Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vài kỷ niệm nhỏ về Cô Nhi Viện Diệu Quang.

18/05/201309:36(Xem: 6220)
Vài kỷ niệm nhỏ về Cô Nhi Viện Diệu Quang.

lotus_1

Vài kỷ niệm nhỏ về Cô Nhi Viện Diệu Quang
.

 

Thoại Hoa

 

Hồi học trung học, tôi có nhiều sinh hoạt tại cô nhi viện Diệu Quang ở Phú Lâm, ngoại ô Sài Gòn. Khi đó, Phú Lâm còn hoang vắng, phần lớn là đồng ruộng. Ở đó có lò hỏa táng An Dưỡng Địa. Bên cạnh, tọa lạc một ngôi chùa nhỏ. Lúc đầu là chùa, lần hồi cất thêm một dẫy nhà cho các trẻ mồ côi, sau thì chùa thành cô nhi viện. Phong cảnh ở đây thật thơ mộng, cỏ cây xanh tươi dưới bóng mát một vài cây cổ thụ. Xa xa có ao sen. Mùa hạ, sen hồng, sen trắng, đua nhau nở, tuyệt đẹp. Thi xong tú tài, tôi ra ngoại quốc du học, mãi đến mấy mươi năm sau mới về thăm đất nước. Tôi không có dịp tìm lại di tích của cô nhi viện, vì lúc về, đi cùng với phái đoàn, rất ít thì giờ để hỏi han. Mấy dòng sau đây ghi lại vài kỷ niệm hồi xưa về cô nhi viện.

 

Cô nhi viện Diệu Quang.

Khi tôi bắt đầu được quen biết cô nhi viện, thì nơi đó là chùa của các ni. Tôi đã thấy có một vài trẻ em sơ sinh, nhưng hoạt động chính của chùa không phải là nuôi trẻ. Trong chùa có Sư Cô trụ trì, và năm sáu ni cô, ngày ngày tu hành tịnh niệm. Tuy chùa lúc nào cũng rộng cửa đón tiếp phật tử, nhưng sư cô và các ni ít khi ra giao thiệp với ngoài đời.

Tại sao chùa lại dần dần biến thành cô nhi viện ? Tôi được các ni cô kể chuyện như sau.

Cũng như các chùa khác, cửa chính vào chùa Diệu Quang ban ngày bao giờ cũng mở rộng, để bà con phật tử ra vào thong thả. Chỉ tối cửa mới đóng vì vấn đề an ninh, rồi sáng sớm, chừng bốn năm giờ, là đã có người ra mở.

Ngày nọ, lúc ấy còn sáng tinh sương, bà con chung quanh chùa chưa ai thức dậy, một ni cô ra mở cửa chùa, thì thấy một cái thúng nằm ngay bên ngoài, trong đó có một cái gói nhỏ bao khăn kín. Ni cô chạy tới mở ra xem, thấy bên trong khăn là một em bé sơ sinh còn đỏ hỏn, đang nằm ngủ. Ni cô hiểu ngay là có ai đem con bỏ đó, nhờ chùa nuôi. Ni cô vội bế bé vào. Trong chùa được tin, mọi người lao xao chạy tới, người thì lo kiếm tã, người thì lo đun nước ấm, người thì lo đi mua sữa. Mọi người xúm vào tắm rửa, rồi cho bé uống sữa, bé ngủ. Trong chùa cũng có ni cô ngày xưa đã có chồng con ngoài đời, sau đi tu, còn giữ kinh nghiệm nuôi con. Thành ra đứa bé trong cái bất hạnh lại được cái phúc. Đó là em bé sơ sinh đầu tiên được nuôi trong chùa.

Chỉ một vài ngày sau là tin này đã được đồn ra lối xóm. Bà con bảo nhau đem cho chùa sữa sùng, khăn tã, xà bông, nước ngọt. Ai có đồ đạc gì, ngày xưa nuôi con, nay con đã lớn, cũng đem cho chùa. Quần áo, chăn mền, đồ chơi cho trẻ mới được vài tháng, hay một tuổi, hai tuổi, cũng đem đến cho. Nói là cứ để dành, sau này bé lớn cho nó. Sư Cô trụ trì, đã có linh tính, nên chừng một tuần sau, đánh chuông tụ họp mọi ni cô làm một lễ lớn. Sư cô nói : « Chuyện này không phải là chuyện thường, không phải là ngẫu nhiên. Đứa bé này đã được Đức Phật đưa đến. Tin tức đã đưa ra ngoài, rồi nhiều đứa khác sẽ đến theo. Các con phải lo lắng một nhiệm vụ mới mà đức Phật sẽ trao cho»

