Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tiền "Lạc Đà"

17/11/201223:48(Xem: 2891)
Tiền "Lạc Đà"
money_2
Một sáng đẹp trời, ngồi vào bàn làm việc, bật máy vi tính nối mạng và mở hộp thư điện tử ra xem, bỗng thấy email từ một người có cái tên lạ hoắc chưa hề nghe, tiến sĩ Massu Abas Obioha.

Cái email mang tựa đề cũng khá bí mật như cái tên người gửi là “Confidential Business Proposal”. Thông thường thì bạn đã xóa ngay những thư quảng cáo, tuy nhiên hôm nay bạn tò mò muốn tìm hiểu xem cái anh chàng này muốn gì, lòng dặn lòng chỉ mở thư ra xem chứ sẽ không nhắp con chuột vào bất cứ hồ sơ nào có chữ .exe nên chắc chắn là sẽ không bị virus lạ tấn công.

Thư viết đại khái rằng, tiến sĩ Obioha đang có 48 triệu đôla Mỹ ở một nước nào đó ở Phi châu, nay vì tình hình bất ổn nên muốn chuyển số tiền này ra nước ngoài. Ông ta cần tìm gấp một người đồng ý cho biết số tài khoản ngân hàng của mình để ông chuyển tiền vào đấy và sẵn sàng trả 20% tổng số tiền nếu bạn chịu nhận làm việc này.

Nhẩm tính trong đầu, bạn tự hỏi không biết anh chàng này có dụng ý gì khi mời mình làm một việc quá dễ dàng như thế để nhận một số tiền thù lao khổng lồ là 9,6 triệu đôla Mỹ? Trước khi nhấn nút “reply” để… hoan hỉ nhận lời, bạn hãy chịu khó đọc tiếp cho rõ sự tình.

Lá thư trên đây thực ra đã có rất nhiều biến thể. Có thư được viết bởi một người tự xưng là giám đốc chi nhánh một ngân hàng ở Nigeria bảo rằng ông ấy biết được một tài khoản tại ngân hàng của họ hiện có một số tiền khổng lồ nhưng chủ nhân đã mất tích, không hề liên lạc từ nhiều năm qua. Nay ông ta cần tìm người nhận là thân nhân của người chủ tài khoản ấy để chuyển tiền ra khỏi nước rồi chia nhau. Lá thư khác thì từ một người cho biết tiền ấy là của cha anh ta vừa bị ám sát và gia đình nay sợ nội chiến bùng nổ ở châu Phi nên muốn chuyển tiền ra khỏi xứ. Thư thì bảo rằng vì lý do an toàn, họ đã chuyển hết số tiền của bạn sang một ngân hàng lớn nào đó ở Luân đôn và yêu cầu bạn hãy bay sang Anh quốc ngay để ký giấy tờ trước khi bạn có thể rút tiền. Nói chung là có vô số lý do lâm li bi đát được đưa ra với mục đích khiến cho người đọc động lòng tham mà trả lời email và tiếp xúc với họ.

Một biến thể khác có vẻ ly kỳ hơn. Dạo ấy, một hôm tôi nhận được điện thoại mời đến văn phòng một người bạn Singapore có máu mặt vì ông ta có chuyện khẩn cấp muốn bàn. Sau khi khóa cửa cẩn thận, với nét mặt hết sức nghiêm trang, ông ta hỏi nhỏ rằng tôi có thể nào giới thiệu cho nhóm của họ gặp vị Thủ tướng của Việt Nam được không? “Để làm gì?”, tôi hỏi. “Ồ, chúng tôi có một nguồn tiền mặt rất lớn từ Trung Đông và có thể cho Việt Nam vay khoảng 2 tỷ đôla Mỹ với những điều kiện hết sức dễ dàng”, ông ta nghiêm nghị trả lời.

