Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nghĩ về dịch kinh Phật

07/02/201213:27(Xem: 2796)
Nghĩ về dịch kinh Phật

buddha
NGHĨ VỀ DỊCH KINH PHẬT

Cư Sĩ Nguyên Giác

nghivedichkinhphatPhiêndịch Kinh Phật là một cơ duyên hạnh phúc ngàn đời, không chỉ cho riêng nhữngngười dịch kinh, mà cả cho những dân tộcsẽ được đọc lời Đức Phật bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của mình. Chuyển ngữ kinh khôngchỉ sẽ thuận lợi trong việc hoằng pháp, mà còn dễ dàng đưa giáo pháp Đức Phậtvào nền văn hóa dân gian qua các dạng khác như chuyện cổ tích, ca dao, thơ kệ,kịch nghệ, cải lương... vì ngôn ngữ là cửa vào tư tưởng. Do vậy, đó là nhữngcông trình xứng đáng tán thán và hỗ trợ.

Một côngtrình lớn như thế đang được thực hiện để dịch từ Hán tạng sang Việt ngữ, theolời Tiến Sĩ Trần Kiêm Đoàn trong bài viết “Cá Nghe Kinh”đăng trên mạng GiaoĐiểm ngày 25-1-2012.

Trongbài có một số thông tin về việc dịch thuật như sau, trích:

“...Ngoài nước, năm 2004, kẻ viết bài nầy được mời vào Hội đồngphiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam từ Hán tạng. Đây là một dự án sử dụng phầnmềm của những chương trình chuyên dịch tinh tế và hiện đại của vi tính vào côngtrình phiên dịch. Tất cả 2372 bộ Kinh trong Hán Tạng được phiên âm và lược dịchbằng máy vi tính trong vòng 28 giờ. Cácbộ kinh ngắn chỉ cần dưới 10 giây đồng hồ. Các bộ kinh lớn như Hoa Nghiêm (80quyển) dịch trong 11 phút, bộ Đại Trí Độ Luận 17 phút, và bộ Đại Bát Nhã (600quyển) 50 phút...

...Bởi vậy, trong lĩnh vực nhân văn mà đặc biệt là ngôn từ, ngữ vănthì máy móc chỉ là phương tiện phụ trợ chứ không thể thay thế hẳn được conngười. Khi cái máy vi tính làm công việc chuyển ngữ trong vòng 28 tiếng đồng hồthì phải cần tới một đội ngũ của hàng trăm đầu óc chuyên môn, tinh lọc và hiệuđính trong một thời gian không thể dưới vài ba mươi năm. Đã hơn 10 năm qua vàliên tục tới hiện tại, có từ 50 đến 100 tăng ni, học giả... đông nhất là ở chùaChâu Lâm và trung tâm Liễu Quán Huế đang tập trung vào công tác hiệu đính vàhoàn thiện Đại Tạng Kinh Việt Nam sau khi Đại Tạng Kinh Hán Việt được dịch sangThuần Việt bằng chương trình chuyển ngữ vi tính...”(hết trích – link: http://www.giaodiemonline.com/noidung_detail.php?newsid=6369)

Dịchbằng phần mềm vi tính? Đây cũng là chỗ để suy nghĩ, và là nơi các học giả đangnhận nhiệm vụ dịch thuật cẩn trọng. Chúng ta không biết chính xác phần mềm cómức độ thế nào, nhưng thử đưa bài Bát Nhã Tâm Kinh chữ Hán để dịch ra Việt ngữ,không rõ rồi có thể ra gần gần đúng với một trong những bản đang tụng hiện nayhay không. Chưa nghe giáo hội công bố chi tiết nhiều hơn, nhưng chắc chắn đã cónhững vị cao tăng nêu lên các câu hỏi tương tự.

Dịchthuật trước tiên là diễn bằng ngôn ngữ của bản thân người dịch, và do vậy phảnánh cả trình độ của người dịch, không chỉ về ngữ vựng, mà còn cả một bối cảnhvăn hóa mà người dịch trưởng thành.

Thí dụ,để dịch “tháng mười hai” sang Anh ngữ, chúng ta có chữ “December”’ tuy nhiên,khi dịch “tháng chạp,” có thể khó có chữ tương đương, và lúc đó đành phải lấy chữ “December” (nếu muốn chỉ dươnglịch) hay “the last month of lunar year” (tháng cuối của năm âm lịch) để tạmdùng. Nghĩa là, ngôn ngữ trở thành ngón tay chỉ mặt trăng. Trong “tháng chạp,”người Việt cảm nhận có một không khí cận Tết, một làn gió se se lạnh, với nhữngngày cúng đưa ông Táo, có văng vẳng tiếng pháo sắp nổ, có giây phút sắp đi lễchùa giao thừa... Nhưng “December” trong Anh ngữ lại là tháng của mua sắm,tháng của Noel, của tặng quà. Do vậy, dịch là một công trình văn hóa lớn.

Trênmạng Google cũng có phần mềm dịch nhiều ngôn ngữ, ở địa chỉ: http://translate.google.com/. Điểm cầnsuy nghĩ, nhiều công ty quảng cáo tại Hoa Kỳ, khi cần dịch các quảng cáo dù chỉdài có nửa trang giấy, hay chỉ đọc trongcó 30 giây trên đàì phát thanh hay TV, lại đưa cho các dịch giả chuyên nghiệpmà họ đã tin cậy. Tại sao họ không tiết kiệm bằng cách sử dụng phần mềm phiêndịch Google? Cũng có thể, họ sẽ sử dụng phần mềm là để kiểm soát xem bản dịchcủa người phiên dịch và của phần mềm có sai lệch bao nhiêu phần? Chúng ta, nơiđây, không biết chính xác tại sao.

