Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lời Di Huấn Sau Cùng Của Đức Phật

19/02/201204:35(Xem: 11203)
Lời Di Huấn Sau Cùng Của Đức Phật

LỜI DI HUẤN SAU CÙNG CỦA ĐỨC PHẬT
Hoang Phong biên soạn
(Biên soạn dựa theo một bàiviết của Thiền sư và Giáo sư Triết họcngưới Pháp Gérard Pilet, đăng trong nội san của HộiThiền học Quốc tế AZI(Association ZenInternationale), trụ sở tại Paris, và tài liệucủa Bukkyo Dendo Kyokai(Society For the Promotion ofBouddhism), trụ sở tại Tokyo).

ducphatnietbanDưới đây là tóm tắt nhữnglời dặn dò cuối cùng của Phật. Thật ra Phậtđã đau yếu từ ba tháng trước và đã khởisự dặn dò người đệ tử thân cận nhấtlà A-nan-đà. Phật bảo A-Nan-Đàtập họp các đệ tử để nghe giảngvà thông báo trước sự tịch diệt của mình. Lúc ấy Phậtđã 80 tuổi. Trong những tháng cuốicùng, Phật đãgầy còm và mệt mỏi, nhưng vẫn đi thuyếtgiảng như thường, tuy không còn đi xa đượcnữa. A-Nan-Đà xin Phật hãy tĩnhdưỡng trong những ngày còn lại, nhưng Ngài khoátđi và dạy rằng :

«Thân ta tuy có kém mạnh khoẻ,nhưng lòng từ bi của ta, trí sángsuốt của ta không kém sút. Ta còn tạithế ngày nào thì ngày ấy không phải là một ngày vô ích».

Trong một khu rừng cạnh thịtrấn Câu-thi-na (Kusinaga, còn viết là Kuçinagara), ngày nay là mộtthị trấn nhỏ tên là Kasia, cách 50 cây số về phíađông tỉnh Gorakhpur, và cách 150 kilomét về phía bắc-đông-bắcVaranasi (Bénarès), Phật nằm nghỉgiữa hai gốc cây sa-la.

Ngài tự gấp áo cà sa làm bốn,rồi nằm nghiêng về phía tay phải, đầuhướng về phía bắc, mặt hướng vềphía tây, hai chân duỗi thẳng, chân này gác lên chân kia. Sauđó Phật ngỏ những lời cuối cùng với cácđệ tử để nhắc lại một lần nữatầm quan trọng của ĐạoPháp. Phật nhắc nhở các đệtử phải hiểu rằng vị thầy của họ không phải là một nhân vậtnào cả, dù đó là Phật, vị thầyđích thực của họ chính là ĐạoPháp. Phật cất tiếng và nhắnnhủ các đệ tử đang ngồi chung quanh Ngàinhư thế này :

« Này các đồ đệ,các con hãy tự làm đuốc để soi sáng cho các con,hãy trông cậy vào chính sức mạnh củacác con; không nên lệ thuộc vào bất cứ ai. Nhữnglời giảng huấn của ta sẽlàm ngọn đuốc dẫn đường cho các con, làmnơi nương tựa cho các con; không cần phải lệthuộc thêm vào những lời giảng huấn nào khác nữa.

« Hãy nhìn vào thân xác các con, cáccon sẽ thấy cái thân xác đó ô uế biết chừngnào. Khi các con hiểu được rằng lạc thú lẫnđớn đau của thân xác cũng chỉ là cội nguồn chung của khổ đau, khi hiểu đượcnhư thế, các con sẽ không thể nào tự buông lỏngcho dục vọng chi phối các con.

« Hãy nhìn vào tâm thức các con,các con sẽ thấy cái tâm thức đó biến dạngkhông ngừng. Vì thế các con sẽ không thể nào tựbuông rơi vào chính những ảo giác củatâm thức, để rồi tự duy trì những kiêucăng và ích kỷ do tâm thức tạo ra, nhất là khi cáccon đã hiểu rằng những xúc cảm đó nhấtđịnh chỉ mang đến khổ đau mà thôi.

« Hãy nhìn vào tất cả các vậtthể chung quanh xem có vật thể nào trường tồnhay chăng? Có vật thể nào không phải là những cấuhợp sinh ra hay không? Tất cả sẽ gẫy nát, tan rãvà phân tán. Các con chớ sợ hãi khi nhận thấy khổđau cùng khắp mọi nơi, hãy noitheo những lời giáo huấn củata, kể cả sau khi ta đã tịch diệt. Như thếcác con sẽ loại bỏ được khổ đau.Thật vậy, cứ noi theo những lời giáo huấn của ta, rồi nhất định các consẽ trở thành những đồ đệ thật sựcủa ta.

