Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tôi học tiếng Đức

23/09/201509:49(Xem: 3268)
Tôi học tiếng Đức
Germany

Tôi học tiếng Đức

NH – Hoàng Thị Doãn



Sau hai tháng ở trại tị nạn để hoàn tất các thủ tục giấy tờ, tôi được sở lao động cho đi học tiếng Đức trong 10 tháng.

Lần này tôi đi học không phải với tâm trạng „một sớm sương thu đầy gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi …“ cũng không còn dư âm của những tiếng trống trường xưa vẫn mãi còn vang vọng để lòng tôi lại thấy nao nao mỗi độ thu về mà tôi phải lầm lũi lội tuyết để đi trong băng giá lạnh lùng. Ôi, 10 tháng đi học cực hình như đi lao động khổ sai vậy. Tôi đã già rồi, đầu óc có còn chỗ trống đâu mà nhét chữ vào, nhất là cái thứ chữ hiểm hóc đó; nhưng nếu không chịu đi học thì lại càng khổ nữa, vừa dốt vừa lãnh tiền trợ cấp quá ít làm sao đủ sống! Sự kiểm soát những ngày đi học rất nghiêm ngặt, nghỉ học ngày nào trừ tiền ngày đó. Một ngày học 5 tiếng, quá sức nặng nề đối với tuổi già như tôi, vậy mà cũng phải cố gắng nhồi nhét được chữ nào mừng chữ đó, thật tội nghiệp cho thân tôi biết là bao!

Những ngày  còn ở lại Việt Nam, theo lời khuyên của hai đứa con ở Đức, tôi đã phải cố gắng đi học môn sinh ngữ này. Ngày đi buôn chợ trời, tối đi học ở trung tâm đêm, ngặt một nổi thứ tiếng này không mấy ai ưa nên học hết lớp 1 hoặc quá lắm đến lớp 2 là đa số bỏ cuộc. Tôi muốn học cho hết cuốn sách căn bản (lớp 4) cũng không có lớp nào học, đành tối về nhà tự học thêm lấy một mình!

Ngày đầu tiên khi đến trường sinh ngữ ở đây, tất cả phải qua một kỳ thi xếp lớp. Trước đó, tôi có hỏi ý kiến các con tôi là có nên bỏ giấy trắng để được xếp vào lớp vở lòng không vì tôi muốn học lại từ đầu, nhưng các con tôi không tán thành, cho rằng học như vậy phí quá so với sức học của tôi.

Cũng nhờ có học trước ở Việt Nam và nghe lời khuyên của các con nên khi vào thì tôi có làm được phần nào bài vở. Hai ngày sau đến xem kết quả, một mình tôi được lệnh là ngồi chờ ông Hiệu trưởng giải quyết, tôi hoang mang vô cùng, không biết sự việc gì sẽ xảy ra cho mình đây! Thì ra với bài trắc nghiệm đã làm, tôi được xếp vào một lớp có trình độ cao hơn các người quen đã cùng đi thi với tôi. Nghe vậy tôi sợ quá, năn nỉ xin cho tôi vào lớp 1 nhưng ông Hiệu trưởng cương quyết không cho, cũng bảo rằng học như vậy nó phí đi. Eo ôi, tôi bị đưa vào một lớp mà ông thầy giảng bài toàn tiếng Đức, tôi như người từ cung trăng rơi xuống, chẳng hiểu mô tê gì cả, đầu óc quay mòng mòng, cứ sợ ông Thầy kêu lên hỏi tôi biết trời trăng gì mà trả lời. Cuối giờ học, sợ quá tôi chạy đến văn phòng xin đổi lớp ngay. Ngày mai lại tôi được đưa vào một lớp tương đối có trình độ thấp hơn, nhưng khi bước vào thấy toàn mũi lõ mắt xanh tôi lại một phen hoảng hồn! Một mình tôi lạc lõng giữa những người xa lạ như vậy làm sao tôi không sợ được.