Thêmnữa, đối với một số công ty quảng cáo, sau khi yêu cầu dịch giả chuyển từ Anhngữ sang Việt ngữ, để dò mức độ chính xác liền đưa bản dịch này cho một dịchgiả khác để yêu cầu dịch ngược sang Anh ngữ. Đó là công tác “Back-translation”(Dịch trở lại ngôn ngữ gốc) (1)

Nếuchúng ta thử dịch ngược một số bài Bát Nhã Tâm Kinh Việt ngữ về lại Hán ngữ, có thể sẽ không thấygần nhau lắm. Nói như thế, không có nghĩa phủ nhận các bản văn không dịch ngượcvề chính xác, bởi vì chất thơ của người dịch, và vì cấu trúc độc đáo của cácngôn ngữ có thể sẽ không làm tiến trình dịch ngược chính xác được.

Tới đây,chúng ta có thể tìm một điển hình về dịch kinh để khảo sát. Nơi đây sẽ tậptrung về cách dùng thì hiện tại (thí dụ, chữ ‘là’) và thì tương lai (thí dụ,chữ ‘sẽ là’) trong một bản kinh qua các bản dịch khác nhau.

TrongKinh Tăng Nhất A Hàm, bản Hán Dịch: Tam tạng Cù-đàm Tăng-già-đề-bà; Việt dịch:Thích Đức Thắng - Hiệu đính & Chú thích: Tuệ Sỹ, trích:

SÁU PHÁP

38 . PHẨM LỰC

KINH SỐ 3[71]

Tôi nghe như vầy:

Một thời Phật ở tại bên bờ sông Ưu-ca-chi.[72] Bấy giờ, Thế Tôn đếndưới một gốc cây, tự trải toạ cụ mà ngồi, chánh thân, chánh ý, buộc niệm trướcmặt.

Lúc ấy, có một bà-la-môn đi đến chỗ kia. Thấy dấu chân của Thế Tônrất kỳ diệu, bà-la-môn này nghĩ thầm: ‘Đây là dấu chân của người nào, là trời,rồng, quỷ thần, càn-thát-bà,[73] a-tu-la, người hay phi nhân hay là Phạm thiêntổ tiên của ta?’ Lúc ấy, bà-la-môn liền theo dấu chân mà đi tới, từ xa trôngthấy Thế Tôn ngồi dưới một gốc cây chánh thân, chánh ý, buộc niệm trước mặt.Thấy vậy, ông bèn hỏi:

“Ông là vị trời chăng?”

Thế Tôn bảo:

“Ta chẳng phải là trời.”

“Là càn-thát-bà chăng?”

Thế Tôn đáp:

“Ta cũng chẳng phải là càn-thát-bà.”

“Là rồng chăng?”

Đáp:

“Ta chẳng phải là rồng.”

“Là dạ-xoa chăng?”

Phật bảo bà-la-môn:

“Ta chẳng phải là dạ-xoa.”

“Là Tổ phụ chăng?”

“Ta chẳng phải là Tổ [718a] phụ.”

Lúc ấy, bà-la-môn hỏi Thế Tôn:

“Vậy Ngài là ai?”

Thế Tôn nói:

“Người có ái thì có thủ[74], có thủ thì có tham ái, nhân duyên hộihợp sau đó từng cái sanh ra nhau như vậy, như vậy, năm khổ thủ uẩn không baogiờ chấm dứt. Vì đã biết ái rồi, thì biết năm dục, cũng biết sáu trần ngoài vàsáu xứ trong, tức biết gốc ngọn thủ uẩn này.”

Bấy giờ, Thế Tôn liền nói kệ này:

Thế gian có ngũ dục;

Ý là vua[75] thứ sáu.

Biết sáu pháp trong ngoài.

Nên niệm diệt gốc khổ.

“Cho nên phải tìm phương tiện diệt trừ sáu sự trong ngoài.Bà-la-môn, hãy học điều như vậy.”

Bà-la-môn nghe Phật dạy như vậy, tư duy nghiền ngẫm, ôm ấp trongtâm không rời, liền từ trên chỗ ngồi dứt sạch trần cấu, được mắt pháp trongsạch.

Bấy giờ bà-la-môn nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.”(hết trích)

(Link: /D_1-2_2-228_4-14121_5-75_6-1_17-143_14-1_15-2/#nl_detail_bookmark)

Chú ý,trong văn bản trên, thì hiện tại được sử dụng. Từ câu hỏi (Ông là vị trờichăng?) cho tới các câu đáp đều dùng thìhiện tại, nghĩa là nói chuyện ngay trước mắt.

Nơi đây,chúng ta có thể dẫn bản kinh tương đương từ tạng Pali, trong này được HòaThượng Thích Minh Châu dịch ra bằng cách sử dụng thì tương lai.

TrongKinh Tăng Chi Bộ (từ tạng Pali: Anguttara Nikàya), Hòa thượng Thích Minh Châudịch Việt như sau, trích:

Chương Bốn Pháp

Phẩm 04-06

IV. Phẩm Bánh Xe

(36) Tùy Thuộc Thế Giới

1. Một thời, Thế Tôn đang đi trên con đường giữa Ukkatthà vàSetabbya. Bà-la-môn Dona cũng đang đi trên con đường giữa Ukkatthà và Setabbya.Bà-la-môn Dona thấy trên những dấu chân của Thế Tôn có dấu bánh xe một ngàncọng, với vành xe, trục xe và đầy đủ tất cả các tướng khác. Thấy vậy, vị ấy suynghĩ như sau: "Thật vi diệu thay! Thật hy hữu thay! Những dấu chân nàykhông phải là của loài Người!"

