Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

39. Voi, Lừa Và Đa Đa

15/03/201410:42(Xem: 27136)
39. Voi, Lừa Và Đa Đa
mot_cuoc_doi_bia_3

Voi, Lừa Và Đa Đa





Sau khi chế định lại điều học, vì các vị tỳ-khưu chỉ thêm một chữ “chưa thọ giới” và “chưa thọ đại giới” mà sinh ra cớ sự, đức Phật lại quay sang kể chuyện xưa để giáo giới chuyện xảy ra với tôn giả Sāriputta.

- Này hội chúng! Thuở xưa, rất là lâu xưa, trong khu rừng già nọ có một con voi, một con lừa và một con chim đa đa chung sống, làm bạn với nhau rất là thuận hòa và êm ấm. Chúng thường vui chơi với nhau, nô giỡn với nhau, tụ họp, chuyện vãn với nhau dưới tàn đại cổ thụ cành lá sum suê đã hàng ngàn năm tuổi.

Hôm nọ, voi chợt nói:

- Này các bạn! Chúng ta sống với nhau dường như đã quá lâu, không ai còn nhớ thời gian, và cũng không ai biết là ai sinh trước, ai sinh sau, ai lớn, ai nhỏ! Kỳ không? Phàm lớn là anh mà nhỏ là em! Ít ra, chúng ta phải làm thế nào để biết rõ ai lớn ai nhỏ để xưng hô cho phải lẽ chứ? Nhỏ thì phải biết vâng lời, tôn kính, tôn trọng lớn; lớn thì phải biết nhường nhịn, chở che, đùm bọc nhỏ! Các bạn nghĩ có đúng thế không?

Chim đa đa gật đầu, nhưng lừa thì chợt cười:

- Trên nguyên tắc thì đồng ý! Nhưng bạn voi ơi! Chữ gọi là nhỏ và lớn của bạn đưa ra có vấn đề đấy! Nói rõ là nó có vẻ ỡm ờ, lấp lửng, không rõ nghĩa! Tại sao ư? Bạn to con, lớn xác, chẳng lẽ bạn làm anh ư? Vậy phải xác định rõ, lớn ở đây là lớn về tuổi tác, chứ không phải là to con, lớn xác, đồng ý thế không?

Voi vỗ chân đồm độp:

- Bạn đã bóp méo vấn đề. Câu tôi nói là thời gian sinh trước, sinh sau mà!

- Vậy thì được!

Chim đa đa nói xong, bèn quay sang hỏi tuổi tác của ông voi.

Voi bần thần ngẫm ngợi một lúc, rồi chợt đưa mắt ngước nhìn cây đại cổ thụ cao gấp cả hàng chục lần nó, đáp rằng:

- Tôi không biết là tôi sinh ra từ lúc nào, ở đâu, nhưng còn nhớ rất rõ, khi tôi lớn lên, cái vòi của tôi có thể sờ cái đọt cây này một cách dễ dàng!

Lừa cười, bày cả hàm răng trắng hếu:

- Vậy là bạn còn nhỏ tuổi. Thuở lớn lên, tôi cao ngang bằng cây đại thụ này và tôi ăn những đọt lá của nó dễ như chơi, không cần phải nhón chân, độn móng!

Nghe voi và lừa kể, chim đa đa chợt hót lên một tràng không giống ai, kèm thêm giọng cười hin hít, chin chít rất khó nghe.

Cả hai bèn hỏi chim:

- Bạn làm cái quái gì vậy?

- Tôi cười! Chim đáp - tôi vui quá nên tôi cười kiểu chim đa đa như vậy đó! Các bạn hiểu tại sao không? Tôi không còn nhớ thời gian hay tuổi tác, nhưng tôi biết rõ như thế này. Thuở ấy, khi qua chơi trên Himalaya, tôi ăn được một chùm trái ngon ngọt như mật ong, khi bay ngang đây, tôi ỉa xuống một bãi phân. Rồi từ trong đó, một cái hạt nứt ra, mọc lên thành cây đại cổ thụ bây giờ!

