Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quyền lực tâm linh

16/04/201418:36(Xem: 5484)
Quyền lực tâm linh
Mahatma-Gandhi

Nhân loại tôn vinh Mahatma Gandhi (1869- 1948) là một trong mười thiên tài sáng tạo nhất trong lịch sử. Mahatma Gandhi là bậc thiên tài tâm linh, hòa hợp tâm hồn và thể xác. Một con người mạnh mẽ, rắn chắc luôn hoạt động cả trong suy nghĩ và hành động. “Chính chúng ta phải là sự thay đổi mà chúng ta muốn thấy trên thế giới”. Với tư tưởng đột phá ấy Mahatma Gandhi đã trở thành một thiên tài cách mạng tinh thần. 

Người có thể cho chúng ta nhiều lựa chọn. Gandhi - người đầu tiên tiến hành cuộc cách mạng chính trị thành công mà không cần tới vũ lực, đã thay đổi thế giới bằng sức mạnh mà ông gọi là “Quyền lực tâm linh”. Một sự kết hợp thú vị giữa đạo đức chính trực, sự phục tùng, lòng khoan dung, cầu nguyện, khả năng tự lực, tự thanh lọc và tình yêu. Từ đó chúng ta học được nhiều điều.


Bằng quyền lực tâm linh Gandhi giành được độc lập cho Ấn Độ từ tay thực dân Anh năm 1947. Chiến lược đối kháng thụ động hay phòng thủ không vũ lực chưa từng có trước đây của ông tôn vinh lý tưởng chân lý và bất bạo lực, thậm chí bao gồm cả khả năng yêu thương kẻ thù. Triết lý thiết thực và những cuộc biểu tình khôn khéo của Gandhi đã gây ảnh hưởng tới các nhà lãnh đạo vĩ đại như Martin Luther King, Nelson Mandela, Dalai Lama và nhiều người khác.

Là một nhà lãnh đạo phong trào bất bạo động, Martin Luther King (1929-1968) nhấn mạnh: “Gandhi có lẽ là người đầu tiên trong lịch sử nâng lòng kính Chúa lên trên sự tương tác giữa các cá nhân quyền lực và lực lượng xã hội trên một phạm vi rộng lớn.” Về con người cá nhân, Gandhi là một tấm gương cho tất cả những người đang tìm kiếm Tự Do trong tâm thức và Sức Mạnh Tâm Linh trong cuộc sống thường ngày.

Gandhi sinh năm 1869 trong một gia đình thương nhân có tiếng nói chính trị lớn tại Porbandar - Ấn Độ. Gia đình theo Ấn Độ giáo nên Gandhi được học đạo từ nhỏ, thấm đẫm phẩm hạnh cao đẹp. Cậu bé Gandhi được ghi nhận là “Thần đồng đức hạnh”. Cậu vô cùng nhạy cảm về lòng tốt, biết tự mình chuyển biến hành động xấu thành tốt. 
Trong cuốn tự truyện “Trải nghiệm chân lý” Gandhi viết: “Một thứ ăn sâu trong tôi, đó là niềm tin vững chắc rằng đạo đức là nền tảng của vạn vật và chân lý là cốt lõi của đạo đức. Chân lý trở thành mục tiêu duy nhất của tôi. Tầm quan trọng của nó ngày càng lớn và định nghĩa mà tôi đưa ra cũng trở nên rộng lớn chưa từng có”.


Trong một lần chống lại phương pháp ăn chay của bố mẹ, chàng Gandhi bí mật ăn thịt dê cùng một người bạn theo đạo Hồi. Đêm đó, anh gặp ác mộng, mơ thấy một chú dê đang kêu “be, be” trong bụng. Mặc dù vẫn cố chấp và ăn thịt vài lần trong năm tiếp theo, nhưng cuối cùng chàng tự nhận ra việc lừa dối bố mẹ còn tồi tệ hơn việc không ăn thịt. Gandhi viết:“Nói dối là không tốt” và nhận ra “Chính điều này đã cứu tôi thoát khỏi nhiều cạm bẫy”.