2. Rồi Thế Tôn từ trên đường bước xuống, đến ngồi dưới một gốc cây,ngồi kiết-già, thân thẳng, đặt niệm trước mặt. Bà-la-môn Dona theo dấu chân củaThế Tôn, thấy Thế Tôn đang ngồi dưới một gốc cây đẹp đẽ, khởi lên tịnh tín, cáccăn tịch tịnh, tâm ý tịch tịnh, đạt được tịnh chỉ do điều phục tối thượng,giống như một con voi được điều phục, được phòng hộ với căn tịch tịnh, thấy vậyBà-la-môn Dona liền đi đến Thế Tôn; sau khi đến, thưa với Thế Tôn:

- Có phải thưa Tôn giả, Ngài sẽ là vị tiên?

- Hỡi này Bà-la-môn, Ta sẽ không là tiên.

- Có phải thưa Tôn giả, Ngài sẽ là Thát-bà?

- Hỡi này Bà-la-môn, Ta sẽ không Thát-bà,

- Có phải thưa Tôn giả, Ngài sẽ là Dạ-xoa?

- Hỡi này Bà-la-môn, Ta sẽ không Dạ-xoa.

- Có phải thưa Tôn giả, Ngài sẽ là loài Người?

- Hỡi này Bà-la-môn, Ta sẽ không là Người.

- Hỏi "Ngài có phải sẽ là tiên không?", Ngài trả lời:"Này Bà-la-môn, Ta sẽ không phải là tiên". Hỏi "ngài có phải sẽlà Càn-thát-bà không?", Ngài trả lời: "Này Bà-la-môn, Ta sẽ khôngphải là Càn-thát-bà". Hỏi "Ngài có phải sẽ là Dạ-xoa không?"Ngài trả lời: "Này Bà-la-môn, Ta sẽ không phải là Dạ-xoa". hỏi"Ngài có phải sẽ là loài Người không?", Ngài trả lời: "Ta sẽkhông phải loài Người". Vậy sở hành của Ngài là gì và Tôn giả sẽ là gì?

3. - Này Bà-la-môn, đối với những người chưa đoạn tận các lậu hoặc,Ta có thể là chư Thiên, với các lậu hoặc đã đoạn tận, được chặt đứt từ gốc rễ,được làm thành như thân cây ta-la, được làm cho không thể hiện hữu, được làmcho không thể sanh khởi trong tương lai. Này Bà-la-môn, đối với những ngườichưa đoạn tận các lậu hoặc, Ta có thể là Càn-thát-bà, Ta có thể là Dạ-xoa, Tacó thể là Người, với các lậu hoặc đã đoạn tận, được chặt dứt từ gốc rễ, đượclàm thành như thân cây ta-la, được làm cho không thể hiện hữu, được làm chokhông thể sanh khởi trong tương lai. Ví như, này Bà-la-môn, bông sen xanh, haybông sen hồng, hay bông sen trắng, sanh ra trong nước, lớn lên trong nước, vươnlên khỏi nước, và đứng thẳng không bị nước thấm ướt. Cũng vậy, này Bà-la-mônsanh ta trong đời, lớn lên trong đời, Ta sống chinh phục đời, không bị đời thấmướt. Này Bà-la-môn, Ta là Phật, hãy như vậy thọ trì.

4.

Với lậu hoặc chưa đoạn,

Ta có thể là tiên,

Có thể Càn-thát-bà,

Có thể là loài chim

Hay đi đến Dạ-xoa,

Hay vào trong thai người,

Với Ta lậu hoặc tận,

Bị phá hủy, trừ khử

Như sen trắng tươi đẹp

Không bị nước thấm ướt,

Đời không thấm ướt Ta,

Do vậy Ta được gọi,

Ta là Phật Chánh giác,

Hỡi này Bà-la-môn.” (hết trích)

(Link: /D_1-2_2-228_4-15144_5-75_6-1_17-143_14-1_15-2/#nl_detail_bookmark)

Chỉ thêmmột chữ “sẽ” – hay chỉ thiếu một chữ “sẽ” – nghĩa kinh hẳn nhiên khác nhau. Nơiđây, chúng ta không thể khẳng định chính xác lời Đức Phật nói với vị Bà La Mônnhư thế nào, vì các kinh đã lưu giữ ở dạng truyền khẩu rồi nhiều năm sau mớighi vào chữ viết. Do vậy, hoặc là trí nhớ ảnh hưởng, hoặc là do diễn dịch saikhác tùy vị thầy.

Nơi đâychúng ta tìm bản tương tự ở Hán Tạng, nhưng bản dịch sẽ do vị thầy khác thực hiện.

Đó làKinh Tăng Nhất A Hàm, bản Việt dịch: Hòa thượng Thích Thanh Từ; Hiệu đính: Hòathượng Thích Thiện Siêu; xuất bản bởi Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam. Đặc biệt,cuối bản này có ghi chú của Cư Sĩ Bình Anson, một học giả Nam Tông, về tính tươngthích của đoạn cuối kinh khi đối chiếu Hán Tạng và Pali Tạng.

Trích nhưsau:

“XXXVIII.1. Phẩm Lực (1)

3. Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở nước Ma-kiệt, bên bờ sông Ưu-ca-chi.

Bấy giờ Thế Tôn đến dưới một gốc cây trải tòa ngồi, chính thân,chính ý, buộc niệm ở trước.

