Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lời nói bay đi

24/09/201204:53(Xem: 4189)
Lời nói bay đi

Vo Ta Han2

Gặp lại người bạn tôi ngạc nhiên vô cùng khi thấy đầu tóc của anh ta đã cạo trọc nhẵn thín. Anh bạn tâm sự rằng, ngày đầu xuân theo vợ đến chùa, thấy bà xã thắp hương thành khẩn khấn vái, anh ta cũng thắp ké một nén hương cầu xin Trời Phật nguyện sẽ cạo đầu nếu được trúng số.

Hôm sau thì quả là anh ta trúng số thật và bèn cạo sạch mái tóc như đã nguyện.

Khá khen một người biết giữ lời hứa, nhưng nếu câu chuyện giản dị chỉ như vậy thì cũng chẳng có gì đáng nói. Anh bạn tiếp lời phân trần rằng, tiếc thay anh ta chỉ trúng được lô an ủi có hai chục nghìn đồng thôi mà lại phải trả tiền hớt tóc đến hai mươi lăm nghìn.

Cách đây khá lâu ở Mỹ, nghe nói có người đăng một mẫu quảng cáo rao bán máy may với giá cực rẻ chỉ có một đô mà thôi. Mọi người ùn ùn gửi tiền đặt mua để rồi chưng hửng khi nhận được một phong bì trong có một chiếc kim may! Bị mang ra tòa kiện, anh bán hàng tinh ranh biện hộ rằng chiếc kim may thực sự cũng là một “dụng cụ sản xuất”, hay nói một cách khác cũng là một cái “máy” để may áo quần.

Người thì “mất tóc” vì tham tiền mà không muốn nhọc công, kẻ “mất tiền” vì tham của mà vội tin người và quên rằng “của rẻ là của ôi”. Phải chi người bạn mất tóc khấn nguyện rõ là mình chỉ muốn trúng số “độc đắc”, và phải chi người mất tiền biết tìm hiểu kỹ xem thế nào là cái gọi là “máy may”. Tóc thì rồi sẽ mọc lại, mất một đô thì cũng chẳng hề cháy túi, nhưng trên thương trường mà phạm những lỗi lầm tương tự, không xác định rõ các điều kiện khi làm “giao kèo” thì sẽ có những bài học để nhớ đời.

Năm 1985, Singapore lâm vào một thời kỳ kinh tế suy thoái nặng nề đến nỗi thị trường chứng khoán có lúc đã phải đóng cửa 3 ngày và hầu như tất cả các chủ doanh nghiệp đều bị ngân hàng và chủ nợ mang ra pháp trường. Giữa cảnh dầu sôi lửa bỏng đó, có lẽ vì còn trẻ và một phần cũng vì “điếc không sợ súng”, tôi quyết định rời bỏ chức vụ giám đốc một ngân hàng quốc tế để thành lập một công ty tư vấn chuyên cứu những công ty bên bờ vực phá sản ở Singapore.

“Bệnh nhân” đầu tiên là một công ty bất động sản với 3 khách sạn, 65 biệt thự, 100 lô đất đang bắt đầu cất nhà, cùng gần trăm nghìn m2 đất và công ty đang cõng một số nợ từ 7 ngân hàng với tổng số khoảng 300 triệu đô Sing. Tại thời điểm ấy thì công ty này có một khách sạn 13 tầng ở đường Orchard trị giá 60 triệu đô đã “nằm dưới nước” vì có người muốn mua với giá 25 triệu đô trong khi món nợ ngân hàng đã hơn 40 triệu.

Như người sắp chết đuối vớ được cái phao, hai vợ chồng chủ công ty hết lời ngon ngọt và hứa trả tiền thưởng 2% trên số tiền bán các bất động sản của họ nếu tôi cứu cho công ty không bị phá sản. Nghĩ rằng các thương gia người Hoa luôn có tiếng là biết giữ lời hứa, tôi bèn nhận lời và xắn tay áo bắt tay vào việc.

