Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

02.Thiền Sư Thích Đạo Thiền (Vị thiền sư thứ 2 (vào thế kỷ thứ 6) của Việt Nam )

22/04/201319:04(Xem: 16447)
02.Thiền Sư Thích Đạo Thiền (Vị thiền sư thứ 2 (vào thế kỷ thứ 6) của Việt Nam )



244_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Thich Dao Thien



Nam Mô A Di Đà Phật
Kính bạch Sư Phụ,

Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học về Thiền Sư Thích Đạo Thiền, là vị thiền sư thứ hai của Việt Nam, vào thế kỷ thứ sáu. Ngài là người Giao Chỉ, thuộc nước Việt Nam cổ xưa.


Thời pháp thoại hôm nay là thứ 244 trong loạt bài giảng của Sư Phụ trong thời gian cách ly đại dịch Covid-19 từ 2020 đến nay.

Sư phụ có nhắc là Sư phụ nương theo bộ sách “Thiền Sư Việt Nam” của Hòa Thượng Thích Thanh Từ (soạn và ấn hành năm 1972) làm giáo trình cho loạt bài giảng online này.

 

Sư phụ giải thích:  Giao Chỉ là tên gọi địa danh một phần lãnh thổ Việt Nam trong lịch sử, từ thời Hùng Vương đến các kỳ thời Bắc thuộc. Giao Chỉ là tên gọi của một bộ trong số 15 bộ của nước Văn Lang thời xưa như Việt Thường , Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Văn Lang, Quế Lâm ….

Thích Đạo Thiền là người Giao Chỉ, ngài xuất gia từ thuở thiếu thời, giới luật trong sạch và có đời sống đức hạnh khắc kỷ. Chùa núi Tiên Châu xưa kia bị nhiều cọp quấy nhiễu, Ngài đến đó lưu trú một thời gian thì nạn ấy không còn nữa.

Tiếp đó Ngài rời Giao Chỉ sang nước Tề (Trung Hoa) để du phương hành khước, tu học ở các tùng lâm, cuối cùng ngài đến Kim Lăng (Nam Kinh ngày nay) để hoằng pháp.

Vào năm Vĩnh Minh thứ nhất (483), Sư đến kinh đô ở chùa Vân Cư Hạ tại Chung Sơn. Sư vâng lệnh nhà vua dạy tăng chúng bộ Luật Thập Tụng.


Thiền Sư Đạo Thiền thích tu tập phép chỉ và quán, luôn ở ẩn trong núi xa, nếu thấy nghe cảnh ồn náo, ngài liền tìm  cách lui bước. Sư thích ăn những thức ăn hoang dã, mặc đồ rách rưới, miệng không bao giờ nói chuyện phù phiếm; nếu có ai cho thức ngon đồ đẹp đều đem cấp phát cho người nghèo ốm. 


Sư Phụ giải thích: Thiền Sư Đạo Thiền tu theo pháp Chỉ-Quán là Như Lai Thiền.


Tu Chỉ, còn gọi tu định, là dừng lại mọi vọng niệm, cột tâm lại một chỗ, nhìn vào chóp mũi. Tu Chỉ có 3:

1/Hệ duyên thủ cảnh chỉ: cột tâm vào một chỗ như: chóp mũi để tâm không tán loạn.

2/ Chế tâm chỉ: tâm khởi lên theo dõi mà chế phục (biết vọng không theo)

3/Thể chơn chỉ: thể của tâm là bất sanh bất diệt, nên tâm không chấp thủ, chấp pháp,  thì vọng niệm không phát sanh.

 

Tu Quán, còn gọi tu tuệ, là quán chiếu tất cả pháp không có thật tướng, từ đó không sanh tâm bám víu, chấp đắm. Tu Quán có 2:

1/Đối trị Quán: quán để đối trị vọng tâm như Quán thân bất tịnh là để đối trị tham dục. Quán giới phân biệt là để đối trị cái tâm ngu si chấp ngã.

