Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

49_Thanh Lương Nguyệt (Bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)

03/04/202223:26(Xem: 9805)
49_Thanh Lương Nguyệt (Bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)




Thanh Lương Nguyệt

 

Bài pháp thoại giải thích kệ 49 trong nghi thức đảnh lễ Tam Bảo do Đức Trưởng Lão HT Thích Trí Thủ biên soạn và được TT Giảng Sư Thích Nguyên Tạng livestream ngày 10/8/2020.

 

 

Bồ Tát Thanh Lương Nguyệt

 Thường du tất cánh không

Chúng sanh tâm cấu tịnh

Bồ đề ảnh hiện trung.

HÒA: Nhất tâm đảnh lễ Biến pháp giới thanh tịnh đại hải chúng Bồ Tát ma ha tát. (1 lạy)

 

Bồ-tát như vầng trăng trong mát,

 Dạo chơi trong không gian mênh mông,

 Chúng sinh sạch cấu tâm thanh tịnh,

Tuệ giác vô thượng liền hiển bày.

HÒA: Một lòng kính lạy chư vị Đại Bồ Tát khắp pháp giới thanh tịnh rộng lớn như biển cả. (1 lạy)

 

 

Kính bạch Giảng Sư,

 

Thật là một điều đại phước duyên khi được học đến nghi thức đảnh lễ này trong đó hình ảnh Bồ Tát Thanh Lương Nguyệt đã được trích từ Kinh Viên Giác mà trong đó Phât Tánh được ví như Ánh Trăng tròn đầy trong sáng vào một đêm trăng rằm.

 

Như vậy tất cả tên của Phật Tánh như Chơn tâm thường trú, Thể tánh tịnh minh đều chỉ rõ cái NHẤT TÂM mà bản tánh của nó là bản nguyên của Chư Phật.

 

Con cũng đã được học lời dạy của Phật trongKinh Kim Cang Bát Nhã “Nhất thiết Tu đa La như tiêu nguyệt chỉ” có nghĩa là mội lời thuyết pháp của chư Phật (Hểt thảy Kinh Điển) đều như ngón tay chỉ mặt trăng và chúng ta phải nhận ra rằng mục đích của chúng ta là phải thấy được ánh trăng vằng vặc (TÂM) hầu vượt  khỏi giới hạn của ngón tay đưa lên (ngôn từ ngữ nghĩa).

 

Kính đa tạ Giảng Sư đã nhắc nhở khi nghe danh hiệu Bồ Tát Thanh Lương Nguyệt tất cả Phật Tử phải nguyện với lòng mình gắng tu theo lục độ vạn hạnh để được thanh mát, trong sáng như ánh trăng đã ra khỏi mây mù của vô minh chi phối bởi chấp ngã và chấp pháp.

 

Đến câu thứ hai THƯỜNG DU TẤT CÁNH KHÔNG, chúng đệ tử đã được Giảng Sư giải thích rằng: một khi đã là bồ tát Thanh Lương Nguyệt rồi thì lúc nào cũng không vướng bận không trú trước vào đâu mà thật thong dong dạo chơi trong thế gian như đi dạo trong bầu trời thái không.

Sang đến câu thứ ba “Chúng sanh tâm cấu địa” có nghĩa là khi tâm của chúng danh được vắng lặng thì Bồ đề tâm sẽ hiển lộ như câu thư pháp ta thường đọc “Nước yên, Trăng lặn” để ví một Tâm Phật mà câu chuyện được ghi trong Góp Nhặt Cát Đá do Đổ Đình Đồng phiên dịch như sau: 

KHÔNG NƯỚC, KHÔNG TRĂNG 

Ni cô Chiyono học Thiền dưới sự hướng dẫn của Thiền sư Phật Quang (Bukko) ở chùa Viên Giác (Engaku) trong một thời gian khá lâu nhưng cô không đạt được kết quả của thiền định.

Cuối cùng vào một đêm trăng sáng, khi cô đang xách nước bằng một cái vò cũ có bọc nan tre. Bao nan gãy, đáy vò rơi xuống, và ngay giây phút đó Chiyono được giải thoát!

 

Để kỷ niệm, cô viết bài kệ sau đây:
Chiếc vò cũ, bọc nan tre đã yếu

Và sắp hư, ta cố cứu nhiều lần,

Nhưng chẳng được và đáy vò rơi xuống,

Nước không còn, trăng cũng mất tiêu luôn.

