Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền Sư Thiền Nham (1093 - 1163) Đời thứ 13 của Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi 🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀

31/08/202109:08(Xem: 23229)
Thiền Sư Thiền Nham (1093 - 1163) Đời thứ 13 của Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi 🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀


Thiền Sư Thiền Nham (1093 - 1163)
Đời thứ 13 của Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀
Thuyết giảng: TT Thích Nguyên Tạng
Bài trình pháp: Cư Sĩ Quảng Tịnh Tâm & Cư Sĩ Huệ Hương
Diễn đọc: Cư Sĩ Diệu Danh ; Lồng nhạc: Cư Sĩ Quảng Phước






Nam Mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học về Thiền sư Thiền Nham (1093 - 1163). Ngài thuộc đời thứ 13, Thiền Phái Tỳ-Ni-Đa-Lưu-Chi. Pháp thoại hôm nay là bài giảng thứ 279 của Sư Phụ bắt đầu từ mùa cách ly do bệnh đại dịch covid 19 (đầu tháng 5-2020).

Sư họ Khương, tên Thông, gia thế đời đời làm Tăng quan, tinh thần quắc thước, tiếng nói trong thanh.

 

Triều đình mở khoa thi về các kinh điển Đại thừa: Pháp Hoa, Bát-nhã, Sư đỗ Giáp khoa (thủ khoa). Sư tìm đến chùa Thành Đạo tham vấn với Thiền sư Pháp Y, qua một câu nói Sư lãnh hội, liền được ấn chứng. Nhân đó, Sư mới xuất gia.

 

Sư Phụ giải thích:

Ngài Thiền Nham con của một Tăng Quan. Vào triều đại nhà Lý cử tăng sĩ vào hệ thống quan chức vào triều để đảm trách việc tăng sự, kiểm duyệt kinh sách..v.v.. vì thời này Phật Giáo là quốc giáo nên vai trò và công việc của một tăng quan rất quan trọng.

 

Ngài là vị Sư đặc biệt, Ngài lãnh hội yếu chỉ Phật tri kiến qua Kinh Pháp Hoa và vạn pháp giai không qua Kinh Bát Nhã, chính vì thế mà ngài đã đậu thủ khoa của kỳ thi về 2 bản Kinh Đại Thừa này, sau đó ngài đến tu học với Thiền Sư Pháp Y,  được ấn chứng rồi mới chính thức xuất gia. 

Hôm nay nhân nói về Kinh Pháp Hoa nên Sư Phụ giải đáp câu hỏi của cô Diệu Danh từ Đức Quốc về ý nghĩa của Bổn Môn và Tích Môn trong kinh Pháp Hoa: Kinh Pháp Hoa có tất cả 7 quyển và 28 phẩm, 14 phẩm đầu nói về Tích môn, 14 phẩm sau nói về Bản môn.

*Tích Môn Pháp Hoa là nói về Tri Kiến của Phật Thích Ca, làm tấm gương để chúng sanh noi theo để tu học. Tích là sự tích, dấu tích là cửa dẫn vào lịch sử của cuộc đời đức Phật Thích Ca, từ đản sanh, thành đạo, chuyển pháp luân cho đến nhập Niết Bàn.

 

*Bản Môn Pháp Hoa là pháp gốc, là tri kiến Phật, tri kiến Phật này vẫn còn tồn tại sau khi Phật nhập Niết Bàn, điều này Đức Thế Tôn đã khẳng định trong phẩm Như Lai Thọ Lượng thứ 16 rằng thọ mạng của Như Lai vô cùng tận, không có giới hạn, ngay cả những bậc Thánh bất thoái chuyển cũng không thể nào tính đếm được con số. Đức Phật đã tuyên bố, từ lúc thành đạo dưới cội Bồ đề tới nay, Như Lai chưa hề diệt độ, vẫn còn nói Pháp trên Linh Thứu Sơn và khắp tất cả các nơi. Chúng sanh vì mê lầm, ở gần bên Phật mà không nhận ra được đức Phật luôn hiện hữu bên cạnh mình. Ngài nói rõ điều ấy: “Thực ta thành Phật nhẫn lại đây, đã vô-lượng vô-biên trăm nghìn muôn ức na-do-tha kiếp….Các thiện-nam-tử! Như-Lai thấy những chúng-sinh ưa nơi pháp tiểu-thừa, đức mỏng tội nặng. Phật vì người đó nói: Ta lúc trẻ xuất-gia được vô-thượng chính-đẳng chính-giác, nhưng thực, từ ta thành Phật nhẫn lại, lâu xa dường ấy, chỉ dùng phương-tiện giáo-hóa chúng-sinh, khiến vào Phật-đạo, nên nói như thế”.

 

Tri là biết, kiến là thấy, như thị tri, như thị kiến, thấy như vậy, biết như vậy, trong cái thấy chỉ có cái thấy, trong cái nghe chỉ có cái nghe mà không hề phủ chụp lên cái thấy, cái nghe đó bất kỳ một thứ thành kiến, định kiến nào, đó chính là tánh biết lặng lẽ hiện tiền, đó chính là Phật tri kiến đích thực của chúng sanh từ ngàn xưa đến mãi ngàn sau, uyên nguyên và trọn vẹn như vậy, nhưng vì vô minh phiền não che khuất mà chúng sanh không hề thấy. Nay Phật mượn đóa hoa sen làm biểu tượng để hiển bày Phật tri kiến giúp chúng sanh nhận ra ngay trong vũng lầy hôi hám hoa sen vẫn cứ vươn lên và tỏa hương thơm ngát, ngay trong cõi giới ta bà, trong chúng sanh đau khổ, Phật tánh kia vẫn hằng hữu từ thuở nào, nếu chịu tu tập, tẩy trừ nghiệp chướng thì Phật tánh kia sẽ hiện rõ.

