Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

10 điều giúp bạn sống hạnh phúc

07/04/201418:47(Xem: 5259)
10 điều giúp bạn sống hạnh phúc
minh_hoa_quang_duc (345)10 điều giúp bạn sống hạnh phúc
Tác giả Bodhipaksa
Minh Nguyên dịch
1. Hãy rộng lượng
Nhà nghiên cứu Elizabeth Dunn nhận thấy rằng, người nào chi tiền cho người khác, người đó cảm thấy hạnh phúc hơn nhiều so với những người chi tiền cho bản thân.

Phật giáo luôn luôn nhấn mạnh đến việc thực hành hạnh bố thí. Bố thí không chỉ đơn thuần là quá trình trao đổi của cải vật chất, mà trong Phật giáo, việc bố thí bao gồm những giá trị vô hình, đó là sự giáo dục, sự tự tin, và trí tuệ.

Trong kinh Tăng chi bộ có dạy: “Có ba yếu tố quyết định đến kết quả của việc bố thí, ba yếu tố đó là gì? Đó là: trước khi bố thí, người bố thí cảm thấy vui mừng; trong khi bố thí, người bố thí thấy tâm trí của mình sáng suốt, thanh tịnh; và sau khi bố thí, người bố thí cảm thấy hài lòng”.

2. Sống trọn vẹn trong từng khoảnh khắc mỗi ngày
Cũng theo nhà nghiên cứu Elizabeth Dunn: “Những người tham gia nghiên cứu đã dành thời gian để sống trọn vẹn với các sự kiện thông thường mà họ thường vội vã lướt qua, hoặc dành thời gian để ngẫm nghĩ lại những khoảnh khắc dễ chịu từ cuộc sống của họ. Và kết quả cho thấy có sự gia tăng đáng kể về hạnh phúc và giảm trầm cảm đối với những người đã tham gia vào cuộc nghiên cứu”.
Đấy là một minh chứng về một pháp hành cơ bản của Phật giáo - chánh niệm.
Khi chúng ta sống có chánh niệm, chúng ta sống trọn vẹn với hiện tại và thực sự chú tâm đến những trải nghiệm của chúng ta. Đi thiền hành, hay thậm chí là việc ăn cơm, đều là cách để chúng ta sống trọn vẹn với những khoảnh khắc mỗi ngày. Có mặt với hiện tại, chúng ta sống với hiện tại mà không bị ám ảnh về quá khứ hay tương lai, và điều này mang lại niềm hạnh phúc tuyệt vời.

3. Tránh so sánh
So sánh mình với người khác có thể gây tổn hại đến hạnh phúc và lòng tự trọng của mình. Thay vì so sánh mình với người khác, chúng ta hãy tập trung vào những thành quả của bản thân ta mà chúng có thể đem đến cho chúng ta sự hài lòng lớn hơn. Người Phật tử được khuyên nên tránh sự ngã mạn. Còn người phương Tây thì xem ngã mạn như là một cảm giác ưu việt.
Phật giáo cho rằng, ngã mạn bao gồm việc suy nghĩ rằng bạn thua kém so với những người khác, và bạn ngang bằng với những người khác! Theo Phật giáo, dù cho chúng ta sở hữu nhiều điều tốt đẹp cũng không nên so sánh mình với người khác bằng cách cho rằng mình tốt hơn hoặc bằng, hoặc kém hơn người khác.

4. Đặt tiền bạc ở vị trí thấp trong danh sách ưu tiên
Nhà nghiên cứu Richard Ryan nhận định: “Chúng ta càng tìm kiếm sự thỏa mãn trong của cải vật chất thì chúng ta càng ít được thỏa mãn. Sự hài lòng tồn tại rất ngắn ngủi, nó rất phù du”. Người nào đặt tiền bạc ở vị trí cao trong danh sách ưu tiên của họ thì người đó càng có nhiều nguy cơ bị trầm cảm, lo âu, và có lòng tự trọng thấp. Trong Phật giáo, Đức Phật không phản đối những người kiếm tiền, ngược lại, Ngài còn khuyến khích việc đó!
Lợi ích của đồng tiền là nó hỗ trợ cho nhu cầu vật chất của chúng ta, cho phép chúng ta mang lại hạnh phúc cho người khác, và với một người tu tập thì tiền hỗ trợ cho chúng ta trong quá trình tu tập chân chính. Theo Phật giáo, sự giàu có được đánh giá thông qua việc chúng ta dùng của cải của mình để hỗ trợ những điều thực sự quan trọng trong cuộc sống, đó là việc theo đuổi hạnh phúc, chân lý, và điều thiện. Theo Phật giáo, quan điểm cho rằng vật chất có thể mang lại hạnh phúc chân thật cho chúng ta là quan điểm sai lầm.

