Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vần thơ cúng dường Đức Thế Tôn nhân vía Xuất Gia của Ngài

28/02/202012:08(Xem: 13176)
Vần thơ cúng dường Đức Thế Tôn nhân vía Xuất Gia của Ngài

Phat Xuat Gia
Vần thơ cúng dường
Đức Thế Tôn nhân vía Xuất Gia của Ngài

VÍA ĐỨC PHẬT THÍCH CA XUẤT GIA

(8 Tháng 2 Âm Lịch)
VÍA ĐỨC PHẬT THÍCH CA THÀNH ĐẠO
(8 Tháng 12 Âm Lịch)
VÍA ĐỨC PHẬT THÍCH CA NHẬP DIỆT
(15 Tháng 2 Âm Lịch)

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

Cõi trời Đâu Suất Bồ Tát giáng trần
Khi quán Sa Bà nhân duyên hội đủ
Hoàng hậu Ma Da nằm mộng đêm đó
Thấy Voi Sáu ngà nhập ở bên hông

Mồng tám Tháng Tư Lâm Tỳ Ni vườn
Vịn nhánh Vô ưu Hoàng hậu chuyển bụng
Hạ sanh Thái tử Phụ vương trông ngóng
Hiệu Tất Đạt Đa chư Thiên đón mừng

Ngài đi bảy bước đất nở sen vàng
Một tay chỉ trời, Vô Thượng cầu chứng
Tay kia chỉ đất, chúng sanh độ tận
Là bậc Tối Tôn chẳng ai sánh bằng

Buồn thay không lâu Hoàng hậu từ trần
Dì mẫu thế Mẹ chăm lo nuôi nấng
Ba Xà Ba Đề Thái tử ân nặng
Phụ vương Tịnh Phạn mới lắng nỗi buồn

Thái tử sống trong đùm bọc yêu thương
Văn võ toàn tài Vệ Đà thông suốt
Nhưng Ngài băn khoăn về lẽ được mất
Cội nguồn sanh tử kiếp trước đời sau

Ra bốn cửa thành thấy cảnh đớn đau
Của Lão Bệnh Tử không sao tránh khỏi
Duy mỗi hình ảnh Tu sĩ nhẹ cởi
Bao điều phiền não trói chặt thân tâm

Thái tử cảm nhận đây là con đường
Đem đến lạc an miên trường tối thượng
Phụ vương thấy vậy ngày đêm lo lắng
Dàn cảnh ngũ dục cản Ngài xuất gia

Từ bỏ ngai vàng, Gia Du Đà La
Người vợ thân yêu, La Hầu La nhỏ
Ca Tỳ La Vệ cửa thành hé mở
Cùng với Sa Nặc Ngài đã lên đường

Đêm nay trăng sáng giã từ Phụ vương
Áo gấm cởi trao, buông gươm xuống tóc
Gởi chàng Sa Nặc dặn dò lần chót
Thái tử băng rừng nhất quyết tu hành

Dòng A Nô Ma lấp lánh trăng thanh
Sa Nặc ráng lên đừng bịn rịn nữa
Một mai đắc Đạo trở về Ta hứa
Lên ngựa về đi chớ có bi ai!

Mồng tám Tháng hai ngày ấy nhớ hoài

Năm năm tầm Đạo Ngài đã thấu tỏ
Chưa hài lòng bởi Vô Sắc còn đọa
Sáu năm khổ hạnh quả Giác xa vời

Thái cực hai bờ Ngài quyết ngừng thôi
Con đường Trung Đạo sáng ngời hé mở
Nàng Sujātā cúng dường bát sữa
Đức Cồ Đàm đã thọ nhận hân hoan

Sông Ni Liên Thiền tắm gội đàng hoàng
Dưới cội Bồ đề trải Cát Tường cỏ
Chân lý Tối thượng nếu không tỏ ngộ
Quyết không rời khỏi Ngài có nguyện rồi

Bốn mươi chín ngày không chút buông lơi
Nội chướng ngoại ma liên hồi quấy phá
Tham sân sợ hãi không ngừng kềm tỏa
Vào sâu thiền quán tất cả là Không

phatthanhdao

Mồng tám tháng Chạp khi duyên đã tròn
Chứng Túc Mạng Minh đầu hôm canh một
Ngài thấy tiền kiếp chúng sanh cùng tột
Gieo nhân gặt quả một chuỗi luân hồi

Canh hai vần vũ sấm chớp mưa rơi
Như sét chọc thủng soi xuyên mây ám
Ngài nhìn thấu suốt không gì ngăn chặn
Vọng chấp buông xuống chứng Thiên Nhãn Minh