Quả như Sư Cô đã tiên đoán, độ nửa tháng sau, một ni cô khác sáng sớm mở cửa chùa, đã thấy một em bé thứ hai, gói ấm kỹ càng, bỏ trong thúng nằm đó. Rồi cứ tiếp tục như thế, các ni cô phải đem các bé về nuôi, không làm sao tránh được. Để chia công việc, các ni cô bèn làm ra một nghi thức : các ni làm một tờ giấy, ghi tên theo thứ tự, rồi mỗi sáng theo danh sách đó, một người ra mở cửa. Người nào thấy có bé bỏ rơi đem vào, thì được đặt tên cho cháu, và có trách nhiệm đặc biệt coi sóc đứa bé đó.

Khi có nhiều bé sơ sinh được đem về, thì Sư Cô trụ trì bắt đầu phải sửa sang chùa, xây thêm nhà trọ cho các em, và kêu gọi sự giúp đở của các nhà hảo tâm. Cha tôi là một trong những nhà hảo tâm đầu tiên. Cha tôi bảo tôi đến giúp chùa và tôi sốt sắng nghe lời vì tôi rất thương trẻ em.

Các em đều là trẻ sơ sinh, nên coi sóc các em hết sức vất vả. Sáng tối phải rửa ráy, thay tã, cho uống sữa, phải chơi với các em, dậy nẫy, rồi bò, rồi ngồi, rồi đi. Phải dạy các em học nói, học vẽ, học đánh vần, … Tuy vậy tôi lúc nào cũng chờ dịp đến với các em, săn sóc các em rất tận tâm. Sau này khi tôi từ giã chùa đi du học, thì có tất cả là năm mươi trẻ, trong đó bốn mươi chín là người ta đem đến bỏ ngoài cửa chùa, chỉ có một em mù đã năm tuổi chùa xin được ở một cô nhi viện bên đạo Thiên Chúa đem về. Chuyện đó tôi sẽ kể sau.

Hoạt động trong chùa, tôi không những được nhiều chia xẻ với các ni cô và tình thương của các em, tôi còn được gặp nhiều chuyện rất kỳ lạ. Vài chuyện còn nhớ xin kể lại sau đây.

 

Trái bom không nổ.

Một đêm nọ, bỗng nhiên một quả bom rốc kết rơi cắm xuống lòng đất ngay cạnh căn nhà ngủ của các trẻ mồ côi. Lúc đó có năm chục em ở tại đây. Mầu nhiệm thay, quả rốc kết không nổ ! Sáng ngày hôm sau, Sư Cô cho di tản tất cả mọi người ra khỏi viện, rồi mời cơ quan giữ an ninh đến gở chất nổ trong quả bom đem đi. Mọi việc được yên ổn, Sư cô báo hiệu cho tất cả trở về viện. Chúng tôi đều là phật tử, ai cũng tin là chùa và các em đã được Chư Phật Bồ Tát che chở. Trong viện còn được nhiều lần thoát nạn lạ kỳ. Cứ mổi lần được thoát nạn như vậy, Sư Cô trụ trì không quên tụ tập mọi người, già trẻ gì cũng phải lên chánh điện, để đảnh lễ, tạ ơn sự phù hộ của Chư Phật Bồ Tát Thánh Tăng. Sư Cô làm chủ lễ, thắp hương, đánh chuông, gõ mõ, đưa mắt nhìn già trẻ đang nghiêm trang quỳ lạy.

 

Sư Cô cứu em bé ngộp nước.