Thiền sư Thiền Nham đã làu thông kinh Pháp Hoa và kính Kim Cang Bát Nhã, là bản kinh cốt tủy của thiền tông. Ngài đã nhận ra được chân tâm nên khi gặp được thiền sư Pháp Y, qua một câu nói, ngài lãnh hội và liền được ấn chứng. Nhân đó, Sư mới xuất gia.

 

Ban đầu Sư trụ trì chùa Thiên Phúc trong núi Tiên Du, giới hạnh tinh nghiêm, tâm đạo rộng lớn. Đói thì ăn lá cây, khát thì uống nước suối, suốt sáu năm trường như vậy. Sau, Sư trở về quê trùng tu ngôi chùa Trí Quả làng Cổ Châu, Long Biên và trụ trì nơi đây.

 

Sư Phụ giải thích:

Sư vốn con nhà quan, nhưng sau khi ngộ đạo, Sư nói gương theo khổ hạnh của Đức Thế Tôn, Sư vào rừng sống bằng lá cây rừng, uống nước suối trong sáu năm ròng. Sư phụ đã diễn ngâm bài thơ rất hay về 6 năm tu hành của Đức Phật:

 

“Sáu năm tìm đạo chốn rừng già

Khổ hạnh ai bằng Đức Thích Ca

Chim hót trên vai sương phủ áo

Nai kề dưới gối tuyết đơm hoa

Thử hỏi ai tìm chân lý ấy

Bên bờ sông Giác Đức Thích ca"

 

Sư Phụ kể ở Việt Nam, Hoà Thượng Thanh An có chí tu khổ hạnh như thiền sư Thiền Nham. Hoà thượng Thanh An là sư huynh của Hoà Thượng Bảo Lạc và là đệ tử của Hoà Thượng Trí Hữu.Năm 1963, HT Thanh An trích máu viết kinh Phổ Hiền hạnh nguyện 5000 chữ. Năm 1966 , ngài nhập thất đốt ngón tay út và trích máu viết kinh A Di Đà. Năm, 1975, Hoà Thượng phát nguyện lên núi Hòn Chảo ở Vạn Giã (cách Nha Trang một giờ lái xe), đem vài lon gạo, ăn hết gạo, ngài ăn lá cây, uống nước suối rồi nhập diệt giống như Thiền Sư Thiền Nham. Sau mấy tháng, một đêm trời mưa, nước chảy xuống ngập hang, ngài bị trôi xuống núi, ngài nghe hộ pháp nói, túc duyên ngài chưa hết, ngài nên xuống núi còn nhiều việc phải làm Phật sự. Khi tỉnh lại. HT Thanh An trở về chùa, sau đó Hoà Thượng đi vượt biên định cư tại St Jose, Hoa Kỳ, xây chùa An Tường. Năm 2014, biết trước giờ chết, Hoà Thượng đã trở về chốn Tổ Đình của ngài ở VN và viên tịch ở nơi đó. Hoà Thượng Thanh An là một tấm gương đầy dũng lực sáng ngời thực thi hạnh kham khổ giống như thiền sư Thiền Nham cách 8 thế kỷ và đạt được pháp mầu vi diệu.

 

 

Khoảng niên hiệu Thiên Thuận (1128-1132), triều đình gởi chiếu vời Sư về kinh đô cầu mưa. Bởi có linh nghiệm nên vua Lý Thần Tông trọng Sư vào hàng danh Tăng và ban cho Sư thượng phục.

 

Sư Phụ giải thích:

Sư là một thiền sư giới Đức tinh nghiêm, vua Lý Thần Tông nghe danh tiếng nên cung thỉnh cầu đảo mưa nhiều lần đều linh nghiệm khiến vua nể phục, vua ban cho Sư Thượng phục.

 

Năm Chính Long Bảo Ứng thứ nhất (1163), khoảng giữa mùa Xuân, lúc ban ngày, Sư đốt hương từ biệt mọi người, ngồi an nhiên mà tịch, thọ bảy mươi mốt tuổi.

 Thời gian sau, thể xác của Sư vẫn còn, thời nhân gọi Sư là “Phật sống”.

 

Sư Phụ giải thích:

Thiền sư Thiền Nham ra đi rất tự tại nhẹ nhàng, để lại nhục thân xá lợi.

Sư Phụ kể Sư Phụ có đến chiêm bái chùa Đậu (xã Thường Tín, Hà Tây, Hà Hội) đang thờ 2 nhục thân xá lợi của hai Thiền Sư Vũ Khắc Minh tự Đạo Chân là chú và người cháu của ngài là Thiền Sư Vũ Khắc Trường tự Đạo Tâm. Truyền thuyết kể lại rằng, xưa kia, làng Gia Phúc hai chú cháu tu ở chùa Đậu, cả đời hai ông chỉ ăn một bữa cơm rau vào chính ngọ. Biết trước giờ viên tịch, thiền sư Vũ Khắc Minh dặn đệ tử: “Sau đúng 100 ngày, nếu không nghe thấy tiếng mõ tụng kinh của ta nữa thì hãy mở cửa am. Nếu thi thể ta hôi thối thì dùng đất lấp am lại, còn thi thể ta nguyên vẹn, không có mùi thì lấy sơn bả lên người ta trước khi xây bịt kín am”. Dặn xong đệ tử, ông mang theo một chum nước uống, một chum nhỏ đựng dầu thắp sáng rồi vào trong am ngồi tụng kinh, niệm Phật. Đệ tử bịt kín cửa am lại, chỉ để hở một lỗ nhỏ thông khí. Đúng 100 ngày sau, không nghe thấy tiếng mõ tụng kinh nữa, đệ tử mở cửa am thì thấy nhà sư tịch trong tư thế ngồi thiền. Các đệ tử đã làm như thiền sư Vũ Khắc Minh dặn.

