Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tượng Phật đản sanh - Nhật Bản

07/05/201100:15(Xem: 8519)
Tượng Phật đản sanh - Nhật Bản
Phat_Dan_Sanh_nhat_ban
TƯỢNG PHẬT ĐẢN SANH - NHẬT BẢN
Thích Nguyên Tạng

Ở Nhật Bản, từ thời kỳ đầu của triều đại Asuka (538-645), lễ tắm Phật vào ngày mùng tám tháng tư âm lịch hằng năm đã có tổ chức tại các chùa lớn, trong buổi lễ đặc biệt này, nước cam lộ được tưới khắp thân pho tượng đản sinh. Ngày nay, mọi Phật tử ở Nhật Bản đều biết đến lễ tắm Phật này. Như là một thành quả, tượng Phật đản sinh đã trở nên rất phổ biến và được thờ phượng trên khắp Nhật Bản.

Tượng đản sinh được đề cập dưới đây là một pho tượng đồng được đúc theo trường phái Ðông Ðại (Todai), là một pho tượng nổi tiếng nhất ở Nhật Bản, tượng cao 47 cm, khuôn mặt đẹp, thân hình tròn trĩnh. Pho tượng này được đúc vào khoảng giữa thế kỷ thứ 8.

Dáng vẽ của pho tượng, tay phải chỉ lên trời, tay trái chỉ xuống đất là được các điêu khắc gia phát họa dựa theo Kinh Phật. Theo các Kinh Hạ Sanh, Kinh Trường Bộ, Kinh Quá Khứ Hiện Tại Vị Lai Nhân Quả thì Ðức Phật đản sinh tại Ấn Ðộ, con của vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Maya. Hoànghậu Maya trên đường về quê để hạ sanh thái tử, bà đã ghé thăm vườn Lâm-Tì-Ni vào sáng ngày mùng tám tháng tư âm lịch, khi bà đưa tay lên hái cành hoa Vô ưu, thì Thái tử liền đản sinh từ bên hông phải của bà. Ngay sau khi đản sinh, Thái tử liền đi bảy bước và tuyên bố câu nói bất hủ: "Trên trời dưới đất, chỉ có ta là bậc tối thượng" (I am alone honored, in heaven and on earth). Quan cảnh đản sinh trên đã được điêu khắc một trong bốn mươi tám bức tranh nghệ thuật thu nhỏ của Chùa Pháp Long (Horyù-ji) dưới triều đại Nara và hiện nay được trưng bày tại viện bảo tàng Tokyo.

Những buổi lễ được tổ chức vào ngày 08/04/AL có nhiều tên gọi như Lễ tắm Phật, Lễ Rồng Hoa, vì Lễ Phật đản luôn được tổ chức trong mùa hoa nở rộ. Tuy vậy, Lễ tắm Phật thường được gọi nhiều nhất. Ý tưởng về Lễ tắm Phật được xuất phát từ truyền thuyết rằng khi Thái tử Sĩ-Ðạt-Ta đản sinh, có các vị Phạm thiên, Ðế thích, Long vương và nhiều vị trời thần khác đến hộ vệ và rưới nước cam lộ lên khắp thân củaThái tử. Ðó cũng là lý do tại sao các tượng Phật đản sinh ở Nhật Bản đều đúc bằng đồng.

Tượng đồng đản sinh của Chùa Ðông Ðại đã thể hiện một cấp độ cao về nghệ thuật điêu khắc. Ðây là pho tượng đồng duy nhất được tìm thấy trong thời kỳ Asuka và Hakuhò và đây cũng là pho tượng đáng chú ý nhất trong nền nghệ thuật điêu khắc Phật giáo tại Nhật Bản.

