Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chỉ là hoa trái nở ra từ chung một nguồn cội

17/08/202420:52(Xem: 1172)
Chỉ là hoa trái nở ra từ chung một nguồn cội

Su Co Thong Niem-3

Chỉ là hoa trái nở ra
từ chung một nguồn cội.

(Cùng nhau trở về suy ngẫm từ
NIỆM PHẬT và CÕI CỰC LẠC của PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ
trong Kinh Điển Nikaya
do Sư Cô Giảng Sư Thích Nữ Thông Niệm
tại buổi trực tuyến Zoom online 15/8/2024 của ban Giáo lý Hoằng Pháp Âu Châu. )





Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

 

Bài pháp thoại được tổ chức vào lúc khắp nơi các tự viện đang chuẩn bị cho Lễ Hội Vu Lan , nhưng đối với con nghe pháp thoại luôn mang lại niềm  vui trong sự tu tập cho nên dù bận rộn đến đâu con vẫn cố gắng tham dự và có lẽ đã được đáp trả cho nên sau khi  bài pháp thoại hôm nay kết thúc , một niềm hỷ lạc vô biên đã tràn về vì con đã nhận ra  rằng trong sự  tu tập, càng nghe pháp thoại thường xuyên,  là được trở về với sự sống trong mỗi giây phút, trở về với cái an lạc có sẵn trong tâm thức của mình và phải chăng niềm Pháp lạc sâu hay cạn là tùy cách ta nghe pháp thoại.

 

Nếu chỉ biết sử dụng trí năng để tiếp nhận Phật pháp, thì chúng ta chỉ thấy được cái đẹp của những tư tưởng Phật giáo, mà những cái đẹp đó, những tư tưởng đó không thấm sâu vào trong con người của chúng ta để nuôi dưỡng chúng ta được. Đó là vì con người của chúng ta không phải chỉ được làm bằng trí năng. Con người được làm bằng năm yếu tố lớn, và trí năng chỉ là một phần nhỏ của năm yếu tố đó mà thôi. Năm yếu tố đó là sắc, thọ, tưởng, hành, và thức.

 

Pháp lạc vừa phải đi vào hình hàivật chất, Pháp lạc còn phải đi được vào những cảm thọ của chúng ta. Đúng như HT Thích Nhất  Hạnh đã từng giảng “Trong ta có một dòng sông cảm thọ, đêm ngày lưu chuyển, và mỗi giọt nước trong dòng sông đó là một cảm thọ. Phẩm chất đời sống của ta tùy thuộc vào phẩm chất của những cảm thọ trong dòng sông đó. Nếu trong dòng sông đó chỉ có những giọt cảm thọ đau buồn, thì đời sống của chúng ta không có giá trị, chúng ta không làm được niềm vui và hạnh phúc cho người khác. Vì vậy nghe pháp thoại đúng thì lời pháp phải thấm vào trong hình hài của chúng ta và cũng phải thấm vào trong dòng sông cảm thọ của chúng ta.”

 

Dù thính viên tham dự không đủ túc số như thường lệ, và không được livestream và Sư Cô GS Thông Niệm cũng là người lần đầu tiên đến với chương trình này nhưng có lẽ sau  buổi pháp thoại được trình bày và các câu hỏi được giải thích có lẽ mọi người thính pháp hôm nay đều có chung niềm hoan hỷ của pháp lạc vì đã thấy được rằng “TỊNH ĐỘ NẰM Ở NƠI TÂM” và tất cả tông  phái khác biệt chỉ là hoa trái được nở ra từ chung một nguồn cội.

 

Vì là lần đầu tiên  Sư Cô GS Thông Niệm đến với ban Hoằng  Pháp Âu Châu,  kính mời cùng nghe MC Ngọc Sáng giới thiệu về Giảng Sư như sau:

2001 xuất gia tại chùa Thiền Tôn / Canada

2003 thọ giới Sa di Ni với Sư Phụ HT Thích Đổng Tuyên

2010 Thọ Tỳ kheo ni

2011 Tốt nghiệp cử nhân cao đẳng Phật học

2012 Được gửi sang Ấn Độ học chương trình Cao học
Vào tháng 10/2021: Đổ bằng Tiến Sĩ Phật học, được mời làm giáo viên Phật học trung cấp 3 hiện đang đào tạo sinh viên tại đại học Nalanda / Ấn Độ về Cổ Ngữ Pali và Thuyết Hoà Bình trong Phật Giáo.

Su Co Thong NiemSu Co Thong Niem-0

 

 Để bắt đầu chủ đề PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ TRONG KINH ĐIỂN NIKAYA, GS đã  ví tất cả từ ngữ mô tả về cõi Cực lạc, những lâu đài tráng lệ, lưới báu ao hồ đều bằng Ngọc lưu ly đều ẩn dụ để nói về một môi trường Thanh Tịnh An lạc, mà trong kinh Thánh Nhân /Trung Bộ Kinh  khi Đức Phật nói về quốc độ của Chư Phật trong quá khứ  rất tương tự giống kinh A Di Đà .

 

Và trong những sớ giải của các vị học giả Nam Tông có thể cho thấy chữ NGUYỆN trong TÍN - HẠNH -NGUYỆN đều xuất phát  do sự QUYẾT ĐỊNH  (Quyết Tâm nỗ lực tu tập để đạt mục đích chứng ngộ Niết Bàn)  Sư Cô GS cũng đã giải thích thêm vì sao Tín, Nguyện, Hạnh, lại là nỗ lực tu tập

1-    TÍN bao gồm năng lực nội tâm và bên ngoài (Tín tâm đến từ nội tâm :  khả năng tin tưởng hoàn toàn, cảm nhận được đấy là một chân lý tuyệt vời, thậm sâu hơn tất cả những gì ta đã được nghe vì không có tiếng nói của con tim, chúng ta không thể tự động tin tưởng vào bất cứ điều gì.và Tín tâm đến từ bên ngoài -là một đặc tính không thể thiếu trên con đường tâm linh. Tin vào năng lực của Chư Phật, và tam Tam bảo (Phật, Pháp và Tăng) mà Pháp là quan trọng nhất đối với chúng ta.

