Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tưởng rằng đã quên

27/08/201021:33(Xem: 3343)
Tưởng rằng đã quên
hoacucdon_1

Tuy không phải là bạn thân nhưng tôi quen biết anh ấy từ lâu, thời còn ở trung tiểu học. Anh ấy thuộc một gia đình khá giả, bố mất sớm, thông minh học giỏi. Ra trường, làm việc cho một công ty lớn, được cấp nhà ở, và ai cũng có thể thấy ngay anh là một người thành đạt, có một tương lai xán lạn và là niềm hãnh diện cho gia đình. Nhưng…những chữ nhưng thường làm dang dở cuộc đời. Có nhiều chuyện thật oái oăm và không thể lường trước được có thể xảy ra làm thay đổi một cuộc đời. Và những chuyện không ngờ đó một hôm đã xảy ra, đã đưa anh vào cảnh tù tội một cách oan ức. 
 
Thời buổi nhiễu nhương, thực có những điều không thể lý giải được. Công ty anh làm việc tuyên bố phá sản, anh bị vu cáo dính vào một đường dây nào đó trong việc mua bán không hợp pháp và bị tịch thu tài sản, bị kết án năm năm tù. Ở trong tù, anh suy nghĩ lại mới thấy những cái phi lý của cuộc đời, mới nhận ra anh chỉ là nạn nhân của một sự tranh giành quyền lợi của những kẻ thế tục.

Sau năm năm, anh được phóng thích. Vào tù không có một bản án, ra tù không có gì hơn một tờ giấy phóng thích. Anh vội vã về với gia đình nhưng lúc đến căn nhà cũ ở thành phố thì anh mới hay là căn nhà đã thuộc chủ quyền người khác. Mẹ anh về ở với người em gái trong một căn nhà thuê ở ngoại ô. Chán nản, hoang mang và sôi sục những hận thù trong lòng, anh tìm về căn nhà cô em gái, thăm mẹ và em. 
 
Nhưng chỉ vài hôm sau, anh cảm thấy không thể nào tiếp tục ở trong cái thành phố đầy những kỷ niệm trộn lẫn với lừa đảo, hận thù này được. Và anh quyết định bỏ thành phố ra di với một mớ hành trang thu gọn, mặc cho mẹ và em gái năn nỉ, đến một tỉnh ở miền Nam và bắt đầu cuộc đời mới với hai bàn tay trắng.

Ở một nơi, dù không đến nỗi cách xa vạn dặm với chỗ cũ, và cũng tạm gọi là đất khách quê người, anh hùng hục làm việc, không từ bất cứ một thứ công việc nặng nhẹ nào, chỉ để qua thì giờ vàmong quên hết những thù hận lúc nào cũng như lửa cháy trong lòng. Khó thay. Anh thường ngủ với ác mộng, và đêm thì dài vô tận. Anh tự thấy mình là một con người đau khổ, và gặp bất kỳ ai quen biết, anh cũng kể lại cho họ nghe về nỗi hận thù oan ức của anh, những mong trút bớt cho ngừoi khác nỗi đau khổ của mình.

Một hôm anh đi ngang qua một ngôi chùa. Khung cảnh trang nghiêm yên tĩnh làm anh cảm thấy nhẹ nhàng thoải mái. Thỉnh thoảng có tiếng chuông vọng ra rồi tan dần trong cái tĩnh mịch của buổi chiều tà làm anh tưởng như đang lạc vào một thế giới khác, và trong phút chốc, anh tưởng như quên được những ám ảnh nặng nề trong lòng. Anh tản bộ vào điện thờ và trang nghiêm lễ Phật. Sau đó anh gặp vị hòa thượng trụ trì. 
 
Chuyện trò một lúc, anh lại thấy không thể không kể cho vị hòa thượng này nghe những nỗi khổ tâm của anh. Mỗi lần được thố lộ những khổ đau trong lòng, anh lại thấy được nhẹ nhàng phần nào. Hòa thượng trụ trì nghe anh nói hết tâm tư, rồi mời anh thường lui tới chùa đàm đạo, nghe kinh kệ và tham dự những buổi thuyết giảng về Phật pháp ở chùa, mục đích để có thể giúp anh quên bớt những hận thù đã trở thành một ám ảnh.