Cuộc chiến thật vô cùng vất vả, đôi lúc tưởng phải bỏ cuộc. Nhưng sau một thời gian khá dài, vượt qua bao sóng gió cho đến khi kinh tế Singapore phục hồi, “bệnh nhân” của tôi tuy mang đầy thương tích nhưng đã sống sót và riêng cái khách sạn ấy đã được một tập đoàn lớn của Hong Kong mua lại với giá 400 triệu đô Sing. Theo “nguyên tắc” thì chỉ việc bán cái khách sạn này số tiền thưởng cũng phải là 8 triệu đô. Thế nhưng nào có cái “nguyên tắc” gì đâu vì một khi đã đứng vững trên hai chân thì họ nuốt lời hứa. Mang ra tòa kiện tụng thì cũng chẳng đến đâu vì mình đã quá tin vào lời hứa cuội của mấy ông bạn tốt người Hoa và không có một mảnh giấy nào để chứng minh số tiền thưởng trên giá bán như đã hứa.

Một vị bác sĩ có lương tâm đứng trước một tai nạn giao thông, thấy nạn nhân nằm quằn quại đau đớn bên đường sẽ không hề hỏi xem người ấy có đủ tiền trả cho mình không rồi mới ra tay cứu độ. Hành nghề “bác sĩ công ty” trong thương trường thì dù có lương tâm cách mấy đi nữa cũng cần phải có văn tự không những để bảo vệ quyền lợi mà cả trách nhiệm của mình. Định rõ các điều kiện giao kèo trong thương trường là điều căn bản, nhưng một điều quan trọng nữa là phải tìm cách ghi lại tất cả trên mặt giấy. “Lời nói bay đi, chữ còn lại”, hay nói theo người Mỹ thì ba điều quan trọng cần nhớ là “documentation – documentation – documentation”. Có gì thắc mắc thì hãy tìm đến một luật sư để được cố vấn về pháp lý.

Phải chi ngày xưa khi tóc mình còn xanh mà lại có được những kinh nghiệm như bây giờ nhỉ!