 

2-    HẠNH trong Tịnh Độ  : chính là quyền lực của Tuệ Giác ( phải đi qua 3 giai đoạn Văn tuệ - Tư tuệ- Tu tuệ, và khi ngọn đèn tuệ giác ở trong tâm ta được thắp sáng thì bóng tối vô minh không còn,  một khi có  tuệ giác rồi thì nhìn vào cái gì ta hiểu cái đó.

 

3- NGUYỆN trong tịnh độ có nghĩa là phát tâm tha thiết được về nương tựa nơi cõi Cực Lạc, vì giáo lý Tịnh độ tin tưởng rằng người thường niệm, lễ Phật và tu các thiện pháp sẽ được Phật tiếp độ vãng sanh.

 

Sư Cô GS dẫn chứng để minh giải những điều vừa trình bày :

 

-Kinh Tăng Chi Bộ tập 1, chương 1, phẩm Một pháp, HT.Thích Minh Châu dịch.

Phật dạy:“Có một pháp, này các Tỳ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến nhứt hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Một pháp ấy là gì? Chính là Niệm Phật. Chính một pháp này, này các Tỳ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến nhứt hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn”

 

Trong kinh Niệm Tam Bảo,Đức Phật dạy niệm Phật (niệm Tam bảo) là một phương pháp mầu nhiệm giúp tâm an định, dứt trừ sợ hãi và bất an trước mọi nghịch cảnh. Quán niệm oai lực của Phật để vượt thoát mọi tâm lý trầm tịch và tán loạn.

 

(Một hôm, có các vị thương gia đang định vượt qua sa mạc, có nhiều điều khó khăn và nguy hiểm. Trước khi đi, họ đến lễ Phật và được Phật dạy ý nghĩa pháp niệm Phật, niệm Tam bảo như sau: “Các ông sắp vào nơi hoang mạc, sẽ gặp nhiều khủng bố, tâm kinh hoàng dựng đứng cả lông, lúc ấy nên niệm Như Lai sự: Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác,... cho đến Phật, Thế Tôn. Niệm như vậy thì mọi khủng bố đều được tiêu trừ”)

 

Và GS giải thích thêm vì sao trong Đại Thừa chỉ niệm Đức Phật A Di Đà vì nếu phân tích nghĩa thì A Di Đà tượng trưng cho Vô lượng Quang , Vô lượng Thọ , Vô lượng công đức, cho nên niệm Đức Phật A Di Đà cũng giống như Niệm Đức Bổn Sư Thích Ca, ngoài ra đó chỉ là phương tiện thiện xảo của một tông phái phát triển qua con đường Bồ Tát rồi mới thành Phật, và tuỳ vào môi trường xã hội của Trung Hoa lúc bấy giờ.

 

-Cần biết Vô lượng Quang là Vô lượng Ánh Sáng  tiêu biểu cho Tuệ Giác, đức Phật nào cũng phải đạt tới Chánh Đẳng Chánh Giác

 Di Đà chính là bản tánh của chúng ta, niệm Phật là hàng phục phiền não để hiển lộ tánh giác A Di Đà. Niệm Phật để chuyển thức thành trí, hiển lộ tự tánh Di Đà.(TUỆ )

 

-Vô lượng thọ: một Đức Phật không có hạn lượng tuổi tác, và điều kiện để đạt được trường thọ là phải TRÌ  GIỚI nghiêm túc

  

 

-Vô lương công đức:Bất cứ vị Phật nào cũng phải đạt đến Tứ vô lượng Tâm , nhất là đạo Phật chỉ có Trí Tuệ và Từ Bi ( cũng như Đức Đạt Lai Lạt Ma, Ngài tượng trưng cho Đức Từ Bi như Quán Thế Âm )

Như vậy khi niệm Nam-mô A Di Đà Phật chính là lòng tin để thành tựu tình cảm tôn giáo, vừa là năng lực phát triển giới định tuệ).

 

Nikāya đề cập đến sự khác biệt như giữa Như Lai Thế tôn, các vị A-la-hán, là “Một bậc Thế Tôn Giác Ngộ’ và ‘một Tỷ kheo giải thoát bởi trí tuệ’: Này các Tỷ-kheo, đây là sự sai biệt, sự đặc thù, sự sai khác giữa Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác và bậc Tỷ-kheo được giải thoát nhờ trí tuệ.”

 

Trong kinh Nikaya, Niệm Phật là một trong những pháp môn tu hành rất căn bản được Đức Thế Tôn chỉ dạy rất rõ ràng, hiện còn lưu lại trong các bản kinh cổ nhất, cả tạng Pàli và tạng Hán, gồm có ba cách: một là nhớ nghĩ Pháp thân Phật, hai là quán tưởng tướng hảo và công đức của Phật, ba là xưng niệm danh hiệu Phật.

 

Cũng cần biết trong  quá trình tu học của  hành  giả theo Nam truyền thì niệm Phật (niệm Tam bảo) là một phương pháp mầu nhiệm giúp tâm an định, dứt trừ sợ hãi và bất an trước mọi nghịch cảnh. Quán niệm oai lực của Phật để vượt thoát mọi tâm lý trầm tịch và tán loạn.