Có một Phạm chí đi đến chỗ đó, Phạm chí này thấy dấu chân của đứcThế Tôn rất là kỳ diệu, liền nghĩ: 'Dấu chân này của người nào? Là của Trời,Rồng, Quỷ, Thần, Càn-thát-bà, A-tu-la, Nhơn, Phi nhơn; Phạm thiên, Tổ tiên tachăng?

Khi đó, Phạm chí noi theo dấu tiến đến trước, xa thấy Thế Tôn ngồidưới một gốc cây, chính thân, chính ý buộc niệm ở trước; thấy rồi liền nói:

- Ngài là Trời chăng?

Thế Tôn bảo:

- Ta chẳng phải là Trời.

- Là Càn-thát-bà chăng?

- Ta chẳng phải Càn-thát-bà.

- Là Rồng chăng?

- Ta chẳng phải rồng.

- Là Dạ-xoa chăng?

- Ta chẳng phải là Dạ-xoa.

- Là Tổ phụ chăng?

- Ta chẳng phải Tổ phụ.

Lúc đó, Phạm chí hỏi Thế Tôn:

- Thế Ông là ai?

[#]

Thế Tôn bảo:

- Có ái thì có thọ, có thọ thì có ái,nhân duyên hội họp rồi sau mỗi mỗi tương sinh. Như thế, năm thạnh ấm không có lúcđoạn dứt. Đã biết ái thì biết ngũ dục, cũng biết sáu trần bên ngoài, sáu nhậpbên trong, tức biết gốc ngọn của thạnh ấm này.

Lúc ấy Thế Tôn liền nói kệ:

'Thế gian có ngũ dục,

Ý là vua thứ sáu,

Biết sáu thứ trong ngoài,

Hãy nhớ dứt mé khổ'.

Thế nên, hãy cầu phương tiện diệt sáuviệc trong ngoài. Như thế, Phạm chí, nên học điều này.

Bấy giờ, Phạm chí kia nghe Phật dạy nhưthế, tư duy luyện tập không rời tâm, liền ngay chỗ ngồi, các trần cấu dứt, đượcpháp nhãn thanh tịnh.

Bấy giờ Phạm chí ấy nghe Phật dạy xong,hoan hỷ vâng làm.

[#]

Ghi chú:

Đoạn [#]...[#] dường như không tương thích với tinh thần của bàikinh. Bài kinh tương đương trong Tăng Chi Bộ là kinh "Tùy thuộc thếgiới", AN IV.36, trong đó, Đức Phật trả lời Bà-la-môn (Phạm chí) Donarằng:

- "... Này Bà-la-môn, đối với những người chưa đoạn tận cáclậu hoặc, Ta có thể là chư Thiên, với các lậu hoặc đã đoạn tận, được chặt đứttừ gốc rễ, được làm thành như thân cây ta-la, được làm cho không thể hiện hữu,được làm cho không thể sanh khởi trong tương lai. Này Bà-la-môn, đối với nhữngngười chưa đoạn tận các lậu hoặc, Ta có thể là Càn-thát-bà, Ta có thể làDạ-xoa, Ta có thể là Người, với các lậu hoặc đã đoạn tận, được chặt dứt từ gốcrễ, được làm thành như thân cây ta-la, được làm cho không thể hiện hữu, đượclàm cho không thể sanh khởi trong tương lai. Ví như, này Bà-la-môn, bông senxanh, hay bông sen hồng, hay bông sen trắng, sanh ra trong nước, lớn lên trongnước, vươn lên khỏi nước, và đứng thẳng không bị nước thấm ướt. Cũng vậy, nàyBà-la-môn sanh ta trong đời, lớn lên trong đời, Ta sống chinh phục đời, khôngbị đời thấm ướt. Này Bà-la-môn, Ta là Phật, hãy như vậy thọ trì."

-- (Bình Anson, 02-2004)(hết trích)

(Link: /D_1-2_2-228_4-14050_5-75_6-1_17-143_14-1_15-2/#nl_detail_bookmark)

Có thểchú ý nơi đây, trong đoạn ghi chú của Cư Sĩ Bình Anson có dẫn đoạn kinh do HòaThượng Thích Minh Châu dịch từ Tạng Pali, trong đó sử dụng cách đặt câu theo vănphạm của thể điều kiện (conditional sentence), nghĩa là “đối với thế này... thìcó thể thế kia...”

Do vậy,chúng ta sẽ thấy nghĩa dị biệt ở:

- câuhỏi và trả lời đều ở thì hiện tại (2 bản dịch từ Bán Tạng),

- câuhỏi và trả lời đều ở thì tương lai (bản Việt dịch từ Pali của HT Thích Minh Châu)

- câugiải thích của Đức Phật ở bản dịch của HT Thích Minh Châu là ở thể điều kiện.

Nếu tìm đọcbản Anh Văn dịch từ Tạng Gandharan, chúng ta sẽ thấy dùng ở thì tương lai. Họcgiả Linda Blanchard, trên trang nhà http://justalittledust.com/blog/?p=768với bài viết nhan đề “Revisiting Donathe Brahmin” (Đọc Lại Kinh Về Bà La Môn Dona) đã nói về một số cổ bản trong tạngkinh bằng tiếng Gandharan, được khám phá và lưu giữ năm 1994 bởi BritishLibrary (Thư Viện Anh Quốc).

