Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền Sư Hưng Hóa (830-925) Đệ nhị Tổ Thiền Phái Lâm Tế 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️

04/03/202115:56(Xem: 12880)
Thiền Sư Hưng Hóa (830-925) Đệ nhị Tổ Thiền Phái Lâm Tế 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️
Nam Mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ,

Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học về Thiền Sư Hưng Hoá Tồn Tương, là đệ nhị tổ thuộc tông Lâm Tế, kế tiếp ngài Lâm Tế Nghĩa Huyền, vị tổ thứ sáu sau Lục Tổ Huệ Năng.


Sư phụ đã sơ lược lại thứ tự các đời của chư vị Tổ Sư sau Lục Tổ Huệ Năng như sau:

- Đời thứ nhất: Thiền Sư Nam Nhạc Hoài Nhượng

- Đời thứ hai: Thiền Sư Mã Tổ Đạo Nhất

- Đời thứ ba: Thiền Sư Bách Trượng Hoài Hải

- Đời thứ tư: Thiền Sư Hoàng Bá Hy Vận

- Đời thứ năm:Thiền Sư Lâm Tế Nghĩa Huyền

- Đời thứ sáu: Thiền Sư Hưng Hóa Tồn Tương



Thiền Sư Hưng Hoá (830-925), thuộc dòng dõi họ Khổng, một dòng họ danh giá của Trung Hoa. Năm 2005 được bằng kỷ lục là có ghi nhận bộ gia phả của dòng họ Khổng là gia phả lâu đời nhất, trên 2,500 năm, với chi tiết đầy đủ của 86 thế hệ.

Ngài Hưng Hoá xuất gia tu học và  được cử làm thị giả của thiền sư Lâm Tế.

Một hôm, ngài lắng nghe lời đối thoại của ngài Lạc Phố đến thưa hỏi Thiền Sư Lâm Tế. Ngài Lâm Tể hỏi ngài Lạc Phố có việc gì hỏi chăng.
Ngài Lạc Phố thưa, mới thọ giới nên không hội (hiểu).

Sư Phụ giải thích là khi đắc pháp rồi thì không có gì để tìm hiểu, nếu còn hiểu là có vấn đề. Thiền sư Lâm Tế hỏi là để kiểm chứng sự liễu đạo của ngài Lạc Phố. Đối với thiền sư, Phật pháp với mình là một, nếu còn hiểu, con nói ra là còn đối đãi. Phật pháp là thể tánh tịnh minh chân tâm thường trú, chỗ rốt ráo tận cùng của hành giả. 

Ngài Hưng Hoá không nhận ra chỗ này nên mở lời chỉ trích Sư Phụ là "đem con chim sẻ đã chết bỏ dưới đất mà bắn".
Ngài Lâm Tế nói nếu ta nói ra là tội lỗi như da thịt liền lặn bị chọc thủng máu chảy ra, chân tâm thường trú xưa nay liền lặn như vậy.
Ngài Hưng Hoá suy nghĩ liền bị ngài Lâm Tế đánh.

Khi ngài Lâm Tế viên tịch rồi, ngài Hưng Hoá vẫn chưa triệt ngộ, nên ngài đến Thiền Viện Tam Thánh tu học với 2 sư huynh là TS Huệ Nhiên và  sư huynh Đại Giác, tại nơi này, ngài đã khai ngộ.

Gần cuối đời, vua Đường Trang Tông đời hậu Đường mời Thiền Sư Hưng Hoá vào tham vấn. Vua hỏi:

"Trẫm chiếm Trung Nguyên thu được một viên ngọc quí, chưa ai thẩm định được giá trị của nó"
Ngài Hưng Hóa thưa "Xin Bệ hạ đưa vật báu ra cho bần tăng xem thử".
Nhà Vua liền lấy hai tay vuốt từ đầu đến chân.
Ngài Hưng Hóa nói:- "Ngọc quí của quân vương không ai dám định giá"
Vua Trang Tông rất vui, ban cho Ngài tử y và tăng hiệu, Ngài đều từ chối không nhận. Vua bèn tặng ngựa, Ngài nhận để đi hành khước.

Sư phụ giải thích: TS Hưng Hóa liễu ngộ nên phát biểu "Ngọc quí của quân vương không ai dám định giá, bởi vì viên ngọc quý đó là Phật tánh, cái không thể nào định giá được. 


