Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

A. Dẫn nhập

24/01/201214:51(Xem: 7375)
A. Dẫn nhập

Lịch sử đức Phật Thích-ca-mâu-ni

Gia Tuệ

Phần I: Từ Đản sanh đến Thành đạo

A/- Dẫn nhập

Một tôn giáo, không luận là cao siêu hay thâm thúy đến đâu, cũng vẫn là sản phẩm của xã hội. Là sản phẩm của xã hội, tất nhiên tôn giáo ảnh hưởng đến xã hội và đồng thời chịu ảnh hưởng ngược lại. Đó là điều không thể tránh khỏi.

Đời sống quốc gia dân tộc với hoàn cảnh địa lý và sự ảnh hưởng khí hậu, thiên nhiên, đã tạo dựng cho Ấn Độ có một lịch sử khác với các quốc gia trên thế giới. Đó là sự cố đặc biệt của xứ Ấn Độ xưa và nay, nơi có những rừng núi thâm u, tục gọi là Lục địa xanh (Pays blues), đã ảnh hưởng nhiều tới luồng tư tưởng nhân bản, tiến bộ và giải thoát sớm được xuất hiện. Thật vậy, bất cứ tôn giáo, học thuyết, chủ nghĩa nào, khi sinh khởi, đều là phản ảnh (không nhiều thì ít) của hoàn cảnh, khí hậu, địa dư, xã hội, chủng tộc mà tạo dựng nên cả. Nếu xét nó ngoài hoàn cảnh thực tại, lẽ dĩ nhiên không thể thấu hiểu nổi. Văn hóa đạo Phật cũng do nhân duyên hội ngộ như thế mà nảy mầm và thúc đẩy tiến hóa...

Phật giáo có một lịch sử trên hai ngàn năm, Đông-Tây truyền bá, gieo rắc ảnh hưởng khắp cả các châu lục. Trong quá trình truyền bá ấy, qua mỗi thời đại, Phật giáo lại tùy theo tình trạng xã hội của mỗi phương sở mà có ít nhiều biến thiên về bản sắc. Vì thế, muốn nói đến điểm xuất phát của đạo Phật, không thể không đi sâu vào bối cảnh lịch sử của đất nước Ấn Độ đương thời. Đây là một đề tài rất rộng lớn, mà khi đi vào, ta phải trải qua những bước tìm hiểu như về nền chính trị, xã hội Ấn Độ trước khi Đức Phật ra đời; tư tưởng tôn giáo và triết học trước thời kỳ Đức Thế Tôn xuất thế v.v... Từ đây, ta càng thấy rõ hơn tầm quan trọng và ý nghĩa thiêng liêng cao quý trong sự Đản sanh của Đức Mâu Ni.

Nhưng chương trình học hàm thụ hẳn có ý nghĩa sắp xếp để đề tài to lớn này được trình bày trong một dịp thuận lợi hơn về cả không gian lẫn thời gian. Vì lý do đó, xin được thông qua phần bối cảnh lịch sử chi tiết; chỉ nêu lên ở đây vài đoạn đóng vai trò chuyển tiếp và đi thẳng vào lược sử của Đức Thích Ca Mâu Ni, một bậc thầy vĩ đại muôn thuở của nhân loại.

Trước thời Đức Thế Tôn ra đời, về tư tưởng tôn giáo, triết học cũng như về mặt chính trị, kinh tế và xã hội thật vô cùng phức tạp. Với pháp điển Manoa (Mànu) hỗn hợp cả chính trị lẫn tôn giáo đã ấn định nhiều sinh hoạt đầy bất công trong xã hội và góp phần đưa hai giai cấp thống trị Brahmana (tăng lữ Bà La Môn) cùng Ksatriya (Sát Đế Lỵ - vua quan) lên ngồi vững chắc trên hai giai cấp thuộc hàng tiện dân, bị xã hội khinh miệt, không được luật pháp bảo hộ, không được dự chung phần tín ngưỡng và tán tụng kinh điển Veda (Phệ Đà), đó là hai giai cấp Vaisya (Phệ Xá) và tệ hơn nữa là Sùdra (Thủ Đà La).

