Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 21: Hồ sen

13/01/201110:08(Xem: 9256)
Chương 21: Hồ sen

Đường xưa mây trắng
theo gót chân Bụt

Thích Nhất Hạnh
Lá Bối Xuất Bản lần 2, 1992, San Jose, Cali, USA

--- o0o ---


5.

Chương 21

HỒ SEN

Bọn trẻ đi rồi, Bụt đứng dậy đi thiền hành. Người đi ra phía bờ sông. Người vén cao chéo áo, lội qua sông. Qua sông, Bụt theo con đường giữa hai ruộng lúa đi tới cái hồ sen quen thuộc. Người dừng lại bên hồ.

Ngắm những ngó sen, lá sen và hoa sen trong hồ. Bụt thấy vị trí và hình dáng khác nhau của mỗi thứ. Bụt biết những củ sen không bao giờ vượt ra khỏi bùn, Bụt biết có những cọng sen còn đang nằm dưới mặt nước, có những lá sen còn cuốn lại, một nửa ở dưới nước, một nửa ở trên không. Có những bông sen đã trồi lên khỏi mặt nước nhưng búp còn ngậm. Có những bông sen đang hé nở. Có những bông sen đã nở lớn. Lại có những cái gương sen không còn mang theo cánh sen nào. Có những bông sen màu trắng, có những bông sen màu xanh, có những bông sen màu hồng. Quán sát hồ sen, Bụt thấy con người cũng vậy. Mỗi người có một căn tính khác nhau. Devadatta không giống Annda, Yasodhara không giống phu nhân Pamita mẹ nàng, Sujata không giống Bala. Tính tình, đức độ, sự thông minh và tài trí mỗi người một khác. Con đường giải thoát mà Bụt đã tìm ra cần được diễn bày nhiều cách để có thể thích ứng với mọi lớp người. Khi Bụt dạy dỗ bọn trẻ con trong xóm, người đã tự nhiên tìm được những phương tiện để diễn giải đạo lý cho chúng hiểu. Những phương tiện này có thể được gọi là những cánh cửa mở ra để con người đi vào và hiểu được giáo pháp: có thể gọi đó là những pháp môn. Vậy pháp môn là kết quả tự nhiên giữa sự tiếp xúc giữa Bụt và quần chúng, chứ không phải là do sự sắp đặt đơn phương của Bụt khi ngồi dưới cội bồ đề. Nghĩ như vậy, Bụt thấy rằng đã đến lúc người cần trở lại với xã hội con người. Trở lại để cho vành xe chánh pháp bắt đầu chuyển động trên con đường gieo rắc những hạt giống của đạo giải thoát. Bốn mươi chín ngày đã đi qua từ khi đạo tỉnh thức đã được chứng đạt. Bụt quyết định trưa mai sẽ rời tụ lạc Uruvela, tạm biệt khu rừng êm mát bên sông Neranjara, tạm biệt cây bồ đề và bọn trẻ. Bụt định đi tìm hai vị đạo sư của mình là Alara Kalama và Uddaka Ramaputta. Bụt tin rằng hai vị này nếu được Bụt chỉ bày sẽ có thể đạt tới quả vị giác ngộ rất mau chóng. Bụt dự tính sau khi giúp hai người này, Bụt sẽ đi tìm năm người bạn đồng tu khổ hạnh để giúp họ, và sau đó người mới trỏ về Vương Xá gặp quốc vương xứ Magadha.

Sáng hôm sau, Bụt mặc áo ca sa mới, ôm bát và đi vào thôn Uruvela khi trời còn mờ sương. Người tìm tới nhà Svastika. Bụt báo tin cho chú bé biết là người sẽ rời khỏi Uruvela sáng nay. Svastika thức các em dậy. Tất cả đều buồn rầu khi nghe tin Bụt sắp đi. Bụt xoa đầu từng đứa để từ giã. Svastika và mấy đứa em muốn đưa tiễn Bụt ra khỏi làng, nhưng Bụt còn muốn từ giã Sujata, cùng với bọn trẻ, người đi vào xóm. Khi Bụt đến nhà Sujata thì cô bé đã dậy. Nghe tin Bụt sắp đi, Sujata khóc. Bụt nói:

- Ta phải tạm xa các con để đi lo cho tròn trách vụ, nhưng ta hứa là sẽ trở lại đây thăm các con mỗi khi có dịp thuận lợi. Ta cám ơn các con. Các con nhớ sống và làm theo những lời ta dặn, như thế là các con sẽ không bao giờ xa cách ta. Sujata, con hãy lau nước mắt và cười lên đi.

