Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nghệ sĩ tính trong giai điệu mùa xuân

30/08/201307:08(Xem: 2933)
Nghệ sĩ tính trong giai điệu mùa xuân

681x454

Nghệ sĩ tính là tính nghệ sĩ được thể hiện qua cung cách tư duy, diễn đạt, minh họa, ứng xử với tha nhân trong sinh hoạt hằng ngày của mỗi người. Nghệ sĩ tính không phải là một đặc quyền hiếm có, chỉ dành riêng cho những cá thể biệt lệ, mà nó thẩm thấu, đượm nhuận, bàng bạc và lưu chuyển ít hay nhiều trong khắp dòng đời của từng nhân cách tại thế.

Một buổi chiều mùa xuân, tiết trời êm dịu, trên bước đường vân du hoằng hóa, Thế Tôn và A-nan, đệ tử thân cận nhất của Ngài, đang ngồi nghỉ mát trên bờ ruộng, nhác thấy một mục tử đã trọng tuổi, khổ người mảnh khảnh, nước da sạm nắng, nhưng có đôi mắt tinh anh với dáng đi thanh thoát, nhẹ nhàng, theo sau một bầy gia súc gồm cả bò, dê, cừu đang ăn cỏ dưới chân đê. Thế Tôn vỗ nhẹ vai A-nan, nói:

- A-nan, trông ông cụ mảnh mai nhưng cực kỳ cường tráng.

- Đúng vậy, bạch Thế Tôn, nhất là cái vẻ hồn nhiên tự tại của ông ta. Cứ nhìn cái roi ông vác trên vai với dáng đứng thênh thang giữa đất trời lộng gió thì rõ.

Ờ nhỉ! Và để bắt chuyện cho vui, Thế Tôn hỏi:

- Mục tử, ông là ai?

- Tôi là Dhaniya. Xin chào hai ngài.

- Mục tử, hình như ngươi có được niềm hạnh phúc thanh bình.

- Dạ không dám!… Có điều:

Cơm tôi đã nấu chín
Sữa tôi đã vắt xong
Trên bờ sông tôi ở
Cùng với vợ con tôi
Mái nhà lợp kỹ rồi
Trong nhà đèn sáng rỡ
Mưa rơi mặc mưa rơi.

Thế là tần số âm thanh mang tính nghệ sĩ đã được cộng hưởng, Thế Tôn mỉm cười đáp:

Ta đoạn trừ sân hận

Ta đốn phá mê lầm

Một đêm ta chờ đợi

Trên bờ sông mênh mông

Nhà ta không có mái

Lửa dục ta tắt rồi

Mưa rơi mặc mưa rơi.

Chất nghệ sĩ trong người như đang được xúc tác, Dhaniya tiếp:

Dê tôi không bị muỗi mòng

Cừu tôi mặc sức thong dong

Bò tôi đầy đồng gặm cỏ

Mặc cho mưa gió phũ phàng.

Thế Tôn nhìn Dhaniya bằng ánh mắt đồng điệu, đáp:

Ta đã làm bè kiên cố

Chống chèo đến cảnh niết bàn

Băng qua thác ghềnh tham dục

Đến được bến bờ thênh thang

Thuyền bè ta không cần nữa

Mặc cho mưa gió phũ phàng.

Dhaniya, với giai điệu hưng phấn, cất giọng:

Vợ tôi ngoan ngoãn vâng lời

Tiết trinh đức hạnh mấy đời phôi pha

Bao năm chung sống hài hòa

Nhân từ vui tính ấy là vợ tôi

Gần xa ai cũng mến người

Mưa rơi thì mặc mưa rơi sá gì.

Nồng độ thi hứng như được nhân lên theo cấp lũy thừa, Thế Tôn tiếp:

Tâm ta ngoan ngoãn vâng lời

Si mê ràng buộc nhiều đời gỡ xong

Bao năm tu tập tinh ròng,

Hiền hòa nhu nhuyến tâm ta sáng ngời

Khổ đau ác trược đoạn rồi

Mưa rơi thì mặc mưa rơi sá gì.

Dhaniya ra chiêu:

Tôi tự trả lương người giúp việc

Khẩu phần con cháu nhận nơi tôi

Không ai lên tiếng than hơn kém

Mặc sức mưa giăng ngập cả trời.

