Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

03. Giàu có như đất nước Myanmar

11/03/201407:28(Xem: 5929)
03. Giàu có như đất nước Myanmar


Giau_Co_Myanmar (8)Giàu có như đất nước

và con người Myanmar


Myanmar có 7 bang và 7 vùng hành chính, một đất nước với gần 700.000 k2, gấp đôi diện tích Việt Nam ta, là nước lớn nhất đông nam á và lớn thứ 40 trên thế giới. Dân số đất nước này chỉ hơn phân nửa nước ta một chút mà thôi nên mật độ dân số chỉ 75 người/km2. Myanmar luôn được biết đến như một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới. Tuy nhiên tôi lại hoàn toàn không nghĩ như vậy.

Thứ nhất, Myanmar có rất nhiều tài nguyên thiên nhiên. Dầu mỏ là 1 ví dụ. Tài nguyên thiên nhiên trong lòng đất của Myanmar rất lớn nhưng chưa được khai thác. Tôi luôn nghĩ, nay mai những đất nước thích giàu nhanh và đang thi nhau đào hết tài nguyên thiên đi bán, kể cả quặng nghèo và than đá để đất nước kiệt quệ cả về môi trường nữa thì những mỏ quý của Myanmar mới có cơ hội “ra tay”. Tôi cũng nhớ đến nước Mỹ có rất nhiều dầu mỏ ở bang Alaska nhưng họ không khai thác mà giữ hết lại và bỏ tiền ra mua của mấy nước kém văn hóa rồi sau này khi cả thế giới hết sạch vàng đen họ mới mang ra khai thác.

Giau_Co_Myanmar (8)Giau_Co_Myanmar (7)Giau_Co_Myanmar (6)

Myanmar xuất khẩu gạo rất mạnh. Đất đai của họ phì nhiêu và màu mỡ. Không chỉ có gạo mà rau quả, thủy hải thủy sản cũng rất nhiều. Tôi thấy đâu cũng nhiều cá tôm tự nhiên. Cây cối xanh tươi. Những cây cổ thụ to cả chục người ôm đầy rẫy trên những con đường mà có ai để ý đâu (ở Việt Nam mà thấy thế chắc người ta đào hết về nhà riêng hay bán làm cây cảnh rồi).

Gỗ Myanmar rất tốt. Nhất là gỗ tếch. Đi đâu cũng thấy gỗ tếch. Những ngôi chùa cổ ở Yangon, Bago, Bagan, Mandalay, Inlay,… đều được làm bằng gỗ tếch. Cả mấy trăm năm nay mà vẫn tồn tại cùng thời gian. Những bức tượng Phật chúng tôi mua mang về Việt Nam đều bằng gỗ tếch. Rất nặng. Làm tượng Phật rất hợp, rất tuyệt.

Không thể không nói đến ngọc Myanmar. Ngọc Myanmar nổi tiếng nhất thế giới, quý nhất thế giới, đắt nhất thế giới. Ai cũng thừa biết ngọc Canada vẫn đứng sau ngọc Myanmar. Thấy được điều này nên các công ty Trung Quốc đã nhanh tay nhảy vào tìm cách khai thác và chở về nước họ. Tôi được ngắm nhiều loại ngọc khác nhau nên phải công nhận ngọc Myanmar vô cùng đẹp và quý. Tôi có nói chuyện này với những người bạn chuyên về Ngọc ở Việt Nam và họ đều công nhận như vậy. Tuy nhiên, các ý kiến đều cho rằng bởi ngọc Myanmar quá đắt nên mang về Việt Nam khó tiêu thụ. Vậy nên, mời các bạn đến Myanmar và các nước khác để ngắm các tác phẩm bằng ngọc, nhất là Phật ngọc.

Đá cũng vậy. Myanmar có rất nhiều đá. Trong đó có nhiều loại đá quý, hiếm, đẹp và có thể dùng trong nhiều lĩnh vực khác nhau chứ không chỉ xây dựng. Tôi thầm nghĩ những bức tượng và các sản phẩm điêu khắc được làm bằng đá Myanmar được thờ trong các ngôi chùa Việt Nam ta thì thật tuyệt vời.

Nhưng thứ giàu có mà tôi muốn nói đến đó là con người Myanmar.