Năm 1883, Gandhi cưới Kasturbai khi cả hai mới mười ba tuổi. Đó là cuộc tảo hôn, mai mối, nhưng Gandhi rất yêu vợ. Bà sinh cho ông bốn người con trai và luôn ủng hộ ông trong suốt cuộc đấu tranh giành độc lập và phát triển năng khiếu bản thân. Tuy nhiên sau đó ông phản đối công khai việc hôn nhân theo sắp đặt. Ông viết: “Tôi không hề thấy đạo đức nào ủng hộ việc tảo hôn phi lý này”.

Năm 1887, gia đình miễn cưỡng để Gandhi rời Ấn Độ sang London học luật. Mẹ ông bắt ông phải thề không đụng tới thịt, rượu và đàn bà ở đó. Ông gia nhập Hội người ăn chay London. Trở về Ấn Độ, Gandhi hành nghề luật sư. Năm 1893, ông bỏ nghề luật sư giàu có ở Bombay, đến Nam Phi sống với một bảng một tuần. Ông đi du lịch từ Pretoria, người ta yêu cầu ông phải rời khỏi toa hạng nhất chỉ vì ông không phải người da trắng. Ông không chịu chuyển sang toa dưới, bị người ta đẩy xuống tàu. Ông đã sống ở Nam Phi trong 21 năm sau đó để chống chính sách kỳ thị chủng tộc.

Tuổi thơ Gandhi là cậu bé nhút nhát. Học trung học, cậu luôn sợ những học sinh nhỏ bé hơn mình. Người vú nuôi Rambha đã đưa ra một lời khuyên làm thay đổi cuộc đời Gandhi. Bà nói: “Việc con sợ là không sai, nhưng khi con sợ một cái gì đó, thay vì bỏ chạy, con hãy đứng yên, và đọc đi đọc lại câu thần chú “Rama, Rama”. Khi đó, nỗi sợ hãi sẽ tan biến.”

Hãy giữ chặt tâm trí và trái tim tôi.

Cách tiếp cận tôn giáo của Gandhi âm vang đến ngày nay. Việc theo đuổi ngành luật không cản trở sự phát triển tinh thần của Gandhi. Ông nghiên cứu các tôn giáo hàng đầu trên thế giới và những điều luật của chúng để tìm ra mối liên hệ và điểm chung trong các tôn giáo khác nhau. Khả năng kết hợp các tôn giáo hoàn toàn khác biệt nhau như: Phật giáo, Thiên Chúa giáo, đạo Do Thái, đạo Hồi, và Ấn Độ giáo, đã góp phần tạo nên Gandhi - Một thiên tài tâm linh.

Ông dành cả cuộc đời để theo đuổi, áp dụng sự uyên thâm, và những tư tưởng đầy tính thuyết phục của các tôn giáo này vào chính trị và xã hội. Gandhi viết: “Điều mà tôi mong muốn đạt được là phát triển năng khiếu bẩm sinh để được gặp Chúa. Toàn bộ các bài viết, bài diễn thuyết và tất cả những việc tôi làm trong lĩnh vực chính trị, đều nhằm đến kết quả cuối cùng này.” Gandhi nhận ra rằng tình yêu, lòng khoan dung và lòng trắc ẩn đều hiện diện trong trái tim của mỗi con người, bất kể tín ngưỡng nào. Ông thấy điều này thể hiện trong đoạn kinh của đạo Hindu:

Một bát nước mang lại một bữa ăn thịnh soạn
Một lời chào tạo nên lòng nhiệt huyết
Một mẩu bút chì đơn giản có thể đem lại thỏi vàng thoi
Do đó, từng lời nói, từng hành động quan tâm
Từng cử chỉ giúp đỡ nhỏ cũng có giá trị gấp mười lần
Nhưng một người quý tộc
Thật sự hiểu rằng tất cả mọi người đều như nhau
Sẽ đem lại niềm vui sau những tai ương đã xảy ra.