« Này các đồ đệ của ta, những lời giáo huấn ta giảngcho các con, các con đừng bao giờ quên, đừng bao giờđể cho mai một đi. Phải bảo tồn nhữnglời giáo huấn ấy, đem ra nghiên cứu và thựchành. Nếu theo đúng những lời giáo huấn ấy,các con sẽ đạt được an vui.

« Những gì hệ trọngnhất trong những lời giáo huấn củata là các con phải kiểm soát được tâm thứccác con. Hãy gạt bỏ mọi thèm muốn và giữ cho thânxác đứng thẳng, tâm thức tinh khiết và ngôn từchân thật. Nếu các con biết tự nhắc nhở làcuộc sống của các con chỉ làtạm bợ, các con sẽ đủ khả năng loạibỏ mọi thèm khát và hung dữ đưa đến khổđau.

« Nếu các con nhận rađược là tâm thức các con đang có xu hướngbám níu hay vướng mắc vào ham muốn, các con phải gạtbỏ ngay sự ham muốn và chận đứng sựcám dỗ đó. Các con phải làm chủ được tâmthức các con.

Tâm thức có khả năngbiến một con người thành một vị Phật hay một con thú. Khi rơi vào sựlầm lẫn, ta có thể trở thành quỷ sứ,nhưng khi Giác ngộ ta sẽ thành Phật.Vì thế, các con phải kiểm soát lấy tâm thức cáccon và không đi lạc ra ngoài Chánh Đạo.

« Để có thể giữđúng như lời giáo huấn củata, các con hãy kính trọng lẫn nhau và đừng cãi vả.Đừng bắt chước như nước với dầuxô đẩy lẫn nhau; hãy bắt chước nhưnước với sữa, có thể hoàn toàn hòa lẫn vàonhau.

Hãy cùngnghiên cứu với nhau, cùng giảng giảicho nhau, thực hành với nhau. Không nên phí phạm tâm thứccủa các con và thời giờ của các con trong sự cãi vả hay lườibiếng. Hãy hân hoan đón nhận hoa thơm của Giác ngộ vào lúc ra hoa và hái lấyquả ngọt trên Đường Ngay Thật.

« Những lời giáo huấnta ban cho các con là do nơi kinh nghiệm củachính ta, và chính ta đã noi theo con đường đó. Cáccon nên tuân theo những lời giáo huấn ấy và giữđúng như thế dù phải gặp hoàn cảnh khókhăn nào. Nếu các con xao lãng, có nghĩa là các con chưa hềgặp được ta, các con thật sự còn đang ởmột nơi nào đó thật xa, dù cho trong lúc này đây cáccon đang ngồi bên cạnh ta cũngvậy. Nhưng nếu ngược lại, các con chấpnhận và đem ra thực hành những lời giáo huấncủa ta, thì dù cho các con ở thậtxa trong một chốn tận cùng của thế giới, nhưng cũng giống như các con đang ởbên cạnh ta trong lúc này.

« Hỡi các đồ đệ,phút cuối cùng của ta đã gần kề, phút xa lìa giữata và các con không còn bao lâu nữa. Tuy nhiên các con không nên thankhóc. Sự sống là một sự đổi thay không ngừngvà không có gì cản trở được sự tan rã của xác thân. Cái sự thực đó, tađang chứng minh cho các con thấy ngay trên thân xác của ta, thân xác ta sẽ tan rã như mộtcỗ xe hư nát. Đừng than khóc một cách vô ích, tráilại các con phải hân hoan khi nhận ra đượccái quy luật biến đổi ấy và hiểuđược rằng sự sống củacon người chỉ là trống không mà thôi. Đừng cốgắng duy trì cái khát vọng phi lý, mong muốn những gì tạmbợ phải nhất định trở thành trườngtồn.

« Con quỷ củanhững dục vọng thế tục luôn luôn tìm cáchđánh lừa tâm thức các con. Nếu có một con rắnđộc trong phòng, các con sẽ không thể nào ngủ yênnếu chưa đuổi được nó ra ngoài. Các conphải cắt đứt những mối giây ràng buộc của thèm khát thế tục và rứt bỏnhững mối giây đó như các con đã đuổi bỏcon rắn độc ra khỏi phòng. Các con phải bảovệ thật cẩn thận tâm thức các con.

« Này các môn đệ của ta, giây phút cuốicùng của ta đãđến, tuy vậy các con phải hiểu rằng cái chếtchỉ là sự tan rã của xác thân vậtchất mà thôi. Thân xác được cha mẹ sinh ra, nó lớnlên nhờ thức ăn, nó không có cách gì tránh khỏi bịnhtật và cái chết. Một vị Phậtđích thực không mang thân xác con người, mà vỏn vẹnchỉ là sự Giác ngộ. Chỉ có sự Giác Ngộ màthôi. Thân xác con người phải tiêu tan, nhưng Trí tuệcủa Giác ngộ sẽ trườngtồn vô tận trong thực thể củaĐạo Pháp, trên con đường tu tập ĐạoPháp. Nếu có ai chỉ thấy thân xác ta thì kẻ ấykhông thấy ta một cách thật sự. Chỉ có ngườinào chấp nhận những lời giáo huấn của ta mới thật sự nhìn thấyta.