Sujata lấy chéo áo sari lau nước mắt và gượng cười để Bụt vui lòng. Bọn trẻ đưa Bụt ra cổng làng.

Tới bờ sông, vừa định chia tay với bọn trẻ thì Bụt trông thấy một sa môn trẻ từ phía ruộng đi lên. Thấy Bụt, vị sa môn này chắp tay chào rồi nhìn sững Bụt . Một lúc sau, ông ta mới nói:

- Sa môn, dáng điệu ngài trầm tĩnh lắm. Thần sắc ngài rạng rỡ. Ngài tên là gì, và ai là vị đạo sư của ngài?

Bụt trả lời:

- Tôi tên là Siddhatta Gotama. Tôi đã học với nhiều thầy, nhưng hiện tại thì không ai làm thầy của tôi cả, còn thầy, thầy tên gì và đang đi đâu?

Vị sa môn đáp:

- Tôi là sa môn Upaka. Tôi mới từ đạo tràng của đạo sư Uddaka Ramaputta tới.

- Đạo sư Uddaka có mạnh giỏi không, thầy?

- Đạo sư Uddaka mới tịch cách đây mấy hôm.

Nghe nói đạo sư Uddaka đã tịch, Bụt thở dài. Như vậy là Bụt không có dịp để giúp ông ta. Bụt hỏi thêm:

- Vậy thì thầy đã có dịp thọ giáo với đạo sư Alara Kalama chưa?

Sa môn Upaka nói:

- Tôi cũng đã từng được học với đạo sư Alara Kalama. Đạo sư cũng đã tịch rồi.

Như vậy là hai vị thầy đầu mà Bụt từng theo học đã theo nhau tịch. Bụt hỏi thêm:

- Vậy thầy có biết sa môn Kondanna không?

Upaka đáp ngay:

- Có, tại đàng tràng cũ của đạo sư Uddaka, tôi có nghe nói rằng sa môn Kondanna, cùng với bốn vị sa môn bạn hữu hiện đang tu ở Isipatana, trong vườn Nai, gần thành Baranasi. Sa môn Gotama, xin ngài cho phép tôi từ biệt. Tôi còn phải đi trọn ngày hôm nay mới tới được nơi tôi muốn tới.

Bụt chắp tay từ giã sa môn Upaka, rồi quay lại bọn trẻ. Người nói:

- Các con, bây giờ ta sẽ lên đường đi Baranasi. Ta sẽ đi tìm gặp năm người bạn tu khổ hạnh của ta.Thôi nắng đã lên rồi, các con về đi.

Nói xong, Bụt chắp tay từ giã. Người đi dọc theo bờ sông đi về hướng Bắc. Người biết rằng con đường này tuy dài hơn, nhưng dễ đi hơn. Sông Neranjara đi lên hướng Bắc và sẽ đổ vào sông Hằng. Gặp sông Hằng, người sẽ theo bờ sông đi ngược về phương Tây. Chừng sáu ngày đường Bụt sẽ tới làng Pataligrama. Tại đây người sẽ vượt ngang sông Hằng. Bên kia sông là kinh đô Baranasi của vương quốc Kasi.

Bọn trẻ chắp tay đứng nhìn Bụt cho đến khi người đi khuất. Đứa nào cũng buồn hiu. Sujata lại khóc. Svastika cũng muốn khóc, nhưng cậu bé cầm lại được. Các em mình còn đứng đó, khóc sao cho tiện. Cuối cùng Svastika nói:

- Chị Sujata, em chào chị. Em phải về đưa trâu đi ăn. Các em, ta về nhà đi thôi. Bala, hôm nay em phải tắm cho thằng Rupak. Đưa Bhima đây anh ẳm cho.

Trên con đường bờ sông, bọn trẻ âm thầm đi về xóm cũ.

***

Thầy Anada là một vị sa môn tính tình nhu hòa rất dễ mến. Người thầy rất đẹp. Thầy có trí nhớ thật diệu kỳ, bất cứ Bụt dạy điều gì, thầy đều ghi nhớ không sót một mảy. Thầy đã nhắc lại mười một điều mà Bụt nói trong kinh chăn trâu, theo thứ tự trước sau. Vị sa môn trẻ Svastika nghĩ rằng tất cả những gì mà chú vừa thuật cho thầy nghe, thầy đều đã ghi vào trong ký ức của thầy đầy đủ.