Đức tin của Gandhi chặt chẽ, thuyết phục. Lương tâm trong sáng của ông luôn song hành với một ý chí không thể bị khuất phục. Một phụ tá thân cận của ông nói: “Hầu hết mọi người đều nghĩ một đằng, nói một nẻo và làm một kiểu khác. Nhưng Gandhi thì không như vậy. Ông nói những gì mình tin và thực hiện những gì mình nói, nên tâm hồn, trí tuệ và thân xác của ông hòa làm một”. Ông là một khối sức mạnh nội tâm vững vàng “Hãy giữ chặt tâm hồn và trái tim tôi”.

Tâm hồn vĩ đại
Rabindranath Tagore (1861- 1941) nhà thơ Ấn Độ đoạt giải Nobel gọi Gandhi là “Mahatma” với ý nghĩa là Tâm hồn vĩ đại. Một tâm hồn cao đẹp và khả năng kết hợp chân lý của mọi tôn giáo trên thế giới. Sự tận tâm giúp đỡ, lòng vị tha và cầu nguyện của Gandhi được rèn luyện từ gia đình theo văn hóa Ấn Độ giáo. Ấn Độ giáo coi giúp đỡ người khác là niềm hạnh phúc và được khai sáng. Tagore nói: “Tôi tỉnh dậy và nhận ra sống là để giúp đỡ người khác. Tôi đã hành động và coi đó là niềm hạnh phúc”.

Gandhi nhận ra rằng tình yêu, lòng khoan dung và lòng trắc ẩn, đều hiện diện trong trái tim của mỗi người, bất kể tín ngưỡng nào. Bằng cách gỡ bỏ nguyên tắc đạo đức hàng đầu của mình ra khỏi những hạn chế của bất cứ tôn giáo nào, cuộc khảo sát của ông trở thành một sứ mệnh tinh thần thực sự, vượt qua mọi biên giới tôn giáo. Trung tâm tư tưởng không bạo lực, không sát sinh của Gandhi có nguồn gốc từ quan niệm cho rằng toàn bộ cuộc sống của chúng ta được đan dệt trong tấm thảm tình yêu. Ông viết: “Không bạo lực thì không có bệnh tật trong cuộc sống. Do đó không bạo lực là thể thức đem lại những điều tốt đẹp cho cuộc sống. Đó là tình yêu tinh khiết. Tôi đã đọc được điều đó trong Kinh thánh Ấn Độ giáo, Kinh Phúc Âm, Kinh Koran”.

Với mong muốn dành Tự do cho Ấn Độ, Gandhi trở lại Ấn Độ vào năm 1914, nhanh chóng giữ vai trò lãnh đạo Liên hiệp tự trị toàn Ấn Độ, trở thành lãnh tụ Quốc dân đại hội Ấn Độ. Ông tổ chức các chiến dịch bất phục tùng trong nước dựa trên phương thức bất bạo động. Ông nhiều lần bị thực dân Anh bắt tù. Thảm kịch xảy ra khi Gandhi bị ám sát tại Delhi ngày 30 tháng 1 năm 1948, do một môn đồ Hồi giáo cực đoan. Trước khi nhắm mắt, Gandhi đã gọi tên Thượng đế. Sau cái chết của Gandhi, Tổng thống Ấn Độ Jawaharlal Nerhu đến Princeton thăm Albert Einstein. Hai người thảo luận về sự tồn tại song song nghịch lý giữa sự phát triển bom nguyên tử và sự phát triển tư tưởng Gandhi.