Từ đó, anh thường lui tới ngôi chùa trên, chuyên trò với hòa thượng trụ trì. Về sau, anh xin được ở lại chùa sau khi đi làm việc về. Dần dần, anh bỏ luôn công việc, xin hòa thượng xuống tóc quy y và trở thành một Ty-kheo, hàng ngày tụng kinh niệm Phật, nghe hòa thượng giảng kinh. Anh là một người thông minh nên hiểu và thuộc kinh một cách dễ dàng, và anh chuyên tâm tu hành, mục đích chỉ muốn được thân tâm an lạc, quên đi những thù hận dai dẳng. Mấy năm sau, anh được hòa thượng trụ trì cho thay ngài để thuyết giảng với Phật tử về Phật pháp.

Trong một lần nói về đề tài “Làm thế nào để quên thù hận”, ban đầu, anh thấy rất hứng khởi. Hôm đó anh đứng trên bục giảng trước hàng trăm Phật tử, bắt đầu nói về lòng từ bi, hỷ, xả…và thực tế nhất là anh đem trường hợp chính bản thân của mình để làm thí dụ. Anh thao thao bất tuyệt kể lại chuyện hơn mười năm trước, anh bị những nỗi oan khiên như thế nào…
 
Những hình ảnh ngày xưa như hiện rõ trước mắt. Ngực anh ngột ngạt, đôi mắt đỏ dần và giọng nói của anh bắt đầu sắt lại. Nỗi thù hận tràn ngập sống lại trong lòng, biến anh thành một người khác, dù anh đang mặc y phục của một nhà sư. Hội trường im phăng phắc, mọi người nhạc nhiên nín thở. May thay, vị hòa thượng xuất hiện như một vị cứu tinh. Ngài đến gần, vỗ vào vai anh nhè nhẹ và nói nhỏ: “Con hãy bình tâm lại”. Anh giật mình tỉnh lại, như vừa trở về từ một thế giới nào khác.

Tối hôm đó, anh ngồi sám hối với thiền sư trụ trì gần như suốt đêm và anh thấy công phu hàm dưỡng của anh chưa đến đâu. Anh muốn từ giã ngôi chùa mà anh cho là vẫn chưa giúp đỡ được gì anh trong việc tu tập. thiền sư nhìn anh thương xót và hỏi: “Con chỉ luôn luôn nhớ đến những khổ đau người khác tạo ra cho con, thế có bao giờ con nghĩ đến một chút hạnh phúc của một người nào đã đem lại cho con chưa?”. 
 
Anh trả lời: “Chưa có ai đem hạnh phúc đến cho con cả”. Thiền sư cười: “Nếu thế thì trước tiên con nên oán hận mẹ con, là người đã đem con đến với cuộc đời đau khổ này. Từ lúc sinh ra con đến nay, bà không sống với con được bao lâu, và con cũng chưa làm một điều gì để trả hiếu cho mẹ. Nếu con không bao giờ có thể quên những thù hận trong lòng thì ta e sẽ có ngày con sẽ thù hận chính con vì con đã quên mất người thân yêu nhất trong đời con mà chưa có một chút gì gọi là báo đáp. Ngày mai con có thể rời chùa, và đi đâu, tự mình con lựa chọn”.

Anh ngồi yên suy nghĩ và bỗng nhiên anh nghĩ đến mẹ anh. Phải rồi, anh đã lớn lên trong vòng tay của mẹ, nhưng khi vừa lập nghiệp, thành công trong cuộc sống, tính ra anh chưa ở với mẹ anh được bao lâu cho đến khi bị tù tội. Hận thù làm anh quên mất mẹ, bây giờ ngồi nhớ lại, đúng là anh chỉ là đứa con vừa vô dụng, vừa bất hiếu. Một thời gian dài tù tội rồi xa xứ, anh chưa làm được một điều gì để cho mẹ được vui lòng, mà chỉ nghĩ đến những thù hận ăn sâu trong tâm khảm. 
 