5. Có những mục tiêu ý nghĩa
Theo giáo sư của Đại học Harvard, Tal Ben Shahar: “Hạnh phúc nằm ở giao điểm giữa niềm vui và ý nghĩa”. Người Phật tử phải cố gắng đạt được sự tỉnh thức tâm linh, có nghĩa là phải tối đa hóa lòng từ bi và sự chánh niệm của chúng ta. Còn điều gì có thể ý nghĩa hơn điều này?

6. Chủ động trong công việc
Niềm hạnh phúc trong công việc phụ thuộc một phần vào vấn đề bạn chủ động được bao nhiêu. Nhà nghiên cứu Amy Wrzesniewski nói, khi chúng ta bày tỏ sự sáng tạo, giúp đỡ người khác, đề xuất những cải tiến, hoặc làm nhiệm vụ bổ sung trong công việc, là chúng ta làm cho công việc của mình hữu ích và tự chủ hơn.

Đức Phật dạy đệ tử của mình nên sống theo Chánh mạng. Và Đức Phật xem công việc như là một cách để thể hiện sự chủ động và trí thông minh.

7. Kết bạn và quý trọng gia đình
Tạp chí Yes ghi rằng: “Chúng ta không chỉ cần các mối quan hệ, mà chúng ta còn cần những người thân”.

Theo Đức Phật, tình bạn trong đời sống tâm linh là “toàn bộ đời sống tâm linh”. Mặc dù khi nói đến tình bạn trong đời sống tâm linh, mọi người thường nghĩ đến các vị Tăng Ni xuất gia, nhưng đối với những người cư sĩ tại gia thì các mối quan hệ gần gũi và yêu thương với những người khác cũng được khuyến khích. Theo Đức Phật, khoan dung, ái ngữ, làm lợi cho nhau, và nhất quán trong việc đối mặt với các sự kiện là những điều gắn kết các thành viên trong gia đình với nhau.

8. Nhìn vào mặt tích cực
Diener nói rằng: “Những người hạnh phúc thường thấy những khả năng, những cơ hội và sự thành công. Khi họ nghĩ về tương lai, họ rất lạc quan, và khi họ nhìn lại quá khứ thì họ có xu hướng vui với những điểm đáng quý của họ”.

Phật giáo không khuyến khích chúng ta có một cảm giác sai lầm về tính tích cực. Phật giáo khuyến khích sự tích cực thông qua những pháp hành, như là nói những lời ái ngữ và hữu ích, nơi mà chúng ta chú tâm tìm kiếm những điều tốt đẹp trong chính mình và nơi người khác. Sự biểu hiện mạnh nhất của việc này là Đức Phật dạy chúng ta phát khởi tâm từ bi ngay cả đối với những người đối xử tàn nhẫn với chúng ta:

“Này các Tỳ-kheo, ngay cả khi những kẻ cướp tra tấn quý vị một cách dã man, bằng tay và bằng chân, ngay lúc ấy, quý vị đừng để cho sự tức giận khởi lên trong tâm. Thậm chí sau đó quý vị nên tự nhủ với chính mình rằng: Tâm trí của chúng ta sẽ không bị ảnh hưởng và chúng ta sẽ không nói những lời độc ác. Chúng ta sẽ vẫn giữ sự cảm thông thiện chí và không có sự thù ghét ở trong lòng. Chúng ta sẽ tiếp tục nghĩ về những người ấy với sự tỉnh thức giàu thiện chí, và bắt đầu với họ, chúng ta sẽ tiếp tục bao trùm khắp thế giới với sự tỉnh thức giàu thiện chí - dồi dào, rộng mở, vô lượng, hoàn toàn không có thù địch, không có ác ý. Đó là cách quý vị nên trau dồi bản thân”. (Trung bộ kinh)

9. Nói lời cảm ơn
Theo tác giả Robert Emmons: “Người nào giữ những ghi chép về lòng biết ơn hàng tuần thì người đó được khỏe mạnh, lạc quan hơn, và có nhiều khả năng đạt được những mục tiêu cá nhân”.

Đức Phật dạy rằng, trong những phẩm chất của con người thì lòng biết ơn là “sự bảo vệ cao nhất”, có nghĩa là nó bảo vệ chúng ta chống lại sự bất hạnh. Và: “Một người hoàn thiện là người biết ơn và đền ơn. Lòng biết ơn này được loài người văn minh tán dương”. (Tăng chi bộ kinh)

Lòng biết ơn giúp chúng ta định hướng cuộc sống của mình với điều lành, để chúng ta có nhiều khả năng sống trên lộ trình dẫn đến hạnh phúc và an lạc.