Voi vốn đôn hậu, thật thà, xác nhận:

- Hóa ra tôi to con lớn xác mà lại là sinh sau đẻ muộn. Vậy so tuổi tác với các bạn, tôi nhận mình là em út đó nghe! Bạn lừa là anh thứ của tôi, còn chú đa đa bé tí xíu kia lại là anh cả, anh trưởng. Vậy từ rày về sau, chúng ta cứ theo thứ tự tuổi tác để xưng hô cho phải lẽ.

Đức Phật cất giọng kết luận như tiếng chuông ngân tỉnh thức:

- Voi, lừa, đa đa là giống súc sanh, noãn sanh thế mà chúng còn biết phân biệt tuổi tác lớn nhỏ, biết tôn ti trật tự, biết cách xưng hô để tôn kính kẻ lớn tuổi hơn mình. Còn trong giáo hội này, chuyện gì đã xảy ra?

Như Lai thường coi Sāriputta như ngang hàng với Như Lai, là bậc trưởng thượng, thượng tôn tăng đoàn. Là vị đệ nhất đại đệ tử, là thượng thủ của giáo hội, thế mà các ông tỳ-khưu trẻ lại không biết tôn kính Sāriputta, con trai trưởng của Như Lai!

Này đại chúng Tăng ni! Sāriputta niên cao, lạp(1)lớn, hằng quan tâm đến đại chúng, đến sự phát triển của giáo hội, đến sự hoằng dương giáo pháp nên ít có cơ hội nghĩ đến bản thân mình, nếu không muốn nói là ông ta đã dứt bỏ cái bản ngã, ít ăn, ít ngủ, chỉ sống cho mọi người, lo cho mọi người. Thế mà ở đây đã có một số vị không thấy, không biết cái ân đức ấy của Sāriputta. Từ tu viện này sang tu viện khác, từ vườn rừng này sang vườn rừng khác, ở đâu cũng có tấm lòng và bàn tay chăm sóc, vun quén của Sāriputta! Từ việc nhỏ đến việc lớn, từ trong ra ngoài, việc gì ông ta cũng chu tất, toàn mãn không chê vào đâu được. Sāriputta lo cho người bệnh, người già yếu, hướng dẫn giáo pháp không mệt mỏi; không bỏ quên cả một sa-di nhỏ tuổi, quan tâm đến cả từng bữa ăn, một cái chăn đắp, một cái mụt nhọt chưa lành của ai đó. Thế gian này không có một ông Sāriputta thứ hai với những phẩm chất tuyệt hảo như thế, muôn triệu năm mới có một người. May ra chỉ có thêm Moggallāna là tương tợ. Thế mà, đêm qua, Sāriputta của chúng ta không có được một chỗ nghỉ, dầu là một mái che nhỏ, dầu là một góc hành lang! Tịnh thất đặc biệt dành riêng cho ông ấy đã bị mấy ông tỳ-khưu trẻ nào đó chiếm chỗ. Thế là với một lá y tạm che sương, Sāriputta qua đêm giữa sương lạnh!

Đại chúng nghĩ thế nào về điều tệ hại ấy? Các vị sống trong giáo pháp phát triển đời sống tinh thần bậc cao mà tại sao lại còn thua con voi, con lừa, con đa đa trong câu chuyện kể trên?

Đức Phật im lặng. Giảng đường yên lặng. Cả con muỗi bay cũng nghe được âm thanh. Có một số các vị tỳ-khưu xấu hổ cúi gằm mặt xuống. Có một số vị thì học được bài học nghìn vàng.

Đến ngang đây thì tôn giả Sāriputta đâu từ bên ngoài bước vào, đảnh lễ đức Phật rồi thưa rằng:

- Sự giáo giới của đức Thế Tôn quả thật là lợi lạc cho đại chúng, là hữu ích cho kỷ cương, phép tắc của giáo hội. Đã làm cho trang nghiêm giáo hội. Nhưng ở đây chỉ có một số tỳ-khưu còn nhỏ tuổi, trẻ người, non dạ chưa được thuần thục trong giáo pháp mà thôi. Sau khi đức Thế Tôn đã giảng thời pháp này rồi thì có lẽ không còn ai dám để mình phải thua con voi, con lừa, con chim đa đa kia nữa. Riêng đệ tử, một đêm ngoài trời thì cũng chưa đến nỗi nào. Tôn giả Mahā Kassapa, đệ tử của tôn giả và hằng trăm vị tỳ-khưu sống đời đầu-đà khổ hạnh, họ luôn ngủ nghỉ dưới những chỗ không có mái che mà tinh thần vẫn khang kiện, sức khỏe vẫn tốt.

