Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tản mạn về Diệu Lực của Đức Dươc Sư Lưu Ly Quang Như Lai

23/10/201918:44(Xem: 7049)
Tản mạn về Diệu Lực của Đức Dươc Sư Lưu Ly Quang Như Lai

phat duoc su

Tản mạn về Diệu Lực của Đức Dươc Sư Lưu Ly Quang Như Lai

Nhân ngày vía 29/9 âm lịch năm Kỷ Hợi nhằm ngày 27/10/2019

Cách đây hai mươi mấy măm về trước,  khi chưa bước vào ngôi nhà Phật Pháp.... ( chưa quy y Tam Bảo ) không hiểu sao hai vị Phật tôi thường cầu nguyện và được sự linh ứng nhất là Đức Quán thế Âm Bồ Tát và Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, và đặc biệt trong 12 đại nguyện của Phật Dược Sư tôi chỉ thích đọc đi đọc lại nguyện thứ ba, thứ sáu, thứ bảy và thứ tám vì có lẽ lúc ấy tôi chỉ biết lo cho tấm thân làm người nữ và những bịnh tật đau nhức dai dẳng đeo đuổi mãi không thôi. 

 Kính mời các bạn đọc lại 12 đại nguyện của Ngài để thấy sự mê mờ vị kỷ của tôi.... chỉ biết cho mình mà không hề  biết đến tha nhân, và tha thứ cho sự tối tăm của tôi lúc ấy các bạn nhé .

