Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

189. Thiền Sư Đại Mai Pháp Thường (752-839), Đời thứ 3 sau Lục Tổ Huệ Năng

24/11/202011:32(Xem: 13406)
189. Thiền Sư Đại Mai Pháp Thường (752-839), Đời thứ 3 sau Lục Tổ Huệ Năng






Nam mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ,

Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học bài thứ 189 Thiền Sư Đại Mai Pháp Thường (752-839).

Ngài thuộc đời thứ 4 sau Lục Tổ Huệ Năng. Ngài họ Trịnh, người tỉnh Hà Bắc. Ngài xuất gia lúc bé ở chùa Ngọc Tuyền.

Thuở ban sơ, Ngài đến thăm TS Mã Tổ và thưa hỏi :”thế nào là Phật”.
TS Mã Tổ trả lời :”Tức Tâm tức Phật”.

Ngài vừa nghe là ngộ liền, Ngài sụp lạy tạ ơn Sư Phụ.

Cuộc đời Ngài rất đơn giản về tiểu sử và lúc ngộ đạo, chỉ có bốn chữ Tâm này là Phật.

Sư phụ giải thích: 4 chữ ngộ đạo này rất hay nhưng chúng sanh đã hiểu sai và chấp tánh 4 chữ này, họ nói "tâm này có Phật rồi cần gì quy y Tam Bảo ? cần gì đi chùa ? ". Để có được tâm Phật đâu có đơn giản như thiên hạ, phải trải qua trăm đắng ngàn cay, gọt dũa, đào luyện nội tâm, phải quy y, phải đi chùa, phải dự khóa tu để đạt đến Phật tâm kia. Tức tâm tức Phật là Chơn Tâm, là Thanh tịnh Tâm, là Phật tâm bất sanh bất diệt thường hằng trong tất cả chúng sanh. Phàm tâm là tâm sanh diệt theo duyên phiền não từ bên ngoài.

Sau khi ngộ đạo, Ngài tạ từ Sư Phụ Mã Tổ, đến Rừng Mai cất am để ẩn tu, nên ngà được gọi là Đại Mai. Ngài ở tu trong rừng Mai này 30 năm.

Sư Phụ có kể về trái mai có tên khác là có trái mơ, nghe rất thanh thoát, thi vị, và có những trùng hợp:

Ngài Chu Mạnh Trinh có làm bài thơ tả cảnh chùa Hương Tích mà sư phụ diễn đọc quá hay:

"Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay
Kìa non non, nước nước, mây mây,
Đệ nhất động hỏi là đây có phải?
Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái,
Lửng lờ khe Yến cá nghe kinh.
Thoảng bên tai một tiếng chày kình,
Khách tang hải giật mình trong giấc mộng ".

Sư ông Nhất Hạnh có thành lập Làng Mai ở Am Phương Bối, Việt Nam từ thập niên 60. Sau vì chiến tranh, Sư ông lên đường, rồi lập Làng Mai ở Pháp. Làng Mai ở Pháp ngày nay cũng có liên quan đến Rừng Mai ngày xưa của Thiền sư Pháp Thường.

Một hôm có một vị Tăng trẻ lên rừng tìm cây làm gậy cho sư phụ, đi lạc tới rừng Mai không biết đường ra, và gặp được Ngài Pháp Thường.
Vị Tăng thưa hỏi :”Ngài ở núi bao lâu rồi”.
Ngài Pháp Thường đáp :”chỉ thấy bốn núi xanh lại vàng”

Sư phụ giải thích, bốn núi là ví dụ của Đức Phật để khai thị cho vua Ba Tư Nặc quán chiếu về "sanh, lão, bệnh, tử" hay "sanh, trụ, hoại, diệt", đang tiến dần đến cuộc đời của chúng sanh.

Ngài chỉ đường cho vị Tăng nương theo suối đi ra.

Sau khi nghe vị Tăng về thuật lại, sư phụ của vị Tăng nghĩ có thể là Ngài Pháp Thường, và sai đệ tử lên thỉnh Ngài xuống núi. Ngài viết thơ từ chối với lời khiêm nhường :”cây khô gãy mục tựa rừng xanh...dĩnh khách thôi thì chớ kiếm tìm”.

Ngài Mã Tổ hay tin, hoan hỉ sai một vị Tăng lên núi thăm dò xem Ngài có đắc pháp gì ở Mã Tổ. Ngài Pháp Thường nói Tức Tâm Tức Phật.
Ngài Mã Tổ ấn chứng cho đệ tử Pháp Thường là"trái mai đã chín", ý nói ngài đã đạt  đạo tới mức Thượng thừa.