Trong khi thuật lại giai đoạn Bụt còn ở trong rừng với bọn trẻ, Svastika thường thỉnh thoảng ngước mặt nhìn ni sư Gotami. Chú thấy hai mắt bà lóng lánh. Chú biết bà rất ưa được nghe những chuyện này chú đã cố gắng thuật lại với thật nhiều chi tiết. Bà rất vui khi nghe chú kể tới những chuyện như chuyện bọn trẻ cũng ngồi im lặng ăn quít với Bụt ở trong rừng.

Rahula nghe Svastika kể chuyện cũng rất lấy làm thích thú, còn thầy Assaji nữa. Thầy là người nghe im lặng nhất từ cả ngày hôm qua cho đến ngày hôm nay. Chú biết thầy là một trong năm vị sa môn từng tu khổ hạnh với Bụt tại Uruvela. Chú rất muốn được thầy kể lại cuộc gặp gỡ giữa Bụt và năm thầy sau sáu tháng xa cách, nhưng chú chưa dám. Vừa lúc ấy thì ni trưởng Gotami lên tiếng:

- Chú có muốn đại đức Assaji kể cho chú nghe về những gì đã xảy ra cho Bụt từ khi Bụt rời khỏi Uruvela không? Đại đức Assaji đã từng thân cận với Bụt trong suốt mười năm nay, chính ta cũng chưa được nghe ai kể hết về những gì đã xảy ta trong mười năm hành đạo của người. Thưa sa môn Assaji, chúng tôi có thể thỉnh cầu đại đức kể lại cho chúng tôi nghe về quãng đời đó của Bụt được không?

Thầy Assaji chắp tay đáp lễ:

- Xin ni sư cứ gọi tôi bằng thầy, vừa đơn giản vừa thân mật. Vâng hôm nay chúng ta nghe chú Svastika kể cũng đã nhiều rồi, và cũng lại gần đến giờ thiền tọa buổi tối. Vậy chiều mai xin mời ni sư, đại đức Ananda và hai chú sang liêu xá tôi. Nhớ gì, tôi sẽ xin tường thuật lại hết cho quý vị nghe.