 

300 năm sau, vào tháng 5 năm 1983 nhục thân của hai Ngài được đưa về bệnh viện Bạch Mai chụp X – Quang, các nhà nghiên cứu còn thấy rõ xương cốt bên trong đều là thật, đều do từ ba tháng liền  nhập thiền định, biến thân ngũ uẩn thành thân kim cang bất hoại. Toàn thân là xá lợi như ngài Lục Tổ Huệ Năng bên chùa Tào Khê, Quảng Châu, Trung Quốc.


Sư phụ có nhấn mạnh rằng tất cả mọi thứ trên thế gian này đều bị hủy diệt theo định luật Thành Trụ Hoại Không, riêng chỉ có xá lợi của Phật và chư vị Thánh Tăng là bất diệt, là kim cang bất hoại, tồn tại qua không gian và thời gian.

 

Cuối bài giảng, Sư Phụ diễn ngâm bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Thiền Nham do Thầy Chúc Hiền sáng tán cúng dường Ngài:

 

Tinh thần quắc thước giọng thanh trong
Đổ thủ khoa thi nguyện ước tròn
Thành Đạo thiền môn tham vấn học
Pháp Y thạch trụ mở khai thông
Tinh nghiêm giới luật hoa từ nở
Thanh tịnh thân tâm đức tuệ trồng
Thiên Phúc chân tăng gương hạnh sáng
Sanh thời nhân thế ngợi khen dương..!

 

 Kính bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được Sư Phụ ban giảng về Thiền Sư Thiền Nham, ngài là vị thiền sư rất đặc cách xuất gia sau khi được ấn chứng,  nhờ có tiềm ẩn làu thông kinh Pháp Hoa và kinh Bát Nhã. Khi ra đi, Sư để lại toàn thân xá lợi, và được thời nhân xem như Phật sống.

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật 

 

Cung kính và tri ơn Sư Phụ,

Đệ tử Quảng Tịnh Tâm 

(Montréal, Canada).      

 

 



279_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Thien Nham

Thiền Sư Thiền Nham (1093 - 1163)
Đời thứ 13 của Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi



Kính dâng Thầy bài thơ trình pháp với đầy đủ chi tiết thật tuyệt vời trong bài pháp thoại hôm nay về Thiền Sư Thiền Nham . Kính tri ân lòng từ bi của Thầy đã giải đáp nhiều câu hỏi của các đệ tử mỗi khi chưa thông một điều gì trong tích sử hoặc ngữ lục đồng thời giải thích rõ ràng về nhục thân xá lợi do kiến thức uyên bác của Thầy . Kính đảnh lễ Thầy và kính chúc sức khỏe Thầy, HH


Với túc duyên và vốn dòng dõi  tăng quan nhiều đời  Ngài đã  tiếp tục nối pháp theo đường lối của
Tổ Sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi mà theo HT Thích Nhất  Hạnh trong VN Phật Giáo Sử Luận  cho rằng : 

[Thiền phái Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi là một thiền phái rất Việt Nam, và giáo lý của thiền phái này, trước hết là giáo lý của Bát Nhã, rồi có màu sắc của Hoa Nghiêm ( tất nhiên liên hệ rất tương quan với kinh Pháp Hoa ) rồi có màu sắc của Mật Giáo để từ đấy  công nhận có những thế lực, những năng lượng rất hùng hậu ở trong mình và chung quanh mình. Tất cả mọi hiện tượng ở trong vũ trụ đều có năng lượng hùng hậu, mầu nhiệm. 

Mật giáo có tính cách dung hợp, chấp nhận tất cả những lực lượng thần bí ở trong vũ trụ, chấp nhận những vị thần linh có mặt ở trong dân gian.]

Đó là một con đường để đi vào trong xã hội rất dễ dàng qua hình thức cầu đảo nhưng lại chỉ rõ rằng : chỉ có những người có ân đức và giới Đức  đã lãnh hội và  thực hành đúng như lời dạy của Đức Phật thì mới  linh ứng hiệu nghiệm vô song!!! 

Đọc tích sử Thiền Sư ...

...nhiều sự kiện tương quan liên hệ, 

Từ hành trạng, trò tìm được sự hiện hữu của Thầy 

Điển hình Thiền Sư Pháp Y  khuyết lục đời thứ 12 (1) 

Nay truy cứu  được khi học về Đệ Tử nối pháp (2) 



Từ thủ khoa khoá thi kinh điển Đại Thừa khó tu tập 

Do làu thông Pháp Hoa, Bát Nhã vi diệu thậm  thâm (3) 

Túc duyên dòng tăng quan ...giúp phấn chấn tinh thần 

Lại lãnh hội pháp mầu  nên xuất gia cạo tóc (4) 



Sáu năm trường khổ hạnh khi hoằng  dương Tuệ học (5) 

 Tu sửa chùa Trí Quả danh lam  của quê làng (6)

Giới Đức tinh nghiêm, Vua kính trọng danh Tăng 

Ân Đức cao vời ...cầu đảo việc gì cũng đều linh nghiệm (7) 



Kính tri ân Giảng Sư ...nhục thân xá lợi điều mầu nhiệm (8)

Khoa học nhiều đời sau vẫn không thể nghĩ bàn

 "Thế nào Bản Môn, Tích Môn Pháp Hoa"....HT Thích Thanh An ! (9-10) 

Nhiều lần ôn nhắc lại ....chúng đệ tử điều cần nhớ ! 