Ngài Hưng Hóa cỡi ngựa vua tặng, ngài bị té ngựa gãy chân, phải bó vào chân gãy một chân cây và đi khấp khểnh chung quanh thiền viện. Ngài hỏi Tăng chúng:

- Các ngươi biết Lão tăng chăng?

Chúng Tăng đáp:- Làm sao mà chúng con không biết Hòa thượng.

Ngài bảo:- Pháp sư què này nói được mà đi chẳng được. (năng thuyết bất năng hành, sư phụ giải thích Ngài khiêm hạ với chúng đệ tử khi nói lời này)

Sau đó ngài ến pháp đường sai Duy-na đánh chuông họp chúng. Chúng tụ họp, Ngài bảo:

- Các vị biết Lão tăng chăng?

- Đại chúng không đáp được.
Ngài ném chân cây, ngồi ngay thẳng và viên tịch.

Ngài được Vua bang Thụy hiệu là Quảng Tế Thiền sư, tháp hiệu là Thông Tịch.

Cuối buổi giảng, Sư phụ đã diễn đọc bài thơ tán thán công hạnh Thiền Sư Hưng Hóa Tồn Tương (830-925) của TS Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch:

Thiện Tài Đồng Tử hướng về nam
Khỏi nước trăm thành quyết hỏi thăm
Thấu triệt qua lời môn đánh hét
Ngoài tâm văn vẽ chí hư đàm
Quân vương chỉ bảo là vô giá
Diện mục lão tăng quả khó tham
Buông bỏ xác thân về tịch chiếu
Niết bản bốn đức quả phi phàm.


Kính bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được Sư Phụ giảng giải về Thiền Sư Hưng Hoá, ngài là đệ tử của Thiền Sư Lâm Tế, ngài là tấm gương sáng ngời về hạnh khiêm hạ khi ngài giáo hóa đồ chúng và tự mình chứng ngộ chứ không nên rập khuông bắt chước tiếng hét của những vị tiền bối của thiền phái Lâm Tế.



Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Cung kính và tri ơn Sư Phụ,

Đệ tử Quảng Tịnh Tâm
(Montréal, Canada).   



207_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Hung Hoa


Đừng bắt chước Hét  nếu chưa tìm ra diệu lý ! 




Kính dângThầy bài thơ trình pháp về Thiền Sư Hưng Hoá . Kính đa tạ Thầy, đã giải thích rất tường tận những câu mà Tổ Lâm Tế đã dạy : " Đập tan nhà Đường cũng chẳng ai hội Phật Pháp " và gia phả Đức Khổng Tử được ghi vào Guiness với 86 đời thật uy danh từ năm 2005 . Thật là một đại hữu duyên còn được tiếp tục nghe Thầy giảng lại về Tổ Sư Thiền để nhẹ nhàng tu tập và thấy được lẽ thật . Kính chúc sức khỏe Thầy, HH



Nay mới hiểu thế nào người triệt ngộ ! 
Chẳng ai tự cho mình hội được Phật Pháp đâu ...
Mây trong, trời xanh .. nhà Thiền từ vựng nhiệm mầu, 
Khi Thể Tánh Tịnh Minh chính là cứu cánh.


Ba gậy từ bi mà Hoàng Bá Thiền Sư đã đánh ! 
Giúp Ngài Lâm Tế tỏ biết tinh tường, 
Thượng đường " DA THỊT LÀNH MÀ TA KHOÉT VẾT THƯƠNG" 
Ngữ lục ấy sau này được :
Thiền Sư Hưng Hoá và Tam Thánh Huệ Nhiên ghi lại, 


Dù Sư  Phụ viên tịch, vẫn chưa được tự tại 
Nên thường niệm ân Tổ với ba nén hương, 
Ngoài  Tiên Sư, còn hai Sư Huynh phải cúng dường
Sư huynh Tam Thánh và Ngài Đại Giác, 


Hét, Đánh là phương cách đem chim đến ổ đập ! 
Đừng  hét mù, hét loạn chẳng  lợi ích gì, 
Làm sao chuyển hoá được ba độc THAM, SÂN, SI 
Như bài thơ Giảng Sư ngâm trong pháp thoại ****


Lại thêm uy danh họ Khổng đệ nhị Tổ gia phả 
Niềm tự hào cho Tông Lâm Tế đến ngày sau 
Tam giáo đồng nguyên nền đạo đức uyên thao
Vạn thế Sư biểu..ngôi  đầu Thích Ca Đức Phật ! 