Từ khi được ấn chứng, danh tiếng Ngài vang xa, tín chúng đổ sô về học pháp rất đông. Ngài Thượng đường dạy chúng: " mỗi người tự xoay tâm lại tận nơi gốc, chớ theo ngọn. Đạt được gốc thì ngọn tự đến. Tâm này nguyên là cội gốc tất cả pháp thế gian và xuất thế gian, tâm sanh thì các thứ pháp sanh, tâm diệt thì các thứ pháp diệt".

Trước khi viên tịch, Ngài gọi chúng đệ tử đến bảo: "Đến không thể kềm, đi không thể tìm". Nói xong, ngài kiết già an nhiên thị tịch, thọ thế 88 tuổi.

Bạch Sư Phụ, con kính tri ơn SP hôm nay ban cho đại chúng cuộc đời của một vị Thiền Sư rất đơn giản về tiểu sử và cả về ngộ đạo. Công án "Tức Tâm Tức Phật", tâm này là Phật, rất nhẹ nhàng, chỉ cần tự quay lại tìm Phật tại tâm mình bây giờ và tại đây. Mỗi vị Tổ ra đời thị hiện một cách đắc pháp huyền diệu khác nhau, nhưng cùng một vị đó là vị giải thoát.

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật .
Cung kính và tri ơn Sư Phụ,

Đệ tử Quảng Tịnh Tâm

(Montreal, Canada)






189_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Phap Thuong



Tức Vật  này, chẳng Vật  khác!

Con kính dâng Thầy bài thơ sau khi nghe pháp thoại sáng nay ...đã mang lại
nhiều tịnh lạc ngay tại đây và bây giờ. Kính chúc Thầy pháp thể khinh an và kính đa tạ, HH



Túc duyên nhiều đời... ngộ lần đầu tham vấn 
“ Tức Tâm tức Phật “, Phật chính tâm này.
Ba mươi năm ẩn tu, am cỏ tại rừng mai 
Chỉ người đi lạc “ nương theo dòng suối”

Pháp đệ nghe tin ...vấn an mời xuống núi !
Đáp “ Mấy độ Xuân về ..lòng chẳng đổi thay “
 “PHI TÂM PHI PHẬT “ được ấn chứng lần hai
Sư Phụ Mã Tổ ....“ Trái Mai đã chín !"

Từ đấy thỉnh Sư thượng đường ...người tin, kính !
Cầu giải thoát ... gốc chỉ việc xoay tâm 
Hai vị tăng luận tranh   “ Ai sơ, Ai thân ?”
Đáp “ Thân thì không hỏi” dừng nghi kiến ! 

Một lần mộng thần linh mách   “ Ngụ lâu ...tai biến” 
Bài pháp ẩn tàng “ cõi Trần tạm chẳng lâu ! 
Trước khi viên tịch, di chúc nhiệm mầu 
TỨC VẬT NÀY, CHẲNG PHẢI VẬT KHÁC! 

Đa tạ Giảng Sư  . bài pháp thoại ...mang tịnh lạc !
“Tánh nghe thường trú” muôn đời  có thật !