Một hôm Sư Cô phải đi vắng vài ngày để làm việc phật sự và hoằng pháp độ sanh. Trên con đường về lục tỉnh, Sư Cô dừng chân nghỉ vào giờ trưa nắng gắt tại một ngôi chùa cổ. Mỏi mệt, Sư Cô thiếp đi hồi nào không hay, bỗng nằm mơ thấy ở nhà có nạn. Sư Cô giật mình thức dậy, chạy ra đón xe đò trở về nhà ngay tức khắc.Về tới nơi, Sư Cô thấy trước cửa viện có xe cứu hỏa, lại càng hoảng hốt hơn. Sư Cô vội vã xuống xe, lách người vào trong viện. Sư Cô thấy một em bé trai chừng bốn năm tuổi nằm bất động trên sàn gạch. Chung quanh bu lại các chú lính cứu hoả. Sư Cô đẩy nhẹ nhiều người bám quanh cháu bé, đến gần hơn xem sự việc. Mọi người ngước lên nhìn, trông ai cũng thất vọng ra mặt. Thì ra đứa bé ngã xuống ao, ngộp nước, coi bộ quá trễ không cứu được. Sư Cô không chịu thua, ra lịnh người này chạy vào nhà đem ra mau cái nồi đồng lớn, đổ nước vô, người kia chạy đi lấy củi đốt, để nấu sôi nước trong nồi. Sau đó, Sư Cô bảo các chú lính cứu hoả đem cột chân bé lên cành cây cao, cho thòng đầu xuống ngay giữa trên nồi nước sôi. Nếu ở ngoài đường thì chắc không bao giờ các chú nghe lời, nhưng đây là ở trong chùa, Sư Cô trụ trì lại ra lệnh quả quyết, tình hình gấp rút, nên các chú nghe theo răm rắp. Hơi nước nóng bốc lên, khiến cho em bé bị một cái sốc thật mạnh, dẫy rụa vùng vẫy, rồi ộc hết nước trong bụng ra. Mặt cháu bắt đầu ửng hồng, cháu mở mắt ra. Mọi người chung quanh vui mừng reo hò vổ tay. Sư Cô thở phào nhẹ nhỏm, ra lịnh các chú lính cứu hoả mang cháu bé xuống. Thế là cháu được cứu sống. Hỏi ra mới biết trong khuông vườn của viện có một cái ao trồng sen. Cháu bé trốn qua khỏi tầm mắt của các ni cô, chạy ra ngoài hái gương sen ăn, trườn ra xa, trợt té xuống ao. Cháu không biết bơi, cho nên uống nước ngộp thở rồi nằm trôi trên ao. May mà có người nhìn thấy mới gọi cầu cứu.

Chúng tôi ai cũng rất kính phục Sư Cô. Người đã dày công phu Phật đạo, mới có linh tính nằm mơ thấy được có tai nạn xảy ra trong viện, tuy lúc đó Sư Cô ở cách chùa hằng trăm cây số. Còn chuyện Sư Cô học ở đâu phương pháp treo chân em bé trên nồi nước để em bị sốc dẫy rụa ộc nước ra, thì chúng tôi không biết, mà cũng không người nào dám hỏi Sư Cô.

 

Chuyện em bé mù.

Một hôm phái đoàn của cô nhi viên Diệu Quang, dưới sự chỉ dẫn của Sư Cô, đi viếng một cô nhi viện bên Thiên Chúa Giáo để trao đổi ý kiến và học hỏi với nhau. Bên đó có rất nhiều trẻ em mồ côi, lại rất thiếu nhân viên chăm sóc các em. Trong lúc đi thăm các em, thì thấy có một em bé độ chừng năm tuổi bị vây trong một cái cũi bằng gổ thô sơ, cứ bò quanh, thốt ra tiếng sủa ăng ẳng như con chó con, rất kỳ lạ. Sư Cô động lòng, cuối xuống bế cháu lên. Cháu bé mỉm cười, ngã đầu lên ngực Sư Cô một cách trìu mến, rất dể thương. Sư Cô lấy tay vuốt ve tóc bé, nhìn xuống khuôn mặt bé, thì mới nhận ra là bé bị mù nhẹ, vì thấy bé đưa tay ngập ngừng rờ trên mặt Sư Cô. Thấy hai người mới gặp nhau mà đã khăng khít lạ lùng, Bà Xơ đứng bên cạnh cảm động thốt lên: “Sư Cô có muốn đem cháu về trông nom không ? “ Sư Cô vui mừng nhận lời mang cháu về. Chúng tôi săn sóc mới thấy là đứa bé năm tuổi rồi, lúc nào cũng bò, nhưng lại không có tật gì ở chân cả. Chúng tôi dạy bảo ít lâu, bé đã đứng dậy được, tập đi, chỉ trong vòng mấy tháng bé bắt lại được sự thăng bằng như các trẻ khác bình thường. Mới đầu bé chỉ ngáp ngáp cái miệng như con ếch, nói ra ngộp ngoạp, nhưng chúng tôi kiên nhẫn dạy cháu từng tiếng một, ít lâu sau, cháu phát âm, rồi dần dần tập nói. Khi cháu nói được nhiều tiếng thì lại nói suốt ngày, dường như cháu thích nghe tiếng cháu nói, và cháu cười nắc nẻ khi cháu líu lo mà không ai hiểu cháu nói gì. Bé có tiếng cười ròn rã, hồn nhiên, ai nghe cũng mến. Bé không mù hẳn, chỉ thấy lờ mờ, nhưng thính giác của bé nở nang mạnh hơn người khác, ngay cả người lớn cũng không ai thính tai bằng bé. Cháu rất thông minh, hể đi đường bằng thì cháu đi chầm chậm, hể xuống cầu thang thì cháu quay mình lại đi thụt lùi để không ngã, chân thì rà rà từng nấc thang. Cháu được mọi người thương mến, riêng với tôi thì lại có một tình thương rất đặc biệt. Cháu rất thính tai, nhận được tiếng xe của tôi ngay khi tôi mới vào chùa, và nhận được bước chân tôi, thành mỗi lần tới, từ xa cháu đã gọi tên tôi. Thế là tôi lại rưng rưng nước mắt chạy đến ôm cháu. Cháu đưa tay rờ rờ từng gói quà, tủm tỉm cười, rồi nói: “Cái này là bánh, cái này là kẹo ….” Thương hết sức….