« Sau khi ta tịch diệt,Đạo Pháp thay ta làm vị thầy cho các con. Biết noitheo Đạo Pháp, ấy chính là cách các con tỏ lòng trungthành với ta. Trong bốn mươi lăm năm sau cùng trong cuộc đời củata, ta không hề dấu diếm điều gì trong nhữnglời giáo huấn. Chẳng có một lời giáo huấnnào bí mật, không có một lời nào mang ẩn ý. Tất cảnhững lời giảng của tađều được đưa ra một cách ngay thậtvà minh bạch.

« Này các con yêu quý của ta, đây là giây phút chấm dứt.Trong một khoảnh khắc nữa ta sẽ nhập vào Niếtbàn. Những lời này là những lời dặn dò cuối cùng của ta cho các con ».

Người chép lại những lờinày của Phậtxin chắp tay mong rằng :

- Vì Phật,chúng ta hãy đọc lại những lời nhắn nhủtrên đây thêm một lần.

- Vì tất cả chúng sinh, vì sựđau khổ của muôn loài, chúng ta lạiđọc thêm một lần nữa.

- Để gởi đến từngđơn vị nhỏ nhoi nhất củasự sống, chúng ta lại đọc thêm một lầnnữa, đọc thêm một lần nữa…

Chúng ta nguyện sẽ đọc lên và đọclên cho từng chúng sinh một, ta đọc cho đếnkhi nào những lời dặn dò trên đây củaPhật trở thành những lời dặndò xuất phát từ chính tâm thức ta,để nhắn nhủ cho chính ta, nhắn nhủ nhữngngười chung quanh ta, kể cả những sinh linh nhỏnhoi nhất của sự sống. Khinhững lời nhắn nhủ chân thật và tràn đầyTừ bi trên đây của Phật trở thành làn hơi thở của chính ta, thì biết đâu lúc ấyta cũng sẽ là một vị Phật ?

Bures-Sur-Yvette (Pháp quốc)

Hoang Phong

(Biên soạn dựa theo một bàiviết của Thiền sư và Giáo sư Triết họcngưới Pháp Gérard Pilet, đăng trong nội san của HộiThiền học Quốc tế AZI(Association ZenInternationale), trụ sở tại Paris, và tài liệucủa Bukkyo Dendo Kyokai(Society For the Promotion ofBouddhism), trụ sở tại Tokyo).