Đệ tử xin thay mặt số chư sư dại dột ấy, sám hối dưới chân đức Thế Tôn, vì một phần lỗi cũng do đệ tử, Moggallāna hoặc chư trưởng lão khác chưa dạy dỗ họ đến nơi đến chốn! 

Đức Phật im lặng thọ nhận cái lạy và lời sám hối ấy xong, ngài nói:

- Chư vị thấy chưa? Lỗi của mấy ông tỳ-khưu ngu si mà Sāriputta phải sám hối đấy!

Rồi ngài nhìn tôn giả với tia mắt vô cùng thương yêu và trân trọng, nói rằng:

- Thôi, ông hãy đứng dậy đi! Như Lai sẽ xá tội cho tất cả!

Sau đó, đức Phật dạy:

- Từ rày về sau, tất cả sa-di đều phải xem tỳ-khưu là thầy, là cha của mình. Tỳ-khưu cách nhau ba hạ lạp cũng phải được quy định bởi sự tôn kính như thế. Riêng các vị đại trưởng lão, Tăng chúng phải xem gần như ngang hàng với Sāriputta, Moggallāna, Mahā Kassapa... Và nếu như ngang hàng với các vị ấy cũng có nghĩa là ngang hàng với Như Lai. Tất cả mọi trú xứ, chỗ ngủ nghỉ, trong nhà ăn, tại nhà hội, giảng đường, trên đường đi đều phải theo tôn ti hạ lạp. Như Lai không muốn có trường hợp xảy ra như hôm qua nữa. Sāriputta đã sám hối cho các ông, vậy nếu không khôn ngoan hơn, lửa địa ngục sẽ thiêu cháy các ông rất nhiều đời kiếp đấy, chẳng ai có thể cứu nổi đâu nếu mình không biết tự cứu!



