cũng phải xa Huế đã 30 năm, quê hương đó vẫn rạng ngời trong tâm tưởng. Huế dấu yêu ơi! có bao nhiêu điều phải nhớ: thời thơ ấu ấm áp trôi đi, tuổi học trò thần tiên trong ngôi trường màu hồng ghi dấu bao nhiêu kỷ niệm cùng với dấu chân của những chàng trai thích đón đưa mỗi khi tan trường. Tôi với Huế biết bao tình thương mến, mỗi con đường, mỗi dòng sông, núi đồi, lăng tẩm, thành quách, chùa chiền là của Huế, là của tôi...

Mặc dầu phải tất tả trong dòng đời xuôi ngược và biết rằng Huế là xứ sở thật kỳ, ở thì có điều không ưa nhưng đi xa thì lại nhớ, trong tôi vẫn chan chứa nỗi niềm với Huế. Nói như ai đó: "nằm ngửa nhớ trăng, nằm nghiêng nhớ Huế", nỗi nhớ thấm vào máu thịt, sâu lắng vào tâm hồn của những kẻ tha hương lòng vẫn bùi ngùi mỗi khi nhớ đến và chỉ muốn quay về!

Tôi yêu Huế có lẽ vì mùa đông ở đây buồn lê thê, buồn đứt ruột. Thành phố như chịu tang mùi mẫn trong tiếng khóc không muốn dứt. Mưa rơi và mưa rơi suốt ngày, chao ơi là da diết! Huế của tôi ướt át, mưa nhỏ hạt, mưa lớn hạt, mưa ngày đông tháng hạ. Mưa nhức nhối, mưa dai dẳng, mưa lê thê, mưa đến cô gái xuân thì cũng thẩn thơ sầu nhân thế! Mưa Huế là mưa của tình bạn, không thân không ai đội mưa mà đến. Mưa Huế chắp cánh cho tình yêu, những người yêu nhau thường thích đi lang thang trong cơn mưa. Tình yêu của người Huế nghĩ thật lạ kỳ, từ An Cựu về Thành Nội chỉ để mượn một cây bút chì trong một chiều mưa tầm tã! Có lẽ vì thế cho nên mối tình nào của Huế phần lớn đều sũng nước mưa, không lấy được nhau dù cả chục năm sau nằm nghe mưa rơi mà vẫn nhớ! Ngày ấy, tôi thích đọc "Mưa Trên Cây Sầu Đông" của Nhã Ca vô cùng, những giọt nhựa sầu đông chính là những giọt lệ khóc cho những mối tình ngang trái đắng cay.

Lạ thật, cứ nghĩ đến Huế tôi khó quên những vọng âm từ quá khứ của những tiếng hò khoan ai oán ở bến Văn Lâu, những điệu Nam Ai Nam Bình rên rỉ. Hình như vẻ đẹp ở đây là vẻ đẹp tàn tạ khói sương, Huế có tiếng hò ru con buồn thúi đất như cơn mưa rả rích. Đặc biệt vào những mùa đông, nằm nghe mưa rơi tí tách trên máng xối, đâu đó từ làng xóm vẳng tiếng à ơi là nước mắt có thể trào ra được!

Ngày nhỏ, tôi hay về quê ngoại ở Lương Quán, nhìn qua bên kia sông làng Long Hồ với tiếng gà xao xác, hàng cau thưa im vắng lòng cũng đã thấy bâng khuâng trong nỗi buồn diệu vợi! Tôi thích những buổi chiều đứng bên này đồi Vọng Cảnh nhìn sang bên kia điện Hòn Chén mù sương, vài con đò lặng lẽ xuôi về trong hoàng hôn mà bâng khuâng cả tấc lòng! Có một lần tò mò theo mấy người bạn lên điện Hòn Chén dự lễ vía vào tháng bảy âm lịch, tôi đã nhìn thấy những cô hầu đồng lộng lẫy xiêm y, rỡ ràng son phấn. Ai cũng xì xụp khấn vái rất tâm thành hạnh phúc, thứ hạnh phúc ngắn ngủi trước điện thờ. Tàn hương lễ bái, chạm mặt với cuộc sống trăm bề vất vả, họ lại thấy thực tế quá phũ phàng! Tôi đã tham dự với nhiều ngạc nhiên lẫn thích thú và suy nghĩ cho cùng có lẽ họ nghèo một phần cũng vì những tốn kém cúng lễ một cách cuồng tín. Hình như họ miệt mài đi tìm những mê cung huy hoàng trong hoang tưởng để quên đi nỗi khổ đau nghèo đói. Vào những ngày vía lớn, chợ Đông Ba chất ngất vật dụng và tiền bạc của thế giới vô hình; đi ngang đó mình tưởng như đang dự một buổi triển lãm trong một thành phố hoang đường đầy huyễn hoặc!