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật 

Huệ Hương 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/06/2020(Xem: 12912)
Báo chí Phật giáo Việt Nam thực sự khai sinh và phát triển từ khi có phong trào chấn hưng Phật giáo vào thập niên 1930. Từ lúc ra đời, báo chí Phật giáo đã trở thành một phương tiện quan trọng làm lan tỏa tư tưởng chấn hưng Phật giáo, thực hiện nhiệm vụ hoằng pháp, xây dựng nền văn học Phật giáo và giữ gìn di sản văn hóa cổ Việt Nam. Tuy giữ vai trò quan trọng trong lịch sử Phật giáo và mang lại nguồn sử liệu quan trọng giúp thế hệ sau tìm hiểu, nghiên cứu nhưng do nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan, đến nay, báo chí Phật Giáo Việt Nam vẫn chưa có một trung tâm lưu trữ đầy đủ. Công việc bảo tồn và phát huy giá trị về tư liệu mà báo chí mang lại đến nay vẫn là một nỗi trăn trở cho những người yêu mến tư liệu báo chí Phật giáo Việt Nam nói riêng và về tư liệu Phật giáo Việt Nam nói chung.
26/03/2020(Xem: 8798)
Audio: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa (giọng tụng: HT Thích Hoằng Tri)
26/02/2020(Xem: 13546)
Lễ Khánh Thành Chánh Điện, Lễ Hội Quan Âm Chùa Việt Nam, Houston sẽ không tổ chức vào cuối tháng 3-2020 vì dịch cúm Corona
14/12/2019(Xem: 8214)
Những yếu tố tích cực của Phật Giáo là một phần tư tưởng văn hóa Việt
14/05/2019(Xem: 16715)
Ở tuổi 65 của năm nay là tuổi bắt đầu đi xuống. Bệnh tật đã thể hiện ở thân và từ từ thì giờ dành cho Bác sĩ cũng như Nha sĩ nhiều hơn những năm trước; nhưng trong tâm tôi vẫn luôn cố gắng là lạy cho xong quyển 2 của bộ kinh Đại Bát Niết Bàn mỗi chữ mỗi lạy trong mỗi mùa An Cư Kiết Hạ tại chùa Viên Giác Hannover. Đó là tâm nguyện của tôi, mong rằng sức khỏe sẽ cho phép để thực hiện xong nguyện vọng đã có từ hơn 30 năm nay tôi vẫn cùng Đại chúng chùa Viên Giác tại Hannover trong mỗi mùa An Cư Kiết Hạ thường thực hành như vậy. Đây không phải là việc khoa trương, mà là một pháp tu, một hạnh nguyện. Do vậy tôi vẫn thường nói rằng: Nếu sau nầy tôi có ra đi, mọi việc khen chê hãy để lại cho đời; chỉ nên nhớ một điều là từ 50 năm nay (1964-2014) trong suốt 50 năm trường ấy tôi đã hành trì miên mật kinh Lăng Nghiêm vào mỗi buổi sáng tại chùa, tại tư gia hay trên máy bay, xe hơi, tàu hỏa v.v… và cũng trong suốt 30 năm (1984-2014) vào mỗi tối từ 20 giờ đến 21 giờ 30 trong mỗi mùa An Cư Kiết Hạ
20/02/2019(Xem: 14624)
Các video sau đều có mục lục (ngoại trừ các bài giảng lẻ), hầu hếtcó kèm theo thời điểm lúc bắt đầu giảng các mụcđể người nghe có thể dễ dàng theo dõi. Ngoài ra nếu vô tình nghe một đoạn bất kỳ cũng có thể biết được HT đang giảng tới mục nào vì tên mục đó có ghi phía dưới màn hình. Danh sách này chắc chắn còn thiếu, nhất là về phần các bài giảng lẻ, và sẽ được bổ túc thêm sau
16/01/2019(Xem: 4322)
Nhẫn Nhục Là Thù Diệu Nhất - Tâm Tinh cẩn tập
04/01/2019(Xem: 112022)
“Hiểu về trái tim” là một cuốn sách khá đặc biệt, sách do một thiền sư tên là Minh Niệm viết. Với phong thái và lối hành văn gần gũi với những sinh hoạt của người Việt, Minh Niệm đã thật sự thổi hồn Việt vào cuốn sách nhỏ này. Xuyên suốt cuốn sách, tác giả đã đưa ra 50 khái niệm trong cuộc sống vốn dĩ rất đời thường nhưng nếu suy ngẫm một chút chúng ta sẽ thấy thật sâu sắc như khổ đau là gì? Hạnh phúc là gì? Thành công, thất bại là gì?…. Đúng như tựa đề sách, sách sẽ giúp ta hiểu về trái tim, hiểu về những tâm trạng, tính cách sâu thẳm trong trái tim ta.
01/01/2019(Xem: 6346)
Lễ viếng chị Hướng Dương diễn ra vào 8h ngày 27/4 tại trụ sở Thư viện sách nói dành cho người mù (18B, Đinh Tiên Hoàng, quận 1, TP HCM). Lễ truy điệu và động quan lúc 7h ngày 28/4. Lễ hỏa táng tại Đa Phước, bình Chánh. Chị Nguyễn Hướng Dương sinh năm 1971 tại TP HCM. Với những nỗ lực, đóng góp cộng đồng, đặc biệt là cộng đồng khiếm thị, chị được bình chọn là Công dân trẻ tiêu biểu TP HCM, huy chương "Vì hạnh phúc người mù" của Trung Ương Hội Người mù Việt Nam, giải thưởng "Bạn đồng hành quanh tôi" của báo Tuổi Trẻ. Chị được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng 2, bằng khen của Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM. Năm 2017, chị có tên trong danh sách 30 tập thể, cá nhân được tôn vinh trong chương trình "Vinh quang Việt Nam - Dấu ấn 30 năm đổi mới"… Dự án Thư viện sách nói dành cho người mù từng đoạt giải thưởng cuộc thi Ngày sáng tạo Việt Nam (trị giá gần 10.000 USD) do Ngân hàng Thế giới tổ chức.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]