 

Thật thú vị sang đến câu Nhất tâm đảnh lễ ta lại thấy quá quen thuộc vì thường  niệm “Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát “ trong nghi đảnh lễ tứ thánh các thời công phu....nhưng có ai có thể giải thich được rõ ràng từng chữ như Giảng Sư đâu.

Này nhé Thanh Tịnh là Phật Tánh hay sự tịch tĩnh trong lành.

Đại Hải: là biển lớn

Chúng Bồ Tát: Tất cả Chư Vị Bồ Tát mà không chỉ riêng biệt một vị nào, đã tu lục độ vạn hạnh để tiến tới Phật quả, luôn luôn an trú trong thể tánh thanh tịnh để bước vào biển tánh Tỳ Lô.

Chúng ta cũng được học thêm rằng Thể Tánh Thanh Tịnh phải gồm đủ (Thân-Tâm- Tướng Thanh tịnh) vì lẽ nếu Tâm còn khởi lên Sân, Si, và Tham ái hoặc Thân còn vướng trong Sát, Trộm, Dâm  thì sẽ lưu xuất ra cái Tướng bên ngoài không thể nào có được trang nghiêm.

 

Kính đa tạ Giảng sư giải thích rõ:

“Thế nào được gọi Bồ Tát Thanh Lương Nguyệt”

Bậc đã tu Lục độ Vạn Hanh viên thành

An trụ trong thể tánh thanh tịnh gồm Tướng, Thân, Tâm.

Sẽ tiến bước vào Bể Tánh Tỳ Lô, Phật Quả.

 

 Kệ trong nghi thức đảnh lễ, trích từ Kinh Viên Giác... tả

Hình ảnh Chư Phật như vầng trăng sáng đêm rằm

Kính mời xem bài 94 được Phật dạy...Mặt Trăng

Giáo hóa về người bất thiện và người lành thiện




Tôi nghe như vầy:

Một thời, Đức Phật ở tại vườn Cấp cô độc, cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ có một Bà-la-môn tuổi trẻ tên là Tăng-ca-la đến chỗ Phật, cùng Đức Thế Tôn thăm hỏi sức khỏe lẫn nhau, rồi ngồi lui qua một bên bạch Phật rằng:

“Bạch Cù-đàm, làm sao để có thể biết người nam bất thiện?”

Phật bảo Bà-la-môn:

“Giống như trăng.”

Bà-la-môn lại hỏi:

“Làm sao để có thể biết người nam thiện?

Phật bảo Bà-la-môn:

“Giống như trăng.”

Bà-la-môn bạch Phật:

“Thế nào là người nam bất thiện giống như trăng?”

Phật bảo Bà-la-môn:

“Như trăng cuối tháng], ánh sáng mất, màu sắc cũng mất, sở hệ cũng mất, ngày đêm càng lúc càng tiêu giảm, cho đến không còn xuất hiện. Cũng vậy, có người đối với Như Lai mà tín tâm tịch tĩnh, thọ trì tịnh giới, khéo học, nghe nhiều, nhường bớt phần mình để bố thí, chánh kiến chân thật; nhưng sau đó lại thoái thất, tín tâm thanh tịnh đối với Như Lai, đối với sự trì giới, bố thí, nghe nhiều, chánh kiến chân thật ngay thẳng]; đối với sự bố thí, trì giới, đa văn, chánh kiến, tất cả đều bị đánh mất; ngày đêm càng lúc càng tiêu giảm, cho đến trong khoảnh khắc tất cả đều bị quên mất. Lại nữa, này Bà-la-môn, nếu người thiện nam nào, mà không thân quen gần gũi thiện tri thức, không thường xuyên nghe pháp, không suy nghĩ chân chánh, thân làm các hành vi ác, miệng nói lời ác, ý nghĩ về những điều ác, thì vì những nhân duyên ác đã tạo ra này, nên khi thân hoại mạng chung sẽ bị đọa vào trong đường ác, địa ngục. Như vậy, này Bà-la-môn, người nam bất thiện được ví như trăng.”

Bà-la-môn bạch Phật:

“Thế nào là người nam thiện được ví như trăng?”

Phật bảo Bà-la-môn:

“Như trăng đầu tháng], ánh sáng và màu sắc tươi sáng, ngày đêm càng lúc càng sáng dần, cho đến khi trăng đầy, hoàn toàn tròn đầy tươi sáng. Cũng vậy, người nam thiện đối với pháp luật của Như Lai mà có được tín tâm thanh tịnh, cho đến, chánh kiến chân thật, chân tịnh càng tươi sáng, giới tăng, thí tăng, đa văn tăng, tuệ tăng, ngày đêm càng lúc càng tăng. Rồi vào lúc khác, gần gũi thiện tri thức, nghe thuyết chánh pháp, bên trong suy nghĩ chân chánh, thân làm các việc lành, miệng nói những lời lành, ý nghĩ những điều lành; nhờ vào những nhân duyên này mà khi thân hoại mạng chung sẽ được hóa sanh lên cõi trời. Này Bà-la-môn, vì vậy cho nên người nam thiện được ví như trăng.”