Sau một tuần học buồn và cô đơn quá, tôi lại xin cô giáo cho tôi về lại lớp có người quen của tôi nhưng cô giáo không bằng lòng. Cô bảo tôi phải học ở lớp này mới mong khá được, chứ về học với các bạn cứ nói tiếng Việt hoài làm sao giỏi tiếng Đức được. Thế là ngày đêm vò võ một mình, tôi cặm cụi học, hôm nào bài vở nhiều quá, tôi cho cả nhà ăn cơm với trứng luộc. Tôi phải cần cù kiên nhẫn để học, khổ sở vô cùng, học đâu quên đó. Vào lớp tôi sợ nhất là mục kể chuyện - mục này do một Thầy phụ trách - vốn liếng tiếng Đức của mình quá ít ỏi vậy mà một tuần phải một lần nghe đọc truyện và kể lại. Thầy đọc một đoạn rồi ngừng kêu một người kể lại, tôi run quá chừng, cứ sợ đến phiên mình không kể được thật ê cả mặt. Vào những giờ đó ước gì dấu được cái mặt mình xuống gầm bàn thật hạnh phúc vô cùng. Ông Thầy dạy lại quá nghiêm khắc, trong giờ học không cho lật từ điển, không cho xài tiếng Pháp hoặc tiếng Anh . Tôi luôn luôn dấu quyển tự điển dưới hộc bàn, chữ nào không hiểu lẹ lẹ lật ra và cũng chính vì vậy mà tôi đã cống hiên cho cả lớp một trận cười bò lăn bò càng, cười chảy cả nước mắt!

          Số là hôm đó Thầy giảng động từ FEDERN. Tôi không hiểu gì cả nên vội vàng cúi xuống lật từ điển ra. Sau khi tìm ra nghĩa của nó rồi, tôi tự tin ngồi khoanh tay trước mặt đợi Thầy gọi. Đúng như vậy, Thầy bắt tôi giảng nghĩa, tôi không đủ từ để diễn đạt và xin Thầy cho làm một ví dụ. Tôi đã đặt một câu với nội dung là „ Tôi đã làm mất lòng Fred“ (anh chàng ngồi bên cạnh tôi). Không hiểu sao khi vừa nói xong câu đó, cả lớp và Thầy cười ầm lên, có người không nín được phải nằm lăn trên bàn mà cười, còn tôi thì mang vẻ mặt „con nai vàng ngơ ngát đạp trên lá vàng khô“, hết nhìn người này đến nhìn người khác. Sau một trận cười thỏa thích, Thầy đã xin lỗi vì đã cười nhiều quá và cho phép tôi lật tự điển ra xem. Eo ôi! Các bạn ơi, thiên địa ơi! Thay vì nghĩa của nó là „làm mất lông“, tôi đã đọc ra „Làm mất lòng“!

Dần dà với thời gian, tôi kiên nhẫn học, chăm chỉ cần cù nên đã thấy tiến bộ, thật là một điều đáng mừng. Ngàymãn khoá, tôi đã nhận được một cái chứng chỉ với lời phê quá tốt đẹp mà chính tôi cũng không ngờ; tôi đã rưng rưng nước mắt trước sự cảm động của Ban Giảng Huấn. Cũng nhờ đó mà tôi đã vượt qua được nhiều khó khăn khi đi xin việc làm nơi cái xứ nặng đầu óc kỳ thị này.

Ngày nay, dù tiếng Đức của tôi có khá hơn trước, nhưng cũng không làm sao giỏi hoàn toàn như lòng tôi mong ước! Ngôn ngữ là cả một lẽ sống, nhiều khi muốn diển tả hết tất cả ý nghĩ của mình nhưng không đủ từ nên cứ ấm ức trong lòng mãi. Ra đi muộn màng quá nên đành chấp nhận sự thua thiệt của cuộc đời mình vậy!