 

Để  thí dụ Sư Cô đưa ra cho thấy từ thời Đức Phật Ngài  Ca chiên Diên một trong những đại đệ tử,đã đại diện cho Tánh Không bên Nam Truyền , có nghĩa là muốn có Không tánh phải niệm Phật vì lúc ta Niệm Phật tức là Tâm và Thân phải hoà quyện làm một để thu nhiếp tâm, chuyên chú vào 1 cảnh, khiến không hôn trầm, tán loạn. Và từ đó mới phát triển thành Thiên quán (vipassana ) và điều này có nghĩa là  trong lúc thiền quán, vì không để niệm khác sinh khởi, nên thường chọn nơi yên tĩnh, đếm hơi thở để điều tâm, cốt ngăn ngừa tâm rong ruổi, khiến tâm an trụ ở 1 đối tượng.Như vậy  Nhiếp tâm là tiền phương tiện của Định Tuệ.

 

Cần nên biết Niệm Phât của Nguyên Thuỷ là niệm ân Đức của Đức Phật,và có thể áp dụng

 

 Tam niệm: Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng.

 

Lục niệm: Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới, niệm Thí, niệm Thiên.

 

Thập niệm: Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới, niệm Thí, niệm Thiên,  niệm An ban, niệm Thân, niệm vô thường, niệm Chết.

 

Một thú vị được nghe nhắc đến là Ngài Ca Chiên Diên và Ngài Long Thọ đều có nguyên quán là miền Nam Ấn , cái nôi nguyên thủy về niệm Phật, và tiếp theo là thiền Vipasssana .

 

——Người đại diện thứ hai trong  kinh tạng Nikaya được nhắc đến là Ngài Pingiya trong kinh Tu niệm Phật, Ngài đã nhập định và thấy hào quang Đức Phật.

 

——Người đại diện thứ ba  theo sớ giải năm 2016 là Ngài Vimala (Vô Nhiễm Kiều Trần Như ) con của kỹ  nữ  tài sắc Ambapali của thành phố Versali là người mà một thời là ái thiếp của vua Tần Bà Sa la của xứ Ma Kiệt Đà. Ambapali sinh cho vua Tần Bà Sa la một người con. Người con nầy được sinh ra từ những đam mê trụy lạc nhưng, đó sẽ là một đóa sen từ bùn lầy tanh hôi mà vươn lên với hương sắc thuần tịnh. Họ đặt tên cho đứa bé là Vimala, có nghĩa là không ô nhiễm, hay sẽ dứt sạch ô nhiễm.

Ngài Vimala đã thấy được hào quang óng ánh của Đức Phật trong lúc nhập định niệm Phật nhất tâm và đã sanh về cõi trời Đâu Xuất và giáo hoá cho mẹ chứng quả dự lưu.

 

—-Nhân chứng thứ tư được giới thiệu là Ngài Jivaka bác sĩ danh tiếng tại Ấn Độ vào thời Đức Phật tại thế, ông cũng nhờ luôn niệm ân Đức Phật qua 9 hồng danh đã chứng quả và được về cõi trời Đao lợi ( tương truyền lúc  ông vừa chào đời đã bị mẹ mình, là một kỷ nữ hạng sang, bỏ vào trong một cái thùng gỗ và vứt ở bãi rác cạnh đường.

Và Thái tử Abhaya con của vua Tần Bà Sa La trên đường về hoàng cung tình cờ đi ngang qua đống rác. Thái tử thấy đứa bé bỏ rơi đang còn sống, chàng rất lấy làm cảm động bèn ra lệnh mang về làm con nuôi.

 

Khi lớn lên, Jivaka học nghề thuốc trong bảy năm với một ông thầy nổi tiếng, và trở nên tay nghề phi thường về trị bịnh và giải phẫu.

 

Sau cùng Giảng Sư có nhắc đến một  phẩm trong kinh Tăng Chi, với lời dạy của Đức Phật như sau “ Nếu có người dùng vật dụng cúng dường tất cả chúng sanh trong cõi Diêm Phù Đề, thì Phước đức rất lớn, nhưng chẳng bằng người niệm danh hiệu Phật trong giây lát, công đức kia không thể nghĩ bàn”

 

Tiếp theo bài kinh Dhajaggasutta, trong đó Đức Phật dạy niệm 9 Ân đức Phật Bảo như sau:

 

“Itipiso Bhagavā Arahaṃ, Sammāsambuddho, Vijjācaraṇasampanno, Sugato, Lokavidū, Anuttaro purisadammasāratthi, Satthādevamanussānaṃ, Buddho, Bhagavā”

 

Ý NGHĨA 9 ÂN ĐỨC PHẬT

 

1) Arahaṃ: Đức Arahán là Bậc cao thượng có thân khẩu ý hoàn toàn trong sạch và thanh tịnh, xứng đáng thọ, nhận sự lễ bái cúng dường của chư thiên, phạm thiên và nhân loại.

 

2) Sammāsambuddho: Đức Chánh Đẳng Giác là Bậc tự mình chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo - 4 Thánh Quả và Niết Bàn, diệt đoạn tuyệt mọi phiền não, mọi tham ái, mọi ác pháp không còn dư sót, đầu tiên trong toàn cõi thế giới chúng sinh; đặc biệt diệt được mọi tiền khiên tật, trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, độc nhất vô nhị.

 

3) Vijācaraṇasampanno: Đức Minh Hạnh Túc là Bậc có đầy đủ Tam Minh, Bát Minh và 15 Đức Hạnh cao thượng.

 

4) Sugato:  Thiện thệ  Bậc đang đi trên con đường tốt đẹp, và thuyết pháp chân lý đem lại lợi ích thật sự cho chúng sinh.

 

5) Lokavidū: Đấng Thế  gian giải,  bậc  Thông Suốt Tam giới, Bậc thấy rõ, biết rõ chúng sinh thế giới, cõi thế giới, pháp hành thế giới.