Ngọc quý vua Đường vô giá ....tâu lẽ thật! 
Con ngựa vua ban ...đưa đến gãy chân.
Thượng đường, ném nạng cây ...phiền não nhân 
Ngồi ngay thẳng thị tịch ...xứng danh ĐỆ NHỊ TỔ ! 


Huệ Hương
4/3/2021 

****

Bài thơ về ba gậy đánh của Thiền Sư Từ Thọ được TT Thích Minh Quang dịch Việt như sau
( gậy thứ nhất trút bỏ Tham độc - gậy thứ hai trút bỏ Sân độc - gậy thứ ba trút bỏ Si độc ) 


Học Đạo trước cần chẳng nên Tham! 
Tâm tham chướng đạo khiến ta phàm 
Tổ Sư một pháp vô cầu ấy 
Lêu lạc trong đời ai chịu tham .

Học Đạo trước cần chẳng nên Sân ! 
Tâm Sân chưa dứt, Đạo chưa gần 
Chư Phật thường nhắc Sân như lửa 
Thiêu sạch căn lành, Bồ Đề nhân .

Học Đạo trước cần chẳng nên Si
Tâm Si chưa dứt khiến hồ nghi 
Mây Mê che phủ đen như mực 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/10/2024(Xem: 1359)
Thật là một hoan hỷ đặc biệt đối với con khi được nghe về Tịnh Độ Mật Giáo và những vấn đề ngộ nhận dù rằng từ hơn 15 năm nay con đã khám phá, tìm tòi, học hỏi , rồi chia sẻ về THIỀN, TỊNH, MẬT theo cách phát triển cá nhân, theo quan điểm thọ nhận của mình bằng những bước đi tuần tự như thu thập bằng cách đọc, nghe và dành thời gian để suy ngẫm, tiêu hóa những kiến thức đã thu thập được.
04/10/2024(Xem: 3069)
Talk show: Đi Tu Để Làm Gì ? (Sean Le, Channel Người Việt Hải Ngoại phỏng vấn: HT Thích Như Điển)
25/09/2024(Xem: 1420)
Chúng ta thấy rằng cuộc đời của Ngài Thiếu Khang rất là kỳ đặc, sanh ra cho tới năm bảy tuổi Ngài không nói tiếng nào hết, tới năm bảy tuổi bà mẹ mới dẫn Ngài đi chùa, bản tánh của người mẹ rất thương con, dù con không nói được tiếng nào nhưng bà vẫn nói chuyện, vẫn tâm sự với con, dẫn vào Chánh điện lễ Phật chỉ vào tượng Phật hỏi mới biết con mình biết nói, Bà rất cảm động vui mừng vì không ngờ con mình im lặng bảy năm trời hôm nay mới mở miệng nói, mà nói đúng tên Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni vị Giáo chủ của cõi Ta Bà, thật là tuyệt vời. Khi đọc tiểu sử của Ngài Thiếu Khang Thầy nhớ tới câu chuyện của Tổ thứ chín của Thiền tông Ấn Độ là Tổ Phục Đà Mật Đa (Budhamitra) đệ tử của Tổ Phật Đà Nan Đề, sanh ra sau Đức Phật Thích Ca Mâu Ni khoảng ba trăm năm.
25/09/2024(Xem: 3853)
Con vừa ghi lại buổi pháp thoại Thầy thuyết giảng về "Đại Sư Thiếu Khang, vị Tổ thứ 5 của Tịnh Độ Tông Trung Hoa", con kính gửi Thầy xem và chỉnh sửa thêm trước khi online. Con kính cám ơn Thầy cho phép con phiên tả, vì đây là cơ hội để con chú tâm để hiểu ít nhiều về Phật pháp thêm vào vốn liếng giáo lý quá ít ỏi của con. Bạch Thầy, con chợt nhận ra rằng, Thầy đã dùng phương tiện này để dẫn dắt con, thay vì như Tổ Thiếu Khang cho tiền để trẻ niệm A Di Đà, Thầy đã khéo léo bảo con tường thuật để cột tâm con vào một mối không đi lang thang như khi ngồi nghe giảng hay tụng kinh. Con kính tri ân Thầy.
21/09/2024(Xem: 2943)