  • Nguyện thứ nhất : Ta nguyện đời sau khi chứng dạo Chánh đẳng Chánh giác, thân ta có hào quang rực rỡ, soi suốt vô biên thế giới khiến cho tất cả chúng hữu tình đều có đủ 32 tướng đại trượng phu, cùng tám mươi tuỳ hình trang nghiêm như thân của Chư Như Lai.
  • Nguyện thứ hai:  Ta nguyện đời sau, khi đặng Đạo Vô thượng bồ đề, thân ta như Ngọc Lưu Ly, trong ngoài sáng rỡ, tinh sạch hoàn toàn, không có chút nhơ bợn, ánh quang minh chói lọi khắp nơi, công đức cao vời vợi và an trú giữa từng lưới dệt bằng tia sáng, tỏ hơn vầng nhật nguyệt . Chúng sinh trong cõi u minh đều nhờ ánh sáng ấy mà tâm trí được mở mang và tuỳ ý muốn đi đến chỗ nào để lập nghiệp cũng đều được cả.
  • Nguyện thứ ba: Ta nguyện đời sau, khi đặng Đạo Vô Thượng Bồ Đề, dùng trí huệ phương tiện vô lượng vô biên độ cho chúng hữu tình, khiến ai nấy đều có đủ vật dụng, không để cho chung sinh phải cho sự thiếu thốn. 
  • Nguyện thứ tư: Ta nguyện đời sau, khi đặng Đạo Vô Thượng Bồ Đề, nếu có chúng hữu tinh tu theo tà đạo, thì ta khiến họ quay về an trụ trong đạo Bồ đề hoặc có người tu theo hạnh Thanh văn, Độc giác thì ta cũng lấy phép Đại thừa mà dạy bảo cho họ .
  • Nguyện thứ năm: Ta nguyện đời sau, khi đặng Đạo Vô Thượng Bồ Đề, nếu có vô lượng, vô biên chúng hữu tình nào trong giáo pháp của ta, mà tu hành theo đạo thanh tịnh thì ta khiến cho tất cả đều giữ được giới pháp hoàn toàn đầy đủ cả tâm tụ tịnh giới. Giả sử có người nào bị tội huỷ phạm giới pháp mà khi đã nghe được danh hiệu ta thì trở lại được thanh tịnh, khỏi sa vào đường ác.
  • Nguyện thứ sáu:Ta nguyện đời sau, khi chứng được  Đạo Vô Thượng Bồ Đề, nếu có chúng hữu tình nào thân hình hèn hạ, các căn không đủ, xấu xí, khờ khạo, tai điếc , mắt mù, nói năng ngọng nghịu, tay chân tật nguyền, cùi hủi, điên cuồng, bao nhiêu bệnh khổ ấy; mà khi nghe danh hiệu ta thì hết thảy đều được đầy đủ, đẹp đã, không còn một tật bệnh nào nữa.
  • Ngụy thứ bảy: Ta nguyện đời sau, khi chứng được  Đạo Vô Thượng Bồ Đề, nếu có chúng hữu tình nào bị những chứng bệnh hiểm nghèo, không ai cứu chữa, không nơi nương dựa, bà con ly tán, không nhà cửa, chịu nhiều nỗi nghèo hèn khốn khổ, mà hễ danh hiệu ta lọt vào tai thì tất Cả bệnh hoạn khổ não đều tiêu trừ, thân tâm an lạc, gia quyến sum vầy, của cải sung túc, cho đến chứng được  Đạo quả Vô Thượng Bồ Đề.
  • Nguyện thứ tám: Ta nguyện đời sau, khi chứng được  Đạo Vô Thượng Bồ Đề, nếu có những chúng nữ nhân nào bị trăm điều hèn hạ khổ sở của thân nữ làm cho buồn rầu, bực tức , sanh tâm nhàm chán, muốn bỏ thân ấy; mà hễ danh hiệu ta rồi thì được chuyển thân nữ thành nam, có đủ hình tướng trượng phu, cho đến chứng được  Đạo quả Vô Thượng Bồ Đề..
  • Nguyện thứ chín : Ta nguyện đời sau, khi chứng được  Đạo Vô Thượng Bồ Đề, thì khiến cho chúng hữu tình ra khỏi vòng lưới ma nghiệp, được giải thoát ra khỏi tất cả sự ràng buộc của ngoại đạo. Nếu có những kẻ sa vào rừng ác kiến, ta nhiếp dẫn họ trở về với chánh kiến và dần dần khiến họ tu theo đạo Bồ Tát Đặng mau chứng Chánh đẳng bồ đề .
  • Nguyện thứ mười: Ta nguyện đời sau, khi chứng được  Đạo Vô Thượng Bồ Đề, thì khiến cho chúng hữu tình nào mà pháp luật nhà vua gia tội bị xiềng xích, đánh đập , hoặc bị nhiều tai nạn nhục nhã, thân tâm chịu những nỗi khổ, buồn rầu, bứt rứt, mà hễ nghe đến danh hiệu ta, thì nhờ sức oai thần phước đức của ta đều được giải thoát tất cả những nỗi ưu khổ ấy.
  • Nguyện thứ mười một : Ta nguyện đời sau, khi chứng được  Đạo Vô Thượng Bồ Đề, thì khiến cho chúng hữu tình nào bị sự đói khát hoành hành, đến nỗi vì tạo miếng ăn mà phải sa vào nghiệp dữ, mà hễ nghe đến danh hiệu ta rồi chuyên niệm thọ trì thì trước hết ta dùng các món ăn uống ngon lạ ban bố cho thân họ được nó đủ và sau ta mới đem pháp vị nhiệm mầu liến lập cho họ cảnh giới an toàn .
  • Nguyện thứ mười hai : Ta nguyện đời sau, khi chứng được  Đạo Vô Thượng Bồ Đề, thì khiến cho chúng hữu tình nào ghè ở đến nỗi không có áo che thân muỗi mòng cắn đốt, nóng lạnh dãi dầu, ngày đêm khổ bức; mà hễ nghe đến danh hiệu ta rồi chuyên niệm thọ trì thì ta khiến cho được như ý muốn ; nào các thứ y phục tốt đẹp, nào tất cả bảo vật trang nghiêm, nào tràng hoa, phấn sáp bát ngát mùi thơ và trống nhạc cùng những điệu ca múa tuỳ tâm muốn thưởng thức món nào cũng được thỏa mãn.

Thế nhưng gần đây đọc trên trang mạng thì ngoài các bài kinh khẩn cầu đến Đức Phật Dược Sư chúng ta hãy còn nhiều phương pháp khác để chữa trị bịnh tật. 

