Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Các Bài Học Phật. (sách pdf)

28/11/201919:19(Xem: 8159)
Các Bài Học Phật. (sách pdf)
Cac Bai Hoc Phat_Phuc Trung Huynh Ai Tong

Các Bài
HỌC PHẬT

Biên soạn:
Phúc Trung Huỳnh Ái Tông


Hiên PHẬT HỌC
PL. 2555

***

MỤC LỤC

Ấn Độ đến thời đức Phật Chánh Hạnh…………………………………………             
Lược sử đức Phật Phúc Trung…………………………………………………..   15
Kiết tập kinh điển Chánh Hạnh …………………………………………………  19
Trào lưu tư tưởng Phật giáo Ấn độ Chánh Hạnh……………………………...  32
Các bộ phái Phật giáo Ấn độ Chánh Hạnh……………………………………..  45
Sự truyền bá đạo Phật Phúc Trung ……………………………………………… 51
Phật giáo Trung Hoa Phúc Trung ……………………………………………….  56
Phật giáo Việt Nam Phúc Trung ………………………………………………...  63
Các tông phái Phật giáo tại Việt Nam Phúc Trung …………………………...  72
Kinh điển Phật giáo Chánh Hạnh………………………………………………..  82
Bốn đế Phúc Trung………………………………………………………………...  99
Sáu độ Phúc Trung ………………………………………………………………. 104
Tám đường chánh Phúc Trung …………………………………………………  109
Lý Luân Hồi Phúc Trung ……………………………………………………….. 112
Lý Nhân Duyên Phúc Trung ……………………………………………………  118
Mười hai nhân duyên Phúc Trung ……………………………………………..  120
Lý Nhân Quả Phúc Trung ………………………………………………………. 124
Thiện ác nghiệp báo Phúc Trung ………………………………………………. 129
Năm giới Phúc Trung ……………………………………………………………. 135
Bố thí Phúc Trung ………………………………………………………………. .140
Ăn chay Phúc Trung …………………………………………………………….  143
Cúng dường Tam bảo Phúc Trung …………………………………………….  147
Người Phật Tử Chân Chánh Phúc Trung……………………………………...  151
Phương pháp tu học hàng ngày Phúc Trung …………………………………. 159
Thiền Phúc Trung ………………………………………………………………... 163
Thiền con đường chuyển hóa Phúc Trung ……………………………………. 179
Niệm Phật Phúc Trung ………………………………………………………….. 185
Niệm Phật Pháp môn thù thắng Chính Hạnh ………………………………… 192
Bát quan trai Phúc Trung ……………………………………………………….. 215
Nhập thất Phúc Trung …………………………………………………………… 220
Cách thức trang thiết bàn Phật Phúc Trung ………………………………….. 223
Nghi thức Chuông Mõ Phúc Trung ………………………………………….... 227
Tụng kinh chủ lễ Phúc Trung …………………………………………………... 231
Ý Nghĩa kinh nhật tụng Phúc Trung ………………………………………… 235
Huệ Năng Lục Tổ Phúc Trung ………………………………………………. 258
Ý nghĩa lễ Vu Lan Chính Hạnh ……………………………………………… 284
Ý nghĩa lễ Phật đản Phúc Trung ……………………………………………..  287
Xuân Di Lặc Phúc Trung ……………………………………………………..  290
Ý Nghĩa cờ Phật Giáo Thế Giới Minh Đức  & Phúc Trung ……………… 292
Đức Phật Thầy Tây An Phúc Trung ………………………………………… 296
Đoàn Trung Còn nhà học Phật miền Nam Phúc Trung…………………  309
Vũ trụ và Con người dưới cái nhìn của TrH, KH và TG Phúc Trung ….   314
Lý Duyên Khởi Phúc Trung…………………………………………………… 373
Sống Chết Và Tu Học Phúc Trung …………………………………….……. 412
Tôi học Duy Thức Chính Hạnh ……………………………………………… 523
Tam giới duy Tâm, vạn pháp duy Thức Chính Hạnh …………………….. 534
Tìm hiểu Bát nhã ba la mật đa Tâm kinh Phúc Trung ……………………. 541
Quán Thế Âm Bồ Tát Chính Hạnh ……………………………………….…. 551
Đại Thế Chí Bồ Tát Chính Hạnh …………………………………………….  559
Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát Chính Hạnh ……………………………………. 561
Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát ………………………………………… 564
Lương Võ Đế Phật Tâm Thiên Tử Chính Hạnh …………………………… 567
Phật Giáo Đời Đường và Võ Tắc Thiên Minh Đức & Phúc Trung ……..  571
Ăn Chay Và Sức Khỏe Chánh Hạnh  …………………………………….…. 578
Về một quyển sách Chánh Hạnh …………………………………………….. 608
Hướng về Phật Ngọc Phúc Trung …………………….…………………. 619
Tu Học Phúc Trung …………………………………………….………………. 645