Niệm đầu tiên " trong cái thấy, chỉ là thấy " thì sen nở .

Qua bài pháp thoại này ...quyết không chờ 

Phát nguyện dõng mãnh " Thừa Tự Giáo Pháp Phật "! 



 Nam Mô Thiền Sư Thiền Nham tác đại chứng minh . 



Huệ Hương 

Melbourne 31/8/2021 




(1) Theo VN Phật giáo sử luận của HT Nhất Hạnh 

Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi được ghi lại trích đoạn sau 

Thế hệ thứ mười một: Thiền Ông (mất năm 979), Sùng Phạm (mất năm 1087) và hai người khuyết lục (có thể là Trí Hiền, giáo sư của Đạo Hạnh và Pháp Bảo, thầy của Thuần Chân).

Thế hệ thứ mười hai: Vạn Hạnh (mất năm 1018), Định Tuệ (mất năm?), Đạo Hạnh (mất năm 1112), Trì Bát (mất năm 1117), Thuần Chân (mất năm 1101) và hai vị khuyết lục.

Thế hệ thứ mười ba: Huệ Sinh (mất năm 1063), Thiền Nham (mất năm 1163), Minh Không (mất năm 1141), Bản Tịch (mất năm 1140) và hai người khuyết lục (có thể là Pháp Thông bạn đồng môn của Huệ Sinh và Biện Tài, giáo sư của Khánh Hỷ).

(2) Thì trong tích sử thiền Sư Thiền Nham lại ghi 

Triều đình mở khoa thi về các kinh điển Đại thừa: Pháp Hoa, Bát Nhã, Sư đỗ Giáp khoa (thủ khoa). Sư tìm đến chùa Thành Đạo tham vấn với Thiền sư Pháp Y, qua một câu nói Sư lãnh hội, liền được ấn chứng. Nhân đó, Sư mới xuất gia.

(3) cốt tủy của Kinh Pháp Hoa là KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT TRI KIẾN 

Trong khi Kinh Kim Cương (hay Kim Cang), tên đầy đủ là Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật Đa (Vajracchedika-prajñaparamita), là một trong những bài kinh quan trọng nhất của Phật giáo Đại Thừa, đồng thời được xem là một bài kinh căn bản của Thiền tông, vì chứa đựng tinh hoa, cốt tủy của giáo lý Bát Nhã.

Đối với người tu học Thiền, Kinh Kim Cương đóng một vai trò khai ngộ đặc biệt, bởi vì chính nhờ câu "Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm" trong bài Kinh mà Lục tổ Huệ Năng và nhà vua Trần Thái Tông đều đạt được đại ngộ.

Bài Kinh này thường được tụng niệm tại các chùa thuộc hệ Đại Thừa, nhưng ít khi được tìm hiểu và trình bầy một cách cặn kẽ, ngoài một vài câu nổi tiếng được dẫn chứng trong các bài thuyết pháp. Lý do có lẽ là Kinh nói chung khó hiểu, với một hình thức đặc biệt làm cho người đọc dễ bị lôi cuốn bởi các câu rườm rà, và lướt qua nhanh một số câu cô đọng chứa đựng tất cả cái cốt tủy tinh hoa. Hơn nữa, cũng như đối với đa số kinh điển Phật giáo, dùng trí thức thuần túy để mà phân tích, suy luận và diễn giải, không thể nào đầy đủ. Người ta còn phải hiểu bằng trí huệ Bát Nhã, bằng trực giác, bằng linh cảm, bằng tất cả cái tâm của mình.

Tuy nhiên, trong sự truyền thông, trao đổi giữa những con người với nhau, thì không thể nào không dùng đến khái niệm, ngôn từ để lý giải, đồng thờivẫn ý thức được sự hạn hẹp của lối tiếp cận này.

Tên tiếng Phạn của bài kinh là Vajracchedika-prajñaparamita-sutra.

Vajra tiếng Phạn có hai nghĩa: "kim cương" và "sấm sét".

Chedika có nghĩa là "cắt đứt", "đoạn diệt".

Người ta có thể hiểu là kinh cứng chắc như kim cương, có khả năng cắt đứt được sắt thép, và tất cả những gì cứng rắn nhất. Do đó, Thiền sư Hám Sơn gọi tên kinh là "kim cương giác nghĩa đoạn nghi" (cắt đứt tất cả các nghi vấn), còn Thiền sư Nhất Hạnh là "gươm báu cắt đứt phiền não" (Anh văn: the diamond that cuts through illusion). Thật ra cũng không có gì khác nhau lắm, bởi vì nghi vấn chính là phiền não, và phiền não cũng là do ảo tưởnggây nên. Trong bối cảnh của bài Kinh, chúng ta có thể hình dung ra một chiếc gươm bén chắc chặt đứt các màn hình tướng để lộ ra sự thật, như như.