Các kinhvăn tìm được này được suy đoán là đã giấutrong các nồi đất sét, chôn xuống đất thay vì quăng bỏ đi sau khi chép lại từ mộtthư viện ở nơi bây giờ là vùng viễn đông Afghanistan, trong khoảng giữaJalalabad và Peshawar, một khu vực từng có nên văn hóa cường thịnh có tên làGandhara. Các bản văn Phật Giáo tìm được còn một phần đọc được, được ước tính làđã viết từ giữa thế kỷ đầu tiên, tức là khoảng năm 50 sau công nguyên, trong đócó kinh AN 4.36 (Kinh Tăng Chi Bộ 4.36).

TheoLinda Blanchard, bản viết bằng ngôn ngữ Gandharan xưa cổ hơn bản Pali.

Riêng bảnkinh AN 4.36 này, sử dụng ở thì tương lai, từ câu hỏi của Bà La Môn cho tới câutrả lời của Đức Phật. Nơi đây, người viết sẽ dịch ra Việt ngữ bản Anh văn doBlanchard diễn lại từ cổ bản Gandharan. Ghi nhận, toàn văn dùng thì tương lai,chỉ duy câu cuối Đức Phật nói là dùng thì hiện tại.

Trích dịch,nơi đây sẽ theo sát nghĩa từng chữ:

Đức Thế Tôn, đang đi giữa các thị trấn, đã bước ra khỏi đường lộ.Ngồi gần một gốc cây, ngài an nghỉ trong ngày.

Gần như cùng lúc đó, một Bà La Môn tên là Dhona đi cùng một đườnglộ. Dhona nhận thấy các hình bánh xe trên dấu chân của Đức Phật trên mặt đườnglộ trước mặt, hình dấu bánh xe ngàn cánh, mọi phần đầy đủ, sắc nét, chói sáng.Theo dấu chân Đức Phật, Dhona thấy Đức Phật trước đó đã đi trên đường lộ, đã bướcra khỏi đường lộ và ngồi gần một gốc cây. Tướng diện Đức Phật đẹp, bình an,phong thái bình an, đạt mức cao nhất an bình của luyện tâm... một người bảo vệ,được huấn luyện, được kiểm soát, với mọi căn kềm chế, như một mặt hồ vắng lặng,trong sáng.

Thấy Đức Thế Tôn, Bà La Môn tới gần, và nói:

“Thưa ngài, ngài sẽ là một vị trời?”

“Bà La Môn, ta sẽ không là một vị trời.”

“Thưa ngài, ngài sẽ là một càn thát bà?”

“Bà La Môn, ta sẽ không là một càn thát bà.”

“Thưa ngài, ngài sẽ là một dạ xoa?”

“Bà La Môn, ta sẽ không là một dạ xoa.”

“Thưa ngài, ngài sẽ là một người?”

“Bà La Môn, ta sẽ không là một người.”

“Được hỏi là, ‘Thưa ngài, ngài sẽ là một vị trời?’ ngài nói rằng,‘Bà La Môn, ta sẽ không là một vị trời.’ Được hỏi là, ‘Thưa ngài, ngài sẽ làmột càn thát bà?’ ngài nói rằng, ‘Bà La Môn, ta sẽ không là một càn thát bà.’ Đượchỏi là, ‘Thưa ngài, ngài sẽ là một dạ xoa?’ ngài nói rằng, ‘Bà la Môn, ta sẽkhông là một dạ xoa. Được hỏi là, ‘Thưa ngài, ngài sẽ là một người?’ ngài nóirằng, ‘Ta sẽ không là một người.’ Vậy rồi, thưa ngài, ngài sẽ là ai?”

“Bà La Môn, ta là Bậc Giác Ngộ. Ta là Bậc Giác Ngộ.” (hết trích dịch)

Chú ý câucuối: “Brahmin, I am the Awakened One. I am the Awakened One.” Có thể dịch làNgười Giác Ngộ, tuy nhiên để không nhầm với câu ‘ta sẽ không là một người’ nên đượcdịch là Bậc Giác Ngộ.

Như thế,bản Gandharan viết ở thì tương lai.

Trong bảnAnh ngữ dịch từ Tạng Pali bởi nhà sư Thanissaro Bhikkhu, Kinh Anguttara NikayaAN 4.36 “Dona Sutta: With Dona” (link: http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/an/an04/an04.036.than.html)sẽ được người viết dịch ra Việt ngữ như sau để đối chiếu. Ghi nhận, các câu hỏivà đáp đều ở thì hiện tại, nhưng lời giải thích của Đức Phật là văn phạm dùng ởthể điều kiện (would be = có thể là), song song cách dùng ‘if they were notabandoned” (nếu chúng không bị loại bỏ) nhưng cách đặt câu này là điều kiện cáchkhông có thật (were not), nghĩa là đã không xảy ra, rồi kế tiếp là dùng câu“those are abandoned by me” (chúng đã bị ta loại bỏ) là thì hiện tại và là chuyệncó xảy ra. Trong văn phạm Việt ngữ, không được minh bạch như Anh ngữ chỗ này.

Trích dịchnhư sau:

Một hôm, Đức Phật đang đi trên đường giữa Ukkattha và Setabya, trongkhi Bà La Môn Dona cũng đi cùng đường như thế. Dona thấy dấu chân Đức Phật. inhình bánh xe ngàn cánh với cọng và trục in đầy đủ trên lộ. Khi thấy, Dona chợtnghĩ, “Tuyệt vời! Thực tuyệt vời! Đây không phải dấu chân của loài người!”