2/ Chánh quán: quán các pháp không có tướng chân thật, tất cả đều do nhân duyên sanh. Tâm không đắm nhiễm, phiền não, khổ đau….


Sư Phụ giải thích Thiền Sư Đạo Thiền sống khắc kỷ kiệm phước, thiểu dục tri tục và học hạnh xả tài, bố thí, cúng dường của Tôn giả Sīvali - bậc Thánh Thanh Văn đại Đệ tử có tài lộc bậc nhất từ thời Đức Thích Ca.


Trong kiếp quá khứ xa xưa, Ngài Sivali tạo phước cúng dường Đức Phật Tỳ Bà Thi 1 bình sửa tươi và 1 hủ mật ong, đó là tài sản ngài có được của 1 người nông dân nghèo khổ; rồi một kiếp khác ngài là 1 Tỳ kheo thà để bụng đói để bố thí 1 bửa ăn cho 1 con chó đói; rồi 1 kiếp khác ngài là vua nước Varasani cùng với Hoàng Thái Hậu bao vây 1 doanh trại của quân giặc trong 7 ngày. Nên trong kiếp này, kiếp cuối, ngài bị quả báo phải ở trong bào thai của mẹ (Công chúa Suppavasa)  đến 7 năm 7 tháng và 7 ngày mới ra đời. Bảy ngày trước khi chào đời Mẹ ngài đau đớn vì sanh ngài quá khó khăn, Cha ngài đến Kỳ Viên Tinh Xá cầu thỉnh Đức Thế Tôn ban phước để giúp cho Mẹ tròn con vuông. Khi Đức Thế Tôn khởi niệm tâm từ, công chúa Suppavasa liền sinh em bé tức khắc, vừa ra đời là ngài lớn nhanh như thổi, vì đã ở trong thai mẹ suốt 7 năm trời. Gia đình liền đến thỉnh Phật và chúng tăng về cung đình cúng dường trai tăng. Trong buổi cúng trai tăng, Tôn giả Xá Lợi Phật hỏi thăm chú bé Sivali “7 năm ở trong bào thai cảm thấy thế nào ? chú bé Sivali thưa trình rằng “con quá sợ hãi, con bây giờ chỉ muốn xuất gia để giải thoát”. Sau đó, ngài được xuất gia tu học, năm 20 tuổi thọ giới tỳ kheo, từ đó mỗi khi đi khất thực, ngài luôn  được cúng dường, phước báu là do ngài tạo phước từ thời Đức Phật Tỳ Bà Thi. Nơi nào có ngài Sivali, nơi đó có đầy đủ tài vật, không những cho bản thân ngài và những tỳ kheo chung quanh cũng được hưởng phước. Một ngày kia đức Thế Tôn đã tán thán ngài rằng “ Trong các đệ tử của ta, Đệ nhất tài lộc là Sīvali. Trong những hoàn cảnh đệ nhất ngặt nghèo, ai cũng buông xuôi niềm tin, hễ có đại đức Sīvali đến là mọi việc suôn sẻ, đặc biệt là về vật chất là không có gì phải lo. Dù sa mạc, hoang đảo, rừng sâu núi cao, ở đâu có Sīvali thì ở đó có tài lộc”. Ngài Sivali không tin là bản thân có nhiều phước báu như thế, ngài thử đưa 500  tỳ kheo lên núi cao, rừng thiêng, nước độc, không một bóng người, xem thử ai đến cúng dường. Lập tức sau đó có chư thiên xuống cúng dường ngài và chúng tăng.


