Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tu Học Theo Đức Phật

08/05/202008:14(Xem: 4685)
Tu Học Theo Đức Phật


Phat_thanh_dao

Tu Học Theo Đức Phật

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là một con người có thật trong lịch sử văn minh nhân loại. Ngài tên là Tất Đạt Đa, dòng họ Thích Ca, sinh vào ngày trăng tròn tháng Năm, năm 624 trước dương lịch, tại vườn Lâm Tỳ Ni thành Ca Tỳ La Vệ miền trung Ấn Độ, bây giờ là nước Nepal. Thân phụ là Vua Tịnh Phạn trị vì vương quốc Thích Ca, Thân mẫu là Hoàng Hậu Ma Gia. Thân mẫu Ngài qua đời sớm, Ngài được Vương Phi Kế mẫu là em ruột của Mẹ, Dì Ma Ha Ba Xà Ba Đề thương yêu và nuôi dưỡng như con ruột.

Lúc còn trẻ, Ngài được hưởng một nền giáo dục hoàn bị để trở thành một vị Thái Tử kế vị ngai vàng. Văn võ kiêm toàn, tài đức viên dung, nhưng tâm hồn Ngài thường ưu tư về những nỗi khổ sanh, già, bệnh chết cho bản thân, nhân loại và chúng sanh. Năm lên 9 tuổi, trong lễ hội cày đất trồng trọt đầu năm mới của vương quốc, Ngài lặng lẻ ngồi tréo chân một mình dưới bóng mát cây hồng táo, hít vào thở ra trong khi vẫn duy trì cái biết về hơi thở của mình, không để ý gì đến tiếng nói cười, ca hát và các hoạt động náo nhiệt xung quanh (1). Chính kinh nghiệm thiền định nầy giúp Ngài giác ngộ về sau.

Nhằm giữ chân Thái Tử với sứ mệnh đế vương, năm lên 16 tuổi, Vua Tịnh Phạn sắp đặt cho Ngài cưới vợ là Công Chúa Gia Du Đà La tài sắc vẹn toàn, đồng thời cung ứng một cuộc sống thật xa hoa lộng lẫy. Nhưng đến năm 29 tuổi, sau khi con trai La Hầu La ra đời, Ngài đã từ bỏ cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con ngoan để băng rừng vượt suối xuất gia tìm đạo giải thoát cho tất cả chúng sanh.

Lúc đầu, Ngài tìm học và tu tập tại các chúng hội với những đạo sĩ nổi tiếng như Alara Kalama và Uddaka Ramaputta. Rồi Ngài thấy kết quả đạt được qua tầng thiền cao nhất của yoga là Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ không hướng đến ly tham, không hướng đến Niết Bàn (2), nên Ngài đã chuyển qua tu khổ hạnh cùng năm đạo sĩ do Kiều Trần Như hướng dẫn.

Sau gần 6 năm nỗ lực khổ hạnh, thân hình chỉ còn da bọc xương cho đến kiệt sức, Ngài ngất xỉu. Duyên lành có cô Sujata dâng bát sữa giúp Ngài tỉnh lại. Trong cơn bế tắc cùng cực của mọi cách tu luyện, Ngài nhận ra lối tu Trung Đạo, không lợi dưỡng phóng túng mà cũng không ép xác cực đoan. Ngài khất thực ăn uống trở lại để có sức khỏe, đồng thời Ngài nhớ lại và thiền tập theo cách thở mà Ngài đã có kinh nghiệm khi còn 9 tuổi. Năm người bạn đồng tu khổ hạnh cho rằng Ngài đã thối chí nên bỏ đi nơi khác. Dù sao, thời gian tu khổ hạnh cũng giúp Ngài đạt được những kết quả cụ thể: thân tâm hoàn toàn trong sạch và rất vững chắc; những tình cảm quá khứ không còn len lỏi gợn lên trong tâm; những ma chướng như tự cao, bất mãn, ái dục, đói khát, cực khổ, hôn trầm, dã dượi, sợ hãi, hoài nghi v.v… không còn quấy nhiễu tâm trí; siêng năng tu tập thiền định (3).