Canh ba thấu tỏ cội gốc não phiền
Khổ Tập Diệt Đạo nhân quả rành rõ
Dục, Hữu, Vô minh, ô nhiễm sanh tử
Chứng Lậu Tận Minh dứt khổ luân hồi

Trời mưa đã tạnh mây đen sớm trôi
Vầng trăng vằng vặc sao mai lấp lánh
Tam Minh đã chứng, Thành Đạo như nguyện
Chính Đẳng Chính Giác thành Phật Thế Tôn

Thuyết Tứ Diệu Đế nơi Lộc Uyển vườn
Độ năm anh em Kiều Trần Như đó
Chứng A La Hán thoát ly sanh tử
Trở về độ hết dòng họ vợ con

Bốn mươi chín năm thuyết Pháp không ngừng
Mười hai Phần Giáo phương tiện độ hóa
Ngũ thừa quy về Nhất thừa Phật quả
Tánh Tướng dung nhập chả ngại Sắc-Không

Ngày Rằm Tháng hai nhân duyên đã tròn
Thành Câu Thi Na Sa La song thọ
Tu Bạt Đà La vị chót được độ
Thích Ca Mâu Ni vỗ về khuyên răn

Phật sắp diệt độ chư Thiên khóc vang
Rải hoa cúng dường than mất mắt huệ
A Nan hối hận không thỉnh trụ thế
Chúng Tỳ kheo buồn rơi lệ thở than

Phật dạy lấy Pháp hải đăng soi đường
Lấy Giới làm Thầy đừng có phóng dật
Các pháp hữu vi mộng huyễn không thật
Vô thường tấn tốc Giải thoát sớm cầu

Sau lời Di giáo Thế Tôn đi vào
Tứ thiền Bát định liền nhau nhập xuất
Phật Bát Niết Bàn, chấn động cùng khắp
Thiên nhân than khóc vật vã thét gào

Ngài Ca Diếp dẫn đệ tử về mau
Kịp thấy Kim quan nghẹn ngào đảnh lễ
Nắp tự mở ra thấy Phật an nghỉ
Lễ Phật lần cuối lệ đắng trào tuôn

Phat Niet Ban 5

Dùng lửa Tam muội tự đốt Kim quan
Bảy ngày mới tắt lưu ngàn Xá lợi
Thiên nhân nhập Tháp lễ kỉnh chiêm bái
Như Phật tại thế để lại Pháp thân

Hơn hai ngàn năm trải bao thăng trầm
Phật vẫn còn đó Tam Bảo trường cửu
Lời Ngài văng vẳng pháp hội Linh Thứu
Song con vẫn buồn Phật ở cách xa

Nhân mùa lễ Vía Đức Phật Xuất Gia
Thế Tôn Thành Đạo Thích Ca Nhập Diệp
Lòng con chân thành đảnh lễ tha thiết
Nguyện Phật Từ Bi nhiếp độ phóng quang

Sinh ra đời nào cũng đi đúng đường
Được gần Tam Bảo cúng dường phụng sự
Được nghe Chánh Pháp Trí Tuệ khai mở
Bồ đề tâm phát đền đáp Tứ ân

Khi xả báo thân đồng vãng Tây Phương
Kiến Phật Di Đà Quan Âm Thế Chí
Chứng Vô sanh nhẫn thanh tịnh Pháp thể
Trở về Ta Bà thệ độ chúng sanh.


NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.