Theo Dharma World tháng 4/1997
Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/10/2010(Xem: 6814)
Người ta luôn hỏi câu này, Phật đã đi đâu và hiện nay ngài đang ở đâu? Đây là một câu hỏi rất khó trả lời cho những ai không có một sự tu tập về đời sống tâm linh. Bởi vì người đời thường nghĩ về cuộc sống theo cách của thế gian. Họ khó có thể hiểu được khái niệm một vị Phật. Vài nhà truyền giáo nào đó tiếp cận các Phật tử và nói rằng Phật không phải là một vị thần mà chỉ là một con người. Ngài đã chết và không còn nữa. Vậy thì làm sao người ta có thể tôn sùng một người cũng đã chết? Những chúng ta phải hiểu rằng, Đức Phật được tôn xưng là Thiên Nhân Sư, vị thầy của chư thiên và loài người. Bất cứ khi nào chư thiên có gặp khó khăn, họ đều gặp ngài để xin lời khuyên. Thế rồi họ nói rằng vị chúa tể của họ vẫn hằng sống, và đó là lý do tại sao người người cầu nguyện với Ngài.
06/10/2010(Xem: 2727)
Đức Phật tướng hảo trang nghiêm, kim dung từ bi, hàng sơ học chỉ có thể dựa vào thánh tượng mới có thể nhận thức được Phật. Chủng loại thánh tượng của Đức Phật rất nhiều...
03/10/2010(Xem: 2428)
Ngài luôn luôn cổ súy tinh thần tự lực của mỗi người để tìm lấy sự giải thoát cho chính mình và điều này như là một sợi chỉ xuyên suốt trong toàn bộ hệ thống giáo lý của Phật...
30/09/2010(Xem: 2981)
Tiếng Phạn Sarìra, PàliSarìra có nghĩa làtử thi, di cốt:dịch ý là thể, thân, thân cốt, di thân.Thông thường xá lợi dùng để chỉ cho di cốt của Phật, nên gọi là Phật cốthay Phật xá lợi.Chữ này về sau cũng dùng để chỉ cho phần xương đầu của các bậc cao tăng sau khi viên tịch hỏa thiêu còn lại. Hơn nữa, bảo tháp dùng để tôn trí xá lợi của Phật gọi làTháp xá lợi; nơi an tri bình xá lợi của Phật gọi là Bình xá lợi; Pháp hội cúng dường xá lợi Phật gọi làHội xá lợi.
29/09/2010(Xem: 5845)
Ngoài việc nói pháp đúng đối tượng nghe, Thế Tôn còn nói pháp đúng thời và đúng chỗ, khiến cho tác dụng của thời pháp được tăng thêm hiệu quả.
25/09/2010(Xem: 10197)
Theo lời đức Bổn Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật chỉ dạy trong kinh A Di Đà, cách thế giới Ta-Bà của chúng ta 10 muôn ức cõi Phật về hướng Tây rất xa, có một thế giới tên là Cực Lạc, Đức Phật giáo chủ cõi đó làPhật A-Di-Đà hiện đang thuyết pháp độ sanh. Đức Phật A Di Đà là một ngôi giáo chủ trên cõi LạcBang, oai đức không cùng, thệ nguyện rất lớn, mở môn phương tiện, độ kẻchúng sanh ra khỏi Ta bà đem về Tịnh độ.
22/09/2010(Xem: 13023)
Cuộchành trình miên viễn của kiếp sống trầm luân sáu nẻo luân hồi đã thôithúc rất nhiều người đi tìm những phương pháp để thoát ly khổ não. Hạnh phúc và khổ đau là hai thực trạng của cuộc sống mà con người luôn đề cập tới. Nhưng để biết được hạnh phúc là gì thì con người phải trực nhận ra được bản chất của khổ đau như thế nào rồi mới bàn tới phương pháp giải quyết khổ đau... Sau khi nhận lời thỉnh cầu của Phạm thiên, đức Phật dùng tri kiến thanh tịnh quan sát khắp cả thế giới. Bằng tuệ nhãn, Ngài thấy chúng sanh có nhiều căn tánh bất đồng...
17/09/2010(Xem: 5150)
Trung đạo (madhyamŒ-pratipad) là con đường tránh xa hai cực đoan: hưởng thọ dục vọng và tu tập khổ hạnh, nó là kinh nghiệm rút ra từ bản thân của Ngài, sau khi sống hưởng thụ trong hoàng cung, và trải qua 6 năm tu khổ hạnh, nhờ con đường này mà Ngài thành đạt giác ngộ và giải thoát dưới cội cây Bồ đề.
17/09/2010(Xem: 2412)
Sau khi Thái tử Tất-Đạt-Đa đản sinh, vua cha Tịnh-Phạn triệu tập các vị tinh thông tướng số đến tiên đoán vận mệnh cho Thái tử. Các vị xem tướng xong, đồng tâu lên rằng: “Thái tử có đủ 32 tướng tốt của một Bậc Đại nhân, thật hiếm có trên đời.Đây là những dấu hiệu báo trước Ngài sẽ là Bậc vĩ nhân đệ nhất trong thiên hạ. Nếu Ngài làm vua, sẽ là vị Chuyển luân Thánh vương; nếu xuất gia tu hành, Ngài sẽ là Bậc Đại Giác Ngộ”... Kinh Phạm Võng Trường Bộ tập I, Đức Phật dạy rằng: “Này các Tỳ-kheo, thân của Như-Lai còn tồn tại, nhưng cái khiến đưa đến một đời sống khác đã bị chặt đứt.
10/09/2010(Xem: 59713)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (quyển 3) Vào thời không có đức Phật Chánh Đẳng Giác ra đời, tại vùng Allakappa bị dịch bệnh hoành hành, lây lan từ người này sang người khác, nhà này sang nhà khác làm cho rất nhiều người chết, đói kém xảy ra khắp nơi. Những người còn mạnh khỏe, chưa bị lây nhiễm
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]