Einstein bình luận: “Gandhi đã chứng minh việc tập hợp thành công sức mạnh quần chúng không thể bằng cách sử dụng các thủ đoạn chính trị xảo trá, khéo léo, thông thường mà phải bằng tấm gương đạo đức cao đẹp giàu tính thuyết phục. Trong thời đại đạo đức suy đồi ngày nay, ông là một chính khách chân chính, bảo vệ cho quan hệ nhân văn giữa người với người trong lĩnh vực chính trị… Cho đến nhiều thế hệ sau, người ta không thể tin rằng một con người bằng da bằng thịt như vậy đã bước đi trên trái đất này”.

Gandhi đã sống với một hình mẫu khắt khe của “đại số học đạo đức”. Sự tận tâm giúp đỡ, lòng vị tha và cầu nguyện của Gandhi được rèn luyện trong môi trường gia đình. Ấn Độ giáo coi việc giúp đỡ người khác là niềm hạnh phúc và được khai sáng. Trong triết lý của Gandhi, sự giúp đỡ xuất phát từ đáy lòng, là niềm vui sướng tột đỉnh và là bí mật của sự phát triển năng khiếu bản thân. Ông viết: “Nếu tôi bị cuốn hút vào sự giúp đỡ cộng đồng thì lý do ẩn sau chính là sự khát khao được thấu hiểu. Tôi tạo ra tôn giáo của sự giúp đỡ vì tôi cảm thấy người ta chỉ nhận thấy Chúa thông qua sự giúp đỡ”. Với ông, lòng vị tha là sức mạnh “Tha thứ là đức tính của người mạnh mẽ”.

Gandhi học được tính vị tha từ cha mình. Ông kể: “Tôi đã lấy trộm một thứ đồ của cha và phải chịu day dứt, ân hận đau đớn. Tôi quyết định viết lời thú tội nộp cha để xin ông tha thứ. Tôi hứa từ nay sẽ không bao giờ ăn trộm nữa. Tôi tự tay đưa tờ giấy cho cha. Cha tôi đọc, những giọt nước mắt lăn trên má, rơi xuống làm ướt tờ giấy. Ông nhắm mắt lại trong giây lát và suy nghĩ. Ông ngồi xuống và đọc. Tôi thấy sự đau đớn tột cùng của cha. Tôi khóc. Hai cha con cùng khóc. Những giọt nước mắt của tình yêu đã thanh lọc trái tim tôi và xua tan bóng mây tội lỗi. Chỉ có ông, người có tình yêu ấy, mới biết nó là cái gì”.

“Những kẻ yếu đuối không biết tha thứ
Tha thứ là đức tính của người mạnh mẽ”
(Mahatma Gandhi)

Gandhi tôn thờ sức mạnh của cầu nguyện.
Ông nói: “Việc cầu nguyện đã cứu vớt cuộc sống của tôi… Tôi đã chia sẻ trải nghiệm cay đắng nhất của bản thân và của cộng đồng. Họ ném tôi vào tận cùng tuyệt vọng. Tôi thoát ra được nỗi tuyệt vọng đó là nhờ cầu nguyện. Khi tôi đau khổ, chỉ có cầu nguyện mang lại niềm vui cho tôi”. Với ông, cầu nguyện là chất xúc tác của “quyền lực tâm linh” và là công cụ quan trọng nhất của hành động. Ông viết: “Sự thỉnh cầu, sùng bái và cầu nguyện không phải là mê tín dị đoan. Đó là những hành động thực tế hơn cả hành động ăn, uống, ngồi hoặc đi. Cầu nguyện thành tâm có thể gặt hái được những thứ mà không điều gì khác trên thế giới này có thể làm được.”