Tư tưởng Ấn Độ thời bấy giờ gần giống như tư tưởng đời Chiến Quốc ở Trung Hoa xưa. Xét về mặt xã hội thì trước Đức Phật giáng sinh gần 100 năm, trước Tây lịch độ 7 thế kỷ, đạo Bà La Môn thịnh hành đến cực điểm. Nhưng cũng do sự độc quyền của tăng lữ mà đạo đức tôn giáo thời đó chỉ có nghi thức phô trương bề ngoài. Do chế độ giai cấp nên cuộc sống xã hội không công bằng, nhân dân không được tự do, mà tư tưởng yếm thế nảy sinh, nạn mê tín hoành hành trong xã hội. Số đông tu theo pháp môn khổ hạnh với quan niệm cho rằng gần sự khổ mới quen với cái khổ, và sẽ xem thường và không còn thấy khổ. Có người lại tin tu khổ hạnh sẽ được sanh lên cõi trời hưởng các điều vui. Ở một phương diện khác, xã hội đã phát sinh tư tưởng hoài nghi, phủ nhận tất cả những giá trị tôn giáo, nhân quả và đạo đức. Nương theo quan niệm ấy, họ cổ xúy tư tưởng phản kháng. Ngoài những giáo phái thuận theo hệ thống Veda, các chủ nghĩa khác như: Khoái lạc, Ngụy biện, Khổ hạnh, Hoài nghi... tiếp tục nổi lên.

Giáo lý Veda (Phệ Đà) diễn biến trong ba giai đoạn, thường được gọi là ba thời đại: Phệ Đà Thiên Thư (Veda 2500-1000 BC), Phạm Thư (Brahmana 1000-800 BC), Áo Nghĩa Thư (Upanishad 800-600 BC), đó là tạm lược chia tình trạng biến đổi về tư tưởng tôn giáo của dân tộc Ấn Độ từ đa thần giáo sang nhất thần, và từ nhất thần sang lãnh vực triết học theo ba giai đoạn trên. Song song với diễn biến của 3 tư trào này, đã có những phái chịu ảnh hưởng của hệ thống Veda, căn cứ vào đó mở mang thêm cho giáo lý của mình có hệ thống hơn. Cũng có nhiều học giả thoát ly ra ngoài tư tưởng Veda, chủ trương tự do khảo cứu rồi thành lập phái triết học tự nhiên. Các phong trào tư tưởng đó, hoặc dung hòa hoặc xung đột lẫn nhau, làm cho nền học thuyết của Ấn Độ lâm vào một tình trạng rất rối ren. Tuy nhiên, nếu kiểm điểm lại, ta có thể chia các tư trào lúc bấy giờ thành hai hệ thống: hệ thống Veda và hệ thống phản Veda. Hệ thống trước tuy nhiều, nhưng đáng kể chỉ có lục đại học phái. Hệ thống phản lại thì có lục sư ngoại đạo.

Sống dưới một xã hội có thể chế giai cấp đầy bất công; tư tưởng tôn giáo lại rối ren như thế, con người không còn biết tin tưởng, bám víu vào đâu. Giữa hoàn cảnh bế tắc ấy, Đức Phật xuất hiện như một mặt trời sáng ấm buổi ban mai, làm tan đi bóng tối của đêm đen dày đặc đã từ lâu che phủ cuộc đời. Ngài không chỉ là cứu tinh cho xứ Ấn Độ thời bấy giờ, mà còn là người vạch ra hướng đi mới của nhân loại. Đức Phật là người đầu tiên xướng lên thuyết Nhân bản, lấy con người làm cứu cánh để giải quyết hết mọi vấn đề bế tắc của thời đại. Cuộc đời Ngài là cả một bài thánh ca trác tuyệt, là một sự biểu hiện của biển lớn Trí tuệ và Từ bi, là ánh sáng, là con thuyền, là niềm tin cho mọi người, mọi xã hội, dù ở bất cứ thời gian và không gian nào.