Rồi Đức Phật rời đường lộ, tới ngồi dưới gốc một cây – chân xếpbằng, thân thẳng. tâm chú niệm trước mặt. Dona theo dấu chân, thấy Đức Phậtngồi nơi gốc cây: tự tin, gợi lên tự tin, các căn bình an, tâm bình an, đạt sự kiểmsoát và an tĩnh cao nhất, thuần thục, cảnh giác, các căn phònghộ, một đại nhân. Thấy Đức Phật, Dona bước tới và nói, “Thưa Thầy, ngài là mộtvị trời?”

“Không, bà la môn. Ta không là một vị trời.”

“Ngài là một càn thát bà?”

“Không...”

“... một dạ xoa?”

“Không...”

“...một người?”

“Không, bà là môn. Ta lhông phải là một người.”

“Khi được hỏi, ‘Ngài là một vị trời?” ngài trả lời, ‘Không, takhông phải một vị trời.’ Khi được hỏi, ‘Ngaì là một càn thát bà?’ ngài đáp,‘Không, bà la môn. Ta không phiả là một càn thát bà.’ Khi được hỏi, ‘Ngài làmột dạ xoa?’ ngài đáp, ‘Không, bà la môn, ta không phải là một dạ xoa.’ Khi đượchỏi, ‘Ngài là một người?’ ngài trả lời, ‘Không, bà la môn. Ta không phải là mộtngười.’ Vậy rồi ngài là gì?”

“Bà la môn, các lậu hoặc mà bởi chúng -- nếu chúng không bị loại bỏ-- ta có thể là một vị trời: Những lậu hoặc bị ta loại bỏ, gốc rễ chúng đã bịhủy diệt, làm y hệt như gốc rễ cây palmyra, bị nhăn chận các điều kiện để pháttriển, không để cho khởi dậy tương lai. Các lậu hoặc mà bởi chúng -- nếu chúngkhông bị loại bỏ -- ta có thể là một càn thát bà... một dạ xoa... một người.Những lậu hoặc đó đã bị ta loaị bỏ, gốc rễ chúng đã bị hủy diệt, làm y hệt nhưgốc rễ cây palmyra, bị nhăn chận các điều kiện để phát triển, không để cho khởidậy tương lai.

“Cũng y như một hoa sen đỏ, xanh hay trắng -- mọc trong nước, lớntrong nước, vươn cao trên mặt nước -- đứng không bị nhiễm ô bởi nước, tương tựnhư thế ta – sinh trong thế gian, lớn trong thế gian, đã vượt qua thế gian --sống không nhiễm ô bởi thế gian. Bà la môn, hãy nhớ rằng ta ‘đã giác ngộ.’” (hết trích dịch)

Trong phầnghi chú, nhà sư học giả Thanissaro nói rằng, Bà La Môn Dona đặt câu hỏi trongthì tương lai, nên đã gây ra nhiều cuộc thảo luận rằng có phải Dona hỏi về tươnglai hay hiện tại của Đức Phật. Thanissaro dẫn ra cuốn văn phạm tiếng Pali“Introduction to Pali” trong đó A.K. Warder nói rằng thì tương lai thường dùng đểchỉ sự ngạc nhiên về một điều gì đó ở hiện tại. Nơi đây, đó là sự ngạc nhiên củaDona khi thấy dấu chân Đức Phật.

NhưngThanissaro cũng nói, có thể rằng các câu trả lời của Đức Phật đối với các câu hỏicủa Dona là một hình thức ‘chơi chữ’ – nên đã được đặt trong thì tương lai (tasẽ không là...) nhưng hàm cả nghĩa hiện tại và tương lai.

Thanissarocũng ghi nhận rằng Đức Phật trong kinh đã nhiều lần không tự xem như là ‘một người,’bởi vì, theo Thanissaro:

...một người đã giác ngộkhông thể bị định nghĩa ở bất kỳ cách nào hết. Về điểm này, hãy xem Trung BộKinh MN 72, Tương Ưng Bộ Kinh SN 22.85, Tương Ưng Bộ Kinh 22.86, và bài ‘"AVerb for Nirvana" (Một Động Từ Cho Niết Bàn). Bởi vì, một tâm có chỗ để dính mắc thì bị‘trụ’ vào bởi sự dính mắc đó, một người đã giác ngộ không có chỗ nào trong bấtkỳ thế giới nào: đó là lý do vì sao người đã giác ngộ không bị nhiễm ô bởi thếgian, y hệt hoa sen không nhiễm ô bởi nước.” (hết trích dịch)

Tất cảnhững trình bày nêu trên không có ý nói rằng đã có vị nào dịch sai, hay dịch khôngchính xác, cũng không dám có ý nói rằng các bản Hán Tạng, Gandharan và Pali có gì chính xác hơn khi so với nhau. Chuyện đólà chuyện của những người khảo sát văn bản.

Nơi đây,chúng ta muốn nói rằng thêm hay bớt một chữ (như chữ ‘sẽ’) là bản văn có thể đãcó nghĩa khác.

Do vậy,nếu dịch bằng phần mềm, cho dù được điều chỉnh lại bởi các học giả, là công việccần sự chú ý cực kỳ cẩn trọng. Chúng ta có thể không cần dịch ngược(back-translation) để dò sự chính xác, nhưng đời sau có thể sẽ tranh cãi chỉ vìnhững sơ suất của một bản dịch.

Cả nước đangchờ đợi một Đại Tạng Kinh Việt Ngữ, và công trình phiên dịch của giáo hội chắcchắn đang để lại một dấu ấn rất lớn trên dòng lịch sử của Phật Giáo Việt Nam.

