Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sao mai, một sớm trời phương đông

01/01/201516:54(Xem: 4422)
Sao mai, một sớm trời phương đông



phatthanhdao
SAO MAI, MỘT SỚM TRỜI PHƯƠNG ĐÔNG

 

Vĩnh Hảo

 

(Kính dâng Đức Thế Tôn nhân Ngày Thành Đạo, đầu năm 2015)

 

 

 

Từng đợt lá thay nhau úa vàng, héo khô, lả tả rơi theo gió mùa.

Từng cơn mưa nặng hạt, rơi xuống những mảnh đất đã cằn khô, nứt nẻ.

Mưa tuyết rơi xuống làng mạc yên ngủ, phủ đầy những đồng cỏ hoang.

Máu lệ rơi trên xác thân người hiền, kẻ ác, người vô tội, kẻ vô minh.

Khổ đau đổ xuống những thân phận giàu-nghèo, sang-hèn, tự tôn hay tự ti.

Ngày tháng rớt theo những tờ lịch, ảo vọng vùi theo thời gian.

Thời gian tàn theo bóng nắng, và đời người phai theo phút giây.

Ý nghĩ rời, trôi trong dòng tâm lắng.

Dĩ vãng buồn lạc về giữa cơn mê.

Ôi thời gian, dằng dặc chuỗi dài mông lung không đầu mối, không chỗ cùng tận.

Bao nhiêu lầu đài thành quách đã xây bên bờ nước lấp lánh ánh triêu dương, lạ lùng chi, dưới bóng hoàng hôn hiu hắt, thoắt đã xiêu vẹo ngổn ngang trên bãi quạnh, điêu tàn.

Thảng thốt bao năm, trong giấc mộng vật vờ, chỉ để dựng nên một cái gì bền vững, dài lâu. Từng đêm, từng đêm, rồi nghìn đêm mờ mịt, không thấy đâu là ánh sáng. Chỉ có năng lực của ý chí tồn sinh là không ngừng đốt cháy, bập bùng hay lập lòa, suốt những đêm sâu. Dựng nên, rồi sụp đổ; sụp đổ, lại dựng nên. Con kiến bò quanh miệng chén. Dã tràng se cát bãi hoang. Chỉ là sự kiên trì của kẻ mê muội.

 

Cho đến một lần, trải cỏ bên sông, lặng lẽ ngồi xuống. Một thân lau sậy trụ vững như núi cao. Một mình điềm nhiên giữa rừng sâu u tịch. Đêm đêm thú dữ tru tréo, gầm thét. Ngày ngày gió chướng, mưa sa, nắng quái và sương mù. Có khi sấm sét ầm ì, xé rách màn trời, xẻ toang mặt sông dậy sóng. Lòng không nao núng. Niềm tịch lặng tỏa từ bên trong làm lắng cả đại thiên giới.

Rồi một sớm tinh mơ, khi vạn vật, và loài người, hãy còn chìm trong những giấc mộng u trầm huyễn ảo, vầng Sao Mai chợt hiện ở trời đông. Tuệ giác bừng khai, vén màn đêm nghìn đời tăm tối. Ẩn sĩ không nhà nở nụ cười an nhiên bất tuyệt. Không ai trên thế gian này có thể có được nụ cười như thế—nụ cười của kẻ bao năm hụp lặn nổi trôi để tìm kiếm, để xây dựng căn nhà, nay thấy rõ là không gì mất đi để phải tìm kiếm, và không cần phải xây nhà nữa. Kẻ không nhà đã từng từ bỏ vương quốc, vương quyền, nay tiếp tục vượt bỏ, không giữ lại gì, ngay cả ý tưởng về một tổ chức, giáo quyền; và ngay cả ảo tưởng là có một kẻ không nhà, muốn xây nhà, ngưng xây nhà. (*)

Không xây dựng nữa, nhưng tuệ giác của người vượt ngoài ba cõi, có thể mở ra cho trần thế con đường tự tại, thênh thang, lìa xa những khổ đau, ách nạn. Trời phương đông, Sao Mai tỏa ánh sáng của niềm tịch lặng. Đêm huyền bừng giấc. Muông chim cất tiếng hoan ca. Hương thơm của ngàn hoa nội cỏ như lan khắp cả rừng sâu, sông dài. Mặt sông dần ửng sáng theo ánh bình minh chỗi dậy từ phương đông. Lá rừng xanh biếc như ngọc, lấp lánh sương mai; mỗi giọt sương ảnh chiếu một mặt trời.