Mời các bạn cùng tôi lướt qua những gì  Philip Conrau đã đề cập trong  bài viết " HÃY ĐẾN VỚI ĐỨC PHẬT ĐỂ CHỮA TRỊ BỊNH TẬT " và đã được tác giả Hoàng Phong phiên dịch như sau : 

  • Ta có thể chữa bịnh bằng phương pháp Tứ Diệu Đế, hoặc theo Y khoa cổ truyền  của Ấn Độ, hoặc phát huy lòng Từ Bi và Trí Tuệ, hoặc quán niệm các mantra theo Thần Kim Cương Tát Đoả, hoặc dùng khí lực trọ giúp như Taichi hay Yoga...

Và các bạn ơi những quan niệm của tôi đã đần dần thay đổi khi tôi đọc được những điều dạy thật hay đã được đúc kết  trong bài viết ấy rằng :

         " Vô minh và những thứ ảo giác do nó tạo ra, mới chính là những thứ cần phải chữa trị. " vì dù có khỏe mạnh đến đâu thì cuối cùng con người cũng sẽ Chết và con đường để chữa bịnh Vô minh dường như hết sức chông gai, vì Vô minh chỉ là KHÔNG BIẾT NHỮNG ĐIỀU CẦN PHẢI BIẾT  nhưng  đôi khi chính những người có học thức và tri thức vẫn là vô minh như thường  vì chưa có được Tuệ giác .

Bước sang lãnh vực Phật học, phải chăng vô minh có từ vô thỉ nên không có nguyên nhân, nhưng vô minh lại là gốc rễ của sự tự đắc, sự đố kỵ, tính kiêu ngạo, của lòng từ bi một chiều do bị tình cảm sai khiến  để theo đuổi một lý tưởng sai lầm....do vậy đừng ỷ lại vào Phật pháp để tự ngộ nhận những sự cầu nguyện là phương cách giữ gìn sức khỏe trong cuộc sống hoặc xem Phật  giáo là một kỹ thuật luyện tập để đem lại sự thoải mái và càng phát huy bản ngã hơn thêm. 

Đi sâu  vào ý nghĩa thật sự của Cuộc sống thì vẻ đẹp muôn đời của vạn vật chính là thái độ sống, kinh nghiệm sống của chính ta khi ta đến với Chánh Pháp, tất cả đều nằm trong tâm ta và không nằm ở bất cứ một chân trời nào ( phương Đông có cõi tịnh Lưu Ly và Phương Tây có cõi Cực Lạc ) .

Cho  nên Tổ thường dạy " Tâm bình thường là Đạo " do vì tâm ta hay suy nghĩ và tập nhiễm theo các thói quen của ta ( tập khí) và ta chỉ tiếp xúc được an lạc và giải thoát thật sự khi ta tiếp xúc được chính mình và vì vậy mà kinh Dược Sư cho rằng Phật thường trụ  nằm ngay tại đương niệm ( từng niệm, từng niệm, giác sát, thanh lọc nơi tâm)  thì khi ấy câu thần chú " Nam mô Đông Phương  Giáo Chủ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật" chính là phương thuốc vừa trong uống mà  ngoài xoa .

Trong Phật giáo Tây Tạng, Đức Phật Dược Sư còn được gọi là Thần y vì Ngài đã xoa dịu và chữa lành mọi căn nguyên của đau khổ . Ngài TARTHANG TULKU  có dạy như sau " " Khi cảm xúc và thái độ  vui mừng hay lạc quan đi qua từng phủ tạng và tuần hoàn khắp cả châu thân thì nguồn trí lực và nguồn sinh lục vật chất sẽ chuyển biến và cân bằng " 

Và như vây năng lượng chữa bịnh xuất hiện qua sức mạnh nội tại trong mỗi chúng ta, chúng ta có thể là ( người chữa bịnh-  học chữa bịnh cho chính mình - giúp người khác lành bịnh) qua tìm hiểu về căn nguyên sâu xa hơn là chỉ nhắm vào triệu chứng về mặt thể chẩt.

Kính xin kết thúc bằng vài câu thơ xưng tán Đức Phật Dược Sư với sự cảm nhiệm sức mạnh chữa bịnh của Ngài và chân lý siêu phàm của Phật pháp .

         NAM MÔ DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG VƯƠNG PHẬT 

                       Con vẫn biết Dược Sư là ...công dụng, 

                       Lưu Ly thể tịnh, tánh giác gọi Quang . 