2019/01/13 (Mộng Lệ An)
Nghiệp Huân Dương




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/05/2014(Xem: 16816)
Đức Phật giáng sinh ở miền Trung Ấn Độ mà hiện nay được gọi là nước Nepal, một nước ở ven sườn dãy Hy mã lạp sơn, là dãy núi cao nhất thế giới và tiếp giáp với nước Tây tạng. Nguyên Ngài là Thái tử nước Ca-tỳ-la-vệ (Kapilavastu). Phụ hoàng tên là Tịnh Phạn vương Đầu-đà-na (Sudhodana) và Mẫu Hoàng tên là Ma-da (Maya). Họ của Ngài là Kiều-Đáp-Ma (Gautama), được dịch là Cù-đàm và tên Ngài là Tất-Đạt-Đa (Siddhartha).
28/04/2014(Xem: 4483)
Bài dưới đây là một trong loạt những bài thuộc chủ đề "Quan điểm của Phật Giáo đối với sự đau đớn và bệnh tật". Các bài trước đây là: - Đức Phật thuyết giảng về sự đau đớn (Sallatha Sutta/Kinh về Mũi Tên/SN 36.6) - Thái độ của người Phật Giáo đối với sự đau đớn (Ajahn Brahmavamso Mahathera) - Cái chết là một thứ bệnh ung thư (Ajahn Liem) - Y khoa cũng chỉ là phép luyện đan ( Khyentsé Rinpoché) - Không nên trì hoãn sang ngày hôm sau (Eihei Dogen)
12/02/2014(Xem: 9002)
Đức Phật, trong khi không đồng tình với thái độ nhẹ dạ cả tin của một số tín đồ các tôn giáo khác trong việc theo đuổi đức tin thiếu cơ sở chứng thực1, đã nêu ra phương pháp tiếp cận và chứng đắc chân lý gồm 12 bước đi hết sức căn bản và sáng suốt. Ngài cho rằng, trí tuệ (annà) hay chân lý(saccam) - đồng nghĩa với sự giác ngộ, giải thoát khổ đau hay Thánh quả A-la-hán – không đến với con người ngay lập tức nhưng đến do học từ từ (anupubbasikkhà), hành từ
11/02/2014(Xem: 8463)
Là những người bình thường, kinh nghiệm tâm linh thì ít ỏi và nhỏ bé, nhưng chúng ta có thể nhờ kinh luận mà cố gắng hình dung ở nơi các vị thánh, dù tầng thánh thấp nhất, Đức Phật hiện diện nơi các vị đó như thế nào.
09/02/2014(Xem: 13586)
Hai pho tượng Như Lai Phật Tổ ở Trung Quốc và Myanmar cùng tượng Phật A Di Đà ở Nhật Bản là 3 pho tượng cao nhất thế giới.
16/12/2013(Xem: 27064)
Viết xong cuộc đời ngài Tôi bần thần, dã dượi Sinh lực tổn hao Như thân cây không còn nhựa luyện Như sức ngựa đường dài Hoàn tất cuộc lữ trình lên đến đỉnh đồi cao Ôi! Tôi đã chạy đuổi chiêm bao Muốn vói bắt mảnh trăng trời nguyên thuỷ
30/10/2013(Xem: 39982)
Phật (Buddha) là một từ ngữ để chỉ người giác ngộ viên mãn. Ðức Thích Ca Mâu Ni (Sàkyãmuni) là người đã giác ngộ, nên chúng ta gọi Ngài là Phật. Giác ngộ là thấy biết mọi chân lý về vũ trụ và nhân sinh. Từ chỗ giác ngộ này, đức Phật chỉ dạy các môn đồ còn ghi chép lại thành Tạng kinh. Trong tạng kinh chứa đầy dẫy những chân lý, dù trải qua hơn 25 thế kỷ vẫn còn giá trị nguyên vẹn, không do thời gian làm suy giảm. Ngày nay chúng ta nghiên cứu Tạng kinh thật chín chắn, càng phát hiện những chân lý ấy gần gũi và thích hợp với khoa học một cách không ngờ. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ giới thiệu tổng quát vài nét cương yếu để đọc giả suy ngẫm.
26/10/2013(Xem: 63783)
Cuộc đời đức Phật là nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều sử gia, triết gia, học giả, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cổ, nhạc sĩ, họa sĩ, những nhà điêu khắc, nhà viết kịch, phim ảnh, sân khấu… Và hàng ngàn năm nay đã có vô số tác phẩm về cuộc đời đức Phật, hoặc mang tính lịch sử, khoa học hoặc phát xuất từ cảm hứng nghệ thuật, hoặc từ sự tôn kính thuần tín ngưỡng tôn giáo, đủ thể loại, nhiều tầm cỡ, đã có ảnh hưởng sâu xa trong tâm khảm biết bao độc giả, khán giả, khách hành hương chiêm bái và những người yêu thích thưởng ngoạn nghệ thuật.
25/10/2013(Xem: 12686)
Every year since the resolution passed by the United Nation’s General Assembly on 15 December 1999 - the thrice-sacred day of Vesak (celebrating the birth, enlightenment and passing away of the Buddha Gotama) is celebrated internationally. The International Council for the Day of Vesak has been granted Consultative Status with the UN Economic and Social Council since 2013 – to honor commitments, the 11th United Nations Day of Vesak celebrations will take upon: “Buddhism and the UN Millennium Development Goals”, as the general theme of the 2014 UNDV Conference.
04/10/2013(Xem: 15747)
Đây là tác phẩm điện ảnh quy mô với mức đầu tư hàng triệu dollar. Bộ phim đã có sự góp mặt của dàn diễn viên Bollywood Ấn Độ. Đoàn làm phim đã tham khảo về nội dung cuộc đời Đức Phật từ nhiều sử gia, nhà khảo cổ, nhà văn hóa, nhà xã hội học và các nhà Phật học nổi tiếng tại Ấn Độ và Nepal. Qua đó, cuộc đời Đức Phật lịch sử được tái hiện một cách chân thật, gần gủi mà các bộ phim trước chưa thể hiện được.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]