Đây không phải là lần đầu mà thực ra tôi đã gặp nhiều chuyện tương tự trong hơn 30 năm qua. Dạo còn làm trong một ngân hàng ở Canada vào cuối thập niên 1970, chúng tôi đã nhận rất nhiều lá thư cho biết là người viết có quen một nhân vật thuộc dòng dõi quý tộc ở một quốc gia Trung Đông rất giàu và có thể cho ngân hàng vay hàng trăm triệu đôla Mỹ. Những lá thư ấy nhiều đến nỗi ngân hàng phải ra một thông tư nội bộ chỉ dẫn cách đối phó. Chúng tôi phải trả lời những lá thư này đại khái như sau: “Nếu quả thực quý ngài có nhiều tiền như thế thì trước mắt, xin chứng minh cho chúng tôi biết bằng cách chuyển vào tài khoản của ngân hàng chúng tôi một số tiền nhỏ khoảng 5 triệu đôla Mỹ, rồi chúng ta sẽ nói chuyện tiếp”.

Sau khi gửi đi những thư trả lời như thế thì đối phương hoàn toàn im bặt. Vì tất cả những số tiền này đều nói là bắt nguồn từ Trung Đông nên dạo ấy trong giới ngân hàng chúng tôi thường gọi đùa rằng đây là tiền… lạc đà, và cũng không ai biết dụng ý của người gửi là gì cả. Có lẽ họ cần một lá thư với chữ ký chính thức của ngân hàng để giả mạo làm chuyện khác chăng?

Trở lại với cái email của tiến sĩ Obioha. Điều gì sẽ xảy ra khi bạn trả lời cho ông ta? Ngoài những “bất trắc” khác không đoán trước được khi quen biết nhau sau này, thường thì câu chuyện sẽ diễn tiến như sau. Bạn sẽ được ông ấy hướng dẫn thủ tục để chuyển tiền một cách hết sức cẩn thận và kín đáo. Một số giấy tờ sẽ được gửi đến với các chứng từ mang vô số con dấu đỏ để bạn ký tên và đồng thời bạn sẽ nhận email đều đặn cho biết diễn tiến công việc.

Khi tiền hầu như đã “cầm chắc” trong tay, một ngày đẹp trời, bạn sẽ nhận được một điện thư khẩn của tiến sĩ Obioha cho biết vừa có một “sự cố” nhỏ. Nhóm nhân viên ở ngân hàng nay cũng muốn đòi một chi phí cho họ trước khi chịu xúc tiến, và ông ta đề nghị bạn chuyển ngay một số tiền nhỏ là 10.000 đôla Mỹ để giải quyết cái chuyện trà nước cỏn con này.

So với gần 10 triệu đôla Mỹ mà bạn sắp nhận được thì 10.000 đôla Mỹ quả có là bao. Cố gắng xuôi ngược vay mượn được số tiền này, bạn chuyển ngay cho tiến sĩ Obioha… và đó cũng là lần cuối mà bạn được tin của ông ta.