 

6) Anuttaro purisadammasārathi: Đức Vô Thượng Sĩ - Bậc Điều  ngự trượng phu - Bậc giáo huấn chúng sinh không ai có thể vượt hơn

 

7) Satthādevamanussānam: Đức Thiên Nhân Sư là Bậc Thầy của chư thiên, chư phạm thiên, nhân loại…

 

8) Buddho: Đức Phật là Bậc tự mình chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo - 4 Thánh Quả và Niết Bàn đầu tiên trong toàn cõi thế giới chúng sinh, trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác độc nhất vô nhị,

 

9) Bhagavā: Đức Thế Tôn là Bậc có 6 Ân đức đặc biệt do đầy đủ trọn vẹn 30 pháp hạnh ba-la-mật của Ngài.

 

Có nghĩa là muốn về quốc độ thanh tịnh phải có đầy đủ đức tin, hãy bám vào đức  tin ấy, luôn nhớ nghĩ đến Phật như tiêu chí của đạo đức, mục tiêu của sự giải thoát., nhờ vào sự gắn bó chặt chẽ đời sống của mình với nhân cách của Phật để phát khởi sự tinh tấn, để bảo hộ tâm giải thoát, để làm thước đo trong mọi hành động thân khẩu ý.

Với lộ trình tu tập ấy, quán niệm sâu sắc về Đức Phật, tín niệm Phật để tâm thực hành đạo lý hướng đến giác ngộ, Niết-bàn là điều cần thiết. Chính vì những lợi ích lớn lao của pháp môn Niệm Phật  với sự tu tập, cho nên về sau Tịnh Độ tông chủ trương niệm Phật tiêu trừ tội chướng, niệm Phật để vãng sanh, niệm Phật để chứng đạt tâm chánh định, niệm Phật để được chứng ngộ giải thoát sanh tử luân hồi.

 

Như vậy pháp môn niệm Phật hình thành rất sớm, và được lưu giữ trong Kinh tạng của cả hai truyền thống.  Tuy nhiên với  Tín,  Hạnh, Nguyện của Tịnh Độ tông theoNgài Ấn Quang Đại Sư cho rằng “ niệm Phật, tâm khó quy nhất. Chỉ có nhiếp tâm tha thiết mà niệm, thì tự có thể quy nhất. Cách để nhiếp tâm, không gì ở trước [cần phải] chí thành khẩn thiết. Tâm không chí thành, mà muốn nhiếp tâm thì không cách nào.- Chí thành tâm rồi, thì phải lắng nghe tiếng Phật hiệu khởi từ tâm, tiếng từ miệng, âm thanh từ tai, niệm rõ ràng, nghe rõ ràng”.

 

Trong khi niệm Phật chứng ngộ Niết-bàn được đề cập trong kinh điển Nguyên thủy thì tu làm sao phải suy nghĩ được về pháp thân và sắc thân của Đức Phật phải áp dụng và trải nghiệm để đạt được Tuệ giác như Phật, và  khi đạt đến cấp độ niệm Phật đoạn trừ phiền não, dứt sạch tham ái thì Niết-bàn xuất hiện và Cực lạc Tây phương hiện tiền, đâu còn tìm cầu.

 

Chứng ngộ Niết-bàn là thể nhập được tánh giác thanh tịnh, đầy đủ vô lượng công đức, ý nghĩa ấy được gọi “Duy tâm Tịnh độ” hay “Tự tánh Di Đà”, đó là cụ thể hóa ý nghĩa “Thực tướng niệm Phật” trong giáo nghĩa Tịnh độ vậy.

 

Sau cùng Giảng Sư kết luận “Pháp Đức Phật dạy rất nhân văn vô cùng vi tế, sâu sắc, rộng lớn vô lượng vô biên, rất trong sạch và thanh tịnh, nên dám mời học giả đến  để chứng kiến, để thực chứng, thực đắc.Và như vậy kinh điển  Nikaya và kinh  A Di Đà rất tương tự nhau

 

Đến đây đã hơn 90 phút và câu hỏi được đặt ra

 

- MC Ngọc Sáng Kính thưa Giảng Sư giữa Kinh điền Nikaya của Nguyên Thủy và và kinh A Hàm của Đại thừa có gì khác nhau ạ .

Đáp : Kinh A Hàm của Đại thừa gồm 4 bộ kinh Nikaya trong khi của Nguyên Thủy gồm 5 bộ và theo HT Thích Minh Châu đã có bài viết khi so sánh giá trị giữ 4 bộ kinh A Hàm và 5 bộ kinh Nikaya chúng giống nhau đến 85%

Cũng cần nên phân biệt rõ Bộ A Hàm được viết bằng tiếng Phạn,(Sanskrit ) đó là một cổ ngữ Ấn Độ và là một ngôn ngữ tế lễ các tôn giáo như Ấn độ giáo, Phật giáo Bắc Tông  Nó có một vị trí quan trọng trong văn hóa Ấn Độ và các văn hóa vùng Đông Nam Á  tự như vị trí của tiếng Latin và tiếng Hy Lạp trong  châu Âu trung Cổ cũng là kết cấu trọng điểm của truyền thống ấn giáo phệ đà  ở một mức độ cao cấp hơn. Ngày nay nó là một trong nhiều ngôn ngữ chính thức của Ấn Độ cùng với tiếng Hindi và nhiều ngôn ngữ địa phương khác

 