Kính mời xem tiếp


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/04/2012(Xem: 10153)
Nghe Thuyết Pháp Cho Ipad, Iphone và Download - Thích Hạnh Tuệ
18/04/2012(Xem: 5755)
Xin mời độc giả đọc thật kỹ cuốn Cẩm Nang Tu Thiền này. Đây là một cuốn sách quý, đúc kết kinh ngiệm trên 25 năm giảng dạy Phật pháp và hướng dẫn hành thiền của Thiền sư Ajaham tại Úc và các nước Đông Nam Á. Dù bạn là người mới bắt đầu thiền tập hay là một hành giả đã hành thiền nhiều năm mà vẫn chưa đạt được kết quả mong muốn, thì đây chính là cuốn sách “gối đầu giường” của bạn.
13/04/2012(Xem: 16066)
Sự phân tích về cái chết không phải là để trở nên sợ hãi mà là để biết trân quý kiếp sống này, trân quý kiếp người mà qua đó bạn có thể thực hành những pháp tu quan trọng.
02/03/2012(Xem: 5110)
Video Lễ Tang Cố Hòa Thượng Thích Nhật Liên
07/01/2012(Xem: 5965)
Dựa theo tinh thần Phật giáo, do nhân duyên hòa hợp tất cả những nghiệp duyên từ trong những đời quá khứ mà kiến tạo ra con người trong kiếp này.
24/05/2011(Xem: 12649)
Hòa thượng Tịnh Sự, thế danh là Võ Văn Đang, sinh năm Quí Sửu (1913), trong một gia đình có truyền thống Nho giáo, tại một vùng quê miền Nam, xã Hòa Long, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp. Thân phụ Ngài là cụ Võ Văn Tỏ, thân mẫu là cụ Trần Thị Thông. Năm 7 tuổi Ngài đã học chữ Nho. Rất thông minh, Ngài được người đương thời gọi là “Thần đồng Lê Quí Đôn”. Do túc duyên sẵn có từ nhiều đời, đến năm 12 tuổi Ngài xuất gia và thọ giới Sa Di tại chùa Bửu Hưng (Sa Đéc). Thấy Ngài quá thông minh nên Bổn sư đặt pháp danh là Thích Huệ Lực. Năm 20 tuổi Ngài thọ giới Tỳ kheo tại chùa Kim Huê, Sa Đéc. Đến năm 25 tuổi Ngài được bổ nhiệm về trụ trì tại chùa Phước Định, Chợ Lách. Năm 30 tuổi Ngài trụ trì chùa Viên Giác, Vĩnh Long. Năm 35 tuổi duyên lành đối với Phật giáo Nam Tông đã chín mùi, Ngài được du học tại Chùa Tháp Campuchia, thọ giới theo Phật giáo Nam Tông tại chùa Kùm Pung (Treyloko) ở Trà Pét.
26/04/2011(Xem: 8358)
Đây là nhân vật đầu tiên trong chương trình Phật Pháp Nhiệm Màu. Pháp danh của thầy là Thích Minh Thủy. Sinh năm 1953, xuất gia ở Tịnh xá Ngọc Phật, hiện tại đang tịnh tu ở núi Thị Vải, tỉnh Ba Rịa Vũng Tàu. Cuộc đời của Thầy là những chuỗi ngày vui buồn lẫn lộn, sống theo cảm tính, bị những ham muốn nhục dục lôi kéo. Để rồi đối với xã hội thầy là người bất thiện, đối với cha mẹ là người con bất hiếu, đối với chị là người em ngỗ nghịch, đối với vợ con là người chồng, người cha thiếu trách nhiệm. Và thầy đã biến cuộc sống của mình lúc đấy thành một cuộc sống xa đọa với những thói xấu như: nghiện ma túy, rượu, cờ bạc và trai gái lăng nhăng, đặc biệt là nghiện ma túy. Nhưng rồi nhờ ánh sáng Phật pháp, thầy đã từ tối ra sáng, bỏ được ma túy, và nay đã theo gương Phật, xuất gia tìm cầu chân hạnh phúc.
24/03/2011(Xem: 6191)
Kinh Thủ Lăng Nghiêm là bộ kinh thuộc hệ tư tưởng thượng thừa liễu nghĩa và là tâm ẩn bí mật đại tổng trì môn của chư Phật Như Lai, bao gồm toàn bộ hệ thống giáo lý nhân quả, mê ngộ, chơn vọng, thánh phàm của tất cả đại tạng.
19/01/2011(Xem: 17190)
Trở về từ Xứ Tuyết - Nguyên Phong
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]