                       Khơi đậy tâm con " Thần Y" đã tiềm tàng, 

            Chữa lành vết thương, đánh thức nguồn sinh lực ! 

                  Giúp con gột sạch  tính chất tiêu cực, 

                   Độc tố tối tăm, ảo tưởng bên trong .

              Thiêu cháy khát vọng cho phép mở lòng,  

              Tiếp nhận từ Ngài.... ánh hào quang tỏa  ! 

                    Sự thuần khiết xoá tan  mầu bản ngã ...

                     Vạn vật đều có năng lượng chữa lành 

            .Phương thuốc hiệu nghiệm ...tri tuệ tinh anh, 

                  Chủ yếu tinh thần...chính nơi xuất phát ! 

Huệ Hương 



hoa_sen

Niềm vui bé nhỏ

Cất tiếng hát vang...bao điều mong ước,
Đã tựu thành trong cách rất thiêng liêng .
Nhẹ nhàng như tiềm ẩn chút hạnh duyên...
Nên trong gió ...mùi trầm hương tỏa ngát!!!

Bước chân đi ...dù xuyên ghềnh vượt thác,
Vững niềm tin là phiên bản chính mình.
Dốc lòng chăm sóc sức mạnh tâm linh...
Đơn giản thản nhiên như ngàn năm sóng vỗ .

Nắng chiều vàng vọt, chim đàn...về tổ,
Còn tìm hư ảo...trái tim chỉ sầu đau.
Ngày nào đó, tóc xanh sẽ phai màu..
Đời thấy được bình an...khi Tu Đạo !!
Niềm vui bé nhỏ ... hoàn thiện hoài bảo !

