Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đừng Lỡ Chuyến Tàu Cuối

07/03/202305:20(Xem: 1958)
Đừng Lỡ Chuyến Tàu Cuối
phat niet ban

ĐỪNG LỠ CHUYẾN TÀU CUỐI

Thích Nữ Giới Bảo



Hôm nay ngày 15/2 năm Quý Mão (6/3/2023) kỷ niệm Ngày Đức Phật Thích Ca nhập Niết Bàn, con có đôi dòng nghĩ tưởng về lời dạy của Ngài. Đấng Cha lành của Trời, Người.

Trong kinh Đức Phật dạy, ở thế gian này có 4 điều thật khó: “1. Sanh ra được thân người là một điều khó, 2. Khi được làm người rồi có tuổi thọ sống lâu cũng rất là khó, 3. Có tuổi thọ rồi gặp được Đức Phật ra đời cũng là một điều rất khó, 4. Gặp được Chánh Pháp để tu tập cũng là một điều rất khó.”

Giống như một biển đại dương rộng lớn có tuổi thọ lâu dài nhưng do sự chi phối của thời gian nên đất bồi lên khiến đại dương đó trở thành một bãi cát trắng. Thời gian để đất vun bồi một biển đại dương thành bãi cát trắng mất rất nhiều. Để được làm thân người, chúng ta cũng trãi qua nhiều kiếp cũng giống như đất vun bồi đại dương thành bãi cát trắng vậy. Chúng ta đã trãi qua bao nhiêu kiếp khó khăn và khổ nhọc đầy đủ phước báu mới có được thân người như hôm nay. Cũng giống như đất ở trong cơ thể mỗi ngày chúng ta tắm sạch so với đất ở trên trái đất này thì số lượng đất trong cơ thể chúng ta rất là ít. Cũng vậy, tỷ số của nhân loại so tính đếm với tỷ số những loài vật khác trên thế gian này thì số lượng loài người rất là ít. Cho nên, một kiếp làm được thân người không phải là việc dễ dàng chút nào. Nhưng khi được làm người rồi có tuổi thọ sống lâu cũng là điều rất khó.

Một kiếp người đã khó có được như trên mô tả một cách chi tiết. Ra đời gặp được Đức Phật càng khó hơn. Trong kinh Phật Nhập Niết Bàn có viết: “Như Hoa Ưu Đàm, Phật ra đời rất khó.” Đúng vậy, nhiều kiếp chúng ta chưa từng gặp được thân tướng của Như Lai, cũng như em bé từ khi sinh ra chưa bao giờ được gặp Cha Mẹ. Chỉ nhờ người kể lại hình dáng của cha mẹ, em bé mới biết được đôi nét về song thân. Chúng ta cũng như thế, do phước mỏng nghiệp dày nên sanh ra đời chưa từng gặp được Kim Thân của Ngài. Chỉ nương nơi lời chư Tổ xưa ghi chép lại trong 3 Tạng Giáo Lý, chúng ta mới hình dung được Kim Thân của Đấng Từ Phụ. Bởi vì, để đạt được quả vị Phật, quý Ngài đã phải trãi qua vô lượng vô số kiếp tu luyện. Cho nên, để gặp được một vị Phật ra đời không phải việc dễ dàng. Và Ngài đã nhập diệt trong sự thống khổ của muôn loài chúng sanh:

“Thế gian trống rỗng, thế gian rồi trống rỗng! Khi xa Phật, chúng con ai cứu độ. Phật Niết Bàn, chúng sanh chìm bể khổ. Chẳng khác nào, nghé mất mẹ sầu lo.” (Kinh Phật Nhập Niết Bàn).

Trước khi Đức Phật nhập diệt, Ngài có dạy chúng đệ tử rằng: Như Lai nhập Niết Bàn nhưng Xá Lợi còn, Phật Bảo còn, Pháp Bảo còn. Thấy Phật Bảo, sẽ thấy Pháp thân ở đó. Thấy Pháp thân, thì sẽ thấy Tăng Bảo cứu độ. Bởi do đây, Tam Bảo thường luôn trụ cho thế gian có nơi nương tựa vững chải.

Nhưng để gặp được chánh Pháp tu tập thật khó. Hằng ngày, chúng ta bận rộn với hoàn cảnh sống bên ngoài và nhiều thói quen trong suy nghĩ, lời nói và hành động sẽ được tích luỹ. Trong sự tích luỹ đó, nó lẫn lộn sự tốt và xấu, thiện và ác, sạch và cấu uế… hình thành nên tính cách và nghiệp thức của chúng sanh. Sự tương giao giữa tầng sóng của tâm thức và hoàn cảnh rất gần gủi. Nếu tâm thức của chúng ta chất chứa nhiều sự tham giận, hơn thua, ích kỷ, cố chấp và kiêu mạn…. thì sự gặp được chánh Pháp rất khó. Và khó hơn nữa, khi đã gặp được chánh pháp rồi mà không thiết tha mong cầu một cách thành khẩn để được thực tập và chuyển hoá tâm trí. Để rồi một mai, thân này tan rã không biết kiếp nào mới có lại được. Bởi tất cả thế gian, có sinh đều có tử. Dù thọ mạng bao nhiêu cũng có kỳ chung sự. Có thịnh tức có suy, có hợp rồi sẽ tan.

Tuổi trẻ có kỳ hạn. Sức khoẻ rồi bệnh đó không có gì bền vững. Sự chết cướp thân mạng, tất cả đều đổi dời. Mạng sống cũng vậy, sự khổ xoay không ngừng. Lấy đâu còn cơ hội gặp Phật và thực tập Pháp.