Bất bạo lực
Lòng vị tha, sự giúp đỡ và cầu nguyện của Gandhi được thể hiện ra trong triết lý chính trị về đối kháng thụ động hay đấu tranh hòa bình của ông. Cuộc đụng độ định mệnh trên chuyến tàu tới Pretoria mà sau đó ông đã quyết lưu lại hai mươi năm ở Nam Phi. Sau này ông viết về ngày hôm đó: “Tôi bắt đầu suy nghĩ về nhiệm vụ của mình. Thật là hèn nhát khi trở lại Ấn Độ mà chưa làm tròn bổn phận của mình. Thử thách thật sự nằm trong căn bệnh phân biệt sắc tộc ăn sâu, bào mòn trong suy nghĩ của con người. Tôi phải cố gắng triệt tận gốc căn bệnh này.”

Trung tâm của học thuyết Gandhi là khái niệm không sát sinh hay không bạo lực. Nó có nguồn gốc từ quan niệm cho rằng toàn bộ cuộc sống của chúng ta được đan dệt trong tấm thảm tình yêu. Ông viết: “Không bạo lực thì không còn bệnh tật trong cuộc sống. Do đó không bạo lực là thể thức đem lại những điều tốt đẹp cho cuộc sống. Đó là một tình yêu tinh khiết. Tôi đã học được điều đó trong Kinh thánh Ấn Độ giáo, Kinh Phúc Âm, Kinh Koran”.

Trong cuộc đấu tranh giành Quyền và Lợi cho người dân, với thực dân Anh ở Ấn Độ, Gandhi hướng dẫn nhân dân Ấn Độ tự lực. Ông chủ trương phát cho mỗi người một guồng xe sợi (charkha), để họ tự dệt áo, tự trồng cấy chăn nuôi, tự cứu sống mình bằng lao động. Sự kiện này gây chấn động chính trị, vì Gandhi dùng biện pháp này để phản đối chính sách bài trừ ngành công nghiệp may Ấn Độ của thực dân Anh. Ông đứng đầu cuộc biểu tình đốt quần áo do người Anh sản xuất. Charkha trở thành biểu tượng tượng trưng cho lối sống truyền thống của người Ấn Độ. Biểu tượng này được đưa vào lá cờ của Quốc dân Đại hội Ấn Độ. Nó có sức mạnh tập hợp nhân dân Ấn Độ đứng lên chống lại thực dân Anh.

Nhưng Charkha ông chỉ đơn giản là biểu tượng chính trị. Nó thể hiện tinh thần thực tiễn của Gandhi. Ông cho rằng việc ngồi xe sợi là một cơ hội để suy ngẫm. Người ta thường thấy hình ảnh ông ngồi bên guồng xe sợi. Ý nghĩa của việc mặc áo tự dệt là đạo đức nguyên thủy của con người với tinh thần độc lập tự chủ trong cuộc sinh tồn. Năm 1945, trong thư gửi Nerhu, Thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ độc lập, Gandhi nhấn mạnh biểu tượng Charkha mà mình chọn: “Tôi thấu hiểu rằng nó không nằm ngoài chân lý và bất bạo động. Chúng ta có thể nhận ra chân lý và bất bạo động trong sự giản dị của cuộc sống. Sự giản dị này được thể hiện đậm nét qua hình ảnh guồng xe sợi và tất cả những hàm ý khác. Con người nên tự tạo ra những gì mà mình thật sự cần hay nói cách khác là tự cung cấp”. (Sách Khám phá Thiên Tài… của Michael J. Gelb- NXB Lao động- Xã hội- 2008)

Sự khai sáng mà Gandhi theo đuổi buộc ông phải luyện tập một chế độ ăn kiêng ngặt nghèo, nhằm kiểm soát cơ thể, biến đổi năng lượng của ham muốn, thông qua việc tự thanh lọc và phát triển năng khiếu bản thân. Điều này bao gồm cả lời thề sống độc thân, bởi vì “không thể trong sạch khi vẫn còn nhục dục” và ông nghiêm khắc thực hiện chế độ ăn kiêng.