Huệ Hương





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/02/2011(Xem: 2553)
Người ta luôn hỏi câu này, Phật đã đi đâu và hiện nay ngài đang ở đâu? Đây là một câu hỏi rất khó trả lời cho những ai không có một sự tu tập về đời sống tâm linh.
13/01/2011(Xem: 21329)
Trong Đường Xưa Mây Trắng chúng ta khám phá ra Bụt là một con người chứ không phải là một vị thần linh. Đó là chủ tâm của tác giả...
05/01/2011(Xem: 3867)
Sau khi Đức Phật nhập niết-bàn, xá lợi của Ngài được chia thành tám phần cho tám lãnh thổ như Vương Xá (Rājagaha), Vesāli,, thành Ca-tì-la-vệ (Kapilavatthu), Allakappa, Rāmagāma, Vethadīpa, Pāvā và Câu-thi-na (Kusinārā). Để có nơi tôn kính thờ xá lợi của các bậc thánh, kiến trúc của các ngôi tháp bắt đầu phát sanh và tiến hóa. Nhiều thế kỉ trôi qua, Phật giáo theo thời thế mà thăng trầm lên xuống và xá lợi hầu hết cũng bị thất lạc. Vào thế kỉ XX, các nhà khảo cổ trong khi khai quật vùng Taxila và ngọn đồi Long Thọ (Nāgārjunakondā) đã tìm thấy các viên xá lợi thật của của Đức Phật và hiện nay được thờ tại Sārnātha. Tác giả Tham Weng Yew đã viết về lịch sử và ý nghĩa của việc thờ xá lợi, tiến trình thăng hóa các đền tháp thờ cùng các hình ảnh minh họa. Tỳ-kheo-ni Giới Hương đã phát tâm dịch ra tiếng Việt và đây là lần xuất bản thứ 2.
05/01/2011(Xem: 2574)
Trong Việt Nam Phật Giáo sử luận, tập một, khi bàn về sự liên hệ giữa thiền và thi ca, giáo sư Nguyễn Lang viết: "Thi ca không có hình ảnh thì không còn thi ca nữa, cũng như đi vào lý luận siêu hình thì thiền không còn có thể là thiền nữa" Nhưng thế nào là hình ảnh, giáo sư Nguyễn Lang giải thích:
04/01/2011(Xem: 51657)
QUYỂN 5 MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI BỐN (Năm 574 trước TL) 91 CÁC LOẠI CỎ Đầu Xuân, khi trời mát mẻ, đức Phật tính chuyện lên đường trở về Sāvatthi. Thấy hội chúng quá đông, đức Phật bảo chư vị trưởng lão mỗi vị dẫn mỗi nhóm, mỗi chúng phân phối theo nhiều lộ trình, qua nhiều thôn làng để tiện việc khất thực. Hôm kia, trời chiều, cạnh một khu rừng, với đại chúng vây quanh, đức Phật ngắm nhìn một bọn trẻ đang quây quần vui chơi bên một đám bò đang ăn cỏ; và xa xa bên kia, lại có một đám trẻ khác dường như đang lựa tìm để cắt những đám cỏ xanh non hơn; ngài chợt mỉm cười cất tiếng gọi:
21/12/2010(Xem: 2010)
Năm đầu tiên (528 TTL): Sau khi thành đạo vào đêm rằm tháng Vesakha (tức tháng Tư âm lịch), Đức Phật đến ngụ tại khu vườn nai (Lộc uyển), vùng Chư thiên đọa xứ (Isipatana) tức Sa-nặc (Sarnath) ngày nay, gần thành Ba-na-lại (Benares). Tại đó, Ngài giảng bài kinh đầu tiên, kinh Chuyển Pháp Luân, hóa độ năm anh em đạo sĩ Kiều-trần-như (Kodañña) và cư sĩ Da-xá (Yasa).
24/11/2010(Xem: 12250)
Bộ Ảnh về Cuộc Đời Đức Phật, Bộ hình phác họa về lịch sử, cuộc đời đức Phật do một họa sĩ người Thái Jamnuon Jhanando thực hiện. Những lời giải thích do cá nhân chúng tôi chú thích, nếu có sai sót xin nhờ quý vị chỉnh sửa dùm cho đúng. Kính tri ân…
16/10/2010(Xem: 7282)
Đây là bài thuyết giảng về "Đức Phật của chúng ta" một đề tài dễ làm cho Phật tử ngạc nhiên, vì Đức Phật của chúng ta là Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật rồi còn gì mà phải đặt vấn đề. Nhưng vấn đề sở dĩ được đặt ra là nhiều khi chúng ta chưa có được một cái nhìn thấu triệt tất cả tinh tường, đức tướng, hạnh đức, tin đức của đức Phật chúng ta. Do vậy, bài này, một phần giúp chúng ta trả lời những thiếu sót như vậy... Chính thái độ hóa thần thông để giáo hóa chúng sanh đã làm nổi bật giá trị tâm lý hoằng pháp mà Đức Phật của chúng ta đã dùng để hoằng hóa độ sanh.
16/10/2010(Xem: 6986)
Đức Thích Ca Mâu Ni đã vì một đại nguyện lớn lao, một lòng từ vô lượng mà khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giài thoát.
12/10/2010(Xem: 5021)
Lời người dịch: bài này được trích dịch từ một tập sách nhỏ có tựa đề “ 101 điều về Giáo Lý” (Dharma 101) là những câu hỏi thường xuất hiện trong quá trình tu học của người Tây Phương. Những câu hỏi (Đức Phật là ai ? Đức Phật ở đâu ?, niềm tin quan trọng ra sao ?, tại sao chúng ta phải cúi chào ? bạn là ai ? nghiệp là gì ?) có thể nghe quen thuộc đối với nhiều người nhưng câu trả lời có thể không quen thuộc. Điều này có thể do có sự khác biệt về quan điểm hay về sự hiểu biết giữa các vị Thầy, hoặc sự khác biệt giữa các truyền thống. Ba Thừa chính yếu của Phật Giáo tại Á Châu (Tiểu Thừa, Đại Thừa và Kim Cang Thừa) có sự khác nhau về lý tưởng, pháp tu và cách trình bày. Ví dụ những câu hỏi về sự giác ngộ có thể có câu trả lời của một vị Thầy Đại Thừa ở Đông Á khác với câu trả lời của một đạo sư Kim Cang Thừa của Tây Tạng. Một câu hỏi về ý niệm của tánh không Phật Giáo sẽ có hai câu giải đáp khác nhau bởi một vị Sư Nam Tông ở Đông Nam Á và một vi Thầy bên Đại Thừa. Nhưng ở Tây Phương, nơi
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]