Cách thở do Ngài tự tìm thấy gọi là “lặng biết” (sati-samadhi) rất hiệu quả: không còn vọng tưởng, mà chỉ là một dòng biết lặng lẽ về sự vào ra của hơi thở hoặc bất cứ đối tượng nào; chỉ có cái biết mà không có nguời biết, tức là cái biết như thật (awareness-as-it-is) (4). Ngài biết rõ những hỷ lạc toàn thân qua các tầng thiền định nhưng không dính mắc. Rồi tâm của Ngài hoàn toàn định tĩnh, thuần tịnh, trong sáng, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình tĩnh (5).

Thanh thản chìm sâu vào đại định, cuối cùng Phật tánh nơi Ngài bừng sáng, kiến giải rõ ràng những bế tắc trong quá trình tu tập. Ngài chứng Tam Minh: Túc Mạng Minh: nhớ rõ chi tiết vô lượng kiếp trước của mình; Thiên Nhãn Minh: thấy rõ chúng sanh chết từ kiếp này, tái sanh vào kiếp khác do hành nghiệp của họ; Lậu Tận Minh: biết như thật về khổ, nguyên nhân và cách diệt khổ; biết như thật về lậu hoặc, nguyên nhân và cách trừ lậu hoặc. Nhờ biết như vậy, tâm Ngài thoát khỏi tất cả lậu hoặc. Ngài biết: “Ta đã giải thoát”. Ngài biết: “Sanh đã diệt, phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm, sau đời hiện tại không có đời sống nào khác nữa” (6) Lúc ấy Ngài 35 tuổi.

Sau khi giác ngộ, Ngài còn quanh quẩn nơi cội Bồ Đề thêm 7 tuần nữa để chiêm nghiệm lại các Pháp mà Ngài vừa thành tựu. Trong đó có Lý Duyên Khởi được xem là mấu chốt của sự thành đạo: “Cái này có nên cái kia có. Cái này sanh nên cái kia sanh. Cái này không nên cái kia không. Cái này diệt nên cái kia diệt”.                       
                                                     

Từ đó, Ngài đi chân trần khắp lưu vực sông Hằng và các vùng lân cận để giảng dạy đạo Giác Ngộ, Giải Thoát khỏi sinh tử luân hồi. Trước tiên, Ngài định hóa độ cho hai vị Thầy cũ nhưng được biết hai vị đã từ trần. Ngài đến Vườn Lộc Uyển tại Benares dạy đạo cho 5 người bạn cùng tu khổ hạnh trước đây. Vậy là Ngôi Tam Bảo tại thế gian đã được hình thành, trong đó Phật là Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, Pháp là bài Tứ Diệu Đế, Tăng là Kondanna (Kiều Trần Như), Bhaddiya, Vappa, Mahanama (Ma Ha Nam), Assaji (Mã Thắng).

Ngài hóa độ vô số đệ tử không phân chia giai cấp xã hội, vua quan, dân chúng, nam nữ, già trẻ, giàu nghèo, trí thức, bình dân, chủng tộc hay quốc độ. Lời dạy của Ngài đi từ dễ đến khó, từ thấp tới cao, phù hợp với căn cơ từng người nên ai cũng có thể đi vào Chánh Pháp được. Từ các bài Pháp căn bản như Tứ Niệm Xứ, Tứ Chánh Cần, Tứ Như Ý Túc, Ngũ Căn, Ngũ Lực, Thất Bồ Đề Phần, Bát Chánh Đạo, Ngài dẫn dắt đệ tử tiến dần lên các thực hành về tánh không, vô ngã, vô thường, Niết Bàn. Lý Duyên Khởi chỉ rõ các pháp nương vào nhau mà sinh, thành, hoại, diệt nên không có nguyên nhân đầu tiên nào tạo ra vũ trụ. Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, mỗi chúng sanh phải chịu trách nhiệm về vận mệnh của mình. Và, Giác Ngộ, Giải Thoát, Niết Bàn có ngay tại đây và bây giờ. Như Lai và các bậc Giác Ngộ khác không từ đâu đến, cũng không đi về đâu (7).

