Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

3. Dự lễ cày ruộng đầu năm

20/07/201112:53(Xem: 6192)
3. Dự lễ cày ruộng đầu năm

3. Dự lễ cày ruộng đầu năm

Năm thái tử Tất Đạt Đa 9 tuổi, cậu được vua cha cho đi dự lễ cày ruộng đầu năm. Chính vua Tịnh Phạn là người chủ tọa buổi lễ này. Các vị đạo sĩ và tu sĩ Bà La Môn được mời tới dự. Buổi lễ được cử hành nơi thửa ruộng tốt nhất không xa hoàng thành. Không khí hôm nay thật tưng bừng náo nhiệt. Các thầy Bà La Môn đang tụng kinh rất nghiêm trang. Vua mặc hoàng bào và các vị quan cũng mặc triều phục đang đứng xoay mặt về phía lễ đài. Tất Đạt Đa cũng đứng tham dự lễ, nhưng vì các thầy xướng tụng quá lâu, cậu cảm thấy nóng nực nên đi tìm chỗ mát dưới tàn cây Diêm phù bên đường ngồi nghỉ.

Sau khi các thầy Bà La Môn kết thúc việc đọc kinh, vua Tịnh Phạn bước xuống ruộng, nắm lấy cán cày với sự phụ tá của hai vị quan võ, vua đã cày luống cày đầu tiên của mùa làm ruộng mới. Dân chúng vỗ tay hoan hô vang rền. Các nông dân bắt đầu xuống ruộng làm theo vua. Họ cày những luống cày đầu tiên trên thửa ruộng của họ.

Nghe tiếng reo hò, Tất Đạt Đa cũng chạy ra xem. Cậu nhìn thấy một con trâu đang nặng nhọc kéo cày, theo sau là một bác nông dân lực lưỡng, tay trái cầm cán cày, tay phải cầm cây roi quất mạnh vào lưng con trâu. Trời nắng gắt, mồ hôi ông ta chảy ra đẫm ướt cả thân mình. Nơi lưỡi cày đi qua đất được lật ngửa rẽ ra thành luống hai bên trông thật ngay hàng thẳng lối. Hàng ngàn con giun ở dưới đất chui lên, có những con bị lưỡi cày cắt làm đôi đang quằn quại trên luống đất. Những con chim bay sà xuống thấp đớp lấy những con giun đang vùng vẫy hoảng sợ. Rồi cậu lại thấy một con chim lớn sà xuống rượt bắt những con chim nhỏ để ăn thịt.

Trời lúc này nắng gắt, thái tử vừa mệt vì nắng, vừa chán nản vì thấy cảnh thú vật ăn thịt lẫn nhau, cậu bèn trở lại chỗ cây Diêm phù. Những hình ảnh mà Tất Đạt Đa vừa thấy thật là mới lạ, đã kích thích cậu ngồi xếp bằng dưới gốc cây và nhắm mắt lại để chiêm nghiệm những gì đã thấy. Cậu ngồi ngay thẳng với tư thế uy nghiêm và rất đẹp. Hình ảnh người nông dân cày ruộng cực khổ đổ mồ hôi dưới ánh nắng nóng bức; hình ảnh con trâu nặng nhọc kéo cày còn bị những nhát roi quất lên mình thành những vết thương dài; hình ảnh những con giun bị luống cày cắt đứt làm đôi đang vùng vẫy đau đớn; hình ảnh những con chim nhỏû sà xuống bắt những con giun; hình ảnh con chim lớn rượt bắt những con chim nhỏ để ăn thịt; những cảnh tượng tàn sát lẫn nhau để mà sống này cứ hiện lên trong đầu của thái tử. Cuộc sống quả là một cái vòng đau khổ, tất cả chỉ vì miếng ăn mà phải cực khổ, đấu tranh, tàn sát lẫn nhau để sống. Thái tử cảm thấy xót thương cho bác nông dân, con trâu, con giun, con chim ... cậu ước mong sao tất cả người và vật không còn khổ đau nữa, không còn phải vì sự sống mà ăn thịt lẫn nhau.