Tôi được mục sở thị rất nhiều ngôi chùa cổ và các công trình ngàn xưa và không thể không kết luận rằng người Myanmar rất khéo tay. Những công trình vĩ đại ở bất cứ nơi nào tôi đã đặt chân đến trên khắp đất nước Myanmar đều không thể chê nổi. Đẹp và nguy nga. Chi tiết và tổng thể. Vĩ đại và ấn tượng. Mà đã đứng đó cả trăm, cả ngàn năm rồi đó.

Bạn cũng sẽ ngạc nhiên khi dân thì nghèo (về tiền bạc) nhưng những công trình chùa chiền thì luôn vĩ đại và nhiều vàng. Chỉ riêng chùa Shwedagon tức chùa vàng ở Yangon cũng được “bọc” bởi 60 tấn vàng. Ấy vậy mà không ai trộm cắp hay có ý định xấu. Rõ ràng tâm họ rất giàu.

Người Myanmar rất giàu tình yêu thương. Tôi có cảm giác ai cũng như ai, ai cũng biết yêu thương muôn người, muôn loài. Chúng tôi là những người xa lạ mà đi đến đâu cũng được chào đón và yêu thương.

Người Myanmar giàu tâm. Tâm họ luôn mở rộng vô biên. Khắp nơi thấy có các nhà nghỉ Resting house. Người ta làm ra để ai mệt thì nghỉ. Những ngôi nhà công cộng này nhiều lắm và luôn rất sạch. Khi đến những nơi này tôi luôn nghĩ, nếu ở Việt Nam mà có thì sẽ bị chiếm hết hoặc biến thành quán nhậu, quán nước, quán hàng…

Người Myanmar giàu sự chăm lo. Khắp nơi công cộng để những bình nước, có nắp đậy, có cốc để uống. Khắp nơi. Trên các lối đi. Dọc theo các con đường leo lên núi, lên chùa. Tôi có hỏi và được biết, người dân địa phương, những người xung quanh tự nguyện làm việc này.
Giau_Co_Myanmar (5)Giau_Co_Myanmar (4)Giau_Co_Myanmar (2)Giau_Co_Myanmar (1)

Người Myanmar giàu tính cộng đồng. Tôi thấy rất rất nhiều tình nguyện viên quét chùa. Tôi gặp quá nhiều những lao động tình nguyện vác đá, tải cát xây chùa. Họ không lấy tiền công. Ngày chúng tôi leo lên núi Papu và thực sự thấy bất ngờ. Cả quãng đường 7.777 bậc cao như vậy mà luôn có rất nhiều tình nguyện viên lau chùi sạch lối đi.

Nếu kể về sự giàu có của đất nước và những con người Myanmar thì rất nhiều, có thể cả 1 cuốn sách. Nhưng quan trọng nhất là khoảng 90% dân số Myanmar là Phật tử. Vậy nên họ rất giàu Phật tính. Và có lẽ nhờ Phật tính nên tài nguyên mới nhiều vậy. Nhiều mà không bị khai thác bừa bãi. Và nhờ vậy mà ở bất cứ đâu trên đất nước lớn nhất đông nam Á này bạn đều cảm thấy rất bình an và tràn đầy năng lượng.

Sự giàu có không thể tính bằng đô la được. Sự giàu có ở Myanmar không chỉ là ngọc là vàng mà là những con người nơi đây và những khối kim cương, những khối từ bi và trí tuệ chất chứa trong những con người này. Một khi kho báu bi trí đầy ắp mỗi người dân thì dĩ nhiên dân tộc này, đất nước này giàu có. Giàu có mãi mãi.

TS Nguyễn Mạnh Hùng – Công ty sách Thái Hà

Mời đón đọc các bài tiếp theo:

4, Phật tử Myanmar

5, Tu Pht như ở Myanmar

6, Bình an như Myanmar

7, Tượng Phật ở Myanmar

8, Kinh sách và đọc như ở Myanmar

9, Bí mật Myanmar

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/05/2011(Xem: 4516)
Nếu bạn thức dậy sáng này và có nhiều sức khỏe hơn là bệnh tật thì bạn may mắn hơn hằng triệu người sắp chết tuần này
11/05/2011(Xem: 3345)
Ngày nay, hiện tượng ăn xin và làm từ thiện không còn xa lạ gì đối với tất cả mọi người nữa. Ăn xin, được gọi bằng nhiều tên khác nhau và cũng được biểu lộ ra bằng vô số hình thức, đa dạng, phong phú, thiên biến vạn hóa, có tổ chức vàcóhệ thốngđàng hoàng. Ăn xin không còngiới hạn trong phạm vi hạn hẹp của một địa phương, của một quốc gia hay của một tổ chức nữa.Nó đã vượt rakhông gian và trở nên một hiện tượng toàn cầu.
09/05/2011(Xem: 14338)
"Tây phương không có ngày Vu Lan nhưng cũng có Ngày Mẹ (Mother's Day) mồng mười tháng năm (năm đó). Tôi nhà quê không biết cái tục ấy. Có một ngày tôi đi với Thầy Thiên Ân tới nhà sách ở khu Ginza ở Ðông Kinh (Tokyo), nửa đường gặp mấy người sinh viên Nhật, bạn của thầy Thiên Ân. Có một cô sinh viên hỏi nhỏ Thầy Thiên Ân một câu, rồi lấy ở trong sắc ra một bông hoa cẩm chướng màu trắng cài vào khuy áo tràng của tôi. Tôi lạ lùng, bỡ ngỡ, không biết cô làm gì, nhưng không dám hỏi, cố giữ vẻ tự nhiên, nghĩ rằng có một tục lệ chi đó. Sau khi họ nói chuyện xong, chúng tôi vào nhà sách, thầy Thiên Ân mới giảng cho tôi biết đó là Ngày Mẹ, theo tục Tây phương. Nếu anh còn mẹ, anh sẽ được cài một bông hoa màu hồng trên áo, và anh sẽ tự hào được còn mẹ. Còn nếu anh mất mẹ, anh sẽ được cài trên áo một bông hoa trắng..."
09/05/2011(Xem: 19780)
Bài giảng cuối cùng, Câu chuyện xúc động về Giáo sư Randy --Cuốn sách mà bạn sắp đọc đây là 53 ngày sau đó nữa, là cách GS Randy Pausch tiếp tục những gì ông đã bắt đầu trên giảng đường hôm ấy, với sự giúp đỡ của nhà báo Jeffrey Zaslow. Hằng ngày vẫn đạp xe để tập luyện, trong 53 lần đạp xe như vậy ông đã trò chuyện với Jeffrey Zaslow qua điện thoại di động. Zaslow đã chuyển những câu chuyện thành cuốn sách này. Ngày 8-4-2008, sách được phát hành tại Mỹ. Hơn ba tháng sau, ngày 25-7-2008, gs Randy Pausch qua đời.
11/04/2011(Xem: 20545)
Giác ngộ là sự hiểu biết đúng như thật; giải thoát là sự chấm dứt mọi phiền não khổ đau. Chỉ có sự hiểu đúng, biết đúng mới có sự an lạc và hạnh phúc...
18/02/2011(Xem: 10295)
"Hạnh phúc là điều có thật." Hẳn sẽ có những độc giả cho rằng đây là một điều khá ngây ngô để nói lên, vì mỗi người trong chúng ta, có ai lại không một lần đã từng nếm trải cái gọi là "hạnh phúc"?
01/02/2011(Xem: 2682)
Mùa xuân tự tín là mùa xuân tự tin rằng, chính bản thân mình có khả năng tiếp nhận những cái không phải là mình, để tinh lọc và tạo ra được sức sống cho chính mình...
21/01/2011(Xem: 3639)
Không gian xanh mướt trong căn hộ 45 m2 ở Sài Gòn Chủ nhà bố trí gần 50 bình cây ở phòng khách, nơi làm việc, bàn ăn... để luôn được nhìn thấy màu xanh.
05/01/2011(Xem: 36627)
Từ ngày 6 đến ngày 16 tháng 6 năm 2007 này, Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ viếng thăm Úc Châu, đây là chuyến thăm Úc lần thứ năm của Ngài để giảng dạy Phật Pháp. Mọi người đang trông đợi sự xuất hiện của ngài. Bốn lần viếng thăm Úc trước đây đã diễn ra vào các năm 1982, 1992, 1996, 2002, đặc biệt trong lần viếng thăm và hoằng pháp lần thứ tư năm 2002, đã có trên 110. 000 người trên khắp các thủ phủ như Melbourne, Geelong, Sydney, và Canberra đến lắng nghe ngài thuyết giảng để thay đổi và thăng hoa đời sống tâm linh của mình.
28/11/2010(Xem: 2733)
Cách đây 26 thế kỷ, trưởng giả Cấp Cô Độc - nhà tỷ phú Ấn Độ, biết trọng đức mà khinh tài nên danh thơm của ông còn mãi với sử xanh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]