 

Bấy giờ, Đức Thế Tôn nói kệ rằng:

Như trăng trong không bợn,

Chu du khắp hư không;

Trong tất cả tinh tú,

Ánh trăng sáng hơn hết.

Tịnh tín cũng như vậy,

Giới, văn, rộng bố thí,

Lìa bỏn sẻn trong đời,

Bố thí này sáng ngời.

Phật nói kinh này xong, Bà-la-môn Tăng-ca-la nghe những gì Đức Phật đã dạy, tùy hỷ hoan hỷ từ chỗ ngồi đứng dậy cáo lui.

 

Lời Kết:

 

Kính tri ân Giảng Sư đã dùng những dẫn dụ về Ánh Trăng từ Đức Điều Ngự Giác Hoàng (Sơ Tổ Trúc Lâm) để khuyên chúng con  đừng chết trên phương tiện Văn Tự Bát Nhã để đạt đến Thực Tướng Bát Nhã qua bài thơ “Hữu Cú,Vô Cú”.

 

Hữu cú, Vô cú

Tự xưa tự nay

Quên Trăng ngắm ngón

Chết đuối trên bờ.  

 

Và 4 câu thơ tuyệt tác của Thiền Sư Từ Đạo Hạnh (một huyền thoại của Phật Giáo VN):

Tác hữu trần sa hữu

Vi không nhât thiết không

Hữu Không như thủy nguyệt

Vật trước hữu không Không.

Dịch:

Có thì có tự mảy may

Không thì cả thế gian này cũng không

Kìa xem bóng nguyệt lòng sông

Ai hay không, có..có, không là gì?

 

Đúng như Giảng Sư đã phát biểu “Minh triết Phật Giáo đã đi đến chỗ thượng thừa” mà ngôn ngữ trần gian thật dại khờ...Ánh trăng dưới lòng sông đã diển tả đuọc tất cả hiện tượng trong đời sống này cũng như sóng nắng, điện chớp...tuy rất tầm thường, đơn giản nhưng tìm thực tánh của nó không bao giờ tìm được.

 

Kính tán thán Giảng Sư với đã mang lại cho thính chúng những vần thơ điêu luyện của nhà thơ Trương Kế ngày nào với “Phong Kiều Dạ Bạc” nổi tiếng qua  tiếng chuông chùa Hàn Sơn tại Hàng Châu vẫn  ngân vang và đã lôi cuốn hàng vạn du khách.

 

Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên,
Giang phong ngư hoả đối sầu miên.
Cô Tô thành ngoại Hàn San tự,
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.

 

 Quạ kêu,  trăng lặn, sương khuya
Lưới chài cây bãi rặng phong yên
Con thuyền đậu bến Cô Tô khách

Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San

(Năm 756)

 

Hơn thế nữa Giảng Sư đã mượn vần thơ trác tuyệt của nhà thơ Thần Bùi Giáng để nhắc nhở đến cái sơ tâm mà bất cứ một người tu học Phật Pháp đừng bao giờ để nó phai nhòa...

Em về mấy thế kỷ sau

Nhìn Trăng có thấy nguyên mầu ấy không?

Lời giảng của Thầy sẽ đi vào tâm khảm người nghe pháp với lời khuyên tha thiết “Hãy bào mòn bản ngã đi, đừng quên mục đích đến Đạo và đừng đắm nhiễm trên danh vị, chức tước mà gục ngã trên khổ đau!”.

 

Hoặc lời di chúc của Tổ Pháp Loa ngày nào (Nhị Tổ thiền phái Trúc Lâm) cũng mượn trăng gió để chỉ Phật Tánh Chơn Như.

 

Vạn  duyên tài đoạn nhất thân nhàn
Tứ thập dư niên mộng huyễn gian
Trân trọng chư nhân hưu tá vấn
Na biên phong nguyệt cánh nhĩ khoan.

 

Một thân nhàn nhả dứt muôn duyên

Hơn bốn mươi năm những ảo huyền

Nhắn bảo các người đừng gạn hỏi

Bên kia trăng, gió rộngvô biên.