Trong khi 5 bộ  Nikaya  thì dùng ngôn ngữ Pali ( thật ra xuất phát  từ một ngôn ngữ thuộc nhóm Ấn-Arya Trung cổ hay Prakrit.  Nam Phạn là ngôn ngữ kinh điển của Phật giáo Nam Tông, ... Prakit là ngôn ngữ của con vua A Dục sử dụng từ thế kỷ thứ 3 trước công nguyên và đến thế kỷ thứ 5 Ngài Buddhaghosa biên dịch đã hệ thống hóa và làm gọn lại những chú giải truyền thống bằng tiếng Sinhala, vốn đã được duy trì và mở rộng ở Sri Lanka Những tác phẩm của Ngài Buddhaghosa  đóng vai trò quan trọng cho sự hồi sinh trở lại của Pali như là một ngôn ngữ quan trọng của Phật giáo Nam Truyền và thường được sử dụng để tụng niệm trong các nghi thức tế lễ. Các văn thư thông thường liên quan đến tôn giáo bằng tiếng Pāli như sử ký, y thư, văn bia, cũng có giá trị lịch sử quan trọng. Các trung tâm lớn nghiên cứu bằng tiếng Pāli vẫn tồn tại ở các nước có truyền thống Theravada nhất là ở vùng Đông Nam Á như Miến điện, Tích Lan, Thái Lan, Lào , Campuchia .

 

2-Câu hỏi  của đạo hữu Quảng Tịnh, trước đây  con tu Thiền Minh Sát ( nhưng nay rất vui khi nghe bài pháp thoại này,kính xin Giảng Sư có thể chỉ cách áp dụng Thiền Minh Sát vào cách tu Niệm Phật giùm con !

 

Đáp : Đạo hữu tu thiền mình sát theo Ngài Mahasi hay Goenka ?

---Dạ không biết chỉ tu theo Thiền Sư Minh Phúc ở chùa con, Thầy dạy phồng, xẹp theo hơi thở .

GS Thông Niệm tiếp : Pháp môn Tịnh Độ là cách tu  theo thiền chỉ, vì phải đi  đến Nhất Tâm bất  loạn , nhưng dù tu Thiền chỉ hay thiền Quán ở giai đoạn quán thân đều phải qua 10 đề mục như dùng vật để tưởng niệm; (kasina); đề mục Tử thi (āsubha); đề mục Niệm niệm(anusati)

Nhập vào thiền Vipassana thì phải thấy được trong từng sát na đề có sinh diệt vô thường  do đó cần phải trải nghiệm được từng giây phút

 

Tuy nhiên giá trị một câu niệm Phật rất hữu hiệu vì từng là y tá nên Giảng Sư thấy rõ sự huân tập hàng ngày rất là quan trọng, và sở dĩ ta thường nói “về già sanh tật “chính là những tánh xấu ta huân tập hằng ngày đã ăn sâu vào tâm thức và sẽ hiện ra khi về già.  Do đó  cần khi tập niệm Phật làm sao  từ trong tâm phát ra trong những lúc ngồi thiền, và đề  tài này rất sâu rộng nên sẽ cần thời gian nhiều để giải thích thêm trong dị khác.

 

3- MC Ngọc Sáng hỏi thêm Tại sao Đức Phật Thích Ca là rất siêu việt và được xưng tán là  Vô thượng Chánh đẳng Chánh Giác thế  mà lại trụ vào cõi Ta Bà  uế độ không như cõi Cực lạc của Đức Phật  A Di Đà ?

 

Đáp:  Cô đang sinh sống tại đâu, hiện tại là nước nào? . 

—-Hoà Lan

 

GS  nói tiếp”Cô có nghe về  Y báo được chuyển theo Chánh Báo không? Tính chất tịnh độ mang những yếu tố như ( an lạc, thảnh thơi, hạnh phúc, dễ chịu) thì nếu thực sự sống được trong mọi hoàn cảnh như vậy là dù trong cõi Ta Bà  nhưng đã sống trong Tịnh Độ, và điều cần thiết là mỗi chúng sinh phàm phu chúng ta  phải lo Tu, sửa đổi tâm tánh để có thể hoà nhập được với cõi Tây Phương và mang cõi này về cùng với ta chung sống.

Về vãng sanh Niết Bàn, thật ra  Đức Phật sau khi thành đạo, Ngài đã thực sự sống trong Niết Bàn. Do đó Tín ngưỡng niệm Phật là mặt nổi với niềm tin Phật A Di Đà ở cõi Cực lạc được phổ biến trong nhân gian, nhưng mặt chìm  trong đó tiềm ẩn tư tưởng Phật-đà quan của Phật giáo Đại thừa.  Vấn đề Tịnh độ quan, chúng ta suy nghiệm từ Kinh tạng Nikaya, qua kinh Đại Thiện Kiến vương Đức Phật thuật lại cho ngoài A Nan nghe quốc gia hưng thịnh của vua Thiện Kiến làm Chuyển luân Thánh vương trong thời quá khứ, ngôn từ diễn tả môi trường của cảnh giới ấy căn bản có nhiều điểm giống như thế giới Tây phương Cực lạc trong kinh A Di Đà. Hơn nữa từ thực tế, Đức Thích Ca trước khi thành Phật ở cõi Ta-bà là Bồ-tát Hộ Minh trú tại cõi trời Đâu suất, Phật Di Lặc tương lai thành Phật cũng đang trú tại cõi trời Đâu suất.

Cảnh giới đó chúng ta có thể gọi là thiên quốc tịnh độ.

 

Đứng về phạm trù tâm mà luận, Phật hay Bồ-tát luôn có tịnh độ hiện hữu, vì có cái tâm trong sạch thì có cảnh giới trong sạch là tịnh độ.