Hue

Tuy Huế bị mang tiếng "mùa đông thiếu áo, mùa hè thiếu cơm" nhưng có lẽ ngôn ngữ cũng bất lực khi nói về cái đẹp huyền diệu của những đêm trăng xứ Huế. Trong vườn khuya, trăng sáng mà ấm áp, lung linh mà soi rõ cỏ cây. Dưới bến sông, trăng mơ màng; yên lặng một mình nhiều đêm tôi đã ngồi như thế và dệt mộng. Huế đẹp nhất là mùa sương. Đứng bên ni bờ nhìn qua bên tê bờ sông là hai thế giới. Cầu Trường Tiền như cầu vồng trên trời, ngó về bến Thừa Phủ chẳng khác sông Ngân Hà, mờ mờ ảo ảo, ẩn ẩn hiện hiện trong làn sương mù trắng xóa. Riêng tôi, tôi tương tư tiếng chuông chùa Thiên Mụ, tiếng chuông trong trẻo, ngân nga, đã đánh thức tôi nhiều đêm suốt bao tháng năm thơ dại.

Làm sao tả hết nỗi bàng hoàng xao xuyến khi trở về chốn xưa mà qua ngàn trùng xa cách, lòng tôi hằng lưu luyến! Tôi ngỡ ngàng giữa chốn xưa yêu dấu, khi chiều xuống một chút nắng vàng còn vương trên tóc, tiếng thông reo vi vu, đất  trời, núi đồi cây cỏ và con người như hòa lẫn vào nhau. Hoặc trong gió sớm ru mát, cảnh trí hai bên đường nên thơ, đồng ruộng xanh tươi, làng quê với mái ngói đỏ au hay những túp lều tranh xơ xác, người dân quê đang cắm cúi trên những mảnh ruộng nhỏ nhoi của cuộc đời họ. Con trâu già lười biếng nhai cỏ, vài cánh cò trắng chập chờn bay lên. Rồi thẩn thờ nhìn nước sông Hương phát xuất từ thượng nguồn, dòng sông từng xao xuyến để rồi có lúc phải chia lìa đôi ngả. Huế dạt dào tình thương và ngàn đời khó quên cho những ai đã trót sinh ra và làm người dân xứ Huế!

hue-2

Tôi muốn trở về đi lại những con đường xưa, ngồi thật lâu bên bờ bến cũ, vốc những ngụm nước trong xanh mà rũ bớt bụi đời phiền muộn! Trong những tia nắng hanh vàng còn sót lại của mùa Xuân xứ Huế, tôi sẽ đi dọc con đường Lê Lợi, con đường có lá hôn nhau trên cao, con "đường phượng bay mù không lối vào" lòng bồi hồi xúc động run rẩy nghẹn ngào!

Có phải Huế là khu vườn ướt đẫm mồ hôi lưng áo mẹ, là con đường chói lòa nắng trưa in dấu chân mẹ về, là đêm trăng trên mặt hồ thăm thẳm với tiếng dế trong bờ cỏ bụi cây như Bùi Bích Hà đã viết không? hay Huế cũng là những chiều mưa âm thầm với nỗi niềm thương nhớ ray rứt không nguôi!