Bây giờ anh chẳng biết mẹ anh già như thế nào và sức khỏe ra sao. Bất giác anh rùng mình. Quả là anh đã từng có hạnh phúc; và anh chỉ mất hạnh phúc khi anh rời xa mẹ. Khi anh bị hàm oan, người mẹ đã từng hết lòng mang lại hạnh phúc cho anh thì anh chưa bao giờ nghĩ tới, chỉ vì anh bận tâm với những oán hờn. 
 
Bấy lâu nay, những hận thù đã tiêu hủy cuộc đời của anh, đã làm cho anh sống không khác gì một xác chết. Anh chẳng làm được một điều gì ích lợi cho bản thân và gia dình. Nghĩ đến mẹ, anh chợt ý thức được bốn chữ “bản lai diện mục” và nhận ra rằng, mẹ là chỗ để quay về. Trong phút chốc, những oán thù trong lòng anh tiêu tan. Anh quỳ xuống lạy vị thiền sư xin sám hối. 
 
Vị thiền sư chỉ cười nhân ái và nói: “lâu nay thầy không bao giờ nhắc đến điều đó với con, vì thầy nghĩ chưa đến lúc. Bây giờ con đã ngộ ra được, thì không cần phải ở đây, con cũng sẽ được thanh thản. Có những điều cần nên quên đi để cuộc sống có ý nghĩa, nếu những điều đó chẳng giúp ích gì cho cuộc sống hiện tại của con. Đi đi, hãy trở về với gia đình và bất cứ lúc nào trở lại đây, nếu còn duyên, thầy sẵn sàng chờ đợi con”.

Anh bạn tôi từ giã vị thiền sư, trở về nơi chốn cũ. Ít lâu sau, vị thiền sư nhận được một lá thư ngắn: “Bạch Thầy, con đã về với gia đình. Cuộc sống luôn luôn có những khó khăn, nhưng con tâm nguyện sống thế nào cho thật tử tế theo lời Thầy dạy để được thân tâm an lạc”.

Câu chuyện chỉ đến đó vì tôi chưa bao giờ gặp lại sau khi anh ấy rời chùa.

Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo số 162
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/08/2017(Xem: 6663)
Cách đây ít lâu, một nhóm Phật tử tại Hà Nội sang Đài Loan đảnh lễ Pháp sư Tịnh Không, được ngài ban cho một bộ sách gồm 7 quyển, ân cần dặn dò nên tìm người dịch sang tiếng Việt để lưu hành rộng rãi. Bộ sách ấy có tên là Thánh học căn chi căn (聖學根之根), với ý nghĩa là những nền tảng căn bản nhất trong cái học được các bậc thánh nhân từ xưa truyền lại. Sách do cư sĩ Nhân Duyên Sinh tuyển soạn từ kinh sách của cả Nho giáo, Lão giáo và Phật giáo, nhằm mục đích hình thành một bộ sách giáo khoa thích hợp và bổ ích nhất cho các em ở độ tuổi thiếu niên, nhi đồng.
30/07/2017(Xem: 5119)
Có cách nào nói ngắn gọn về tuyển tập “Đạo Phật: Đất Nước, Cuộc Sống & Tâm Linh” của tác giả Đào Văn Bình? Hình như không thể nói kiểu đơn giản cho dễ nhớ, vì sức quyến rũ rất lạ kỳ; nơi đây độc giả khi mới đọc qua vài trang là sẽ được thu hút vào một thế giới rất riêng –văn phong rất cư sĩ như một Bồ tát vào đời, rất yêu nước đằm thắm để quên những nỗi đau tư riêng, rất thâm sâu như nhìn suốt hết những uẩn khuất trong lòng người, và rất ẩn mật trong một cõi tâm linh ẩn sĩ.
24/07/2017(Xem: 5157)
Hải Vân hải môn lữ thứ là bài thơ của vua Lê Thánh Tông được sáng tác trong chiến dịch Bình Chiêm vĩ đại năm 1470 khi nhà vua kéo quân ngang qua vịnh Đà Nẵng. Lê Thánh Tông (1442 -1497 ) tên thật là Tư Thành, lên ngôi vua năm 1460, mười năm đầu lấy niên hiệu là Quang Thuận, sau đổi niên hiệu là Hồng Đức. Ba mươi tám năm trị vì, với trí tuệ sáng suốt và đức độ của mình ông đã đóng góp to lớn vào công cuộc phát triển đất nước trên nhiều lĩnh vực : chính trị, quân sự, kinh tế ,giáo dục, văn học, nghệ thuật v.v..và dựng lên một vương triều thịnh vượng nhất trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam.
20/07/2017(Xem: 26404)
Do duyên lành thù thắng, được Chư Tôn Đức cùng Thiện-hữu Tri-thức gần xa hết lòng hỗ trợ và khuyến khích nên từ ngày 9. 9. 2009, chúng con đã khởi soạn “Thi hóa TRƯỜNG BỘ KINH” gồm 3 Tập, chuyển thể thơ tất cả 34 Kinh, đã được hoàn tất vào ngày 15. 7. 2011. Ba Tập đã lần lượt được ấn hành do Nhà Xuất Bản Phương Đông (Saigon, Việt Nam).
11/07/2017(Xem: 5267)
Vần-Âm Việt Ngữ - Tài liệu hổ trợ học tiếng Việt qua Thơ-Văn_Ngọc - Quân
04/07/2017(Xem: 5323)
Cầm quyển sách Khảo Luận dày 370 trang của Hòa Thượng Thích Phước An viết trong nhiều năm tại Việt Nam, và tháng 11 năm 2016 vừa rồi nhà Xuất Bản Hồng Đức đã cho in ấn phát hành. Sách do Đạo hữu Nguyên Trí mang tay qua Đức và có cả chữ ký của Tác giả nữa. Xin vô vàn niệm ân Hòa Thượng. Lâu nay chỉ được nghe danh chứ chưa được diện kiến, Hòa Thượng lại sinh cùng năm 1949 với tôi và hiện nay Ngài đang ở tại chùa Hải Đức, Nha Trang. Đây cũng là một niềm vui, vì mùa An Cư Kiết Hạ năm 2017 nầy tôi có nhiều thời gian để đọc kinh sách, vì lẽ sách viết năm nay đã xong và các Phật tử đang hoàn thiện khâu đánh máy cho quyển “Phóng tác lịch sử tiểu thuyết về cuối Lý đầu Trần và mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa”. Sang năm 2018 quý vị sẽ có sách nầy để đọc.
28/06/2017(Xem: 3862)
Con đường nhỏ từ nhà bước ra vườn trước. Từ vườn trước lại có con đường nhỏ không tên dẫn ra đường lớn. Từ đường lớn của khu vực dẫn đến con đường lớn hơn. Rồi từ con đường lớn hơn lại dẫn vào con đường chính của thành phố. Những con đường không tên. Những con đường có tên. Nhiều vô kể. Một đời loanh quanh, đi tới đi lui những con đường. Vẫn những con đường ấy, nhưng mỗi ngày, mỗi giờ, xe qua lại khác nhau. Những người lái xe cũng khác nhau. Xe cũ, xe mới. Người cũ, người mới. Và tuổi già, đến nhanh như xe vọt trên xa lộ. Xe cộ mười năm, người trăm năm.
22/06/2017(Xem: 3380)
Với đời giúp đỡ yêu thương Là con gián tiếp Cúng Dường Như Lai ( Thơ của Như Nhiên) Với người con mở vòng tay Không gây thù oán đắng cay cõi lòng .
21/06/2017(Xem: 4476)
Vừa ra khỏi sân bay Tân Sơn Nhất, tiếng ồn như ong vở tổ. Trời nóng và ai cũng mệt mỏi sau hơn 19 tiếng bay. Mới đó mà đã 12 năm kể từ khi đưa Nàng về Quê để giới thiệu Bà con họ hàng một năm sau ngày cưới. Lần đó, cũng như lần trước, thật nhiều tâm trạng. Đợt này cũng không kém. Lần này, mình hộ tống Ba và đưa gia đình về để cho các con biết về cội nguồn tổ tiên của mình.
21/06/2017(Xem: 3609)
Khi đang ngủ nếu như không thức dậy Đừng buồn lo xin hãy cứ mừng đi Vì đời ta chẳng có một thứ gì Ngoài Phật Pháp chẳng còn chi mong cả .
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]