Mới. Tất cả những gì hiện hữu đều mới lạ—dù rằng lối mòn của quá khứ, của lịch sử có thể được trùng lập vô hạn trong hiện tại và tương lai. Nhưng tuệ giác và cảm giác của người vào sớm tinh mơ ấy, khi Sao Mai vừa mọc trời phương đông, hoàn toàn mới mẻ, tinh khôi, trong ngần, không bao giờ có thể được lặp lại lần thứ hai.

 

 

_________________

 

 

(*) Diễn ý từ Kinh Pháp Cú (Dhammapada), câu 153-154; trích lại từ bản dịch của Phạm Kim Khánh, Đức Phật và Phật Pháp, trang 73: “Xuyên qua nhiều kiếp sống trong vòng luân hồi, Như Lai thênh thang đi, đi mãi. Như Lai mãi đi tìm mà không gặp. Như Lai đi tìm người thợ cất cái nhà này. Lặp đi lặp lại đời sống quả thật là phiền muộn. Này hỡi người thợ làm nhà, Như Lai đã tìm được ngươi. Từ đây ngươi không còn cất nhà cho Như Lai nữa. Tất cả sườn nhà đều gãy, cây đòn dông của ngươi dựng lên cũng bị phá tan. Như Lai đã chứng nghiệm Quả Vô Sanh Bất Diệt và Như Lai đã tận diệt mọi Ái Dục.” 