Một lát sau khi vua và bà Ma Ha Ba Xà Ba Đề tới gốc cây Diêm phù để tìm con, thấy Tất Đạt Đa vẫn còn ngồi đó. Bà cảm động đến khóc khi thấy Tất Đạt Đa ngồi đẹp như một pho tượng nhỏ dưới gốc cây. Nhưng vua thì lại lo ngại vì thái tử mới có 9 tuổi mà đã biết ngồi trầm tư như thế thì lời tiên đoán của Đạo sĩ A Tư Đà có thể trở thành sự thật.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/01/2025(Xem: 451)
Kính lạy bậc kỳ vĩ xuất hiện, từ ngàn năm trong thế giới (1) Gây âm vang chấn động, mở ra một kỷ nguyên Mang ánh sáng đi vào đời, với phương pháp tịnh Thiền Giúp người người tìm về Chánh Pháp mầu nhiệm
14/08/2024(Xem: 941)
Tính Cách Vĩ Đại Của Đức Phật- Thích Đạo Thông giảng lễ Phật Đản Chùa Hưng Long ngày 2/6/2024. Hy vọng mọi người hiểu rõ ràng Tính cách vĩ đại của Đức Phật gồm 3 phương diện cao quý của Đức Phật là: Bản thân- Tư Tưởng - Xã Hội. Nhằm tạo sự tín tâm của người con Phật với Tam Bảo.
07/08/2024(Xem: 6790)
Ở Hoa Kỳ, có ngày Father's Day và Mother's Day, là những ngày mà người con tỏ lòng biết ơn cha mẹ. Vào những ngày này, họ có thể mang một bình hoa đến mộ, mua một món quà, và đặc biệt là tổ chức một bữa ăn mời cha mẹ. Nhưng câu nói mà người Mỹ không quên trong ngày đó là "con thương cha, con thương mẹ" khi họ ôm cha mẹ vào lòng. Ngày Lễ Vu Lan của Phật giáo Việt Nam cũng là ngày mà con cái biểu tỏ lòng biết ơn đấng sinh thành, dù họ còn sống hay đã ra đi.
30/07/2024(Xem: 998)
Lang thang, nơi đây có nghĩa là đi lang thang. Đức Phật đã dạy các nhà sư nên đi lang thang thế nào? Các bản tiếng Anh thường dùng chữ “wander” để nói về hành vi lang thang. Có phải đây chỉ là một ẩn dụ, không hoàn toàn có nghĩa là rời chùa để bước xuống phố, rồi đi từ làng này tới xóm nọ, từ tỉnh này tới tỉnh kia? Bất chợt, có một vài Phật tử ngộ nhận rằng phải đi lang thang mới là nhà sư chơn chánh. Bài viết này sẽ ghi lời Đức Phật dạy về cách lang thang chơn chánh của các nhà sư, không phải là một hành trình “đường bộ” mà phải là một hành trình về tâm.
26/07/2024(Xem: 1132)
佛 號 彌 陀 法 界 藏 身 隨 淨 處 現 國 名 極 樂 寂 光 真 境 在 玄 心 開 Phật hiệu Di Đà Pháp giới tàng thân tùy xứ hiện Quốc danh Cực Lạc tịch quang chơn cảnh cá trung huyền
22/06/2024(Xem: 1937)
Bộ hành là bước đi của chân. Nơi đây, trong bài này, chỉ có ý nói rằng xin mời gọi bước đi của tâm: khuyến tấn cả nước cùng nhau bộ hành theo dòng Kinh Phật, cùng tập thói quen đọc kinh, suy nghĩ về kinh, để tâm hướng theo lời kinh dạy, và hàng ngày hãy làm như thế trong những điều kiện có thể của từng Phật tử, từng ngôi chùa. Nói theo chữ cổ, hàng ngày hãy tự xem hành động đọc, nghĩ, và làm theo lời Phật dạy cũng là một hạnh đầu đà. Nếu chúng ta đi bộ bằng chân, độ dài chỉ có thể đo bằng kilômét trong lãnh thổ Việt Nam. Trong khi, nếu chúng ta bước đi bằng tâm, hàng ngày mở trang kinh ra, để đọc, để nghĩ và để làm – thì độ dài của kinh và luận sẽ là nhiều ngàn năm, trải rộng cả Ấn Độ, Tích Lan, Trung Hoa, Việt Nam, Hoa Kỳ, Úc châu… Và sẽ không làm cản trở giao thông của bất cứ ai, bất cứ nơi nào.