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/04/2014(Xem: 5580)
Nhà nghiên cứu Elizabeth Dunn nhận thấy rằng, người nào chi tiền cho người khác, người đó cảm thấy hạnh phúc hơn nhiều so với những người chi tiền cho bản thân.
07/04/2014(Xem: 5504)
Không có stress có lẽ con người cũng không thể tồn tại. Thế nhưng, vượt ngưỡng đến một mức nào đó thì con người cũng…không thể tồn tại, bởi chính stress gây ra nhiều thứ bệnh về thể chất và tâm thần, nên rất cần biết cách “xả” stress trong cuộc sống đầy căng thẳng, âu lo hiện nay.
06/04/2014(Xem: 19612)
Người đứng đầu Truyền thừa Phật giáo Kim cương thừa Drukpa luôn quan niệm đưa triết lý Phật giáo vào hành động, tìm con đường giải thoát cho những vấn đề mà con người gặp phải ngày nay.
05/04/2014(Xem: 14298)
Khi biên soạn tập tài liệu nhỏ nầy, mục đích chính của chúng tôi là nhằm giúp thêm tài liệu cho quý tăng ni học chúng tại Tổ Đình Phước Huệ. Từ trước tới nay trong mỗi mùa an cư tại Tổ Đình, quý tăng ni học chúng đều có học qua các môn: Kinh, Luật và Luận. Ngoài ra, họ còn phải học thêm các bộ môn khác như: lịch sử, nghi lễ, hành chánh v.v... đặc biệt nhất là phần nghệ thuật diễn giảng. Riêng trong mùa an cư của năm 2007, Hòa thượng Tông Trưởng có sai bảo chúng tôi, nên biên soạn tài liệu để hướng dẫn giúp cho học chúng về vấn đề nghệ thuật diễn giảng. Hòa thượng thường nói với chúng tôi, người xuất gia muốn làm giảng sư, không phải chỉ có kiến thức Phật pháp không thôi là đủ, mà nó còn đòi hỏi phải có nhiều khía cạnh khác, nhất là phần nghệ thuật diễn giảng. Hòa thượng cũng thường khuyến khích khuyên bảo học chúng: “sống trong thời đại mới nầy, các vị nên cố gắng trau giồi thêm về những kiến thức ngoại điển để có thể thích nghi với trào lưu tư tưởng của nhơn loại trong việc hoằng
02/04/2014(Xem: 11548)
Nhân công trong những quốc gia bị trị của nhiều thế kỷ trước, phần lớn đều bị bóc lột, thậm chí còn bị đánh đập nếu làm sai hoặc không đủ số lượng mà chủ ấn định. Ngày nay, xã hội tiến bộ, số phận của người làm công được cải tiến. Nhưng nhiều hảng xưởng vẫn chưa thu hoạch được lợi nhuận như đã dự trù, vì nhiều yếu tố nội tại của công nhân và cách hành xử mà người chủ cần có.
02/04/2014(Xem: 16964)
Kim Dung đã tìm đến Kinh Phật để mong lý giải nguyên nhân cậu con trai Tra Truyền Hiệp tự tìm đến cái chết khi chưa tròn 20 tuổi. Kim Dung, tên thật Tra Lương Dung, là nhà văn đương đại nổi tiếng Trung Quốc. Ông được đông đảo độc giả hâm mộ bởi hàng loạt tiểu thuyết võ hiệp đặc sắc như Thiên long bát bộ, Anh hùng xạ điêu, Thần điêu hiệp lữ, Lộc Đỉnh ký, Tiếu ngạo giang hồ… Kim Dung được mệnh danh là “Thái Sơn, Bắc Đẩu” trong giới tác giả viết tiểu thuyết võ hiệp.