Võ Tá Hân

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/04/2014(Xem: 5584)
Nhà nghiên cứu Elizabeth Dunn nhận thấy rằng, người nào chi tiền cho người khác, người đó cảm thấy hạnh phúc hơn nhiều so với những người chi tiền cho bản thân.
07/04/2014(Xem: 5507)
Không có stress có lẽ con người cũng không thể tồn tại. Thế nhưng, vượt ngưỡng đến một mức nào đó thì con người cũng…không thể tồn tại, bởi chính stress gây ra nhiều thứ bệnh về thể chất và tâm thần, nên rất cần biết cách “xả” stress trong cuộc sống đầy căng thẳng, âu lo hiện nay.
06/04/2014(Xem: 19644)
Người đứng đầu Truyền thừa Phật giáo Kim cương thừa Drukpa luôn quan niệm đưa triết lý Phật giáo vào hành động, tìm con đường giải thoát cho những vấn đề mà con người gặp phải ngày nay.
05/04/2014(Xem: 14333)
Khi biên soạn tập tài liệu nhỏ nầy, mục đích chính của chúng tôi là nhằm giúp thêm tài liệu cho quý tăng ni học chúng tại Tổ Đình Phước Huệ. Từ trước tới nay trong mỗi mùa an cư tại Tổ Đình, quý tăng ni học chúng đều có học qua các môn: Kinh, Luật và Luận. Ngoài ra, họ còn phải học thêm các bộ môn khác như: lịch sử, nghi lễ, hành chánh v.v... đặc biệt nhất là phần nghệ thuật diễn giảng. Riêng trong mùa an cư của năm 2007, Hòa thượng Tông Trưởng có sai bảo chúng tôi, nên biên soạn tài liệu để hướng dẫn giúp cho học chúng về vấn đề nghệ thuật diễn giảng. Hòa thượng thường nói với chúng tôi, người xuất gia muốn làm giảng sư, không phải chỉ có kiến thức Phật pháp không thôi là đủ, mà nó còn đòi hỏi phải có nhiều khía cạnh khác, nhất là phần nghệ thuật diễn giảng. Hòa thượng cũng thường khuyến khích khuyên bảo học chúng: “sống trong thời đại mới nầy, các vị nên cố gắng trau giồi thêm về những kiến thức ngoại điển để có thể thích nghi với trào lưu tư tưởng của nhơn loại trong việc hoằng
02/04/2014(Xem: 11556)
Nhân công trong những quốc gia bị trị của nhiều thế kỷ trước, phần lớn đều bị bóc lột, thậm chí còn bị đánh đập nếu làm sai hoặc không đủ số lượng mà chủ ấn định. Ngày nay, xã hội tiến bộ, số phận của người làm công được cải tiến. Nhưng nhiều hảng xưởng vẫn chưa thu hoạch được lợi nhuận như đã dự trù, vì nhiều yếu tố nội tại của công nhân và cách hành xử mà người chủ cần có.
02/04/2014(Xem: 17004)
Kim Dung đã tìm đến Kinh Phật để mong lý giải nguyên nhân cậu con trai Tra Truyền Hiệp tự tìm đến cái chết khi chưa tròn 20 tuổi. Kim Dung, tên thật Tra Lương Dung, là nhà văn đương đại nổi tiếng Trung Quốc. Ông được đông đảo độc giả hâm mộ bởi hàng loạt tiểu thuyết võ hiệp đặc sắc như Thiên long bát bộ, Anh hùng xạ điêu, Thần điêu hiệp lữ, Lộc Đỉnh ký, Tiếu ngạo giang hồ… Kim Dung được mệnh danh là “Thái Sơn, Bắc Đẩu” trong giới tác giả viết tiểu thuyết võ hiệp.
28/03/2014(Xem: 11082)
anger-face Cơn giận có nhiều hình thức. Nó len lén nổi lên trong ta. Trước hết là sự mất kiên nhẫn, rồi thì nóng nảy, bực bội, giận dũ và cuối cùng là thù hận. Có cơn giận sôi sục, có cơn giận lành giá, có cơn giận làm bạn run lẩy bẩy, có cơn giận bùng lên như lửa cháy. Và có cơn giận chính mình – chúng ta gọi là tự căm ghét mình.
23/03/2014(Xem: 19952)
Bài giảng cuối cùng là câu chuyện đẹp về người thầy, một người bạn, một người chồng và người cha, về giá trị nhân văn cao cả của cuộc sống. Bài giảng của người thầy đã cận kề với cái chết không nói gì về sự ra đi, mà lại là những câu chuyện hài hước, dí dỏm để đúc kết những chân lý sống “nếu bạn dám ước mơ điều gì, bạn sẽ có thể thực hiện được điều đó". Đó là người thầy của Trường Đại học Carnegie Mellon (Mỹ) - Randy Pausch, người đã mang đến một bài giảng có sức sống vượt ra khỏi khuôn khổ nhà trường để đến với công chúng toàn thế giới. Bài giảng cuối cùng thật xúc động, chân tình và đầy ý nghĩa đã được kết tinh lại thành những trang sách có sức lan tỏa đến hàng triệu trái tim người đọc trước khi ông qua đời ở tuổi 47 vào giữa năm 2008 vì bệnh ung thư. Sách đã được dịch ra 35 thứ tiếng.
21/03/2014(Xem: 25739)
Những câu kệ, lời văn, tư tưởng, ý nghĩ trong suốt 365 trang giấy của quyển sách nhỏ này là tinh hoa, là kinh nghiệm tu tập, là trải nghiệm cuộc sống từ nhiều nguồn tư tưởng, hệ phái, pháp môn khác nhau, là suối nguồn tư duy, là hạnh nguyện, là sự hành đạo và chứng đạo của những bậc Lạt Ma Phật giáo Tây Tạng, những Tăng sĩ Miến Điện, những vị Thiền sư, những đạo sĩ Ấn Độ giáo, những cư sĩ học giả Đông Tây, và ngay cả những thi sĩ, văn hào, nghệ nhân trên thế giới, tuy nhiên, như nước trăm sông đều chảy xuôi về biển rộng, dù khác nhau trên mặt văn từ, ngôn ngữ hay hình thái diễn đạt, những nguồn tư tưởng tâm linh này đều nhắm chung về một đích hướng là “Yêu thương đời, giác ngộ người trong Từ Bi, Trí Tuệ và An Lạc.”
18/03/2014(Xem: 10092)
hật ái ngại khi với tư cách một tác giả lại viết giới thiệu về một tác phẫm do chính mình chuyễn thể. Nhưng trước tấm lòng và sự tận lực cống hiến của êkíp thực hiện nhằm kịp thời dâng lên đức Từ Phụ nhân ngày Đại Lễ Phật Đản Vesak Liên Hiệp Quốc 2558 (2014), nên sau thời gian đắn đo khá lâu đã thôi thúc, đi đến quyết định phải có đôi dòng giới thiệu đến chư tăng ni và Phật tử khắp nơi vở cải lương đặc biệt này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]