Võ Tá Hân

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/10/2010(Xem: 2947)
Trong truyền thống Phật Giáo Đại Thừa nói chung và Phật Giáo Việt Nam nói riêng, Đàn tràng Chẩn tế là pháp thức để siêu độ vong linh của những người đã chết mà vì oan nghiệp chưa siêu thoát hay chưa tái sinh được. Những người bị oan nghiệp đó có rất nhiều nguyên do, rất nhiều thành phần, mà đại để đã được tổng hợp trong mười loại gọi là Thập loại Chúng sinh (như Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh của Nguyễn Du đã đề cập) hay Thập loại Cô hồn. Theo bộ Du Già Tập Yếu Diệm Khẩu Thí Thực Nghi do ngài Tam Tạng Bất Không Kim Cang (Amoghavajra) dịch từ Phạn sang Hán vào đời Đường, thì Thập loại cô hồn[1] gồm:
17/10/2010(Xem: 9452)
Nhà sư Đức pháp danh Saddhaloka (Hòa Thượng Tín Quang) được người Việt ở HK gọi là “ Thầy Tây Đức” đã được làm lễ an nghỉ ngày 5/1/2014 tại HK. Lễ tang ngài bắt đầu từ nhà tang lễ Hunghom kế tiếp tiến hành tại nghĩa trang Wo Hop Sek, vùng Tân giới (NT) sau đó mọi người sẽ dự bữa ăn chay tại tu viện Yuen Long hay còn gọi là chùa Yuen Long.
29/09/2010(Xem: 9780)
Âm nhạc Phật giáo có bước chuyển biến mới trong những thập niên đầu của thế kỷ hai mươi, khi nền âm nhạc Tây phương thâm nhập và tác động vào nền âm nhạc truyền thống...
22/09/2010(Xem: 14704)
Nói đến Phật giáo, người ta nghĩ ngay đến đạo Từ bi cứu khổ.Mà hình ảnh cứu khổ tiêu biểu tuyệt vời nhất thiết tưởng không ai khác hơn làđức Bồ tát Quan Thế Âm, hay Mẹ hiền Quan Âm. Vì vị Bồ tát này có đầy đủ phẩmchất của một người mẹ trong tất cả những người mẹ. Hình như trong mọi trái timcủa những người con Phật thuần thành nhất là giới Phật tử bình dân không ai làkhông không có hình ảnh đáng tôn kính của vị Bồ tát giàu lòng bi mẫn này...
22/09/2010(Xem: 12849)
Trongtấtcả mọi giá trị có mặt ở đời, thì giá trị giải thoát khổ đau làtối thượng nhất, mọi giá trị khác nếu có mặt thì cũng xoay xung quanhtrục giá trị thật này. Vu lan là ngày lễ khiến mỗi người, dù xuất giahay tại gia đều hướng tâm nguyện cầu, thực thi hạnh nguyện giải thoát.Từ điểm nhìn này, thông điệp giải thoát của lễ Vu lan đem lại có nhữngý nghĩa, giá trị cao quý mà ngày nay mọi người thường hay tâm niệm đến... Giá trị giải thoát đầu tiên cần đề cập đến là từ khi đạo Phật được thể nhập vào đời sống văn hóa nước ta thì lễ Vu lan của đạo Phật trở thành lễ hội truyền thống...
21/09/2010(Xem: 5408)
Xã hội hôm nay đã được cải thiện rất nhiều về phương diện vật chất, nhưng những giá trị hạnh phúc của con người thì không theo đó mà thăng tiến. Đời sống xã hội hiện tại đang phải đối mặt với nhiều vấn nạn về đạo đức, môi trường sinh thái… và đang rất cần một giải pháp. Trong truyền thống dân tộc, với lịch sử gắn bó lâu đời, đạo Phật sẽ giới thiệu hướng đi nào trong việc thiết định các giá trị sống phù hợp với hôm nay?... Giúp đỡ người khác chính là giúp đỡ cho mình, phụng sự người khác là phụng sự cho mình, đem lại niềm vui cho người khác là khai mở niềm vui nơi chính mình.
28/08/2010(Xem: 8837)
Trước hết, tôi chân thành cảm tạ Hội đồng Điều hành Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế đã dành cho tôi vinh dự đọc một bài thuyết trình trong buổi lễ mãn khóa long trọng này. Tuy dạy học ở xa, tôi vẫn luôn luôn gần gũi Học viện, tưởng như đây là nơi gắn bó nhất với cuộc đời của mình. Ở đây, và chỉ ở đây, tôi mới tìm được khung cảnh đáp ứng đồng thời hai nhu cầu của tôi - nhu cầu tri thức và nhu cầu đạo đức. Trong các trường đại học mà tôi dạy ở xa, tôi có cảm tưởng như chỉ sống một nửa. Không khí mà tôi thở trong Học viện cho tôi được sống vẹn toàn cả hai nhu cầu. Tôi mong được sống vẹn toàn như vậy trong bài thuyết trình này.
12/08/2010(Xem: 2972)
Ta làm và nói sai, nhưng ta lại được nhiều người khen ngợi mỗi ngày, như vậy mỗi ngày đi qua đời ta là mỗi ngày đưa đời sống của tađi dần vào bóng đêm và từ bóng đêm này dẫn ta đi tới bóng đêm khác. Ta làm đúng và nói đúng, nhưng ta lại bị nhiều người chỉ trích mỗi ngày, và như vậy mỗi ngày đi qua đời ta là mỗi ngày đưa ta từ bóng đêm bước ra ánh sáng và từ ánh sáng này, ta bước tới ánh sáng khác.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]