Do vậy, chúng ta không nên để lỡ chuyến tàu cuối của kiếp sống này.

Nam Mô Thị Hiện Niết Bàn Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

*Kính hẹn đại chúng Khoá Tu Bát Quan Trai vào lúc 10h ngày 12/3/2023 và Khoá Tu Thiền Vipassana từ ngày 5 đến ngày 7/5/2023 tại Chùa Việt Nam-Kanagawa, Nhật Bản.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/10/2013(Xem: 53931)
Cuộc đời đức Phật là nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều sử gia, triết gia, học giả, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cổ, nhạc sĩ, họa sĩ, những nhà điêu khắc, nhà viết kịch, phim ảnh, sân khấu… Và hàng ngàn năm nay đã có vô số tác phẩm về cuộc đời đức Phật, hoặc mang tính lịch sử, khoa học hoặc phát xuất từ cảm hứng nghệ thuật, hoặc từ sự tôn kính thuần tín ngưỡng tôn giáo, đủ thể loại, nhiều tầm cỡ, đã có ảnh hưởng sâu xa trong tâm khảm biết bao độc giả, khán giả, khách hành hương chiêm bái và những người yêu thích thưởng ngoạn nghệ thuật.
25/10/2013(Xem: 11497)
Every year since the resolution passed by the United Nation’s General Assembly on 15 December 1999 - the thrice-sacred day of Vesak (celebrating the birth, enlightenment and passing away of the Buddha Gotama) is celebrated internationally. The International Council for the Day of Vesak has been granted Consultative Status with the UN Economic and Social Council since 2013 – to honor commitments, the 11th United Nations Day of Vesak celebrations will take upon: “Buddhism and the UN Millennium Development Goals”, as the general theme of the 2014 UNDV Conference.
04/10/2013(Xem: 15192)
Đây là tác phẩm điện ảnh quy mô với mức đầu tư hàng triệu dollar. Bộ phim đã có sự góp mặt của dàn diễn viên Bollywood Ấn Độ. Đoàn làm phim đã tham khảo về nội dung cuộc đời Đức Phật từ nhiều sử gia, nhà khảo cổ, nhà văn hóa, nhà xã hội học và các nhà Phật học nổi tiếng tại Ấn Độ và Nepal. Qua đó, cuộc đời Đức Phật lịch sử được tái hiện một cách chân thật, gần gủi mà các bộ phim trước chưa thể hiện được.
11/09/2013(Xem: 16845)
Nam mô Từ phụ Thích Ca Vì thương sanh chúng hiện ra trên đời Bạch Ngà báo mộng tuyệt vời Giáng sanh con quý ra đời Thích Ca
30/08/2013(Xem: 6123)
Theo quan niệm dân gian, đôi mắt mỗi người được coi là cửa sổ của tâm hồn. Thế thì ai ai cũng có hai cửa sổ. Cửa sổ rộng rãi thì nhà được sáng sủa, thoáng mát; cửa sổ chật hẹp thì nhà bị u tối, nóng bức.
30/08/2013(Xem: 2997)
Nghệ sĩ tính là tính nghệ sĩ được thể hiện qua cung cách tư duy, diễn đạt, minh họa, ứng xử với tha nhân trong sinh hoạt hằng ngày của mỗi người.
29/08/2013(Xem: 2911)
Đệ tử Đức Phật Thích Ca được phân thành bảy chúng: Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Sa-di, Sa-di-ni, Thức-xoa-ma-ma (giai đoạn 2 năm thử thách, phấn đấu dành cho Sa-di-ni trườc khi thọ giới cụ túc),
29/08/2013(Xem: 3724)
Năm ấy (1994) sau ngày lễ mãn hạ An Cư tại Hạ Trường Thiên Bửu Tháp (chùa Thiên Thai) thuộc huyện Đất Đỏ, Thị Xã Bà Rịa, thầy chánh đại diện bấy giờ là Thượng Tọa Thích Tịnh Trí có nhã ý mời tôi tham quan khu di tích căn cứ núi Minh Đạm, nơi đó có chùa Sơn Châu, rồi sau đó ghé qua khu vực Phước Hải để thăm ngôi chùa cổ Sắc Tứ Vạn An. Thời tiết đã chuyển sang thu, nhưng trông dáng núi vẫn thẳm một màu xanh biếc nghiêng bóng với biển trời bát ngát, sau những cây mưa đầu mùa khá to làm cho muôn hoa cỏ thêm phần sung mãn và không khí tỏa ra một cảm giác tươi mát khinh an giữa muôn vật và cho người vãng cảnh.
16/08/2013(Xem: 5651)
Đây là món quà vô giá, hết sức đơn giản bạn có thể tặng con. Những chủng tử nụ cười, thanh tịnh, từ bi của Phật sẽ từ từ gieo vào tàng thức, chuyển hóa con thành người thánh thiện có khuôn mặt tươi vui, hiền hòa rất tự nhiên. Bạn sẽ thấy con dễ mến vô cùng và thương kính gần gũi cha mẹ hơn bao giờ hết.
14/08/2013(Xem: 2267)
Đức Phật thị hiện là một con người như mọi người, điều này khẳng định cho chúng ta biết ngài không phải là thần linh, thị hiện ở núi non kỳ dị. Ngài là một con người lịch sử, có cha có mẹ như chúng ta. Lớn lên ngài cũng lập gia đình, nhưng do túc duyên đặc biệt ngài tìm đường giải thoát, cởi bỏ những ràng buộc của thế gian.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567