frontpagenew 38

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/02/2011(Xem: 2588)
Người ta luôn hỏi câu này, Phật đã đi đâu và hiện nay ngài đang ở đâu? Đây là một câu hỏi rất khó trả lời cho những ai không có một sự tu tập về đời sống tâm linh.
13/01/2011(Xem: 21622)
Trong Đường Xưa Mây Trắng chúng ta khám phá ra Bụt là một con người chứ không phải là một vị thần linh. Đó là chủ tâm của tác giả...
05/01/2011(Xem: 3913)
Sau khi Đức Phật nhập niết-bàn, xá lợi của Ngài được chia thành tám phần cho tám lãnh thổ như Vương Xá (Rājagaha), Vesāli,, thành Ca-tì-la-vệ (Kapilavatthu), Allakappa, Rāmagāma, Vethadīpa, Pāvā và Câu-thi-na (Kusinārā). Để có nơi tôn kính thờ xá lợi của các bậc thánh, kiến trúc của các ngôi tháp bắt đầu phát sanh và tiến hóa. Nhiều thế kỉ trôi qua, Phật giáo theo thời thế mà thăng trầm lên xuống và xá lợi hầu hết cũng bị thất lạc. Vào thế kỉ XX, các nhà khảo cổ trong khi khai quật vùng Taxila và ngọn đồi Long Thọ (Nāgārjunakondā) đã tìm thấy các viên xá lợi thật của của Đức Phật và hiện nay được thờ tại Sārnātha. Tác giả Tham Weng Yew đã viết về lịch sử và ý nghĩa của việc thờ xá lợi, tiến trình thăng hóa các đền tháp thờ cùng các hình ảnh minh họa. Tỳ-kheo-ni Giới Hương đã phát tâm dịch ra tiếng Việt và đây là lần xuất bản thứ 2.
05/01/2011(Xem: 2595)
Trong Việt Nam Phật Giáo sử luận, tập một, khi bàn về sự liên hệ giữa thiền và thi ca, giáo sư Nguyễn Lang viết: "Thi ca không có hình ảnh thì không còn thi ca nữa, cũng như đi vào lý luận siêu hình thì thiền không còn có thể là thiền nữa" Nhưng thế nào là hình ảnh, giáo sư Nguyễn Lang giải thích:
04/01/2011(Xem: 52862)
QUYỂN 5 MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI BỐN (Năm 574 trước TL) 91 CÁC LOẠI CỎ Đầu Xuân, khi trời mát mẻ, đức Phật tính chuyện lên đường trở về Sāvatthi. Thấy hội chúng quá đông, đức Phật bảo chư vị trưởng lão mỗi vị dẫn mỗi nhóm, mỗi chúng phân phối theo nhiều lộ trình, qua nhiều thôn làng để tiện việc khất thực. Hôm kia, trời chiều, cạnh một khu rừng, với đại chúng vây quanh, đức Phật ngắm nhìn một bọn trẻ đang quây quần vui chơi bên một đám bò đang ăn cỏ; và xa xa bên kia, lại có một đám trẻ khác dường như đang lựa tìm để cắt những đám cỏ xanh non hơn; ngài chợt mỉm cười cất tiếng gọi:
21/12/2010(Xem: 2038)
Năm đầu tiên (528 TTL): Sau khi thành đạo vào đêm rằm tháng Vesakha (tức tháng Tư âm lịch), Đức Phật đến ngụ tại khu vườn nai (Lộc uyển), vùng Chư thiên đọa xứ (Isipatana) tức Sa-nặc (Sarnath) ngày nay, gần thành Ba-na-lại (Benares). Tại đó, Ngài giảng bài kinh đầu tiên, kinh Chuyển Pháp Luân, hóa độ năm anh em đạo sĩ Kiều-trần-như (Kodañña) và cư sĩ Da-xá (Yasa).
24/11/2010(Xem: 12384)
Bộ Ảnh về Cuộc Đời Đức Phật, Bộ hình phác họa về lịch sử, cuộc đời đức Phật do một họa sĩ người Thái Jamnuon Jhanando thực hiện. Những lời giải thích do cá nhân chúng tôi chú thích, nếu có sai sót xin nhờ quý vị chỉnh sửa dùm cho đúng. Kính tri ân…
16/10/2010(Xem: 7346)
Đây là bài thuyết giảng về "Đức Phật của chúng ta" một đề tài dễ làm cho Phật tử ngạc nhiên, vì Đức Phật của chúng ta là Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật rồi còn gì mà phải đặt vấn đề. Nhưng vấn đề sở dĩ được đặt ra là nhiều khi chúng ta chưa có được một cái nhìn thấu triệt tất cả tinh tường, đức tướng, hạnh đức, tin đức của đức Phật chúng ta. Do vậy, bài này, một phần giúp chúng ta trả lời những thiếu sót như vậy... Chính thái độ hóa thần thông để giáo hóa chúng sanh đã làm nổi bật giá trị tâm lý hoằng pháp mà Đức Phật của chúng ta đã dùng để hoằng hóa độ sanh.
16/10/2010(Xem: 7043)
Đức Thích Ca Mâu Ni đã vì một đại nguyện lớn lao, một lòng từ vô lượng mà khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giài thoát.
12/10/2010(Xem: 5080)
Lời người dịch: bài này được trích dịch từ một tập sách nhỏ có tựa đề “ 101 điều về Giáo Lý” (Dharma 101) là những câu hỏi thường xuất hiện trong quá trình tu học của người Tây Phương. Những câu hỏi (Đức Phật là ai ? Đức Phật ở đâu ?, niềm tin quan trọng ra sao ?, tại sao chúng ta phải cúi chào ? bạn là ai ? nghiệp là gì ?) có thể nghe quen thuộc đối với nhiều người nhưng câu trả lời có thể không quen thuộc. Điều này có thể do có sự khác biệt về quan điểm hay về sự hiểu biết giữa các vị Thầy, hoặc sự khác biệt giữa các truyền thống. Ba Thừa chính yếu của Phật Giáo tại Á Châu (Tiểu Thừa, Đại Thừa và Kim Cang Thừa) có sự khác nhau về lý tưởng, pháp tu và cách trình bày. Ví dụ những câu hỏi về sự giác ngộ có thể có câu trả lời của một vị Thầy Đại Thừa ở Đông Á khác với câu trả lời của một đạo sư Kim Cang Thừa của Tây Tạng. Một câu hỏi về ý niệm của tánh không Phật Giáo sẽ có hai câu giải đáp khác nhau bởi một vị Sư Nam Tông ở Đông Nam Á và một vi Thầy bên Đại Thừa. Nhưng ở Tây Phương, nơi
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]