 

 

Kính tán dương Giảng Sư đã ban cho thính chúng một bài pháp thoại quá sâu sắc và đã mang lại một nỗi tự vấn trong tâm người học Phật... mình đang ở đâu ...có thực sự tu tập hạ thủ công phu hay mãi chỉ theo đuổi theo ngữ nghĩa ngôn từ mà quên đi cái sơ tâm ban đầu.

 

Kính chúc sức khỏe Giảng Sư và kính chúc Ngài luôn ban mưa pháp đến hàng hậu học  qua biện tài nhạo thuyết, quảng kiến, đa văn tuyệt vời.

Kính trân trọng,

 

 Chúc mừng đến ai ...đã  vỡ  òa

Sơ tâm ngày ẩy...chớ phai nhòa

 Mãi là trăng rằm tròn, sáng tỏa.

Lời Phật dạy cho Tăng ca La

Nghi thức đảnh lễ siêu tuyệt quá

Giảng sư nhạo thuyết ...chuyển lời hoa

Niệm ơn Hòa Thượng ..lòng quy nguõng

Ơ hay...sao dòng lệ tuôn trào!

 

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Nam Mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát.

Huệ Hương kính trình pháp,




***
 
Mục lục: 108 bài kệ lễ Tam Bảo
cong duc le Phat-thich nguyen tang
***

Mục lục 33 vị Tổ Thiền Tông Ấn-Hoa

to su long tho
***


Trở về mục lục bài giảng của TT Nguyên Tạng
youtube
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/05/2021(Xem: 19986)
Thiền Sư Mộc Trần Đạo Mân (1596-1674) Tổ thứ 68 (tính từ Sơ Tổ Ca Diếp), Đời thứ 35 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 31 của Thiền Phái Lâm Tế. Thời Pháp Thoại thứ 236 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 20/05/2021 (09/04/Tân Sửu) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Lĩnh Nam thường hiện bậc thâm uyên Hoằng Giác đại sư đợi đủ duyên Nối Pháp Tây Thiên truyền ấn tín Tiếp dòng Đông Chấn hóa Trung Nguyên Nghìn sông, trăng chiếu lìa điềm báo Vạn dặm, mây trôi vẫn lặng yên Tám đạt, bảy thông luôn tự tại Hàng Tô dạo đến Triệu cùng Yên. (Bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Mộc Trần Đạo Mân (1596-1674) của Hòa Thượng Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch Việt)💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45
16/05/2021(Xem: 16791)
Thiền Sư Huyễn Hữu Chánh Truyền (1549-1614) Tổ thứ 66 (tính từ Sơ Tổ Ca Diếp), Đời thứ 33 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 29 của Thiền Phái Lâm Tế. Thời Pháp Thoại thứ 234 của TT Nguyên Tạng từ chùa Pháp Hoa, Adelaide, Nam Úc từ 6.45am, Thứ Ba, 15/05/2021 (04/04/Tân Sửu) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Chánh Truyền Huyễn Hữu xem đèn hoa Tiếng vỡ dòn tan chợt tỏ ra Liễu ngộ Tiếu Nham trình sở chứng Nghi tình dứt đoạn ngữ ngôn xa Toàn thân bừng sáng chân tâm hiện Một niệm chẳng sanh vạn mối hòa Chảy ngược Hoàng Hà rồng tưới nước Tươi nhuần ngũ cốc đất bao la. (Bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Huyễn Hữu Chánh Truyền (1549-1614) của Hòa Thượng Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch V
11/05/2021(Xem: 18610)
Thiền Sư Vô Văn Minh Thông (1480-1543) Tổ thứ 64 (tính từ Sơ Tổ Ca Diếp), Đời thứ 31 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 27 của Thiền Phái Lâm Tế. Thời Pháp Thoại thứ 232 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Ba, 11/05/2021 (27/03/Tân Sửu) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Cảm thọ khổ vui vốn bởi tâm Cớ sao vọng chấp hướng xa tầm Vô minh chướng ngại gương tròn sáng Hữu lậu đọa sa bọt sóng ngàn Mê ngộ thị phi đều chấp ngã Niết bàn sanh tử bởi sai lầm Thạch hương miếu dụ chân diện mục Tánh giác muôn đời vẫn thậm thâm. (Bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Vô Văn Minh Thông (1850-1543) của Hòa Thượng Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch Việt) 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Sa
08/05/2021(Xem: 16565)
Chủ đề: Thiền Sư Thiên Kỳ Bản Thụy, Tổ thứ 63 (tính từ Sơ Tổ Ca Diếp), Đời thứ 30 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 26 của Thiền Phái Lâm Tế. Thời Pháp Thoại thứ 231 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Bảy, 08/05/2021 (27/03/Tân Sửu) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Bản Thụy gầm vang với Bảo Phong Khởi tranh có có lại không không Đối đầu gậy hét Phật chưa tỏ Thẳng cẳng đá tung chốn thất ông Việc làm quân tử từ nay hết Anh hùng nghiệp cả sớm thành công Từ xưa tông chỉ chưa từng biết Xứ diệt, tâm không tiếng sắt đồng. (Bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Thiên Kỳ Bản Thụy của Hòa Thượng Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch Việt)💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vi