Cách tiếp cận thế giới tâm linh của Gandhi vẫn âm vang tới tận ngày nay: “Có rất nhiều cách định nghĩa Thượng đế bởi vì Ngài có rất nhiều cách thể hiện. Những định nghĩa ấy làm tôi liên tục ngạc nhiên, sợ hãi và choáng váng. Nhưng tôi chỉ tôn kính Ngài như một chân lý. Tôi chưa từng thấy Ngài, nhưng tôi đang tìm Ngài. Tôi sẵn sàng cống hiến những gì quí báu nhất để đi tìm. Ngay cả sự cống hiến đòi hỏi sinh mệnh của tôi thì tôi cũng sẵn lòng dâng hiến”.

Với mong muốn giành tự do cho Ấn Độ như đã công bố trước công chúng năm 1908, Gandhi trở lại Ấn Độ năm 1914 và nhanh chóng giữ vai trò lãnh đạo Liên hiệp tự trị toàn Ấn Độ, trở thành lãnh tụ Quốc dân Đại hội Ấn Độ. Từ năm 1920 trở đi ông tổ chức các chiến dịch bất phục tùng trong nước dựa trên phương thức bất bạo động. Triết lý của Gandhi có ảnh hưởng sâu sắc tới các phong trào chính trị hiện đại, đặc biệt là phong trào vận động quyền công dân của Mỹ do Tiến sĩ Martin Luther King lãnh đạo. Ông nói: “Trong đời mình, Gandhi có thể huy động và kích động một lực lượng mạnh hơn bất kỳ ai trong lịch sử. Và chỉ với tình yêu, sự hiểu biết, thiện chí và sự khước từ những luật lệ tàn ác, ông có thể bẻ gãy sức mạnh của đế chế Anh. Đây là một trong những điều ý nghĩa nhất từng xảy ra trong lịch sử thế giới. Hơn ba trăm triệu người đã giành được tự do mà không phải đổ máu”.