Nói mãi cũng không hết được những nhớ thương chất ngất về Huế đẹp, Huế thơ, về quê hương nghèo lắm ai ơi của tôi! Huế là rứa đó, hờ hững mà da diết, chua chát mà ngọt ngào, dịu dàng mà dữ dội! Huế lãng mạn, Huế đoan trang, Huế đa tình mà vẫn chung tình và mãi mãi Huế là kho tàng vô giá trong trái tim của những con người Huế:

Khi mô anh về thăm xứ Huế,

Nhớ gói giùm em một chút mưa,

Gói thêm mớ lạnh từ chân tóc,

Buốt thấu buồng tim vẫn chưa vừa.

 

... Hẹn đến mùa sau sẽ về thăm,

Thăm từng cái lạnh giấu trong chăn.

Nghe mưa rả rích trong đêm vắng,

Để nhớ vô cùng những tháng năm.

                (Thơ - Thiếu Anh)

 

NH HTD

(München - Đức Quốc)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/03/2016(Xem: 12052)
Chiều xuống giữa ngàn cây, Sương lam hòa trong mây Cỏ dại lấp lối đi Lữ khách dừng chân nghỉ Lắng nghe tiếng nước chảy Lần theo suối đi mãi Hết đường – một hồ vắng Nước lặng loáng trăng vàng
04/03/2016(Xem: 13739)
Đọc sách là niềm vui của tôi từ thời còn đi học cho đến nay, chưa bao giờ ngơi nghỉ. Nếu sách hay, tôi chỉ cần đọc trong một hay hai ngày là xong một quyển sách 500 đến 600 trang. Nếu sách khó, cần phải nhiều thời gian hơn thì mỗi lần tôi đọc một ít. Còn thế nào là sách dở? xin trả lời ngắn gọn là: Sách ấy không hợp với năng khiếu của mình. Dĩ nhiên khi một người viết sách, họ phải đem cái hay nhất, cái đặc biệt nhất của mình để giới thiệu đến các độc giả khắp nơi, cho nên không thể nói là dở được. Cuối cùng thì dở hay hay tùy theo đối tượng cho cả người viết lẫn người đọc, là tác giả muốn gì và độc giả muốn học hỏi được gì nơi tác phẩm ấy. Tôi đọc Đại Tạng Kinh có ngày đến 200 trang nhưng vẫn không thấy chán, mặc dầu chỉ có chữ và chữ, chứ không có một hình ảnh nào phụ họa đi kèm theo cả. Nhiều khi nhìn thấy trời tối mà lo cho những trang Kinh còn lỡ dở chưa đọc xong, phải vội gấp Kinh lại, đúng là một điều đáng tiếc. Vì biết đâu ngày mai đọc tiếp sẽ không còn những đoạn văn hay tiếp
01/03/2016(Xem: 14053)
Thầy Tuệ Sỹ là một vị danh Tăng, một thạch trụ già lam, vị tu sĩ uyên bác mà cả hàng triệu người trên thế giới biết đến. Hồn thơ và sắc thái của Tuệ Sỹ vốn thanh tao và giải thoát, vốn lai láng và cao siêu—đã và đang làm nhiều người say mê, học hỏi và thả hồn mình trong nguồn suối từ miên viễn này.
24/02/2016(Xem: 14334)
Bình Định Quê Hương Tôi
01/02/2016(Xem: 22739)
Nguyệt San Chánh Pháp, bộ mới, số 51 , tháng 2 năm 2016, • THƯ TÒA SOẠN, trang 2 • NGÀY XUÂN - LỄ PHẬT ĐẦU NĂM (Nguyên Siêu), trang 3 • HUYỀN NGHI, ÂM HƯỞNG, HOÀI CẢM (thơ Phù Du), trang 4 • Ý NIỆM VỀ MÙA XUÂN DI LẶC (Tuệ Như), trang 5 • TRÀ KHUYA & TRĂNG (thơ Mặc Phương Tử), trang 6 • ĐẦU NĂM NÓI CHUYỆN HÁI LỘC (Pháp Hỷ), trang 7 • ĐẦU XUÂN KÍNH NGUYỆN (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 8 • MÙA XUÂN HOA NGHIÊM (Nguyễn Thế Đăng), trang 9 • BẢN HOÀI CỦA TU SĨ (Ns. Thích Nữ Trí Hải), trang 11 • BIỂN VÀ THƠ (thơ Minh Lương), trang 12 • SÁU PHÁP MÔN MẦU NHIỆM (Thích Thái Hòa), trang 13