01/05/2021(Xem: 7559)
Đạt đến chữ Không trong công án Sư Phụ muốn ấn chứng! ( Tâm Không là Phật, Trí Không là Đạo ) Thiền Sư Đông Minh Huệ Sảm (1372-1441), Tổ thứ 60 (tính từ Sơ Tổ Ca Diếp), Đời thứ 27 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 23 của Thiền Phái Lâm Tế. Hành trạng Ngài, tuy tóm gọn vài chi tiết (1) Trân quý thay với công án Sư Phụ ban (2) Trình pháp liễu ngộ, Huyền ký đất Phù Tang (3) Được nhiều môn đệ xuất sắc tiếp nối pháp .
29/04/2021(Xem: 19400)
Thiền Sư Thiền Sư Bảo Tạng Phổ Trì, Đời thứ 26 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 22 của Thiền Phái Lâm Tế. Thời Pháp Thoại thứ 227 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 29/04/2021 (18/03/Tân Sửu) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Gia phong đánh hét thật khô khan Văn tự ngữ ngôn, khéo luận bàn tay đấm Đại Ngu bày thật tướng Chân phi Hoằng Bá, rõ tương quan Vạn Phong môn hạ toàn sư tử Chót đỉnh Linh Sơn, rợp đại bàng Tàn cuộc tử sanh bừng tỉnh mộng Lối về tự tại thật an nhàn. (Bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Bảo Tạng Phổ Trì của Hòa Thượng Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch Việt)💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃
27/04/2021(Xem: 18189)
Thiền Sư Vạn Phong Thời Ủy (1303-1381) Đời thứ 25 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 21 của Thiền Phái Lâm Tế. Thời Pháp Thoại thứ 226 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Ba, 27/04/2021 (16/03/Tân Sửu) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Bỗng dưng tham tỏ thấu chăng nào Niệm Phật là ai, nói nói mau Nhướng mắt giơ tay hàm nhất nghĩa Gật đầu cúi xuống tột trần lao Ra uy hét lớn rền trời đất Sư tử hống vang, tợ sóng trào Ly tướng bặt tăm nào chỗ trụ Bồ Đề mỗi lúc một thêm cao. (Bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Vạn Phong Thời Ủy (1303-1381) Hòa Thượng Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch Việt)💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃
22/04/2021(Xem: 20147)
Thiền Sư Thiên Nham Nguyên Trường (1284-1357) Đời thứ 24 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 20 của Thiền Phái Lâm Tế. Thời Pháp Thoại của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 22/04/2021 (12/03/Tân Sửu) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Bám không chấp hữu dụng tâm sai Liễu nghĩa đạo trung nào có hai Chim hót, sẻ kêu, bày diệu đế Mèo quào, chuột chạy, hiển chân đài Gạch tan, chén nát về nguyện trạng Nước chảy, gió lay, nổi sóng dài Nước chảy, gió lay, nổi sóng dài Triệt ngộ hoát nhiên chân thể hiện Đại viên cảnh trí chiếu bao ngày. (Bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Thiên Nham Nguyên Trường (1284-1357) của Hòa Thượng Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch Việt) 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, Fr
20/04/2021(Xem: 20977)
Thiền Sư Trung Phong Minh Bổn (1263-1323) Đời thứ 23 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 19 của Thiền Phái Lâm Tế. Thời Pháp Thoại của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Ba, 20/04/2021 (09/03/Tân Sửu) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Hàng Châu đất Phật lắm tăng tài Cửa pháp tượng long khắp chốn khai Quán suối nước trong cầu ấn chứng Nhìn non rừng thắm hóa công bày Tuổi thơ nhập đạo tâm luôn vững Hào kiệt xuất gia tỉnh giác ngay Thiên tử thỉnh cầu truyền giáo pháp Lão tăng vung gậy đuổi ra ngoài. (Bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Trung Phong Minh Bổn (1263-1323) Hòa Thượng Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch Việt) 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]