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/03/2024(Xem: 891)
Thành Kính Tưởng Niệm…. “Ngày Đức Phật nhập Đại Niết Bàn lúc 80 tuổi” Toàn bộ lời thuyết pháp lần cuối được ghi lại trong kinh Vừa căn dặn đệ tử tự là hòn đảo và tự thắp sáng chính mình, Vừa cô đọng, những điểm căn bản chính yếu trong giáo lý ! Phải luôn đi theo Chánh Đạo với BI, DŨNG, TRÍ !
16/01/2024(Xem: 1840)
Duy Thức Tam Thập Tụng, tác giả: tổ Thế Thân (316-396), dịch giả Phạn - Hán: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang (602-664), có tất cả 30 bài tụng, mỗi bài có 4 câu, mỗi câu có 5 chữ (mỗi bài có 20 chữ); trong đó có 5 bài tụng (100 chữ), thuộc phần Duy Thức Hạnh đã nêu rõ về 5 giai vị tu tập trong Phật Đạo. Đó là 5 giai vị với tên gọi là: Tư Lương vị, Gia Hạnh vị, Thông Đạt vị, Tu Tập vị, và Cứu Cánh vị. Năm giai vị này bao quát con đường tu tập đưa đến quả vị giải thoát cứu cánh trong đạo Phật. Bài viết sau đây chỉ là sự tổng hợp, góp nhặt, cảm nhận, suy luận có khi mang tính chủ quan từ những điều đã thu thập được nơi một số kinh luận, các bài giảng thuyết; các giai đoạn tu tập cũng chỉ được nêu ra một cách rất khái quát …nên chỉ có tính cách dùng để tham khảo.
19/06/2023(Xem: 7692)
Thời gian gần đây, dư luận nổi lên những ý kiến xoay quanh phát biểu của Thượng tọa Thích Chân Quang về việc đề nghị tổ chức UNESCO công nhận “sự giác ngộ của đức Phật là di sản văn hóa phi vật thể”.
15/06/2023(Xem: 12932)
Kinh Ma-ha Ca-diếp độ bần mẫu1 kể lại câu chuyện rất thú vị về một bà lão nghèo, nhờ cúng dường ngài Ca-diếp một chút nước cơm mà được sinh về cõi trời Đao-lợi. Phước cúng dường ấy còn lớn lao đến mức hiện thành hào quang sáng rực như bảy mặt trời đồng thời soi chiếu, khiến cho vị vua cõi trời ấy là Đế-thích cũng phải kinh ngạc. Và sau khi tìm hiểu biết được nhân duyên cúng dường được phước lớn lao này, đích thân Đế-thích cùng phu nhân của mình đã phát tâm hiện xuống cõi người, hóa thân thành một đôi vợ chồng già nghèo khổ để được có cơ hội cúng dường lên ngài Ca-diếp, vun bồi thêm phước báu của chính mình.
15/03/2023(Xem: 4073)
Từ khi con người bắt đầu quy tụ sống thành nhóm, thành đoàn, và sau này phát triển đông đảo thành cộng đồng, xã hội, quốc gia, người ta đã biết tổ chức phân quyền, đưa ra những nguyên tắc luật lệ chung để mọi người dân sống trong cộng đồng quốc gia phải tuân theo. Những ai phạm tội phá rối trị an sẽ bị đem ra xét xử và trừng phạt theo nội quy luật lệ của quốc gia nơi họ cư ngụ. Có như thế thì mọi sinh hoạt trong cộng đồng xã hội mới giữ được trật tự, đời sống cá nhân mới được bảo đảm an toàn.
15/03/2023(Xem: 3086)
Có phải bạn rất đỗi ngạc nhiên về tiêu đề của bài viết này? Có thể bạn nghĩ rằng chắc chắn có điều gì đó không ổn trong câu chuyện này, bởi vì lịch sử về cuộc đời của đức Phật xưa nay không hề thấy nói đến chuyện đức Phật đi tới Châu Âu và Châu Phi. Bạn nghĩ không sai. Không phải đức Phật bằng xương bằng thịt đã đến hai lục địa đó lúc Ngài còn tại thế. Nhưng đó là một câu chuyện vô cùng thú vị về một hiện tượng lịch sử đã được sử sách nói đến cách nay cả ngàn năm.
07/03/2023(Xem: 1960)
Hôm nay ngày 15/2 năm Quý Mão (6/3/2023) kỷ niệm Ngày Đức Phật Thích Ca nhập Niết Bàn, con có đôi dòng nghĩ tưởng về lời dạy của Ngài. Đấng Cha lành của Trời, Người.
06/03/2023(Xem: 1882)
Con chính thức trở thành Phật tử sau khi thọ lễ qui y Tam Bảo một cách hiểu biết rằng -Đức Phật là vị Thầy cao quí nhứt đã vạch ra con đường giải thoát. -Giáo Pháp là con đường duy nhứt hỗ trợ cho mặt tâm linh đi đến thanh tịnh. -Tăng Già đại diện cho các vị Thinh Văn đã theo đúng con đường và trở thành những gương sống hầu đạt sự giải thoát cho mình khi vượt qua khỏi phiền não
23/02/2023(Xem: 3313)
Hạnh phúc thay ngày Phật xuất gia Vì thương cứu độ cõi Ta Bà Đâu màng điện ngọc cùng châu báu! Nỡ đắm con xinh đến tháp ngà! Thử ngẫm ai hoài mà chẳng bệnh! (*) Xem chừng kẻ sống mãi không già! (*) Quần sanh chuốc nạn đều chưa rõ Pháp thế lưu tồn giúp khổ qua.
26/12/2022(Xem: 1675)
“Sống gửi thác về”, câu tục ngữ mang đậm triết lý nhân sinh sâu sắc về kiếp sống con người của dân tộc Việt Nam. Không chỉ riêng người Việt, nhiều dân tộc có nền văn minh lâu đời trên thế giới cũng đã có nhiều câu hỏi tương tự: Chúng ta đang sống ở đâu? Chết sẽ đi về đâu? hầu hết những câu hỏi ấy đều đã có lời giải đáp qua các học thuyết hay quan điểm của một tôn giáo nào đó. Theo quan niệm Phật giáo, sau khi con người “mãn duyên trần thế” sẽ có rất nhiều nơi đến như Tam giới cửu địa [1], các cõi Tịnh độ của chư Phật, đặc biệt là cõi Tịnh độ của Đức Phật A Di Đà, còn gọi là cõi Cực lạc hay nước An Dưỡng, tức là nơi không còn khổ đau bệnh tật, có đời sống an vui tự tại.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567