Thế Tôn phản đòn:

Ta không nô lệ cho ai cả

Đất trời lồng lộng ta thênh thang

Với ta không cần người nô lệ

Mặc sức mưa giăng trải hàng hàng.

Dhaniya lên giọng quả quyết:

Tôi có bò sữa, nghé tơ và bê con

Lại thêm một chó theo chăn chúng

Mưa gió hề chi mưa cứ mưa.

Thế Tôn cũng ngỏ lời xác tín:

Ta không bò sữa, nghé tơ và bê con

Cũng không có chó theo chăn chúng

Mưa gió hề chi mưa cứ mưa.

Dhaniya lập ngôn quyết liệt hơn:

Cọc nhọn đóng xuống đất

Mấy ai nhổ xem nào

Dây mới bện cỏ chắc

Trâu bò phá được sao

Mưa sa mặc mưa sa.

Thế Tôn liền thả giọng tối hậu:

Như chó bứt xiềng xích

Như voi phá xích xiềng

Vĩnh viễn ta đoạn tuyệt

Vào ra cõi ta bà

Mưa sa mặc mưa sa.

Ma vương, tên ác quỷ đang âm thầm theo dõi cuộc song thoại, nghe âm hưởng phản biện chan chát của Thế Tôn mà thấy ngứa gan, tím mật, bèn lên tiếng bênh vực Dhaniya với giọng điệu mỉa mai, châm chích nhưng cũng đầy ắp tinh chất thi hứng:

Có con sung sướng vì con

Có bò sung sướng vì bò

Sung sướng cho ai lắm của tiền

Người không tiền của khổ triền miên.

Chưa chắc!… Thế Tôn cười chúm chím, đáp:

Có con khốn khổ vì con

Có bò khốn khổ vì bò

Khốn khổ cho ai lắm của tiền

Người không tiền của sướng vô biên.

Bấy giờ Dhaniya nhìn Thế Tôn bằng ánh mắt quy ngưỡng. Ông quỳ rạp người đảnh lễ Ngài ba lần, rồi đưa tay vẫy chào A-nan và lùa đàn gia súc về.

Cuộc đối thoại mang tính nghệ sĩ giữa Dhaniya và Thế Tôn đã cho ta thấy hai quan điểm hạnh phúc trên đời: một là hạnh phúc tại thế, và hai là hạnh phúc xuất thế. Dhaniya có vợ đẹp con ngoan, nhà cao cửa rộng, ruộng vườn trù phú, gia súc chật chuồng, lúa khoai đầy lẫm, nên dù cho mưa bão sấm sét cũng chẳng khuấy động được tâm hồn của người đang tận hưởng vinh hoa phú quý. Ông đã bày tỏ tâm trạng thực sự an lành, hạnh phúc của mình qua ngữ điệu thi vị theo đà hưng phấn.

Thế Tôn thì ngược lại, vô sản thuần túy, có được căn nhà ngũ uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành, thức, nhưng không có mái, tức là có thân tướng giả hợp nhưng không còn vô minh và phiền não tác hại, nên Ngài đã tận hưởng được niềm hạnh phúc siêu việt như lời xác quyết dưới cội Bồ đề khi vừa đạt đạo:

Lang thang bao kiếp sống
Ta tìm kẻ xây nhà
Tìm mãi vẫn không ra
Nên luân hồi đau khổ
Hỡi kẻ làm nhà kia
Ta thấy mặt ngươi rồi
rui mè đòn dông gãy
Ngươi hết làm nhà thôi
Tâm ta chừ tịch tịnh
Tham ái dứt bặt rồi.

(PC. 153, 154)

Ngoài nội dung tư tưởng và phong cách nghệ sĩ thuộc kiểu ngẫu hứng thượng thừa, điểm thú vị nữa là Thế Tôn đã cho ta thấy cái mà ngôn ngữ đương đại gọi là nguyên tắc “phản biện” thì thuật ngữ thiền môn gọi là “đối trị tất đàn”, tức là sử dụng những phương tiện có thật, tất yếu trên diễn đàn trái đất này để luận giải và minh chứng sự thật. Tất đàn (siddharta) có nghĩa là thành tựu. Thế Tôn đã giúp cho Dhaniya thành tựu biện chứng và thấy rõ bản chất của cái gọi là hạnh phúc tại thế, và hạnh phúc xuất thế. Ngay cả tên ác quỷ cũng được Ngài khai hóa theo nguyên tắc “đối trị” này.