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/02/2011(Xem: 2551)
Người ta luôn hỏi câu này, Phật đã đi đâu và hiện nay ngài đang ở đâu? Đây là một câu hỏi rất khó trả lời cho những ai không có một sự tu tập về đời sống tâm linh.
13/01/2011(Xem: 21324)
Trong Đường Xưa Mây Trắng chúng ta khám phá ra Bụt là một con người chứ không phải là một vị thần linh. Đó là chủ tâm của tác giả...
05/01/2011(Xem: 3867)
Sau khi Đức Phật nhập niết-bàn, xá lợi của Ngài được chia thành tám phần cho tám lãnh thổ như Vương Xá (Rājagaha), Vesāli,, thành Ca-tì-la-vệ (Kapilavatthu), Allakappa, Rāmagāma, Vethadīpa, Pāvā và Câu-thi-na (Kusinārā). Để có nơi tôn kính thờ xá lợi của các bậc thánh, kiến trúc của các ngôi tháp bắt đầu phát sanh và tiến hóa. Nhiều thế kỉ trôi qua, Phật giáo theo thời thế mà thăng trầm lên xuống và xá lợi hầu hết cũng bị thất lạc. Vào thế kỉ XX, các nhà khảo cổ trong khi khai quật vùng Taxila và ngọn đồi Long Thọ (Nāgārjunakondā) đã tìm thấy các viên xá lợi thật của của Đức Phật và hiện nay được thờ tại Sārnātha. Tác giả Tham Weng Yew đã viết về lịch sử và ý nghĩa của việc thờ xá lợi, tiến trình thăng hóa các đền tháp thờ cùng các hình ảnh minh họa. Tỳ-kheo-ni Giới Hương đã phát tâm dịch ra tiếng Việt và đây là lần xuất bản thứ 2.
05/01/2011(Xem: 2574)
Trong Việt Nam Phật Giáo sử luận, tập một, khi bàn về sự liên hệ giữa thiền và thi ca, giáo sư Nguyễn Lang viết: "Thi ca không có hình ảnh thì không còn thi ca nữa, cũng như đi vào lý luận siêu hình thì thiền không còn có thể là thiền nữa" Nhưng thế nào là hình ảnh, giáo sư Nguyễn Lang giải thích:
04/01/2011(Xem: 51614)
QUYỂN 5 MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI BỐN (Năm 574 trước TL) 91 CÁC LOẠI CỎ Đầu Xuân, khi trời mát mẻ, đức Phật tính chuyện lên đường trở về Sāvatthi. Thấy hội chúng quá đông, đức Phật bảo chư vị trưởng lão mỗi vị dẫn mỗi nhóm, mỗi chúng phân phối theo nhiều lộ trình, qua nhiều thôn làng để tiện việc khất thực. Hôm kia, trời chiều, cạnh một khu rừng, với đại chúng vây quanh, đức Phật ngắm nhìn một bọn trẻ đang quây quần vui chơi bên một đám bò đang ăn cỏ; và xa xa bên kia, lại có một đám trẻ khác dường như đang lựa tìm để cắt những đám cỏ xanh non hơn; ngài chợt mỉm cười cất tiếng gọi:
21/12/2010(Xem: 2010)
Năm đầu tiên (528 TTL): Sau khi thành đạo vào đêm rằm tháng Vesakha (tức tháng Tư âm lịch), Đức Phật đến ngụ tại khu vườn nai (Lộc uyển), vùng Chư thiên đọa xứ (Isipatana) tức Sa-nặc (Sarnath) ngày nay, gần thành Ba-na-lại (Benares). Tại đó, Ngài giảng bài kinh đầu tiên, kinh Chuyển Pháp Luân, hóa độ năm anh em đạo sĩ Kiều-trần-như (Kodañña) và cư sĩ Da-xá (Yasa).
24/11/2010(Xem: 12248)
Bộ Ảnh về Cuộc Đời Đức Phật, Bộ hình phác họa về lịch sử, cuộc đời đức Phật do một họa sĩ người Thái Jamnuon Jhanando thực hiện. Những lời giải thích do cá nhân chúng tôi chú thích, nếu có sai sót xin nhờ quý vị chỉnh sửa dùm cho đúng. Kính tri ân…
16/10/2010(Xem: 7278)
Đây là bài thuyết giảng về "Đức Phật của chúng ta" một đề tài dễ làm cho Phật tử ngạc nhiên, vì Đức Phật của chúng ta là Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật rồi còn gì mà phải đặt vấn đề. Nhưng vấn đề sở dĩ được đặt ra là nhiều khi chúng ta chưa có được một cái nhìn thấu triệt tất cả tinh tường, đức tướng, hạnh đức, tin đức của đức Phật chúng ta. Do vậy, bài này, một phần giúp chúng ta trả lời những thiếu sót như vậy... Chính thái độ hóa thần thông để giáo hóa chúng sanh đã làm nổi bật giá trị tâm lý hoằng pháp mà Đức Phật của chúng ta đã dùng để hoằng hóa độ sanh.
16/10/2010(Xem: 6986)
Đức Thích Ca Mâu Ni đã vì một đại nguyện lớn lao, một lòng từ vô lượng mà khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giài thoát.
12/10/2010(Xem: 5017)
Lời người dịch: bài này được trích dịch từ một tập sách nhỏ có tựa đề “ 101 điều về Giáo Lý” (Dharma 101) là những câu hỏi thường xuất hiện trong quá trình tu học của người Tây Phương. Những câu hỏi (Đức Phật là ai ? Đức Phật ở đâu ?, niềm tin quan trọng ra sao ?, tại sao chúng ta phải cúi chào ? bạn là ai ? nghiệp là gì ?) có thể nghe quen thuộc đối với nhiều người nhưng câu trả lời có thể không quen thuộc. Điều này có thể do có sự khác biệt về quan điểm hay về sự hiểu biết giữa các vị Thầy, hoặc sự khác biệt giữa các truyền thống. Ba Thừa chính yếu của Phật Giáo tại Á Châu (Tiểu Thừa, Đại Thừa và Kim Cang Thừa) có sự khác nhau về lý tưởng, pháp tu và cách trình bày. Ví dụ những câu hỏi về sự giác ngộ có thể có câu trả lời của một vị Thầy Đại Thừa ở Đông Á khác với câu trả lời của một đạo sư Kim Cang Thừa của Tây Tạng. Một câu hỏi về ý niệm của tánh không Phật Giáo sẽ có hai câu giải đáp khác nhau bởi một vị Sư Nam Tông ở Đông Nam Á và một vi Thầy bên Đại Thừa. Nhưng ở Tây Phương, nơi
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]