 Niệm  Phật vốn là một phương thức điều phục tâm, pháp tuyệt diệu đi vào thiền định và chứng đắc tuệ giác “Tuỳ kỳ tâm tịnh tức Phật độ tịnh” (nếu ai cũng có tâm thanh tịnh thì cõi ấy là cõi Cực Lạc, và nên nhớ Y Báo  là cảnh giới theo tâm (chánh báo)

 

 Đối tượng niệm Phật mà kinh Nguyên thủy nói đến chỉ có Đức Thế Tôn nên khi bàn đến niệm Phật, là niệm Đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni. sau này, khi Phật giáo phát triển, nhận thức rằng trong ba đời mười phương có vô số chư Phật. Cho nên, pháp môn niệm Phật cũng có vô số danh hiệu Phật để niệm, nhưng phổ biến nhất thường thấy niệm Phật  A Di Đà…Phật Dược Sư  và lưu thông  nhất chính Phật A Di Đà được lấy làm đại biểu cho đối tượng niệm Phật, vì vậy, mỗi khi nói đến pháp môn niệm Phật, người ta đều nghĩ đến niệm Phật A Di Đà

 

Niềm tin và triết lý của pháp Niệm Phật đã từng hòa quyện vào nhau trở thành pháp tu với hai phương diện niệm Phật vãng sanh và niệm Phật chứng ngộ Niết-bàn. Do vậy nếu một người khi tu tập mà thấy được đâu đâu mọi thứ đều đẹp đẽ và tráng lệ thì Tịnh Độ là đây, là tịnh độ hiện tiền cõi Ta Bà chính là cõi Cực Lạc.

  

4- Câu hỏi thứ tư của MC Ngọc Sáng, nếu pháp môn Tịnh Độ đã  có trong kinh điển Nikaya , sau Nam Tông thường chỉ trích pháp môn Tịnh Độ?

 

Đáp: Thật khó nói, sau khi Đức Phật viên tịch đã có đến hơn 20 bộ phái và kinh điển  được dịch ra tiếng Phạn và tiếng Pali khác nhau, kể cả Thiền Vipassana cũng chỉ đôi lần nhắc đến, với những phương pháp tu khác nhau sau này vì các nhà hành đạo sau này muốn xiểng dương tha lực nhiều hơn tự lực mà không nhớ đến “chỉ có bản thân tu thì bản thân mới chứng được”, trong các bộ kinh về Tiền thân Đức Phật đã minh chứng rất nhiều về sự tu tập bằng cách chuyển hoá tâm.

Và cuối cùng để kết thúc, Cư sĩ Minh Đạo  như thường lệ có dâng tặng Giảng Sư  một bài thơ tán dương.

 

 Lời kết:

 

Ý nghĩa lời dạy của đức Phật rất thâm thúy, rất sâu sắc, không thể chỉ hiểu một chiều,

Mục đích tu tập là lìa bỏ mọi tham muốn dục vọng thấp hèn, tu theo Phật, chứng quả vị Phật

Trong đời sống hằng ngày cõi Tịnh Độ thực sự đang có mặt - Môi trường tu tập là do ta dựng lên cho nên cõi Tịnh Độ cũng phải do ta dựng nên, tất cả các cõi đều hiện diện trong Tâm ta .

 

Niệm Phật đạt nhất tâm bất loạn, không còn tướng người niệm và đối tượng niệm; siêu việt đối đãi năng sở.

Niệm Phật quán tưởng Cực lạc tại tâm, cho nên không còn khái niệm đây là Ta-bà và kia là Tịnh độ; siêu việt không gian.

Niệm Phật an trú ngay trong mỗi niệm, không mong cầu tương lai, không truy tìm quá khứ; siêu việt thời gian.

 Niệm Phật như thế, không lạc vào có và không, không chấp trước, tâm tánh rỗng lặng; khế hợp trung đạo thật tướng.

Công phu như vậy, thì các phương pháp tu học khác cùng điểm chung là hướng về Niết-bàn giải thoát, như nước trăm sông đều đổ vào biển cả mênh mông.

 

Mỗi pháp môn phương tiện - gọi chung là phương pháp tu niệm - đều phù hợp với mỗi căn cơ trình độ nào đó. Cũng như mỗi môn học, mỗi món ăn phù hợp với thị hiếu hay năng khiếu của mỗi người. Do đó mỗi người được tự do chọn lựa tùy theo đức tin mỗi người và cần tinh tấn thực hành sẽ được như ý nguyện, còn nếu tu  sai khi người ta chủ quan và mê tín thôi.

 

Người niệm Phật trước sau chỉ có một ước nguyện duy nhất là mong cầu sớm thoát khỏi lao tù Ta Bà hiện tại, nguyện thác sanh về Cực Lạc ngày mai chính là hân nguyện. Tâm tha thiết cầu sanh đó chẳng khác nào như kẻ tha phương trông ngóng cố hương, người xa cha mẹ mong ngày đoàn tụ, như trong Di Đà sớ sao có dạy: “Trông về Cực lạc như nhớ cố hương, ngưỡng mến Đức Từ Tôn như cha mẹ”.

 

Tín nguyện đã đầy đủ nhưng thiếu phần hạnh, người tu Tịnh độ cũng khó thành tựu, vì vậy cần phải chú trọng vấn đề hành trì. Để việc  niệm Phật dễ dàng thành tựu, hành giả Niệm Phật cần phải trưởng dưỡng Tâm Từ Bi qua việc luôn tham gia hành thiện ở thế gian, và thường thực hành từ bi quán.