Nguyên Hạnh - HTD
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/04/2020(Xem: 2995)
Tôi đã tiếp xúc rất nhiều với các cháu những thế hệ thứ hai sanh sau 30/4/1975 và đã sang đây từ khi còn bé , và nếu được sống trong hoàn cảnh cha mẹ cho học lại Việt Ngữ và đôi lần tìm về Việt Nam thăm quê nội , quê ngoại thì trong các cháu vẫn có chút gì ... khi nhắc đến Việt Nam , còn ngoài ra rất nhiều cháu sống trong những gia đình mà cha mẹ từng bị đánh tư sản và ra đi trong nỗi kinh hoàng và chưa bao giờ đặt chân về quê hương xứ sở sau 45 năm , thì các cháu đều nói với tôi rằng “Quê hương cháu là nước Úc , Mỹ v.v...và theo cháu nghĩ nơi nào mình sống hơn 1/2 đời người ( 30-40) năm thì nơi đó chính là quê hương mình Cô ạ “.
20/04/2020(Xem: 11838)
Không chỉ là một trong những cuốn sách xuất sắc về nội dung, "Hành trình về Phương Đông" còn có một số phận kỳ lạ. Và không chỉ bây giờ mà suốt vài chục năm qua rất nhiều diễn đàn trong và ngoài nước đã tranh luận rất nhiều về nguồn gốc, xuất xứ cuốn sách này. Mà người đã tạo ra nó lại yên lặng như không hề có liên quan.
19/04/2020(Xem: 36954)
Có một vị tiến sĩ viết nhiều bài rất xuất sắc đăng trên báo và thường gởi thư cho tôi. Vị tiến sĩ ấy viết “quí vị.” Tôi muốn học hỏi thêm nên tôi hỏi vị tiến sĩ nầy rằng tại sao dùng “i” ngắn cho chữ “quí vị”. Vị tiến sĩ kia trả lời rằng “i” ngắn hoặc “y” dài đểu được cả. Ai muốn viết sao tùy ý. Bắt đầu từ đó, tôi “tùy ý” dùng “i” ngắn cho tên của vị tiến sĩ nầy. Mở đầu bức thư tôi thường viết, “Kính thưa Tiến Sĩ Thụi.” Sau một thời gian độ 5 tháng, vị tiến sĩ ấy gọi tôi là người bất lịch sự khi tôi đổi chữ “y” dài thành “i” ngắn cho tên ông ấy. Tôi trả lời rằng chính ông đã bảo tôi tùy tiện dùng “i” ngắn hay “y” dài cũng được cả mà! Sau đó, ông không nói gì thêm, nhưng tôi để ý thấy ông dùng “quý vị” thay cho “quí vị” như trước kia.
16/04/2020(Xem: 4245)
Con à, thời gian qua mau, ngày tháng thoi đưa. Mới ngày nào con còn bập bẹ, chập chững tập đi trong sân nhà, chớp mắt nay con đã vào đại học. Theo lý thuyết, 18 tuổi đã trở thành người lớn, ba không cần phải lo lắng nữa. Chỉ là con từ khi sinh ra cho đến nay, chưa từng rời khỏi nhà, nên ba lo lắng rằng con không tự chăm sóc tốt bản thân khi ở một mình bên ngoài. Con nói con không muốn học đại học ở quê, ba hiểu và ủng hộ con. Ở ngoài kia trời cao biển rộng, con có thể tự do thoải mái lượn bay. Con vốn không thích thuyết giáo, nhưng trước khi con đi học, ba vẫn phải nói vài lời. Nó đối với con không hẳn sẽ hữu dụng, nhưng đối với ba cũng an ủi phần nào.
16/04/2020(Xem: 3544)
Chỉ trong giai đoạn này ...những ai có nhiệt tâm và lạc quan cho một tiền đồ sáng lạn mới có thể ngồi yên đọc những quyển sách tâm linh một thời rất nổi tiếng , còn thì tựu trung thường giải trí bằng nhiều phương tiện khác nhau như âm nhạc, phim hài và tôi cũng không ngoại lệ . Dù hơn tháng nay ngoài các công việc thường ngày của một phàm phu tập tễnh học Đạo , đôi lúc tụng kinh cầu an , khi thì tụng sám hối sáng sớm trì chú và tụng Lăng Nghiêm nhưng sao thì giờ còn lại đã làm tôi thấy chút trống vắng hơn bao giờ... Có lẽ từ lâu thật sự trong tôi chưa từ bỏ được những điều mong ước rất tầm thường ? Và phải chăng tôi chưa có được một sự hiểu biết sâu sắc về những dính mắc đó nên chưa sẵn sàng cắt đứt nó .