28/03/2014(Xem: 11047)
anger-face Cơn giận có nhiều hình thức. Nó len lén nổi lên trong ta. Trước hết là sự mất kiên nhẫn, rồi thì nóng nảy, bực bội, giận dũ và cuối cùng là thù hận. Có cơn giận sôi sục, có cơn giận lành giá, có cơn giận làm bạn run lẩy bẩy, có cơn giận bùng lên như lửa cháy. Và có cơn giận chính mình – chúng ta gọi là tự căm ghét mình.
23/03/2014(Xem: 19934)
Bài giảng cuối cùng là câu chuyện đẹp về người thầy, một người bạn, một người chồng và người cha, về giá trị nhân văn cao cả của cuộc sống. Bài giảng của người thầy đã cận kề với cái chết không nói gì về sự ra đi, mà lại là những câu chuyện hài hước, dí dỏm để đúc kết những chân lý sống “nếu bạn dám ước mơ điều gì, bạn sẽ có thể thực hiện được điều đó". Đó là người thầy của Trường Đại học Carnegie Mellon (Mỹ) - Randy Pausch, người đã mang đến một bài giảng có sức sống vượt ra khỏi khuôn khổ nhà trường để đến với công chúng toàn thế giới. Bài giảng cuối cùng thật xúc động, chân tình và đầy ý nghĩa đã được kết tinh lại thành những trang sách có sức lan tỏa đến hàng triệu trái tim người đọc trước khi ông qua đời ở tuổi 47 vào giữa năm 2008 vì bệnh ung thư. Sách đã được dịch ra 35 thứ tiếng.
21/03/2014(Xem: 25681)
Những câu kệ, lời văn, tư tưởng, ý nghĩ trong suốt 365 trang giấy của quyển sách nhỏ này là tinh hoa, là kinh nghiệm tu tập, là trải nghiệm cuộc sống từ nhiều nguồn tư tưởng, hệ phái, pháp môn khác nhau, là suối nguồn tư duy, là hạnh nguyện, là sự hành đạo và chứng đạo của những bậc Lạt Ma Phật giáo Tây Tạng, những Tăng sĩ Miến Điện, những vị Thiền sư, những đạo sĩ Ấn Độ giáo, những cư sĩ học giả Đông Tây, và ngay cả những thi sĩ, văn hào, nghệ nhân trên thế giới, tuy nhiên, như nước trăm sông đều chảy xuôi về biển rộng, dù khác nhau trên mặt văn từ, ngôn ngữ hay hình thái diễn đạt, những nguồn tư tưởng tâm linh này đều nhắm chung về một đích hướng là “Yêu thương đời, giác ngộ người trong Từ Bi, Trí Tuệ và An Lạc.”
18/03/2014(Xem: 10069)
hật ái ngại khi với tư cách một tác giả lại viết giới thiệu về một tác phẫm do chính mình chuyễn thể. Nhưng trước tấm lòng và sự tận lực cống hiến của êkíp thực hiện nhằm kịp thời dâng lên đức Từ Phụ nhân ngày Đại Lễ Phật Đản Vesak Liên Hiệp Quốc 2558 (2014), nên sau thời gian đắn đo khá lâu đã thôi thúc, đi đến quyết định phải có đôi dòng giới thiệu đến chư tăng ni và Phật tử khắp nơi vở cải lương đặc biệt này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]