 

“Nếu thế giới này thành Tịnh độ về phương diện vật chất cũng như tinh thần  thì đất sẽ sạch gai góc và cỏ mềm như nhung trải khắp nơi, cây cối xanh tươi, hoa quả thạnh mậu, đường sá phẳng phiu, bóng lộn, phố đường đông đúc, nhà cửa thành quách được xây dựng bằng nhiều loại đá quý, âm nhạc hòa vang khắp nơi; về tinh thần thì dân chúng sống lâu, hài hòa, an lành, không có chiến tranh, áo cơm đầy đủ, của cải dư dả, nhà cửa khang trang, nơi đại tiểu tiện thanh khiết, mọi người thông hiểu nhau bằng  một thứ ngôn ngữ, thương yêu nhau như anh em, đời sống đạo đức rất cao, không có giết chóc, trộm cướp nên không có tù tội và nhà lao v.v.. (Trường Bộ Kinh, III, Kinh Di lặc hạ sanh 74-76)

 

 Qua  những mô tả về cảnh sống lý tưởng của cõi Cực Lạc, chúng ta liên tưởng đến phần nào tiến bộ vật chất nhờ khoa học, kỹ thuật mang lại của thế giới hiện đại phù hợp với bổn nguyện Đức Phật A Di Đà

 

Kính mong lắm thay!

 

Kính chúc sư Cô Giảng sư được nhiều sức khỏe và kính mong ban Giáo lý Hoằng Pháp Âu Châu sẽ mời Giảng Sư đến với đạo tràng online trực tuyến rất nhiều lần nữa.

Nhân mùa Vu Lan Hiếu Hạnh PL2568 , kính chúc toàn ban và quý đạo hữu thính pháp được nhiều phước báo.

 

Đôi lúc thường tự hỏi người Giảng Sư,

cần “ Đủ” yếu tố gì để truyền trao giáo pháp!

Có phải vừa có uy tín, chất liệu đa văn (1)

Lại nhiều trải nghiệm,

rõ biết thính chúng căn cơ khả năng

Vì  đã kinh qua nhiều cấp đào tạo, tập huấn(2)

 

Kính tán dương Giảng Sư Thông Niệm,

giúp suy ngẫm, đối chiếu những lời bình luận!

Về pháp môn Tịnh  Độ giữa  nguyên thủy với đại thừa

Phá bỏ tư tưởng hoài nghi, tạo  ghét bỏ, thích ưa

Mà quên đi Y báo sẽ chuyển theo Chánh Báo!

 

Và kinh A Di Đà cho thấy: “ Thế giới Cực Lạc đều do Tâm tạo “

Nói đến chánh báo phần sâu kín tế nhị là tâm.

Ẩn tàng trong tiềm thức sức mạnh do lập lại nhiều lần,

Kinh A Di Đà đã dạy: “ Niệm Phật cho đến nhất tâm bất loạn “

 

-Kính Nikaya : “Có một Pháp cần  tu tập, được làm cho sung mãn,

đưa đến nhứt hướng nhàm chán!” (3)

Chính là Niệm Phật, niệm 9 ân Đức của Ngài 

Điểm then chốt là  có được chánh tín

trong mọi pháp môn và thực hành ngay!

Sẽ loại  bỏ tham sân si

trên căn bản phối hợp Giới , Định,  Tuệ !

Pháp môn niệm Phật cũng cần được hiểu như thế!

 

  

Bài pháp thoại mang lại Pháp lạc, kính đa tạ Giảng Sư !

Giúp nếm được hương vị tuệ giác, nhờ ác pháp đoạn trừ

Lời pháp thấm vào  tâm hành, luôn có mặt trong giây phút hiện tại.!

Trân quý lắm pháp lạc đã nuôi dưỡng thêm tín giải !

 

Nam mô A Di Đà Phật

Mùa Vu Lan Hiếu Hạnh,  PL 2568

 

Phật tử Huệ Hương


**********************

(1) Cái biết đủ để mình hành đạo và chứng đạo thì cái biết đó được gọi là Đa văn.

 

(2)  (cao cấp, trung cấp, chuyên ngành Hoằng pháp của học viện).

 

(3) “Có một Pháp cần  tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến nhứt hướng nhàm chán,  ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Một pháp ấy là gì? Chính là Niệm Phật”.

 
________________


Kính mời xem cùng chủ đề:

🌷 Tịnh Độ Trong Kinh Điển Nikaya
🌷Mười bước đến cõi Tây Phương









Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/10/2021(Xem: 26845)
Sư phụ giải thích: Ý nghĩa đạo hiệu của Thiền sư Đại Xả, là sự buông bỏ vĩ đại, Xả là một hạnh trong Tứ Vô Lượng Tâm: Từ, Bi, Hỷ, Xả. Người tu là buông bỏ những gì mà người thế gian đang tìm cầu, tranh giành và nắm giữ. Buông xuống được mới có an lạc. Đại xả là nền tảng đưa đến giải thoát và giác ngộ. Thiền sư Đại Xả là hành giả thọ trì Kinh Hoa Nghiêm và Thần Chú của Bồ Tát Phổ Hiền. Sư phụ đã phone hỏi thăm Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Huyền Tôn, Ngài cũng là một hành giả tu trì Mật Tông, HT đã cung cấp ngay bài tâm chú của Phổ Hiền Bồ Tát như sau: “ Án bạt đề lễ, bạt đề lễ, tô bạt đề lễ, bạt đà ra, bạt trí, trãn đà ra, tì ma lễ tóa ha” Sư phụ cũng kể thêm rằng, hiện tại Hòa Thượng Huyền Tôn mỗi ngày khi dùng thuốc Ngài đều thọ trì Thần chú này 21 biến vào thuốc, vào nước trước khi uống, năm nay HT đã 93 niên kỷ nhưng Ngài vẫn khỏe mạnh với nước da trắng hồng hào tươi tắn. Sư Phụ hỏi bí quyết gì để HT có được sức khỏe thượng thừa như thế, HT đã tiết lộ thêm rằng, mỗi ngày khi
16/10/2021(Xem: 25860)
NAM PHƯƠNG ĐỐN NGỘ Đây là Thời Pháp Thoại thứ 298 của TT Nguyên Tạng từ 11:30am, Thứ Bảy, 16/10/2021 (11/09/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng: - 11:30am (giờ Melbourne, Australia) - 08:30pm (giờ New York, USA) - 05:30pm (giờ Cali, USA) - 08:30pm (giờ Montreal, Canada) - 02:30am (giờ Paris, France) - 07:30am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
14/10/2021(Xem: 25258)
Kính bạch Sư Phụ, hôm nay Thứ Năm, 14/10/2021 (06/09/Tân Sửu), chúng con được học về Thiền Sư Tịnh Không (1091 - 1170) , đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông. Sư phụ dựa theo tài liệu gốc Thiền Sư Việt Nam do HT Thích Thanh Từ biên soạn và ấn hành tại VN vào năm 1972. Pháp thoại hôm nay là bài giảng thứ 297 của Sư Phụ bắt đầu từ mùa cách ly do bệnh đại dịch covid 19 (đầu tháng 5-2020). Thiền sư vốn người Phúc Châu (Trung Quốc), họ Ngô, quê ở Phúc Xuyên. Ban đầu đến viện Sùng Phước trong bản châu xuất gia và thọ giới Cụ túc. Năm ba mươi tuổi, Sư đi hành cước phương Nam đến chùa Khai Quốc, phủ Thiên Đức dừng lại trụ trì. Khoảng năm sáu năm chuyên tu hạnh đầu-đà, ngày chỉ dùng một ít đậu, một ít mè, ngồi hoài không ngủ. Mỗi khi Sư nhập định đến nhiều ngày mới xuất. Đàn thí bốn phương đem lễ vật cúng dường chất cao như núi. Những kẻ gian đến rình mò, Sư trông thấy bảo: “Tự do lấy đi.” Sư Phụ giải thích: - Sư Tịnh Không vốn người Phúc Châu, Trung Quốc, không đượ
12/10/2021(Xem: 28035)
Thiền Sư Giác Hải (1023-1138) Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông (Vào thời Vua Lý Nhân Tông và Vua Lý Thần Tông) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 296 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Ba, 12/10/2021 (07/09/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/ https://www.facebook.com/quangducwebsite
09/10/2021(Xem: 30304)
BẮC PHÁI TIỆM TU Đây là Thời Pháp Thoại thứ 295 của TT Nguyên Tạng từ 11:30AM, Thứ Bảy, 09/10/2021 (04/09/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng: - 11:30am (giờ Melbourne, Australia) - 08:30pm (giờ New York, USA) - 05:30pm (giờ Cali, USA) - 08:30pm (giờ Montreal, Canada) - 02:30am (giờ Paris, France) - 07:30am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
07/10/2021(Xem: 24428)
Quốc Sư Viên Thông (1080 - 1151, đời 18 Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi (Thời Vua Lý Anh Tông) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 294 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Ba, 05/10/2021 (29/08/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 01:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 11:45pm (giờ Paris, France) - 03:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/ https://www.facebook.com/quangducwebsite Tu Viện Quảng Đức 85-105 Lynch Road Fawkner, VIC 3060 Australia Tel: 03. 9357 3544; 0481 169 631 Websit
02/10/2021(Xem: 25694)
Thiền Sư Tịnh Thiền (1121 - 1193) đời 17 Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi (Thời Vua Lý Cao Tông) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 293 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Bảy, 02/10/2021 (26/08/Tân Sửu): 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 01:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 11:45pm (giờ Paris, France) - 03:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
30/09/2021(Xem: 28331)
292. Thiền Sư Viên Học (1073 - 1136), đời 17 Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi (Thời Vua Lý Thần Tông) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 292 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 30/09/2021 (24/08/Tân Sửu): 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 01:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 11:45pm (giờ Paris, France) - 03:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfU... Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfU... Facebook: https://www.faceb
28/09/2021(Xem: 24329)
Nam Mô A Di Đà Phật Kính bạch Sư Phụ, hôm nay Thứ Ba, 28/09/2021, chúng con được học về Thiền Sư Ni Diệu Nhân, đời thứ 17, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Sư phụ dựa theo tài liệu gốc Thiền Sư Việt Nam do HT Thích Thanh Từ biên soạn và ấn hành tại VN vào năm 1972. Pháp thoại hôm nay là bài giảng thứ 291 của Sư Phụ bắt đầu từ mùa cách ly do bệnh đại dịch covid 19 (đầu tháng 5-2020). Bà tên Ngọc Kiều là trưởng nữ của Phụng Càn Vương. Thuở nhỏ bà thiên tư thuần hậu, ngôn hạnh đoan trang, được vua Lý Thánh Tông nuôi trong cung. Lớn lên Vua gả cho người họ Lê, làm quan Châu mục ở Chân Đăng. Chồng mất, bà tự thệ thủ tiết không chịu tái giá. Sư Phụ giải thích: - Theo tài liệu của Hoà Thượng Thanh Từ quá ngắn gọn, Sư Phụ sưu tầm trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư và những tài liệu về lịch sử Việt Nam được ghi rõ: *Ngài Phụng Càng Vương là Lý Nhật Trung là em ruột của thái tử Lý Nhật Tôn, là con vua Lý Thái Tông. *Thái tử Lý Nhật Tôn lên ngôi vua lấy hiệu là Lý Th
26/09/2021(Xem: 23534)
Tin vào Ta tránh được Nghiệp ám ảnh ! Kính bạch Thầy sau khi nghe pháp thoại nhiều lần con đã hết bị ám ảnh về nghiệp số an bày, vì Ngài Giáo thọ Sư Sán Nhiên đã đưa ra những kinh nghiệm trong đời hoằng pháp và của người thân trong gia đình Sư giúp học nhân tự mình chuyển hoá nghiệp dần dần trong đời sống hàng ngày và tích lũy được cho ngày vị lai . Kính dâng Thầy bài thơ như những bài trình pháp . Kính chúc sức khỏe Thầy, HH
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]