10. Hãy hòa mình vào thiên nhiên và tập thể dục
Một nghiên cứu của Đại học Duke cho thấy rằng, tập thể dục có thể có hiệu quả như việc dùng thuốc trong điều trị trầm cảm mà ở đấy không hề có tác dụng phụ và không tốn kém gì cả.

Thời Phật còn tại thế, chư Tăng đều sống trong rừng, các tịnh xá đều được xây dựng trong những khu vườn rừng. Đối với việc tập thể dục, trong kinh điển của Phật giáo khuyến khích việc đi bộ và thực tập thiền hành (thiền đi bộ). Thiền hành vốn là một trong những pháp môn tu tập quan trọng trong đạo Phật. Trong kinh Tăng chi bộ, Đức Phật đã đề cập đến những lợi ích của việc đi bộ: “Này các Tỳ-kheo, có năm lợi ích từ việc đi bộ. Những gì là năm? Một, tạo sức bền cho những chuyến đi dài. Hai, phù hợp với sự phấn đấu. Ba, ít bệnh tật. Bốn, giúp cho quá trình tiêu hóa thức ăn được tốt. Năm, sự điềm tĩnh đạt được từ việc đi bộ được kéo dài.

Này các Tỳ-kheo, đấy là năm lợi ích của việc đi bộ”.

Tác giả BODHIPAKSA
Minh Nguyên dịch
(Theo Wildmind)