Tóm lại, theo nhãn quan thông thường, có nhiều tài sản, gia súc và con cái là có hạnh phúc. Đối với Thế Tôn, tài sản, gia súc và con cái là nhửng biểu tượng ẩn dụ, chỉ sự ràng buộc, aí nhiễm và phiền não. Nhưng suy cho cùng, dù tại thế hay xuất thế, hạnh phúc vẫn là hương liệu quý hiếm, sưởi ấm lòng người, tăng trưởng nghị lực, và dẫn đến thành tựu đạo nghiệp, như lời lục tổ Huệ Năng:

Phật pháp tại thế gian

Bất ly thế gian giác

Ly thế mích bồ đề

Hiệp như cầu thố giác.

Tạm dịch:

Phật pháp chan hòa khắp thế gian

Chẳng xa trần thế chứng niết bàn

Xa rời cuộc lữ cầu chánh giác

Như tìm sừng thỏ giữa nhân gian.

Mong sao tinh thần nghệ sĩ và thiền vị thi ca lúc nào cũng rạng rỡ trong lòng người con Phật.

(Tịnh Minh, đã đăng trong tuần báo Giác Ngộ, số 311, ngày 12-1-2006. Mừng Xuân Mới Bính Tuất, 2006)

Những vần thơ đối thoại trên được trích từ ấn phẩm Cuộc Đời Đức Phật, Tịnh Minh dịch.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/05/2019(Xem: 10161)
Những Ngày Lễ Trong Phật Giáo (Tính theo ngày Âm lịch)
30/04/2019(Xem: 3134)
Vị Thánh đệ tử nào, bạch Thế Tôn, đi đến nhứt tâm và hoàn toàn tin tưởng ở Như Lai; vị ấy không có thể phân vân hay nghi ngờ đối với Như Lai, hay đối với lời giảng dạy của Như Lai. Với vị Thánh đệ tử có lòng tin, được chờ đợi rằng: Vị ấy sẽ trú tinh cần, tinh tấn để đoạn tận các pháp bất thiện, để làm sanh khởi các thiện pháp, nỗ lực, kiên trì, tinh tấn, không có quăng bỏ gánh nặng đối với thiện pháp (Tương Ưng Căn, Thiên Đại Phẩm, Tương Ưng Bộ)
01/04/2019(Xem: 5429)
"Nhược dĩ sắc kiến ngã Dĩ âm thanh cầu ngã Thị nhân hành tà đạo Bất năng kiến Như Lai" Câu kệ ngôn xưa Tôi đọc mãi, tụng hoài Qua tháng qua năm Tuổi tác chất đầy Mà vẫn không bao giờ thuộc được Tôi đã từng đi tìm ngài Qua nguy nga chùa tháp Tượng đài vàng son
28/07/2018(Xem: 3113)
"Này Subhadda, thuở ấy mới vừa hai-mươi-chín tuổi, Ta đã Hoang Phong "Này Subhadda, thuở ấy mới vừa hai-mươi-chín tuổi, Ta đã rời bỏ thế giới hầu mong cầu sự Tốt Đẹp; Này Subhadda, thế rồi năm-mươi-mốt năm trôi qua. Trong suốt thời gian ấy ta từng là một kẻ lữ hành, ngao du trong thế giới của Đạo Đức và Sự Thật" Đức Phật Câu trên đây là lời của Đức Phật nói với người đệ tử cuối cùng mà Ngài đã thu nhận trước khi hòa nhập vào Đại bát Niết bàn. Câu này được trích từ Kinh Đại-bát Niết-bàn, Trường Bộ Kinh DN15, phân đoạn V, tiết 62, theo bản dịch từ tiếng Pa-li sang tiếng Anh của ni sư người Đức Vajirabhikkhuni đến tích Lan quy y và đã lưu lại vĩnh viễn tại nơi này và nhà sư người Anh Anagarika Sugatananda (Francis Story, 1910-1972) đã từng phiêu bạt 25 năm tại các nước Tích Lan, Ấn Độ, Miến Điện để tu học và đ
24/07/2018(Xem: 4586)