Dù không phải là người Phật tử, cũng cần tìm hiểu ý nghĩa thâm thúy đời sống của bậc Thánh cao cả ấy để rọi soi vào cuộc sống của chính mỗi con người. Và ở đây, chúng ta tìm hiểu về những nét chính về cuộc đời của Đức Mâu Ni.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/07/2013(Xem: 6616)
The mystery surrounding the bones of the Buddha dates back more than 100 years ago, when colonial estate manager William (Willie) Peppe and his workers began digging at a mysterious hill in Northern India. Peppe had no idea what they’d find just a little more than 20 feet down. They unearthed an astonishing discovery: a huge stone coffer, containing five reliquary jars, more than 1,000 separate jewels – carved semi-precious stones and gold and silver objects – and some ash and bone. One of the jars bore a Sanskrit inscription which, when translated, stated the jar contained the remains of the Buddha himself.
27/06/2013(Xem: 2927)
Một thời đức Phật ngự tại vườn trúc Ca Lan Đà thuộc thành La Duyệt nước Ma Kiệt. Bấy giờ trong thành có một Trưởng giả giàu có tên Thi Lợi Quật, ông chỉ gần gũi các Ni Kiền ngoại đạo, và không để ý đến Phật pháp.
01/06/2013(Xem: 8013)
Theo truyền thống Phật giáo Theravāda, Vesak là lễ kỷ niệm ba sự kiện trọng đại gắn liền với cuộc đời Đức Phật: ngày Đức Phật Đản sinh, ngày Đức Phật Thành đạo, và ngày Đức Phật nhập Niết-bàn.
21/05/2013(Xem: 2910)
Năm 623 trước Dương lịch, vào ngày trăng tròn tháng năm, tức ngày rằm tháng tư Âm lịch, tại vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini) xứ Ấn Độ...
18/05/2013(Xem: 7175)
Trong kinh điển Pāli không có dấu hiệu nào cho thấy Đức Phật đã từng biết đọc biết viết cả(26)của H.W. Schumann, là một luận điểm võ đoán, nếu không nói là chưa phản ánh đúng sự thật lịch sử. Gần mười năm trước, lần đầu tiên tiếp cận tác phẩm Đức Phật lịch sử(1)của H.W. Schumann qua bản dịch của cô Trần Phương Lan, cảm giác đầu tiên của chúng tôi là sự kính phục về độ uyên bác của tác phẩm cũng như sự dấn thân khoa học của bản thân tác giả. Lời giới thiệu tác phẩm của HT.Thích Thiện Châu trong bản dịch tiếng Việt cũng đồng quan điểm này, khi ngài cho rằng: H.W. Schumann đã dày công nghiên cứu và xây dựng hình ảnh của Đấng Giác Ngộ như một người sống thật trong khung cảnh thật của Ấn Độ cổ đại, với những nhận xét khách quan của một học giả nghiên cứu có hệ thống rõ ràng theo phương pháp khoa học. Cái nhìn của học giả H.W. Schumann về Đức Phật có vẻ khác lạ với quan niệm về Đức Phật của Phật tử Việt Nam, nhưng đó chính là điều bổ ích làm tăng giá trị của quyển sách trong sự đóng góp vào
25/04/2013(Xem: 3154)
Mục đích của tâm lý trị liệu là để chữa trị, thoa dịu và làm vơi bớt nỗi khổ đau của những người đang bị dày vò bởi nhiều vấn đề nan giải trong cuộc sống, hay những người được chẩn đoán là đang mắc bệnh tâm thần. Về điểm này, một số câu hỏi sau đây vẫn chưa có sự đồng thuận: tâm lý trị liệu là gì, bệnh tâm thần là gì, kỹ thuật chữa trị ra sao, mục đích để làm gì, làm thế nào để chữa lành bệnh, hoặc phương pháp này hữu hiệu ra sao. Nói cách khác, bằng cách đặt những câu hỏi ấy, chúng ta đòi hỏi sự xác nhận vị trí của phương pháp này trong hệ thống tâm lý trị liệu của phương Tây.
22/04/2013(Xem: 7717)
Ròng rã bốn mươi chín năm đức Phật thuyết pháp, đều là tùy theo căn cơ, hay nói cho rõ hơn, tùy theo bệnh “chấp thật” sâu hoặc cạn của chúng sinh mà cho thuốc khác nhau. Vì thế, kinh Phật đã phân chia ra “Liễu nghĩa” và “Bất liễu nghĩa”.
10/04/2013(Xem: 9273)
Trong các buổi lễ tụng kinh cầu an, chư Tăng cũng như những người cận sự nam - nữ không thể thiếu bài kệ "Jayamangalagàthà - Bài kệ Hạnh phúc thù thắng". Bởi vì bài kệ này tán dương, ca tụng oai lực của Ðức Phật đã cảm thắng tám trường hợp xảy ra vô cùng khó khăn. Mỗi trường hợp Ðức Phật vận dụng mỗi pháp, không những để đối trị mà còn làm cho đối phương cảm phục phát sanh đức tin xin quy y nơi Tam bảo.
08/04/2013(Xem: 18742)
Lời giới thiệu của người dịch : Tỳ Kheo Bodhi sinh năm 1944 tại Brooklyn, NewYork. Ngài là một học giả Phật giáo uyên thâm nổi tiếng khắp thế giới qua các công trình dịch thuật và sáng tác của Ngài.
08/04/2013(Xem: 9473)
Cuộc đời hoằng pháp của Đức Thích Ca được nhân loại chiêm ngưỡng, khảo nghiệm dưới nhiều góc độ: giải thoát học, tôn giáo học, khoa học, triết học, sử học... Song, tất cả đều có chung một mẫu số rằng: "Suốt 25 thế kỷ qua, Đức Phật, người sáng lập ra đạo Phật ...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]