Tuy nhiên, cũng có thể hiểu là kinh có một sức mạnh sấm sét, một sức công phá khủng khiếp, nhằm phá tan mọi kiến chấp. Nói như HT Thanh Từ: "Đây là quả bom, là khối chất nổ mạnh làm nổ tung hai ngọn núi kiến chấp của chúng sanh". Edward Conze cũng dịch tên Kinh sang tiếng Anh là "The perfection of wisdom which cuts as the thunderbolt" (Trí huệ Bát Nhã chặt đứt như sấm sét).

(4) 

Sư họ Khương, tên Thông, gia thế đời đời làm Tăng quan, tinh thần quắc thước, tiếng nói trong thanh. Sau khi đậu thủ khoa Sư tìm đến chùa Thành Đạo tham vấn với Thiền sư Pháp Y, qua câu nói Sư lãnh hội, liền được ấn chứng. Nhân đó, Sư mới xuất gia.

(5) Ban đầu Sư trụ trì chùa Thiên Phúc trong núi Tiên Du, giới hạnh tinh nghiêm, tâm đạo rộng lớn. Đói thì ăn lá cây, khát thì uống nước suối, suốt sáu năm trường như vậy. Sau, Sư  trở về quê làng mình trùng tu ngôi chùa Trí Quả làng Cổ Châu, Long Biên và trụ trì nơi đây.

" Sáu năm tìm Đạo  chốn rừng già 

Khổ hạnh ai bằng Đức Thích Ca 

Chim hót trên vài sương phủ áo 

Nai kề dưới gót tuyết đêm qua

Thử hỏi ai tìm Chân Lý ấy ? 

Bên bờ sông giác Đức Thích Ca " 

(6) Chùa Trí Quả 

Chùa Dàn (tên chữ là Trí Quả tự) còn gọi là Chùa Dàn Phương Quan hay Chùa Dàn Câu là ngôi chùa thuộc hệ thống Tứ pháp, tương truyền được dựng từ thế kỷ thứ 2. Chùa nằm ở thôn Phương Quan, xã Trí Quả, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

Chùa này là nơi thờ Pháp Điện , một trong tứ Pháp 

Chùa nằm trên hữu ngạn sông Dâu đối diện với làng Văn Quan 

Chùa thường được gọi là chùa Dàn, gọi tắt từ chùa Dàn Câu theo tên nôm của làng Phương Quan (làng Dàn Câu). 

Tuy nhiên cách chùa khoảng 800m, cùng xã Trí Quả, có một ngôi chùa nữa tại thôn Xuân Quan (làng Dàn Chợ) cũng tên là chùa Dàn nên chùa được gọi là Chùa Dàn Phương Quan hay Chùa Phương Quan để phân biệt. Chùa nằm ngay cạnh đình làng Dàn Câu nên cũng gọi chung là cụm đình,chùa Dàn 

Chùa Dàn Câu là nơi thờ chính của Pháp Điện hay còn gọi "Đại Thánh Pháp Điện Phật " đứng thứ tư trong Tứ Pháp, chủ quản về Chớp (chữ Hán:電 - điện), gắn lền với truyện Phật Mẫu Man Nương. Xưa Sĩ Nhiếp nhờ Man Nương vớt được cây Dâu trên sông trước của thành Luy Lâu, tạc thành 4 pho tượng Phật, tạc đến pho thứ tư thì trời có chớp liền đặt tên Pháp Điện, cho dựng chùa Trí Quả để thờ phụng, tên nôm của làng là Dàn nên Pháp Điện cũng được gọi là Bà Dàn. Cùng với Bà Dâu, Bà Đậu, Bà Tướng, nhân dân quan niệm Tứ pháp là bốn chị em, trong đó Bà Dâu là chị cả, Bà Đậu là chị hai, Bà Tướng là chị thứ ba và em út là Bà Dàn.

Chùa còn lưu giữ được các sắc phong năm Chiêu Thống nguyên niên (1786), Bảo Hưng nhị niên (1802) phong cho Phật Pháp Điện và hai vị Thành Hoàng trong đình làng Dàn Câu

  • Phật Pháp Điện: Đại thánh Pháp Điện dực thánh bản cảnh tuệ tĩnh tôn thần
  • Bản cảnh Thành hoàng: Thiên quang linh ứng đại vương
  • Bản xứ Thổ địa: Thổ kỳ linh ứng đại vương

Tượng Pháp Điện còn lại đến nay có niên đại khoảng thế kỷ 18, được công nhận là bảo vật quốc gia số 10, đợt 6 (năm 2017) cùng với ba pho tượng Tứ pháp còn lại. Tượng cao 1,7m, tọa thiền trên tòa sen mặt hiền từ phúc hậu, gò má cao, sơn màu đỏ tươi, mắt sáng mày cong, miệng mỉm cười tinh nghịch,bàn tay phải giơ lên, tay trái để trên đùi, trong lòng bàn tay có hạt minh châu. Bà Dàn là em út nên được tạc gương mặt trẻ và tươi vui nhất trong các tượng Tứ Pháp

(7)Khoảng niên hiệu Thiên Thuận (1128-1132), triều đình gởi chiếu vời Sư về kinh đô cầu mưa tức thì hiệu nghiệm Bởi có linh nghiệm nên vua Lý Thần Tông trọng Sư vào hàng danh tăng và ban cho Sư thượng phục.( áo ngự ) Từ đó về sau mỗi khi trong nước có cầu đảo, Sư đều làm chủ 

(8)   Năm Chính Long Bảo Ứng thứ nhất (1163), khoảng giữa mùa xuân, lúc ban ngày, Sư đốt hương từ biệt mọi người, ngồi an nhiên mà tịch, thọ 71 tuổi.