 

 

 

 

 

 

Ấn Độ đến thời đức Phật

*

Ấn độ là một trong những quốc gia nổi tiếng trên thế giới vì đất rộng, người đông, có dãi Hy mã lạp sơn cao nhất thế giới, có một nền văn minh khá cao và lâu đời, con số 0, số Pi (3,1416...) do người Ấn sử dụng đầu tiên trong toán học, Kinh Vệ Đà đã được người Ấn sáng tạo từ 1800 đến 500 năm trước công nguyên, Ấn Độ là quê hương của đức Phật, hay nói khác hơn đó là nơi đạo Phật phát sinh, ngày nay đã lan tràn khắp thế giới vì sự hành trì và triết thuyết của đạo Phật thích ứng với thời đại. Do đó việcTime New Roman tìm hiểu về Ấn Độ là một điều cần thiết.

I.- Ấn Độ từ cổ đại đến trước thời đức Phật

Từ xa xưa, Ấn Độ đã có nền văn hóa cao, trở thành một đất nưóc huyền bí, có sức thu hút nhiều người, chẳng hạn như Columbus đã tìm ra châu Mỹ mà đến chết vẫn tưởng là mình đã tìm tới được Ấn Độ. Trung Quốc đã có Pháp Hiền rồi Huyền Trang, Nghĩa Tỉnh đã tới Ấn Độ thỉnh kinh, Việt Nam trước đó theo truyền thuyết đã có Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh Không lặn lội sang Tây Trúc để học đạo thần thông.

Ấn Độ là một nước có từ lâu đời, phía Bắc giáp với Nepal, Trung Quốc, phía Đông giáp với Miến Điện, phía Tây giáp với Ba Tư và A Phú Hãn, sau nầy Đông Hồi và Tây Hồi tách ra khỏi Ấn Độ. Địa lý tự nhiên chia Ấn Độ ra làm 3 miền :

1.- Rặng Hy Mã Lạp Sơn: Rặng núi nầy quanh năm tuyết phủ, cho nên theo tiếng Phạn có nghĩa là “nơi cư trú của tuyết” là vòng cung lồi, chạy dài chừng 2600 cây số, gồm nhiều đợt núi chạy song song, tạo thành chiều ngang rất rộng, gồm nhiều đỉnh cao, có 40 ngọn cao từ 7 ngàn đến 8 ngàn thước, nó là tường thành án ngữ về phía Bắc nên gió từ đại dương bị giữ lại, biến thành mưa tưới nước cho đồng bằng Ấn Hằng rộng lớn, 4 phần năm diện tích Hy Mã Lạp Sơn là rừng rậm, có nhiều thú, nhiều đạo sĩ Ấn Độ đến chốn cô tịch nầy để tu hành, dân Ấn tin rằng nơi đây có nhiều thần linh. Cho nên rặng núi nầy chẳng những hữu ích cho nông nghiệp Ấn Độ mà còn ảnh hưởng đến văn hóa và tâm linh của người dân Ấn.