Tăng Đoàn của Ngài có những người trước đây thuộc giai cấp hạ tiện, có cả người nữ xuất gia. Có đến 1250 Tăng, Ni chứng quả A La Hán, nhiều nam nữ cư sĩ đắc Thánh quả và vô số người nếm được hương vị an vui, giải thoát. Sau 45 năm hoằng Pháp độ sanh, Đức Phật nhập Vô Dư Y Niết Bàn lúc 80 tuổi tại Kusinara. Lịch Phật giáo bắt bắt đầu từ ngày này, cách đây 2564 năm (2020). Như vậy Ngài đản sanh cách đây 2564 + 80 = 2644 năm, trước dương lịch 2644 – 2020 = 624 năm (8).

Năm 249 trước dương lịch, Vua A Dục đến thăm nơi đức Phật đản sanh, đã cho xây dựng một cột trụ bằng đá, khắc chữ: “Hai mươi năm sau khi đăng quang, Thiên tử, vua Piyadasi đã viếng thăm và lễ bái nơi này bởi vì đây là nơi đức Phật Phật Thích Ca, Bậc Giác Ngộ đã ra đời. Thiên tử đã cho xây một tường đá bao bọc xung quanh và dựng một thạch trụ. Và vì đức Thế Tôn đản sanh ở đây, làng Lumbini được miễn thuế và chỉ đóng một phần tám nông sản” (9). Lâm Tỳ Ni đã bị bỏ quên trong nhiều thế kỷ. Mãi đến năm 1895, nhà khảo cổ người Đức Fuher mới tìm thấy được trụ đá vua A Dục. Các nhà nghiên cứu Tây phương gọi trụ đá nầy là Bản Khai Sanh của đức Phật.

Trong phiên họp khoáng đại ngày 15/12/1999, Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua Nghị Quyết số 54/115, “Công nhận quốc tế về ngày Lễ Vesak tại Trụ Sở Liên Hiệp Quốc và các văn phòng liên hệ” (10). Lễ Vesak kỷ niệm ngày Đản Sanh, Thành Đạo và Nhập Niết Bàn của Đức Phật vào ngày Trăng Tròn tháng 5 dương lịch. Lễ Vesak của Liên Hiệp Quốc cũng để tôn vinh đạo Phật là đạo Hòa Bình nhất thế giới!

Niết BànĐoạn tận tham, đoạn tận sân, đoạn tận si, đây gọi là Niết-bàn”. Con đường đưa đến chứng đắc Niết Bàn là Bát Chánh Đạo: chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định (11).



Sa Di Thông Đạo


Tham khảo

(1)   Đại Kinh Saccaka, số 36, Kinh Trung Bộ tập 1, trang 539. (2003). (Thích Minh Châu dịch). Hà Nội: NXB Tôn Giáo.

(2)   Kinh Thánh Cầu, Sđd, 372.

(3)   Luận Giảng Về Tiến Trình Tu Chứng và Thành Đạo của Đức Phật. (2014). Thông Triệt, trang 80. Perrri, CA: Hội Thiền Tánh Không.

(4)   Thông Triệt, Sđd, trang107.

(5)   Đại Kinh Saccaka, Sđd, trang 541.

(6)   Đại Kinh Saccaka Sđd. trang 543.

(7)   Kinh Kim Cang Lược Giải, Phật Học Phổ Thông, tập 3, trang 599. (2002). HT Thích Thiện Hoa. Hà Nội: NXB Tôn Giáo

(8)   Có nhiều ý kiến khác nhau về năm sinh của đức Phật. Tài liệu bài này dựa vào truyền thống Phật Giáo tại Việt Nam từ trước đến nay.

(9)   Đại Đế Asoka. (2007). Hộ Giác. Houston, TX: Chùa Pháp Luân.

(10) https://phatgiao.org.vn/lien-hiep-quoc-chinh-thuc-cong-nhan-ngay-vesak-tu-khi-nao-d13830.html.

