Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

19. Thức tỉnh

20/07/201112:53(Xem: 7436)
19. Thức tỉnh

19. Thức tỉnh

Tâm trí của Tất Đạt Đa yên lặng và êm dịu. Sự tập trung của Ngài càng sâu thêm và tâm trí càng sáng hơn. Nhờ trí tuệ bừng sáng, Ngài đã nhìn thấy những kiếp quá khứ. Ngài thấy rằng khi một đời sống này chấm dứt thì đời sống khác bắt đầu. Chết chỉ là một sự chấm dứt của thể xác, đời sống lại tiếp tục tìm kiếm một thân xác mới và cứ tiếp diễn mãi như vậy.

Ngài thấy rằng khi một người làm điều tội lỗi trong một đời – như làm hại người khác – người đó sẽ chịu đựng những đau khổ trong tương lai. Nhưng khi một người làm những điều thiện với tâm từ thì hạnh phúc và niềm vui cũng theo liền với họ. Những hành động mà người ta tạo ra không bị mất, nó sẽ theo họ từ đời này tới đời khác, tùy theo hành động tốt hay xấu, mà họ có được hạnh phúc hay phải chịu đau khổ.

Khi Ngài khám phá ra tất cả đời sống liên kết nhân quả mật thiết với nhau như vậy, chân lý đã xuất hiện trong tâm trí của Ngài. Mặt trời, những hành tinh, tất cả các ngôi sao và những thiên hà của vũ trụ, tất cả xuất hiện trong thiền định của Ngài. Ngài thấy rằng mọi thứ, từ hạt bụi nhỏ nhất đến ngôi sao lớn nhất đều liên kết với nhau. Mọi vật thì luôn luôn thay đổi: Thành, hoại và thành, cứ tiếp tục như thế. Không một việc gì xảy ra mà không có nguyên nhân.

Rồi Ngài thấy rõ tất cả những khổ đau của cuộc đời. Ngài thấy rằng – từ sinh vật nhỏ nhất đến ông vua vĩ đại nhất – chạy theo lạc thú chỉ kết thúc với những bất hạnh. Và Ngài cũng khám phá ra nguyên nhân của tất cả những bất hạnh ấy. Ngài thấy rằng người ta không thật sự hiểu rõ mọi sự vật luôn luôn thay đổi. Do sự mù quáng này mà họ đấu tranh, cướp bóc và giết hại để thỏa mãn những dục vọng của mình, nhưng những ham muốn này không bao giờ đem lại hạnh phúc lâu dài cho họ. Họ cứ mãi quanh quẩn trong vòng được mất, rồi lại tìm kiếm.

Ngài thấy rằng người ta chiến đấu chống lại những thứ mà họ không thích. Cuộc đời của họ tràn đầy những thù hận và phiền não. Và mỗi lần họ làm hại người khác, họ sẽ đau khổ vì hành động đó không sớm thì muộn. Họ trải qua đời này tới đời khác tạo ra nhiều bất hạnh hơn cho chính họ. Họ đang đi tìm an lạc, nhưng ngược lại, lại đi tìm đau khổ.

Cuối cùng, Ngài đã khám phá ra con đường chấm dứt tất cả những nỗi khổ này. Nếu một người thấy được chân lý một cách rõ ràng – như chính Ngài đã thấy được chân lý đêm nay – tất cả sự bám víu lạc thú và khổ đau sẽ dừng lại, sẽ không còn những tham lam và sân hận trong tâm trí của họ nữa. Họ sẽ không làm một việc gì có hại cho kẻ khác. Như vậy họ sẽ không còn cảm thấy bất hạnh nữa. Tất cả những sân hận đã chấm dứt, trái tim của họ sẽ tràn đầy tình thương. Và với tình thương này họ sẽ đem lại an lạc và hạnh phúc cho muôn loài.

Khi Tất Đạt Đa thấu suốt mọi lẽ, bóng tối vô minh tan mất trong tâm của Ngài. Thân hình tỏa ánh sáng rực rỡ. Ngài không còn là một người thường nữa. Ngài đã giác ngộ chân lý. Bây giờ Ngài là Phật. Ngài đã đạt được mục đích giải thoát.