2.- Đồng bằng Ấn Hằng: Đồng bằng nầy là một trong những đồng bằng rộng lớn nhất thế giới, nó kéo dài từ biển Ô Man đến vịnh Ben Gan chiều rộng từ 260 đến 600 cây số, chiều dài chừng 3600 cây số, sông Ấn và sông Hằng đều phát xuất từ rặng Hy Mã Lạp Sơn, sông Ấn ở phía Tây, dài 2900 cây số chảy qua vùng Pen Giáp có 5 phụ lưu đổ ra biển Á Rập. Sông Hằng ở phía Đông dài 3090 cây số, chảy ra vịnh Ben Gan, người Ấn tin tưởng đó là một con sông linh thiêng, có thần thánh bảo trợ cho họ.

Theo truyền thuyết sông Hằng trước kia ở tận trên trời, sau nhờ thần Si Va, kéo nó chảy qua đầu tóc mình, lẩn quẩn ở đó hàng ngàn năm, rồi mới đổ xuống trần thế, tạo thành 7 nguồn sông ở bên sườn Hy Mã Lạp Sơn. Sông Hằng chảy qua một thành phố từ ngàn đời nay, là nơi linh thiêng nhất của người dân Ấn, đó là thành phố Va Na Ra Si (Bê Na Rét). Theo người Ấn, được tắm trong dòng nước mát và được chết bên bờ sông Hằng, tại khúc sông Hằng chảy qua thành phố nầy, là diễm phúc lớn nhất của cuộc đời. Lại nữa, hàng năm có hàng chục ngàn người lặn lội tới tận thượng nguồn sông Hằng để trẩy hội dâng hương, những mong tìm kiếm được phúc lành trong cõi thế gian đầy khổ đau nầy.

3.- Bán đảo Đê Căng: Chủ yếu là cao nguyên Đê Căng và hai dãi đồng bằng hẹp từ 20 đến 60 cây số, tạo thành hình chữ V, chạy dài theo bờ biển từ Đông sang Tây, cao nguyên nầy thường được coi như nhà bảo tàng cổ xưa nhất của Ấn Độ, ở đây người ta tìm thấy những bộ lạc gần như nguyên thủy, những thổ ngữ rất xưa, nên người ta cho rằng: người Ấn Độ bản địa lâu đời nhất đã từng sinh sống tại đây.

Ấn Độ trải qua hàng chục ngàn năm gồm thiên di và xâm nhập, đã lai tạo các giống dân nên đa dạng về chủng tộc. Tuy nhiên về đại thể, có thể chia thành bốn giống chính đã từng sống ở Ấn Độ.

1.- Chủng tộc Nê Grô Íđ: Là chủng tộc bản địa cổ xưa nhất, tồn tại lâu đời, trong đó có giống người Ved Đa và Gôn Đờ, sống ở Nam và trung cao nguyên Đê Căng, các giống người nầy chủng tộc da đen, vóc người nhỏ, mũi tẹt, tóc xoắn.

2.- Chủng tộc Đra Vi Đi An: (còn gọi là chủng tộc Ôt Xtra Lô Ít hay Mê La Nô Anh Diêng), có nguồn gốc đại dương là chủng tộc di cư đến Ấn Độ sớm nhất, nên được coi như người bản địa, cư trú phần lớn ở cao nguyên Đê Căng. Giống người nầy nước da nâu sẫm, khuôn mặt hẹp, mũi thẳng, tóc đen. Sự khác biệt chủng tộc nầy với giống A Ry An là hệ thống ngôn ngữ.