Thời gian sau, thể xác của Sư vẫn còn, thời nhân gọi Sư là “Phật sống”.     

Nói về nhục thân xá lợi ....

Chùa Thành Đạo còn có tên là chùa Pháp Vũ hay chùa Đậu, 

Cho đến nay, tất cả những lý giải của các vị giáo sư nghiên cứu về xá lợi toàn thân của Ngài Vũ khắc Minh và Vũ khắc Trường  được lưu giữ tại đây  vẫn chưa thực sự làm thỏa mãn những người muốn tìm hiểu.

Chùa thờ Phật và thờ Bà Đậu hay nữ thần Pháp Vũ.

Đặc biệt, chùa thờ nhục thân hai vị Thiền sư Đạo Chân (tục danh Vũ Khắc Minh) và Đạo Tâm (tục danh Vũ Khắc Trường) vào khoảng thế kỷ XVII đã tu hành đắc đạo ở chùa. Gần đây, hai pho tượng xá lợi bị hư hỏng nặng. Bộ Văn hóa và Thông tin đã có dự án tu bổ và bảo quản hai pho tượng này do PGS.TS. Nguyễn Lân Cường làm Chủ nhiệm dự án.

Được biết Toàn thân được lưu giữ trong điều kiện bình thường khoảng 400 năm

Ngôi chùa Đậu, nơi lưu giữ xá lợi của 2 vị thiền sư nằm ở xã Nguyễn Trãi (huyện Thường Tín, Hà Nội). Được biết, trước đây ngôi chùa này còn có các tên gọi khác như Thành Đạo Tự, Pháp Vũ Tự, Chùa Vua, Chùa Bà.

Theo những lời kể được truyền lại từ nhiều đời, vào thời nhà Hán, khoảng từ năm 200-210, theo lệnh của Nam giao học tổ Sỹ Nhiếp, Quách Thông đi xác minh luồng kinh khí phát ra từ phía Nam cung thành.

Khi đến thôn Gia Phúc, xã Nguyễn Trãi, ông thấy thế đất có hình dáng một đóa sen đang nở liền về báo lại. Từ lời mô tả của Quách Thông, Sỹ Nhiếp cho rằng hoa sen là nơi đất Phật nên cho lập chùa ngay trên nền đất đó.

PGS.TS Nguyễn Lân Cường, người phát hiện ra toàn thân xá lợi của 2 vị thiền sư trong một lần đến kiểm tra và tu bổ chùa Đậu, cho rằng, đây là một hình thức thiền táng, được các đệ tử của 2 vị thiền sư nghiên cứu ra.

Cách làm như sau: Sau khi các vị thiền sư viên tịch, các đệ tử đã dùng đất ở tổ mối trộn đều với mùn cưa, giấy bản (giã thành bột) và sơn… để tạo ra một loại hỗn hợp đặc biệt rồi quét lên cơ thể của các thiền sư. Cuối cùng, mọi người dát những lá bạc mỏng và quang dầu ở mặt ngoài cùng của pho tượng.

Tuy nhiên Giáo sư Cường cũng khẳng định, tuy đã có những nghiên cứu khá kỹ nhưng phương pháp thiền táng kia vẫn là một bí ẩn lớn chưa có lời giải thấu đáo. Bởi điều kỳ lạ mà cho đến ngày nay các nhà khoa học vẫn chưa có được lời giải thỏa đáng, đó là việc vì sao phủ tạng và da thịt của các vị thiền sư không bị thối rữa, trong khi nghiên cứu không thấy xuất hiện bất kỳ một thủ thuật ướp xác nào.

Và đó cũng là một trong những bí ẩn khiến cho sự tồn tại xá lợi của 2 vị thiền sư vẫn luôn thu hút được sự chú ý của các nhà khoa học và phật tử.

Bởi thế, xá lợi của 2 vị đại sư để lại được coi là quốc bảo thiêng liêng và nhận được sự cung kính như đức Phật sống.

Theo Giáo sư Phạm Văn Chính cũng cho biết, Giáo sư đã từng nghe Thiền sư Thiên Trúc Đảo lý giải về việc 2 vị Thiền sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường để lại xá lợi toàn thân là kết quả của phép nhịn ăn đúng cách kết hợp với thiền định từ 100 ngày trở lên. Theo lý giải này thì có thể Thiền sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường đều để lại xá lợi toàn thân là do các vị đều theo hướng tu thiền, thường xuyên nhập thất từ một tuần trở lên.

Trong thời gian nhập thất, các vị không ăn, không uống và không nói (tịnh khẩu). Và lúc rời bỏ thế gian để lại toàn thân xá lợi thì cả 2 thiền sư đều nhập thất trên 100 ngày và dặn dò, nếu xác các ngài thối thì đem chôn, thơm và không tan rã thì để lại thờ. Các ngài cũng cho biết các ngài muốn giữ xác không tan rã để nêu gương cho đời sau tu hành cũng giống như hạnh khất thực của Đức Phật vậy... 