GHI CHÚ:

Xem thêm ở: http://en.wikipedia.org/wiki/Translation

Ý kiến độc giả:

Được gửi bởingười đọc(Guest)vào02/03/2012
Kính,

Nếu dùng google để dịch Hán-Việt thì có thể phần chính xác cao hơn vì đặc điểm gần gũi giữ ngôn ngữ. Hay cách tốt nhất làchỉ dịch Hán sang Hán-Việt thì dộ chính xác có thể lên đến hơn 90%.


Tuynhiên nếu dùng các máy dịch để chuyển ngữ Kinh luận từ ngôn ngữ khác tiếng Hán ... thì người viết bài này thật sư khuyên là không nên vì độ chính xác xuống đến chừng 40% là cùng. Nếu có cần có lẽ chỉ nên mượn tạmmáy di-ch làm bàn gõ sau đó cần dịch giả điều chỉnh và hiệu đính lại.


Ngườiviết bài này hiện là một chuyên gia về computer science đã đóng góp khánhiều bài viết và khoa học máy tính cho nên hy vọng không đến nỗi nào viết sai ở đây.


Để chứng minh cho quý độc giả thấy sư "sai lạc"đến cở nào trong khi dùng google để dich thì xin trích dẫn một đoạn lấytrong Bồ-đề Đạo Thứ Đệ Đại Luận của Ngài Tsongkhapa bản Anh ngữ (Xin miễn cười)


"As it states here, by the time he was twenty-one, he had become a full-fledged scholar after training in the topics of knowledge common to Buddhists and non-Buddhists, the four knowledges—of grammar, logic, the crafts, and medicine. More specifically, the great Dro-lung-ba (Gro-lung-pa) said that at age fifteen, after hearing Dharmakirti's Drop of Reasoning (Nyaya-bindu-prakarana) one time, Atishadebated with a famous scholar, a non-Buddhist logician, and defeated him, whereby his fame spread everywhere." (P. 37 Vol 1 The Great Treatise on the Stages of the Path to Enlightenment: The Lamrim Chenmo. Tsongkhapa. Snow Lion. 2000).


Đã đươc dịch thành:

"Khi nó nói ở đây, bởi thời gian ông là 21, ông đã trở thành một học giả chính thức sau khi được đào tạo trong các chủ đề kiến thức chung cho các Phật tử hay không Phật tử, bốn kiến thức của logic, ngữ pháp, hàng thủ công, vày học.Cụ thể hơn, vĩ đại Dro phổi-ba (Gro-lung-pa) cho biết rằng ở tuổi 15, sau khi nghe Drop Dharmakirti của lý luận (Nyaya-bindu-prakarana) một thời gian, Atisha tranh luận với 1 học giả nổi tiếng, 1-phi Phật giáologic học, và đánh bại anh ta, nhờ đó mà danh tiếng của ông lan rộng ở khắp mọi nơi."

Thật sự có nhiều chỗ máy dịch không phân định nổi một chữ là danh từ hay động từ chẳng hạn chữ "states" là dộng từ chia trong ngôi 3 số ít rất hay dùng nhưng nhiềulần người dịch thấy được dịch thành "các bang", "các trạng thái".


Hy vọng rằng các ĐH hãy nên cẩn thận vì máy là máy, không có chút hiểu biết nào về các lắt léo trong ngôn ngữ.


Trởlại, có một dịp người viết bài cũng đã đọc được 1 bản dịch Kinh Bát Nhãbằng máy trong đó, bản chữ Hán-Việt nguyên thủy sau khi "bị sửa" người hiệu đính hay người dịch không biết vì lý lẽ nào đã tự ý thêm vào đó vàichữ Hán-Việt ở cuối một câu, khiến cho nguyên bản tiếng Hán vốn trung dung đã trở thành bản dịch "Hán-Việt" thuần theo chủ trương Duy Thức tông. Đây thật là điều đáng ngại.


Tuy nhiên người viết bài không hề có ý chê bay chỉ nên lên vài khúc mắc mà có lẽ nếu người tổ chức dịch có trách nhiệm "nên" tham cứu cẩn thận qua nhiều giai đoạn kiểm sóat để lỡ tam sao thất bản thì rất đáng tiếc.