Với nụ cười an lạc, Ngài nhẹ nhàng xả thiền. Lúc ấy trời đã sáng, mặt trời vừa mới mọc ở phương Đông.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/01/2013(Xem: 12149)
Niết bàn là khái niệm thể hiện triết lý độc đáo về giải thoát của Phật giáo. Đây là một trạng thái tâm linh hoàn toàn thanh thản, giải thoát khỏi mọi đau khổ của cuộc đời. Trạng thái này có thể đạt được khi còn đang sống (Hữu dư Niết bàn) hoặc khi đã chết (Vô dư Niết bàn). Phật giáo Tiểu thừa hướng tới Vô dư Niết bàn - một Niết bàn tịch diệt, cô đơn, từ bỏ mọi thú vui trần thế. Phật giáo Đại thừa lại hướng tới Hữu dư Niết bàn -
19/07/2012(Xem: 2036)
1-Đức Phật đã chỉ dạy cho mọi người giáo pháp mang ý nghĩa giá trị và thực tiển theo nguyên lý duyên sinh, nhân quả mà không phải là một giáo điều cứng ngắt. 2-Đức Phật đã chỉ cho mọi người sự hiểu biết chân chính, để không rơi vào vòng si mê tội lỗi mà còn thương yêu bình đẳng mọi người bằng trái tim có hiểu biết. 3-Đức Phật đã chỉ cho mọi người giáo pháp đến để mà thấy, nhằm phát huy tuệ giác của Như Lai mà ban vui cứu khổ không làm tổn hại muôn loài vật. 4-Đức Phật đã chỉ cho mọi người biết cách làm chủ bản thân nhờ thường xuyên kiểm soát thân, miệng, ý thay vì tin có một đấng thần linh thượng đế ban phước giáng họa.
19/06/2012(Xem: 7474)
Những khi mà tâm hồn tôi bị hoang mang và dao động trước những thống khổ của con người do chính con người gây ra, những lúc đó tự nhiên những câu thơ của Bùi Giáng, những câu thơ mà một thời tôi đã từng say sưa đọc lại có dịp sống dậy trong tâm hồn buồn bã của tôi:
18/06/2012(Xem: 5064)
Một thời đức Phật ngự tại vườn Cấp Cô Độc, nước Xá Vệ. Bấy giờ có một Phạm Thiên Vương ở cõi Trời Phạm, nghĩ rằng: “Chỗ này là thường hữu, chỗ này là thường hằng, chỗ này trường tồn, chỗ này quan yếu, chỗ này là pháp không hoại diệt, chỗ này là xuất yếu, ngoài xuất yếu này không còn xuất yếu nào khác nữa, mà có bậc tối thắng, tối diệu, tối thượng”.
19/05/2012(Xem: 5546)
Phạn ngữ "Buddha" (Phật) có nghĩa là hoàn toàn giác ngộ. Phật là hồng danh của Ðức Bồ Tát CỒ ÐÀM SĨ ÐẠT TA (Siddhatta Gotama) khi Ngài thành đạo. Giáo lý của Ðức Phật truyền dạy gọi là Phật Giáo.
01/05/2012(Xem: 7776)
Ngày Phật đản là ngày cho toàn thể tăng tín đồ cùng hướng về đức Bổn sư Thích ca Mâu ni để tổ chức lễ hội, tư duy, thiền quán... Đặc biệt năm nay, Giáo hội tổ chức Lễ Hội Phật Đản Quốc Tế với sự tham gia của các cộng đồng Phật giáo tại Hoa Kỳ. Sự kiện này nói lên đà phát triển của Đạo Phật trên đất nước đa sắc tộc, tín ngưỡng và văn hóa. Trải qua nhiều thập niên, những người di dân mang tín ngưỡng Phật giáo đã nỗ lực và cống hiến những gì có thể mang đến cho cư dân Hoa Kỳ về hiểu biết, hành thiền và sự sống an lạc từ giáo pháp của Như Lai.
28/04/2012(Xem: 5573)
Tự do là điều có thể. Chúng ta không phải bị nhốt trong đau khổ. Có con đường để thoát khổ. Và con đường đó không gì khác là thực hành bát chánh đạo.
26/04/2012(Xem: 5293)
Sự xuất hiện của đức Thích Ca Mâu Ni trong cõi đời này là sự thị hiện vĩnh hằng cho đời sống hạnh phúc. Hơn bao giờ hết, cuộc sống của nhân loại nếu vắng bóng hạnh phúc, thì cuộc sống ấy không còn giá trị tồn tại và cũng không mang lại niềm vinh quang cho muôn ngàn quan điểm hình thành trong tinh cầu vạn hữu. Chính vì thế, đức Phật ra đời mang theo cả một biển hạnh phúc vô biên mà không cần nói, chúng ta vẫn thừa hưởng một kho tàng vô giá trong tuyệt tác của loài người.
26/04/2012(Xem: 8133)
Tướng chữ 卍 vạn là phù hiệu của điềm lành được xưng là "Cát Tường Hải Vân" hoặc là "Cát Tường Hỷ Thí".
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]