Chuyện xá lợi toàn thân không phải chỉ ở chùa Đậu mới có mà nhiều nước có truyền thống Phật giáo lâu đời như Ấn Độ, Tây Tạng, Trung Hoa, Tích Lan, Nhật Bản cũng có. Và trước 2 thiền sư chùa Đậu, tại Việt Nam đã có xá lợi của các tổ sư Từ Đạo Hạnh, Tổ Không Lộ Thiền cư (Nguyễn Minh Không), Tổ Giác Hải Thiền sư và Tổ Đơn Điền Thiền sư. Chỉ tiếc rằng, qua thời gian và nhiều biến cố lịch sử, hiện xá lợi toàn thân của các vị thiền sư này đều đã không còn.

Sau khi tiến hành tu bổ, để giữ được nguyên trạng nhục thân của 2 vị thiền sư các nhà khoa học đã đưa 2 vị đại sư vào tủ kính, sau đó bơm ni tơ đậm đặc vào để bảo quản. Với phương pháp này, theo các nhà khoa học thì nhục thân của 2 vị thiền sư này sẽ là bất hoại.

(9) kinh Pháp Hoa có 7 quyển và 28 phẩm 

Từ phẩm Tựa đến phẩm thứ 14  thuộc về Tích Môn 

Và từ phẩm thứ 15 đến  phẩm thứ 28 thuộc về Bản Môn 

Bản Môn và Tích Môn trong kinh Pháp Hoa 

Bản, có nghĩa bản địa (chỗ gốc) thành đã lâu; tích, có nghĩa là cái dấu tích mới thành gần đây. Tức chỉ thực thể và sự ảnh hiện của thực thể. Bản môn, có nghĩa là đức Như lai đã thành đạo (Bản Phật thực thành từ lâu xa) xưa kia trong quá khứ lâu xa lắm rồi, để hiển bày thuyết bản địa, căn nguyên và bản thể của đức Phật, cho nên gọi đó là thực thể. 

Tích môn, chỉ đức Phật mới thị hiện gần đây (thân mới thành ở Già da), để hiển bày thuyết Bản Phật vì hóa độ chúng sinh mà đã từ bản địa ứng hóa ra thùy tích, vì thế gọi đó là Ứng tích, Ảnh hiện.Cứ theo kinh Pháp hoa quyển 5 phẩm Như lai thọ lượng chép, thì hết thảy thế gian trời, người đều cho là đức Thế tôn Thích ca mới thành Phật ở Già da, nhưng thực thì Ngài đã thành Phật từ trăm nghìn muôn ức na do tha kiếp trước kia rồi, còn thân Phật mới thành ở Già da chỉ là thùy tích (tức rủ lòng thương mà thị hiện giáng sinh) mà thôi. Vì thân Phật có sinh thân và pháp thân khác nhau, nghĩa là sinh thân đã diệt độ, mà pháp thân thì vẫn còn, hoặc cũng có thuyết bảo sinh thân tức pháp thân. Về thọ lượng thì bảo sinh thân chỉ có tám mươi tuổi, mà chân thân thì sống tới bảy trăm a tăng kì kiếp

(10) Hoà Thượng Thích Thanh An từng trụ trì chùa An Tường , San Jose , sư huynh của HT Thích Thanh Nghiệp (  HT Bảo Lạc / Hội chủ GHVNTNHN Úc Châu và Tân Tây Lan) đã biết trước ngày thị tịch nên trở về lại VN trùng tu Tổ Đình Quảng Nam và an nhiên thị tịch và trước 1975 từng phát nguyện vào rừng tu khổ hạnh trong một hang đá như Đức Phật cho đến ngày tịch diệt nhưng  một nhân duyên được hộ pháp khuyến khích trỏ lại bên ngoài và sau khi đến Mỹ  chích máu viết Thập nhị nguyện Phổ Hiền và kinh Di Đà 