19/06/2024(Xem: 2757)
Khi nói tới chuyện trao truyền y bát, chỉ là sử dụng một kiểu ngôn ngữ ước lệ. Nơi đây, chúng ta muốn nói tới một thẩm quyền sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn. Nghĩa là, một thẩm quyền tối hậu để nương tựa. Khi dò lại kinh, chúng ta sẽ thấy câu chuyện phức tạp hơn. Vì có nơi Đức Phật nói rằng sau khi ngài nhập Niết Bàn, tứ chúng hãy chỉ dựa vào Chánh pháp. Kinh lại nói rằng tứ chúng chỉ nên dựa vào Kinh và Luật. Mặt khác, Đức Phật nói rằng có những kinh cần giải nghĩa (tức là, hãy nhìn mặt trăng, chứ đừng chấp vào ngón tay, và từ đây mở đường cho các bộ Luận và Kinh Đại Thừa). Có lúc Đức Phật chia đôi chỗ ngồi và trao y cho ngài Ca Diếp. Có kinh ghi lời Đức Phật trao pháp kế thừa cho ngài A Nan. Và có kinh ghi lời Đức Phật ủy thác quyền lãnh đạo cho Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên. Thế rồi, một hình ảnh thơ mộng từng được kể qua truyện tích Niêm Hoa Vi Tiếu, rằng Đức Phật lặng lẽ, cầm hoa lên, và ngài Ca Diếp mỉm cười. Tích này kể lời Đức Phật nói rằng ngài có một pháp môn vi diệu, không dự
24/03/2024(Xem: 2836)
Thành Kính Tưởng Niệm…. “Ngày Đức Phật nhập Đại Niết Bàn lúc 80 tuổi” Toàn bộ lời thuyết pháp lần cuối được ghi lại trong kinh Vừa căn dặn đệ tử tự là hòn đảo và tự thắp sáng chính mình, Vừa cô đọng, những điểm căn bản chính yếu trong giáo lý ! Phải luôn đi theo Chánh Đạo với BI, DŨNG, TRÍ !
16/01/2024(Xem: 3509)
Duy Thức Tam Thập Tụng, tác giả: tổ Thế Thân (316-396), dịch giả Phạn - Hán: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang (602-664), có tất cả 30 bài tụng, mỗi bài có 4 câu, mỗi câu có 5 chữ (mỗi bài có 20 chữ); trong đó có 5 bài tụng (100 chữ), thuộc phần Duy Thức Hạnh đã nêu rõ về 5 giai vị tu tập trong Phật Đạo. Đó là 5 giai vị với tên gọi là: Tư Lương vị, Gia Hạnh vị, Thông Đạt vị, Tu Tập vị, và Cứu Cánh vị. Năm giai vị này bao quát con đường tu tập đưa đến quả vị giải thoát cứu cánh trong đạo Phật. Bài viết sau đây chỉ là sự tổng hợp, góp nhặt, cảm nhận, suy luận có khi mang tính chủ quan từ những điều đã thu thập được nơi một số kinh luận, các bài giảng thuyết; các giai đoạn tu tập cũng chỉ được nêu ra một cách rất khái quát …nên chỉ có tính cách dùng để tham khảo.
19/06/2023(Xem: 8504)
Thời gian gần đây, dư luận nổi lên những ý kiến xoay quanh phát biểu của Thượng tọa Thích Chân Quang về việc đề nghị tổ chức UNESCO công nhận “sự giác ngộ của đức Phật là di sản văn hóa phi vật thể”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]