Bodhipaksa
Bodhipaksa(born 1961 as Graeme Stephen) is a vegetarianBuddhistauthor and a member of the Western Buddhist Order.[1]He has published several books including Guided Meditations for Calmness, Awareness, and Love.[2]He has also written Wildmind, Guided Meditations for Busy People and Vegetarianism.[3]He has had writings published in Tricycle Magazine[4]and Dharma Life magazine, as well as in Business Ethics Quarterly's publication, Spiritual Goods: Faith Traditions and the Practice of Business.[5]He is the founder of Wildmind.org,[6]an online meditation resource.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/04/2014(Xem: 5226)
Không có stress có lẽ con người cũng không thể tồn tại. Thế nhưng, vượt ngưỡng đến một mức nào đó thì con người cũng…không thể tồn tại, bởi chính stress gây ra nhiều thứ bệnh về thể chất và tâm thần, nên rất cần biết cách “xả” stress trong cuộc sống đầy căng thẳng, âu lo hiện nay.
06/04/2014(Xem: 16837)
Người đứng đầu Truyền thừa Phật giáo Kim cương thừa Drukpa luôn quan niệm đưa triết lý Phật giáo vào hành động, tìm con đường giải thoát cho những vấn đề mà con người gặp phải ngày nay.
05/04/2014(Xem: 12377)
Khi biên soạn tập tài liệu nhỏ nầy, mục đích chính của chúng tôi là nhằm giúp thêm tài liệu cho quý tăng ni học chúng tại Tổ Đình Phước Huệ. Từ trước tới nay trong mỗi mùa an cư tại Tổ Đình, quý tăng ni học chúng đều có học qua các môn: Kinh, Luật và Luận. Ngoài ra, họ còn phải học thêm các bộ môn khác như: lịch sử, nghi lễ, hành chánh v.v... đặc biệt nhất là phần nghệ thuật diễn giảng. Riêng trong mùa an cư của năm 2007, Hòa thượng Tông Trưởng có sai bảo chúng tôi, nên biên soạn tài liệu để hướng dẫn giúp cho học chúng về vấn đề nghệ thuật diễn giảng. Hòa thượng thường nói với chúng tôi, người xuất gia muốn làm giảng sư, không phải chỉ có kiến thức Phật pháp không thôi là đủ, mà nó còn đòi hỏi phải có nhiều khía cạnh khác, nhất là phần nghệ thuật diễn giảng. Hòa thượng cũng thường khuyến khích khuyên bảo học chúng: “sống trong thời đại mới nầy, các vị nên cố gắng trau giồi thêm về những kiến thức ngoại điển để có thể thích nghi với trào lưu tư tưởng của nhơn loại trong việc hoằng
02/04/2014(Xem: 10741)
Nhân công trong những quốc gia bị trị của nhiều thế kỷ trước, phần lớn đều bị bóc lột, thậm chí còn bị đánh đập nếu làm sai hoặc không đủ số lượng mà chủ ấn định. Ngày nay, xã hội tiến bộ, số phận của người làm công được cải tiến. Nhưng nhiều hảng xưởng vẫn chưa thu hoạch được lợi nhuận như đã dự trù, vì nhiều yếu tố nội tại của công nhân và cách hành xử mà người chủ cần có.
02/04/2014(Xem: 13948)
Kim Dung đã tìm đến Kinh Phật để mong lý giải nguyên nhân cậu con trai Tra Truyền Hiệp tự tìm đến cái chết khi chưa tròn 20 tuổi. Kim Dung, tên thật Tra Lương Dung, là nhà văn đương đại nổi tiếng Trung Quốc. Ông được đông đảo độc giả hâm mộ bởi hàng loạt tiểu thuyết võ hiệp đặc sắc như Thiên long bát bộ, Anh hùng xạ điêu, Thần điêu hiệp lữ, Lộc Đỉnh ký, Tiếu ngạo giang hồ… Kim Dung được mệnh danh là “Thái Sơn, Bắc Đẩu” trong giới tác giả viết tiểu thuyết võ hiệp.
28/03/2014(Xem: 8974)
anger-face Cơn giận có nhiều hình thức. Nó len lén nổi lên trong ta. Trước hết là sự mất kiên nhẫn, rồi thì nóng nảy, bực bội, giận dũ và cuối cùng là thù hận. Có cơn giận sôi sục, có cơn giận lành giá, có cơn giận làm bạn run lẩy bẩy, có cơn giận bùng lên như lửa cháy. Và có cơn giận chính mình – chúng ta gọi là tự căm ghét mình.
23/03/2014(Xem: 15916)
Bài giảng cuối cùng là câu chuyện đẹp về người thầy, một người bạn, một người chồng và người cha, về giá trị nhân văn cao cả của cuộc sống. Bài giảng của người thầy đã cận kề với cái chết không nói gì về sự ra đi, mà lại là những câu chuyện hài hước, dí dỏm để đúc kết những chân lý sống “nếu bạn dám ước mơ điều gì, bạn sẽ có thể thực hiện được điều đó". Đó là người thầy của Trường Đại học Carnegie Mellon (Mỹ) - Randy Pausch, người đã mang đến một bài giảng có sức sống vượt ra khỏi khuôn khổ nhà trường để đến với công chúng toàn thế giới. Bài giảng cuối cùng thật xúc động, chân tình và đầy ý nghĩa đã được kết tinh lại thành những trang sách có sức lan tỏa đến hàng triệu trái tim người đọc trước khi ông qua đời ở tuổi 47 vào giữa năm 2008 vì bệnh ung thư. Sách đã được dịch ra 35 thứ tiếng.
21/03/2014(Xem: 22730)
Những câu kệ, lời văn, tư tưởng, ý nghĩ trong suốt 365 trang giấy của quyển sách nhỏ này là tinh hoa, là kinh nghiệm tu tập, là trải nghiệm cuộc sống từ nhiều nguồn tư tưởng, hệ phái, pháp môn khác nhau, là suối nguồn tư duy, là hạnh nguyện, là sự hành đạo và chứng đạo của những bậc Lạt Ma Phật giáo Tây Tạng, những Tăng sĩ Miến Điện, những vị Thiền sư, những đạo sĩ Ấn Độ giáo, những cư sĩ học giả Đông Tây, và ngay cả những thi sĩ, văn hào, nghệ nhân trên thế giới, tuy nhiên, như nước trăm sông đều chảy xuôi về biển rộng, dù khác nhau trên mặt văn từ, ngôn ngữ hay hình thái diễn đạt, những nguồn tư tưởng tâm linh này đều nhắm chung về một đích hướng là “Yêu thương đời, giác ngộ người trong Từ Bi, Trí Tuệ và An Lạc.”
18/03/2014(Xem: 7822)
hật ái ngại khi với tư cách một tác giả lại viết giới thiệu về một tác phẫm do chính mình chuyễn thể. Nhưng trước tấm lòng và sự tận lực cống hiến của êkíp thực hiện nhằm kịp thời dâng lên đức Từ Phụ nhân ngày Đại Lễ Phật Đản Vesak Liên Hiệp Quốc 2558 (2014), nên sau thời gian đắn đo khá lâu đã thôi thúc, đi đến quyết định phải có đôi dòng giới thiệu đến chư tăng ni và Phật tử khắp nơi vở cải lương đặc biệt này.
07/03/2014(Xem: 8288)
Chúng tôi lên tham quan Golden Rock, một ngôi chùa tháp rất linh thiêng nằm trên một tảng đá vàng. Đoàn dự kiến 10h tối sẽ về khách sạn. Tuy nhiên, do cảnh quá đẹp, không khí linh thiêng, tinh thần tuyệt vời nên tận gần 24h đêm chúng tôi mới rời Golden Rock để về khách sạn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567