22/01/2016(Xem: 5461)
Trong lịch sử văn hóa TQ (Trung Quốc), phải công nhận là các học giả Hán xưa kia rất chịu khó viết lách và đã để lại nhiều tài liệu phong phú cho hậu thế. Tuy nhiên, các chủ đề được ghi nhận qua chữ Hán không có nghĩ là chúng có xuất xứ từ TQ, mà đa số từ quá trình giao lưu văn hóa ngôn ngữ theo dòng thời gian - càng lâu bao nhiêu thì lại càng khó truy nguyên và xác định nguồn bấy nhiêu.
09/01/2016(Xem: 14935)
Thiên nhân hỏi: - Thanh kiếm nào sắc bén nhất? Chất độc nào tàn hại nhất? Ngọn lửa nào dữ dội nhất? Bóng đêm nào đen tối nhất? - Đức Phật trả lời: Lời nói trong lúc giận dữ là thanh kiếm sắc bén nhất, dục vọng là chất độc tàn hại nhất, đam mê là ngọn lửa dữ dội nhất, vô minh là bóng đêm đen tối nhất.
27/12/2015(Xem: 11864)
Có chàng lãng tử lưu lạc giang hồ từ thuở thiếu thời, bỗng một hôm nghe hung tin người cha già rời bỏ trần gian, lòng bồi hồi nhớ đến lời dặn dò năm xưa của cha, lời rằng, “Dù vui, buồn giữ mãi cái tâm trong.” Chàng lãng tử đó là nhà thơ Nguyễn Hoàng Lãng Du, một trong mười nhà thơ -- gồm Bạch Xuân Phẻ, Hàn Long Ẩn, Huyền, Nguyên Lương, Nguyễn Hoàng Lãng Du, Nguyễn Phúc Sông Hương, Nguyễn Thanh Huy, Phan Thanh Cương, Trần Kiêm Đoàn, và Tuệ Lạc -- có mặt trong tuyển tập thơ Tâm Trong vừa mới được nhà sách lớn nhất thế giới Amazon phát hành vào trung tuần tháng 12 năm 2015.
22/12/2015(Xem: 3799)
Năm cũ của nhân loại được khép lại với nhiều xáo trộn, bất ổn trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội… của mỗi quốc gia, và cộng đồng quốc tế, của mỗi dân tộc và từng cá thể. Nơi nầy nơi kia, chiến tranh, khủng bố, độc tài, kỳ thị, áp bức, bất công… vẫn tiếp tục gieo rắc sự chết chóc, tù đày, bất an và sợ hãi. Khổ đau của con người có khi dâng cao cùng tận, đến độ có thể đẩy xô hàng trăm nghìn, cho đến hàng triệu người phải gạt lệ rời bỏ quê hương, hoặc chối bỏ quyền làm công dân bình thường trên chính đất nước của mình.
18/12/2015(Xem: 7237)
Mỗi chuyến đi đều có mỗi nhân duyên khác biệt. Chuyến đi Ai Lao lần nầy của ba huynh đệ: tôi, thầy Hạnh Giới và chú Hạnh Tuệ cũng có nhân duyên thật là đặc biệt. Thông thường chương trình của Thượng Tọa Phương Trượng được sắp đặt trước một năm, năm nay chúng tôi sang Úc với Thượng Toạ thời gian ba tháng, từ đầu tháng 10 đến đầu tháng 1 năm 2004. Chuyến đi nầy sẽ ghé Bồ đề Đạo tràng, vì thương quý thầy cô học tăng Việt nam, sinh viên trường Đại học Delhi, Thượng Toạ sang thăm Ấn độ mỗi năm một lần, để quý vị có cơ duyên được gần gũi, được nghe những lời huấn từ của Thượng Toạ và được tu tập bù lại phần lớn thời gian sống đời lưu học sinh, không chùa, phải ở ký túc xá sinh viên hoặc ở nhà trọ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]