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/12/2020(Xem: 15137)
TÔN GIẢ A NAN , ĐỆ NHẤT ĐA VĂN 💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻 Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Năm 03/09/2020 (16/07/Canh Tý) Đa văn chúng trung xưng đệ nhất Chứng đạo thân ly tứ oai nghi Kiết tập Như Lai chánh pháp tạng Vĩnh tác nhơn thiên độ thế sư. Nam Mô Đa Văn Đệ Nhất Khải Giáo A Nan Đà Tôn Giả. Nghe nhiều nhớ kĩ nhất tăng đoàn Chứng đạo tự như bốn oai nghi Kết tập Tạng Kinh không thiếu sót Vĩnh viễn làm Thầy độ nhân thiên Nam Mô Đa Văn Đệ Nhất Khải Giáo A Nan Đà Tôn Giả. 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼 Thời pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về 10 vị đại đệ tử Phật và chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam… 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃
17/12/2020(Xem: 14224)
ĐỆ TAM TỔ : THƯƠNG NA HÒA TU 💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻 Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ bảy, 05/09/2020 (18/07/Canh Tý) Thông đạt phi bỉ thử Chí thánh vô trường đoản Nhữ trừ khinh mạn ý Tất đắc A-La-Hán. Dịch : Thông suốt không kia đây Chí thánh không hay dở Ngươi trừ tâm khinh mạn Chóng được A-La-Hán. Nhất Tâm Đảnh Lễ Nam Mô Thương Na Hòa Tu Đệ Tam Tổ Sư 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼 Thời pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về 10 vị đại đệ tử Phật và chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam… 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 https://www.facebook.com/quangducwebsite Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfU...
14/12/2020(Xem: 15048)
Cảm nghĩ của một học nhân khi theo dõi bài pháp thoại livestream dài hơn ba giờ đồng hồ ! Thật là ngạc nhiên khi nhìn thông báo TT Thích Nguyên Tạng sẽ có bài pháp thoại với ba nhân vật Phật giáo thế giới và sẽ kéo dài ba giờ đồng hồ livestream . Tôi đã tự nói thầm : Thày ơi, đây là kỷ lục chưa từng có ... và tôi hơi ái ngại cho sức khỏe Thầy khi phải thao thao bất tuyệt dù chỉ dăm phút nghĩ giải lao cho mỗi nhân vật. Nhưng tôi lại thấy thích thú với đề tài hôm nay của Thày : Thiền Sư Nhật Bản Suzuki- Thiền Sư Việt Nam Thích Nhất Hạnh và Thiền Sư Tây Tạng Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 .....Lý do là từ lâu tôi đã ngưỡng phục ba bậc tài danh kỳ vĩ này và trong tủ sách thư viện tôi những sách “ bestseller “ của các Ngài tôi đều sưu tầm đủ và vì vậy khi nghe hết pháp thoại tôi tự nhủ thầm mình phải viết lên lời xưng tán này đến Vị Giảng Sư thật biện tài và uyên bác.
14/12/2020(Xem: 14074)
Duy Thức Học (Bài giảng của Hòa Thượng Thích Thắng Hoan)
14/12/2020(Xem: 13268)
Pháp Thoại năm 2011 (Hòa Thượng Thích Thắng Hoan chủ giảng)
12/12/2020(Xem: 13182)
197. THIỀN SƯ LINH MẶC (747-818) (Đời thứ 3 sau Lục Tổ Huệ Năng, đệ tử TS Mã Tổ Đạo Nhất) Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng từ 6.45am, Thứ Bảy, 12/12/2020 (28/10/Canh Tý) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ TS Linh Mặc đến yết kiến TS Thạch Đầu nhưng chưa khế hợp. Sư bèn ra đi. TS Thạch Đầu theo sau đến cửa ngoài, liền gọi: “Xà-lê!” Sư xoay đầu lại. TS Thạch Đầu bảo: “Từ sanh đến tử chỉ là cái ấy, xoay đầu chuyển não làm gì?” Sư nhân câu nói này liền đại ngộ, dừng lại đây tu học hai năm. 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…)
11/12/2020(Xem: 16396)
TÔN GIẢ MA HA CA DIẾP, ĐỆ NHẤT ĐẦU ĐÀ 💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌷🌸🏵️🌻 🌷🌸🏵️ Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Chủ Nhật, 30/08/2020 (12/07/Canh Tý) Đức tướng đoan nghiêm như kim tụ Đầu đà khổ hạnh tự chung thân Thân truyền Như Lai chánh pháp nhãn Kê túc sơn trung đãi Từ Tôn. Chí tâm đảnh lễ: Nam Mô Đầu Đà Đệ Nhất Ma Ha Ca Diếp Tôn Giả Đức tướng đoan nghiêm sáng như vàng Suốt một đời khổ hạnh đầu đà Thế Tôn thân truyền chánh pháp nhãn Trong núi Kê-túc đợi Từ Tôn Chí tâm đảnh lễ: Nam Mô Đầu Đà Đệ Nhất Ma Ha Ca Diếp Tôn Giả 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼 Thời pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về 10 vị đại đệ tử Phật và chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam… 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 https://www.facebook.com/quangducwebsite
10/12/2020(Xem: 14919)
196. THIỀN SƯ DUY KHOAN (755 - 817)| Đời thứ 3 sau Lục Tổ Huệ Năng (Là đệ tử đắc pháp của thiền sư Mã Tổ Đạo Nhất) Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng từ 6.45am, Thứ Năm, 10/12/2020 (25/10/Canh Tý) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Có vị Tăng đến hỏi Thiền Sư Duy Khoan: “ Thế nào là đạo?” Sư đáp:- “Núi rất tốt”. Vị Tăng thắc mắc : “Con hỏi đạo, sao Thầy nói núi tốt?” - Sư bảo: “Con chỉ biết núi tốt, đâu từng đạt đạo? “ 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam)
10/12/2020(Xem: 13581)
33/ Lục Tổ Huệ Năng (638 – 713 T.L.) Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng từ 6.45am, Thứ Hai, 5/10/2020 (19/08/Canh Tý) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻 Tâm địa hàm chư chủng, Phổ vũ tất giai manh. Đốn ngộ hoa tình dĩ, Bồ-Đề quả tự thành. Đất tâm chứa các giống, Mưa khắp ắt nẩy mầm. Hoa tình vừa đốn ngộ, Trái bồ-đề tự thành. Nam Mô Đệ Lục Tổ Huệ Năng Tôn Sư 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼 Múi giờ : pháp thoại mỗi ngày của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 01:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 10:45pm (giờ Paris, France) - 03:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃
09/12/2020(Xem: 13008)
149. Ngũ Tổ Hoằng-Nhẫn (602 - 675) Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng từ 6.45am, Chủ Nhật, 04/10/2020 (18/08/Canh Tý) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻 Hữu tình lai hạ chủng, Nhơn địa quả hoàn sanh, Vô tình ký vô chủng, Vô tánh diệc vô sanh. Hữu tình đến gieo giống, Nhơn đất quả lại sanh, Vô tình đã không giống, Không tánh cũng không sanh. Nam Mô Đệ Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn Tôn Sư 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼 Múi giờ : pháp thoại mỗi ngày của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 01:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 10:45pm (giờ Paris, France) - 03:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]