Xưa rời cung điện ra đi Giờ đây thành đạo trở về thăm cha Hai mươi năm thoáng trôi qua Quê hương Đức Phật Thích Ca đón người Ca Tỳ La Vệ xanh tươi Vua cha Tịnh Phạn mừng vui vô cùng Cả nhân dân, lẫn hoàng cung Cùng nhau sửa soạn tưng bừng thiết tha. Một bình bát, một cà sa Dạt dào đức độ, bao la nhân từ Phật thăm quê dấu yêu xưa Rộn ràng đất nước sang mùa hoan ca
01/06/2018(Xem: 23545)
Nhằm tạo một cơ hội sinh hoạt chung để chia sẻ, học hỏi, thảo luận một số đề tài liên quan đến công việc Hoằng pháp, Giáo dục, Văn học Nghệ thuật Phật Giáo, và Ra Mắt Sách chung, một buổi sinh hoạt CÓ MẶT CHO NHAU sẽ được tổ chức tại Viet Bao Gallery, 14841 Moran St. Westminster, CA 92683, vào lúc 4:30--8:30 Chiều, Thứ Bảy, ngày 2 tháng 6, 2018.
08/03/2018(Xem: 6177)
Từ xưa, hình tượng Thái tử Tất Đạt Đa đản sanh tại vườn Lâm tì ni đã được cách điệu, phổ quát thành nghệ thuật hội hoạ, điêu khắc là một đồng tử, tôn trí phụng thờ trong các ngôi chùa trên đất nước Việt Nam. Ngày nay, thường được chuẩn hoá làm hình tượng trung tâm của các lễ đài kỷ niệm ngày Phật Đản. Hình ảnh một anh nhi thánh hạnh, khuôn mặt tròn đầy phước tướng, biểu hiện ứng thân Đức Phật Thích Ca giáng sanh dưới nhành hoa vô ưu với bảy bước chân đầu đời, mỗi bước một hoa sen nâng đỡ, với câu nói đầu tiên chớm nở trên đôi môi hồng tươi tắn của một Em Bé: “Trên trời dưới đất, chỉ ta độc nhất”. Hình ảnh ấy được nhất quán mô tả qua kinh điển, hình ảnh ấy từng được Đại Sĩ Mã Minh (As’vaghova. 100 – 160 TL) thi hoá vào Trường ca Phật Sở Hành Tán: An tường hành thất bộ Ung dung bảy bước đi Túc hạ an bình chỉ An bình in rõ dấu Bích triệt du thất tinh Bảy sao sáng khác gì Thú Vương sư tử bộ Uyển chuyển bước sư tử
15/12/2017(Xem: 118923)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
24/11/2017(Xem: 5742)
Các nhà khảo cổ đang nghiên cứu tại Nepal đã phát hiện bằng chứng về một kiến trúc tại nơi sinh ra Đức Phật có niên đại thế kỷ thứ 6 trước công nguyên. Đây là tài liệu khảo cổ học đầu tiên liên kết cuộc đời của Đức Phật – và là bông hoa đầu tiên của Phật giáo – với một thế kỷ cụ thể.
10/08/2017(Xem: 4562)
Theo sử để lại thì Đức Phật Thích Ca là vị Phật có thật trong lịch sử văn hoá nhân loại. Sách có ghi lại cuộc đời của Ngài từ khi mới sanh ra và lớn lên. Ngày nay tại Ấn Độ và Nepal vẫn còn các di tích nơi Đức Phật sinh ra, nơi Ngài thành đạo, nơi Ngài chuyển bánh xe Pháp đầu tiên cho năm anh em Kiều Trần Như và nơi Ngài nhập Niết Bàn. Những nơi này, hiện nay vẫn còn những trụ đá do vua A-Dục là người sống sau thời Đức Phật khoảng 300 năm, qua sự hướng dẫn của vị Tổ thứ tư là Ngài Upagupta, nhà Vua đã cho dựng lên những trụ đá khắc lại những chi tiết về Đức Phật, để người đời sau biết ở thế gian này có một vị Đại Giác Ngộ đã ra đời, mang ánh sáng từ bi và trí tuệ soi sáng khắp hang cùng ngỏ hẹp, giúp con người có cuộc sống bình đẳng, hạnh phúc, ít khổ đau.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567