(1)Lạp là nói tắt của hạ lạp, tàu lấy ý từ chữ vassa (hạ), an cư mùa mưa. Sở dĩ tàu dùng chữ lạp (tháng chạp) là nhằm nói đến hết năm. Vị tỳ-khưu thường tính tuổi đạo bằng bao nhiêu mùa an cư (vassa), một hạ được coi như là một năm tuổi đạo.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/11/2010(Xem: 10375)
Bộ Ảnh về Cuộc Đời Đức Phật, Bộ hình phác họa về lịch sử, cuộc đời đức Phật do một họa sĩ người Thái Jamnuon Jhanando thực hiện. Những lời giải thích do cá nhân chúng tôi chú thích, nếu có sai sót xin nhờ quý vị chỉnh sửa dùm cho đúng. Kính tri ân…
16/10/2010(Xem: 6807)
Đây là bài thuyết giảng về "Đức Phật của chúng ta" một đề tài dễ làm cho Phật tử ngạc nhiên, vì Đức Phật của chúng ta là Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật rồi còn gì mà phải đặt vấn đề. Nhưng vấn đề sở dĩ được đặt ra là nhiều khi chúng ta chưa có được một cái nhìn thấu triệt tất cả tinh tường, đức tướng, hạnh đức, tin đức của đức Phật chúng ta. Do vậy, bài này, một phần giúp chúng ta trả lời những thiếu sót như vậy... Chính thái độ hóa thần thông để giáo hóa chúng sanh đã làm nổi bật giá trị tâm lý hoằng pháp mà Đức Phật của chúng ta đã dùng để hoằng hóa độ sanh.
16/10/2010(Xem: 6213)
Đức Thích Ca Mâu Ni đã vì một đại nguyện lớn lao, một lòng từ vô lượng mà khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giài thoát.
12/10/2010(Xem: 4610)
Lời người dịch: bài này được trích dịch từ một tập sách nhỏ có tựa đề “ 101 điều về Giáo Lý” (Dharma 101) là những câu hỏi thường xuất hiện trong quá trình tu học của người Tây Phương. Những câu hỏi (Đức Phật là ai ? Đức Phật ở đâu ?, niềm tin quan trọng ra sao ?, tại sao chúng ta phải cúi chào ? bạn là ai ? nghiệp là gì ?) có thể nghe quen thuộc đối với nhiều người nhưng câu trả lời có thể không quen thuộc. Điều này có thể do có sự khác biệt về quan điểm hay về sự hiểu biết giữa các vị Thầy, hoặc sự khác biệt giữa các truyền thống. Ba Thừa chính yếu của Phật Giáo tại Á Châu (Tiểu Thừa, Đại Thừa và Kim Cang Thừa) có sự khác nhau về lý tưởng, pháp tu và cách trình bày. Ví dụ những câu hỏi về sự giác ngộ có thể có câu trả lời của một vị Thầy Đại Thừa ở Đông Á khác với câu trả lời của một đạo sư Kim Cang Thừa của Tây Tạng. Một câu hỏi về ý niệm của tánh không Phật Giáo sẽ có hai câu giải đáp khác nhau bởi một vị Sư Nam Tông ở Đông Nam Á và một vi Thầy bên Đại Thừa. Nhưng ở Tây Phương, nơi
08/10/2010(Xem: 5785)
Người ta luôn hỏi câu này, Phật đã đi đâu và hiện nay ngài đang ở đâu? Đây là một câu hỏi rất khó trả lời cho những ai không có một sự tu tập về đời sống tâm linh. Bởi vì người đời thường nghĩ về cuộc sống theo cách của thế gian. Họ khó có thể hiểu được khái niệm một vị Phật. Vài nhà truyền giáo nào đó tiếp cận các Phật tử và nói rằng Phật không phải là một vị thần mà chỉ là một con người. Ngài đã chết và không còn nữa. Vậy thì làm sao người ta có thể tôn sùng một người cũng đã chết? Những chúng ta phải hiểu rằng, Đức Phật được tôn xưng là Thiên Nhân Sư, vị thầy của chư thiên và loài người. Bất cứ khi nào chư thiên có gặp khó khăn, họ đều gặp ngài để xin lời khuyên. Thế rồi họ nói rằng vị chúa tể của họ vẫn hằng sống, và đó là lý do tại sao người người cầu nguyện với Ngài.
06/10/2010(Xem: 2361)
Đức Phật tướng hảo trang nghiêm, kim dung từ bi, hàng sơ học chỉ có thể dựa vào thánh tượng mới có thể nhận thức được Phật. Chủng loại thánh tượng của Đức Phật rất nhiều...
03/10/2010(Xem: 1963)
Ngài luôn luôn cổ súy tinh thần tự lực của mỗi người để tìm lấy sự giải thoát cho chính mình và điều này như là một sợi chỉ xuyên suốt trong toàn bộ hệ thống giáo lý của Phật...
30/09/2010(Xem: 2648)
Tiếng Phạn Sarìra, PàliSarìra có nghĩa làtử thi, di cốt:dịch ý là thể, thân, thân cốt, di thân.Thông thường xá lợi dùng để chỉ cho di cốt của Phật, nên gọi là Phật cốthay Phật xá lợi.Chữ này về sau cũng dùng để chỉ cho phần xương đầu của các bậc cao tăng sau khi viên tịch hỏa thiêu còn lại. Hơn nữa, bảo tháp dùng để tôn trí xá lợi của Phật gọi làTháp xá lợi; nơi an tri bình xá lợi của Phật gọi là Bình xá lợi; Pháp hội cúng dường xá lợi Phật gọi làHội xá lợi.
29/09/2010(Xem: 5262)
Ngoài việc nói pháp đúng đối tượng nghe, Thế Tôn còn nói pháp đúng thời và đúng chỗ, khiến cho tác dụng của thời pháp được tăng thêm hiệu quả.
25/09/2010(Xem: 9580)
Theo lời đức Bổn Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật chỉ dạy trong kinh A Di Đà, cách thế giới Ta-Bà của chúng ta 10 muôn ức cõi Phật về hướng Tây rất xa, có một thế giới tên là Cực Lạc, Đức Phật giáo chủ cõi đó làPhật A-Di-Đà hiện đang thuyết pháp độ sanh. Đức Phật A Di Đà là một ngôi giáo chủ trên cõi LạcBang, oai đức không cùng, thệ nguyện rất lớn, mở môn phương tiện, độ kẻchúng sanh ra khỏi Ta bà đem về Tịnh độ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567