Mai Thục.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/01/2012(Xem: 9929)
Con người và loài thú đều giống nhau: đói thì kiếm ăn,khát thì kiếm nước uống, cũng đều duy trì bản năng sinh tồn như nhau. Loài thúcũng biết tổ chức theo từng đàn để bảo vệ cho nhau. Chúng cũng có cảm xúc âu yếm, đùa giỡn bên nhau, đó làsự biểu lộ hạnh phúc của chúng. Nhưng chúng không biết tư duy, vì vậy chúng vẫnlà loài thú...
07/01/2012(Xem: 8078)
Từ tháng 6-2012, Liên Hiệp Quốc lấy ngày 20-3 làm ngày Quốc tế hạnh phúc. Năm 2014, lần đầu tiên ngày Quốc tế hạnh phúc được tổ chức ở Việt Nam với chủ đề "Yêu thương & chia sẻ". Hạnh phúc là điều ai cũng hướng tới, tìm kiếm, mỏi mong có được. Và, hạnh phúc, đối với mỗi người hoàn toàn không giống nhau, cách gọi tên hạnh phúc khác nhau do hoàn cảnh sống sai biệt và do cách nhìn về cuộc sống không như nhau.
07/01/2012(Xem: 7958)
Sángnay nắng vàng rực rỡ. Những tia nắng trong suốt xuyên qua các cành cây kẻ lánơi tinh xá Kỳ Viên. Trên các lối mòn, những con đường chung quanh khu vườn đượctươi hẳn lên, tỏa mùi thơm thoang thoảng, hương vị những bước SakyAmuniBuddha248chân thiền hành củaĐức Thế Tôn. ..Dù có ánh nắng vàng rực rỡ hay không, sắc diện của Đức Thế Tôn vẫn như vầng trăng rằm. Đôi mắt dịu hiền từ bi tỏa rộng...
30/09/2011(Xem: 2171)
Tiếng chuông chùa vang lên, làm lay động khoảng không trời phố núi, giọt mưa cuối mùa thơm nhẹ lên mái tòng lâm, từng câu niệm Phật của các tiểu, kinh hành trên chánh điện, nghe như kỷ niệm của những gì xưa cũ, quay ngược thời giờ, trở lại tháng ngày thuở Tôi còn làm điệu ở chùa xưa.
22/08/2011(Xem: 2573)
Người cha là ánh thái dương chiếu sáng khắp vũ trụ, soi đường chỉ lối, là kim chỉ nam dẫn dắt, dạy dỗ cho các con đi đúng đường, học đúng lối, trọn vẹn cả đức lẫn tài...
12/08/2011(Xem: 8324)
Tại sao tôi cảm thấy cô đơn và bất hạnh? Tại sao tôi sợ hãi và bất an? Theo giáo lý nhà Phật, có thể vì tôi đã thiếu ý thức và không chịu chăm sóc ngôi nhà của mình mỗi ngày. Giáo lý nhà Phật nói rằng nếu ngôi nhà của tôi đẹp đẽ, ấm cúng, nhiều năng lượng, chắc chắn tôi sẽ khỏe mạnh và có bình an, nhất định tôi hạnh phúc và mãn nguyện.
28/06/2011(Xem: 2660)
Điều gì đấy tôi đã chú ý trải qua những năm tháng là mặc dù chúng tôi có thể bắt đầu vào lúc trẻ tuổi chống lại Ki Tô Giáo hay Do Thái Giáo và rồi tìm thấy trong Phật Giáo một minh chứng tính chính đáng cho sự nổi loạn của chúng tôi, nhưng khi chúng tôi già hơn, chúng tôi lại bắt đầu trong một cung cách kỳ lạ để cải thiện quá khứ của chúng tôi. Tôi đã không lớn lên như một người Ki Tô hữu. Trong thực tế, ông bà tôi về phía mẹ tôi trước đây đã từ bỏ Nhà Thờ Ki Tô Giáo, mặc dù ông cố tôi là một mục sư Giáo phái Tin Lành Giám Lý - Wesley.
23/06/2011(Xem: 2768)
Ta phải thực tập chính niệm để duy trì cái thấy vô thường; cái thấy các pháp tương tác duyên khởi ở trong thế gian, đang bị vô thường bức hại; và cái thấy vô ngã nơi vạn hữu ngay ở nơi tâm ý an tịnh của ta, và ý thức chính niệm có đủ năng lực rọi sâu xuống nơi tâm thức của ta, khiến cho những hạt giống vô minh, chấp ngã nơi tâm ta bị đốt cháy và bị quét sạch bởi tuệ, bấy giờ ta liền có tâm giải thoát.
07/06/2011(Xem: 4261)
Trong khóa tu Hayagriva đầunăm 2010, Lama Zopa Rinpoche đã nhấn mạnh vào thái độ Bồ Tát đúng đắn, và bangiáo lý súc tích này về cách thực hành [được trích dẫn từ “Taking the Essence All Day andNight” (Rút ra Tinh túy Cả Ngày lẫn Đêm), một cuốn sách mớivề cách làm cho mọi việc làm hàng ngày của ta trở nên có ý nghĩa nhất, do Dịchvụ Giáo dục của Tổ chức FPMT ấn hành]: Hãytụng hay hát những vần kệ sau đây vào buổi sáng hay vào những lúc khác trongngày và suy niệm ý nghĩa để tạo nên một sự thay đổi toàn bộ cho thái độ ái ngãbình thường, là điều chỉ làm hại ta và những người khác. Sau đó hãy sống theothực hành này. Hãy tụng tất cả những câu kệ hay ít nhất là hai hay ba câu cuối.Trì tụng cùng thực hành tonglen (thực hành cho và nhận):
11/05/2011(Xem: 4166)
Nếu bạn thức dậy sáng này và có nhiều sức khỏe hơn là bệnh tật thì bạn may mắn hơn hằng triệu người sắp chết tuần này
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567