(11) Kinh Tương Ưng Bộ tập 4, chương 4, Niết Bàn. http://www.daitangkinhvietnam.org/node/8605.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/07/2012(Xem: 3907)
Tùy thuộc vào thiền quán đều đặn trên tri kiến được thâu nhận xuyên qua an lập rằng không TÔI cũng không là của tôi hiện hữu có tự tính, các sự tượng trưng, tên là, ngã...
27/07/2012(Xem: 9964)
Với Đức Phật, vì tình thương vô hạn đối với chúng sanh nên Ngài đã hy sinh tất cả để tìm cầu Thánh đạo. Sau khi đã ngộ đạo, Ngài lại chuyển vận bánh xe pháp...
25/07/2012(Xem: 15418)
Thiền (Zen) nghĩa là nhận biết Tự tánh (True Sefl). “ Ta là gì ?” (What am I?) Đó là câu hỏi rất quan trọng. Nhất thể trong sạch sáng suốt là gì? Nếu thấu hiểu, quý vị sẽ được tự do tự tại trong sanh tử. Làm thế nào đạt được tự do tự tại trong sanh tử? Trước hết, điều cần thiết là hướng đi phải rõ ràng.
24/07/2012(Xem: 15427)
Ở đây lời khuyên của Đức Phật đưa ra cho chúng ta là hãy sống thiện, chuyên cần và hành động một cách hiểu biết nếu chúng ta muốn giải quyết những vấn đề của chúng ta.
20/07/2012(Xem: 12197)
Đức Phật dạy Bốn Thánh Đế này cho chúng ta để đắc chứng Niết-bàn, Thánh Đế Thứ Ba, chấm dứt hoàn toàn tái sanh và do đó cũng chấm dứt luôn Khổ.
15/07/2012(Xem: 3055)
Thực tại, nghĩa là nơi chốn, chỗ, vị trí, cũng có tên không gian. Không gian, nói một cách tổng thể, là bề mặt của vũ trụ từ bao la, rộng lớn, cho đến hạn hẹp đối với mỗi con người chúng ta đang có mặt ở một nơi nào đó, như tại : Núi cao, thác ghềnh, quán cà phê, phòng làm việc, phòng ngủ, phòng ăn, sân chùa, trong chợ, bãi đậu xe (parking), sân banh, v.v…Tất cả đều có vô số vạn hữu : cỏ, cây, muôn thú và con người, gọi chung chư pháp đang hiện hữu trên vũ trụ. Kinh văn Ph
13/07/2012(Xem: 9489)
TRƯỚC KHI BẮT ĐẦU TRÊN CON ĐƯỜNG giải thoát và giác ngộ, chúng ta cần gặp một vị đạo sư chân chính đầy đủ phẩm chất. Để tìm thấy một người như vậy, đầu tiên ta cần hiểu các đặc điểm tiêu biểu của một con người như vậy. Khi chúng ta đến trường, chúng ta cần một người giáo viên tốt.
11/07/2012(Xem: 3424)
Một số tư tưởng Phật học sau đây cùng nói lên nghĩa của Ý Giáo : Ý tưởng mong muốn đem giáo Pháp giải thoát của Phật ra, giảng dạy cho mọi người được biết mà tu tập. Tâm thông đạt mọi khế lý, giáo nghĩa Phật pháp. Tự mình làm thầy lấy mình để sửa tâm. Tự mình thắp đuốc lên mà đi. Hành giả vào đạo Phật để tìm con đường giải thoát, phải học Phật. Là Tăng bảo trong Phật giáo phải học kinh, luật, luận. Muốn biết lý lẽ thế gian tức thị phật pháp, phải học Phật pháp. Tâm biết được những thứ đạo thiện, đạo ác, phải học Phật. Muốn thành Phật, Bồ Tát, các bậc Thánh, phải học và tu tập Phật pháp. Muốn nói Phật Pháp đúng khế lý, phải uyên thâm Phật học. Tâm giác ngộ, là chất liệu kiến tạo pháp thân. Trước khi làm việc gì, phải đem tâm tư duy, quán xét kỹ, rồi mới th
07/07/2012(Xem: 9787)
Tôn giáo là phương tiện, là phương pháp hoặc công cụ có thể hỗ trợ mọi người hòa nhập vào đời sống tâm linh. Điều đó nên như vậy nhưng đôi khi nó lại không được thực hiện.
07/07/2012(Xem: 14450)
Trong mỗi buổi lễ hàng ngày, các thiền viện thuộc tông Tào Động (Sōtō Zen) Nhật Bản đều có tụng bài Sandōkai, như vậy cho thấy rõ tầm quan trọng của bài tụng này trong tông phái Tào Động. Nhiều thiền sư Nhật đã giảng và viết về bài đó một cách kỹ lưỡng để các thiền giả hiểu rõ ý nghĩa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]