02/04/2020(Xem: 11892)
“Cư Trần Lạc Đạo” của Trần Nhân Tông nhiều vị đã luận bàn, nhân có một chút duyên ý, chúng tôi xin ”lạm bàn” thêm một vài ý-… Nội dung Cư Trần Lạc Đạo “Cư trần lạc đạo thả tùy duyên. Cơ tắc xan hề, khốn tắc miên. Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch; Đối cảnh vô tâm mạc vấn Thiền.” TRẦN NHÂN TÔNG
27/03/2020(Xem: 14796)
Thơ Bùi Giáng - Hồng Vân diễn ngâm
25/03/2020(Xem: 3733)
Người ta nói, đại dịch đã đến rồi. Các công sở sẽ đóng cửa. Các con đường sẽ đóng bớt lại. Nhà hàng, rạp hát, những nơi vui chơi giải trí... tất cả đều phải đóng. Mỗi người hãy tự cách ly, đừng lang thang bên ngoài nữa. Một sẽ hại tất cả, và tất cả chung quanh cũng sẽ hại cho một. Mỗi cá nhân đều có liên hệ hỗ tương với gia đình và xã hội; tuy ly cách nhưng thực ra không ai tách rời khỏi thế giới. Mỗi người hãy tự ý thức vai trò và trách nhiệm của mình trong cuộc đời. Đừng ích kỷ, tham lam, chỉ biết có mình và người thân của mình. Tánh xấu của cá nhân luôn ảnh hưởng đến người khác, vật khác; trong trường hợp của đại dịch là vô tình/gián tiếp giết hại đồng loại, phá hoại môi trường. Hãy ngừng lại cái tâm bé xíu nhỏ mọn; và hãy mở lòng ra, biết yêu thương mình, yêu thương người, yêu thương vật. Tự phòng vệ cũng chính là bảo vệ cho người khác. Ý tưởng này hẳn đã nghe quen trong Phật giáo: một là tất cả, tất cả là một (1). Vậy thì, hãy dừng lại, dừng lại. Trở về với gia đình, trở về với tự
13/03/2020(Xem: 19878)
Nạn dịch Covid-19 là một cuộc khủng hoảng sức khỏe trong cuộc sống của chúng ta và cộng đồng thế giới hiện nay, vì sức khỏe quý báu của số đông và của tập thể, ban tổ chức quyết định hủy bỏ buổi sinh hoạt Có Mặt Cho Nhau 7 tại Orlando, FL và dời ngày sinh hoạt Có Mặt Cho Nhau 8 tại Nam California. Có Mặt Cho Nhau 8 được dời đến ngày thứ Bảy, 6 tháng 6, 2020 tại phòng hội Viện Việt Học như Thư Mời dưới đây. Chương trình giống nhau, chỉ có khác ngày mà thôi.
15/02/2020(Xem: 8273)
Sau 4 ngày tham dự đại lễ tại chùa Viên Giác tại Hannover, Đức Quốc, chúng tôi được Thầy Thông Triển đưa ra nhà ga bằng xe ca của chùa để trở về lại trú xứ của mình. Trên xe có một nữ Phật tử chùa Trúc Lâm ở Paris, Pháp Quốc tâm sự. „Bác ơi, đây là lần đầu tiên cháu đến thăm chùa Viên Giác. Cháu đọc báo thấy có tin về 4 ngày lễ hội 40 năm từ 27 đến 30 tháng 6.2019 về thành lập chùa Viên Giác, thành lập Hội Phật Tử Việt Nam TNCS, thành lập Chi Bộ Chi Bộ Phật Giáo VNTN tại Đức và 40 năm kỷ niệm báo Viên Giác. Ngoài ra còn 3 lễ khác là Khánh thọ 70 tuổi của Hòa Thượng Phương Trượng chùa Viên Giác, Đại Giới Đàn Pháp Chuyên và lễ tấn phong lên các hàng giáo phẩm Hòa Thượng, Thượng Tọa, Ni Sư.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]