Con trộm nghĩ nếu câu Niệm Phật được thực hiện đúng, nghĩa là luôn được gắn chặt vào một suy nghĩ bất cứ lúc nào thì suy nghĩ duy nhất này sẽ đẩy ra tất cả những suy nghĩ khác thì đương nhiên tác động kỳ diệu của việc niệm Phật rất giống với Thiền.( một yếu tố bắt buộc trong việc học Phật .) Hơn thế nữa con được nghe rằng “ Học lịch sử mà không làm sống lại được nhân vật và hoàn cảnh lịch sử thì nào có bổ ích gì" nhấn mạnh rằng việc học lịch sử không chỉ đơn thuần là ghi nhớ các sự kiện, ngày tháng, hay tên tuổi mà còn phải hiểu rõ bối cảnh, tâm tư và động lực của những nhân vật trong lịch sử. Nếu chỉ học theo cách máy móc mà không thể thấu hiểu và cảm nhận được những giá trị ẩn sau sự kiện, ta sẽ bỏ lỡ những bài học quan trọng nhất.
17/09/2024(Xem: 1419)
Từ lâu, con đã học được ý nghĩa câu nói tuyệt vời của Ngài “ Mahatma Gandhi” như sau: “Hãy sống như thể bạn sẽ chết vào ngày mai. Hãy học như thể bạn sẽ sống mãi mãi.” Theo sự hiểu biết của con : Câu nói này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc trân trọng từng khoảnh khắc trong cuộc sống và không ngừng học hỏi. Sống với sự ý thức rằng thời gian có hạn sẽ thúc đẩy mình tận dụng mỗi ngày một cách tối đa, nhưng đồng thời hãy luôn duy trì tinh thần ham học hỏi, giống như mình còn nhiều thời gian để khám phá thêm những điều mới mẻ.
17/09/2024(Xem: 1647)
Chương trình Hoằng Pháp và gây quỹ xây dựng Học Viện PG Viên Giác (Đức Quốc) của Hòa Thượng Thích Như Điển tại Cali vào tháng 10-2024
08/09/2024(Xem: 1035)
Bạn thường tranh cãi luận bàn pháp môn Tịnh Độ Có thể “ Đới nghiệp vãng sanh “ đến cõi Tây Phương? Ý nghĩa sâu sắc định vị cảnh Thiên đường Thế thì chúng mình đang ở đâu nhỉ ? Có phải “ Tịnh độ Trần gian” nên ít khổ sầu nhiều hoan hỷ ! Bạn ơi, mình vừa tham dự pháp đàm về chủ đề này ! Nhờ chăm chú lắng nghe, nay chia sẻ những điều hay
01/09/2024(Xem: 2544)
Kính bạch Ngài, trước khi vào buổi thuyết giảng, nhờ biết trước chủ đề được giảng là “ TỰ LỰC VÀ THA LỰC TRONG TỊNH ĐỘ TÔNG NHẬT BẢN “ nên con đã nghiên cứu nhiều tài liệu có liên quan về chủ đề này nhất là tác phẩm “ Tìm hiểu giáo nghĩa của Chân tông Tịnh Độ Nhật Bản “ được Giáo Sư Định Huệ dịch từ tác phẩm chủ yếu của Ngài Thân Loan (1173-1262) là Giáo Hành Tín Chứng (Đại Chánh Tạng tập 83) với sự kết cấu toàn thể hệ thống giáo nghĩa Chân tông và các đặc điểm của nó.
30/08/2024(Xem: 1356)
Ngàn người đến nghe Thượng tọa Thích Pháp Hòa giảng pháp tại chùa Đức Viên, San Jose, Hoa Kỳ. Nhân mùa lễ Vu Lan Báo Hiếu năm 2024, Phật lịch 2568; Thượng tọa Thích Pháp Hòa, trụ trì tu viện Trúc Lâm và tu viện Tây Thiên (Canada) đã đến thăm và thuyết giảng tại chùa Đức Viên, thành phố San Jose, tiểu bang California (Hoa Kỳ) vào chiều thứ tư ngày 28 tháng 8 năm 2024.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]