Kính chúc các công trình dịch thuật này được thành công


Nam mô Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/04/2014(Xem: 5239)
Nhà nghiên cứu Elizabeth Dunn nhận thấy rằng, người nào chi tiền cho người khác, người đó cảm thấy hạnh phúc hơn nhiều so với những người chi tiền cho bản thân.
07/04/2014(Xem: 5212)
Không có stress có lẽ con người cũng không thể tồn tại. Thế nhưng, vượt ngưỡng đến một mức nào đó thì con người cũng…không thể tồn tại, bởi chính stress gây ra nhiều thứ bệnh về thể chất và tâm thần, nên rất cần biết cách “xả” stress trong cuộc sống đầy căng thẳng, âu lo hiện nay.
06/04/2014(Xem: 16808)
Người đứng đầu Truyền thừa Phật giáo Kim cương thừa Drukpa luôn quan niệm đưa triết lý Phật giáo vào hành động, tìm con đường giải thoát cho những vấn đề mà con người gặp phải ngày nay.
05/04/2014(Xem: 12322)
Khi biên soạn tập tài liệu nhỏ nầy, mục đích chính của chúng tôi là nhằm giúp thêm tài liệu cho quý tăng ni học chúng tại Tổ Đình Phước Huệ. Từ trước tới nay trong mỗi mùa an cư tại Tổ Đình, quý tăng ni học chúng đều có học qua các môn: Kinh, Luật và Luận. Ngoài ra, họ còn phải học thêm các bộ môn khác như: lịch sử, nghi lễ, hành chánh v.v... đặc biệt nhất là phần nghệ thuật diễn giảng. Riêng trong mùa an cư của năm 2007, Hòa thượng Tông Trưởng có sai bảo chúng tôi, nên biên soạn tài liệu để hướng dẫn giúp cho học chúng về vấn đề nghệ thuật diễn giảng. Hòa thượng thường nói với chúng tôi, người xuất gia muốn làm giảng sư, không phải chỉ có kiến thức Phật pháp không thôi là đủ, mà nó còn đòi hỏi phải có nhiều khía cạnh khác, nhất là phần nghệ thuật diễn giảng. Hòa thượng cũng thường khuyến khích khuyên bảo học chúng: “sống trong thời đại mới nầy, các vị nên cố gắng trau giồi thêm về những kiến thức ngoại điển để có thể thích nghi với trào lưu tư tưởng của nhơn loại trong việc hoằng
02/04/2014(Xem: 10709)
Nhân công trong những quốc gia bị trị của nhiều thế kỷ trước, phần lớn đều bị bóc lột, thậm chí còn bị đánh đập nếu làm sai hoặc không đủ số lượng mà chủ ấn định. Ngày nay, xã hội tiến bộ, số phận của người làm công được cải tiến. Nhưng nhiều hảng xưởng vẫn chưa thu hoạch được lợi nhuận như đã dự trù, vì nhiều yếu tố nội tại của công nhân và cách hành xử mà người chủ cần có.
02/04/2014(Xem: 13884)
Kim Dung đã tìm đến Kinh Phật để mong lý giải nguyên nhân cậu con trai Tra Truyền Hiệp tự tìm đến cái chết khi chưa tròn 20 tuổi. Kim Dung, tên thật Tra Lương Dung, là nhà văn đương đại nổi tiếng Trung Quốc. Ông được đông đảo độc giả hâm mộ bởi hàng loạt tiểu thuyết võ hiệp đặc sắc như Thiên long bát bộ, Anh hùng xạ điêu, Thần điêu hiệp lữ, Lộc Đỉnh ký, Tiếu ngạo giang hồ… Kim Dung được mệnh danh là “Thái Sơn, Bắc Đẩu” trong giới tác giả viết tiểu thuyết võ hiệp.
28/03/2014(Xem: 8956)
anger-face Cơn giận có nhiều hình thức. Nó len lén nổi lên trong ta. Trước hết là sự mất kiên nhẫn, rồi thì nóng nảy, bực bội, giận dũ và cuối cùng là thù hận. Có cơn giận sôi sục, có cơn giận lành giá, có cơn giận làm bạn run lẩy bẩy, có cơn giận bùng lên như lửa cháy. Và có cơn giận chính mình – chúng ta gọi là tự căm ghét mình.
23/03/2014(Xem: 15870)
Bài giảng cuối cùng là câu chuyện đẹp về người thầy, một người bạn, một người chồng và người cha, về giá trị nhân văn cao cả của cuộc sống. Bài giảng của người thầy đã cận kề với cái chết không nói gì về sự ra đi, mà lại là những câu chuyện hài hước, dí dỏm để đúc kết những chân lý sống “nếu bạn dám ước mơ điều gì, bạn sẽ có thể thực hiện được điều đó". Đó là người thầy của Trường Đại học Carnegie Mellon (Mỹ) - Randy Pausch, người đã mang đến một bài giảng có sức sống vượt ra khỏi khuôn khổ nhà trường để đến với công chúng toàn thế giới. Bài giảng cuối cùng thật xúc động, chân tình và đầy ý nghĩa đã được kết tinh lại thành những trang sách có sức lan tỏa đến hàng triệu trái tim người đọc trước khi ông qua đời ở tuổi 47 vào giữa năm 2008 vì bệnh ung thư. Sách đã được dịch ra 35 thứ tiếng.
21/03/2014(Xem: 22683)
Những câu kệ, lời văn, tư tưởng, ý nghĩ trong suốt 365 trang giấy của quyển sách nhỏ này là tinh hoa, là kinh nghiệm tu tập, là trải nghiệm cuộc sống từ nhiều nguồn tư tưởng, hệ phái, pháp môn khác nhau, là suối nguồn tư duy, là hạnh nguyện, là sự hành đạo và chứng đạo của những bậc Lạt Ma Phật giáo Tây Tạng, những Tăng sĩ Miến Điện, những vị Thiền sư, những đạo sĩ Ấn Độ giáo, những cư sĩ học giả Đông Tây, và ngay cả những thi sĩ, văn hào, nghệ nhân trên thế giới, tuy nhiên, như nước trăm sông đều chảy xuôi về biển rộng, dù khác nhau trên mặt văn từ, ngôn ngữ hay hình thái diễn đạt, những nguồn tư tưởng tâm linh này đều nhắm chung về một đích hướng là “Yêu thương đời, giác ngộ người trong Từ Bi, Trí Tuệ và An Lạc.”
18/03/2014(Xem: 7802)
hật ái ngại khi với tư cách một tác giả lại viết giới thiệu về một tác phẫm do chính mình chuyễn thể. Nhưng trước tấm lòng và sự tận lực cống hiến của êkíp thực hiện nhằm kịp thời dâng lên đức Từ Phụ nhân ngày Đại Lễ Phật Đản Vesak Liên Hiệp Quốc 2558 (2014), nên sau thời gian đắn đo khá lâu đã thôi thúc, đi đến quyết định phải có đôi dòng giới thiệu đến chư tăng ni và Phật tử khắp nơi vở cải lương đặc biệt này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567