3.- Chủng tộc A Ry An: Là chủng tộc da trắng hoặc da nâu sáng, vóc người cao, mũi thẳng, có nguồn gốc bên ngoài lãnh thổ Ấn Độ, có thể là giống dân Caucasoid xuất phát từ vùng Caucasus (nay thuộc lãnh thổ Liên Xô, nằm tiếp giáp Thổ Nhĩ Kỳ và I Ran) khoảng nữa sau thiên niên kỷ thứ 2 trước công nguyên, từ Tây Bắc tràn vào đồng bằng sông Ấn, dần dần lan sang phía Đông tới châu thổ sông Hằng và xuống phía nam tới cao nguyên Đê Căng, dân bản địa Đra Vi Đi An bị bắt làm nô lệ, đồng thời hổn chủng với giống dân nầy, phần khác bị dồn xuống phía Nam. Đặc điểm là ngôn ngữ của họ có nhiều quan hệ với ngôn ngữ Âu Châu, gọi chung là ngữ hệ Ấn - Âu, trải qua hàng chục thế kỷ, người A Ry An trở thành dân cư chính yếu của Ấn Độ.

4.- Chủng tộc Mông Gô Lô Íđ: Giống da vàng, thuộc tiểu chủng Miến-Tạng, không có râu, gò má cao. Chủng tộc nầy xâm nhập vào Ấn Độ từ hướng Bắc và Đông Bắc, một số lan sang phía Đông, do sự lai tạo lâu đời, ngày nay chủng tộc nầy không còn giữ được đặc trưng thuần khiết của giống dân mình.

Nói chung, về phương diện lịch sử và văn hóa, giống Đra Vi Đi An như là nền tảng, còn giống dân A Ry An là yếu tố chủ thể của nước Ấn Độ truyền thống.

Ấn Độ là nước đa dạng và phức tạp về ngôn ngữ, tiền tệ Ấn Độ đồng Ru Bi có ghi đến 12 thứ chữ khác nhau. Ngày nay Ấn Độ chính thức công nhận 15 ngôn ngữ, không kể Anh ngữ gần như thông dụng trong giao dịch, người ta chia ngôn ngữ Ấn Độ thành hai nhóm chính : Nhóm ngôn ngữ A Ry An gồm có cổ ngữ San Skrít (tiếng Phạn), được coi là ngôn ngữ chính thống trong nền văn hóa cổ đại và ngôn ngữ Hin Đi hiện nay thông dụng nhất (140 triệu người dùng). Nhóm ngôn ngữ Đra Vi Đi An được dùng ở cao nguyên Đề Căng gồm có tiếng Tê Lu Gu, Mun Đa (có họ hàng gần gủi với hệ Môn Khmer), Uốc Đu là ngôn ngữ đặc biệt kết hợp Ấn Độ với Hồi Giáo, được viết theo chữ Á Rập và ngữ pháp Hin-Đu.

pdf

Các Bài Học Phật tác giả Phúc Trung Huỳnh Ái Tông


****


***

Nam Mô A Di Đà Phật
Chân thành cảm ơn
Huynh Trưởng Lão Thành
Phúc Trung Huỳnh Ái Tông
đã gởi tặng Trang Nhà Quảng Đức
phiên bản điện tử tập sách này

TM. Trang Nhà Quảng Đức
Chủ biên
TK. Thích Nguyên Tạng



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/12/2013(Xem: 32035)
Khi thực tập thiền Lạy, ta nhìn sâu vào thân ta để thấy rằng thân này không đích thực là ta, không phải là vật sở hữu của ta. Trong thân này không có cái gì gọi là cái ta riêng biệt để bám víu. Tuy nhiên, thân thể ta là một hợp thể rất mầu nhiệm, nó chứa đựng cả tinh hà vũ trụ bao la. Ta thấy được tất cả các thế hệ tổ tiên, con cháu của ta đều có mặt trong thân ta. Ta cảm nhận sự có mặt của họ trong từng tế bào của cơ thể. Họ luôn có mặt trong ta và chung quanh ta. Họ cũng như các yếu tố khác đã kết hợp lại để làm nên sự sống của ta. Ta có thể tiếp xúc với những yếu tố như đất, nước, lửa và không khí - bốn đại trong ta và ngoài ta. Ta thấy ta như một con sóng trên mặt đại dương. Con sóng này được hình thành bởi các con sóng khác.
07/12/2013(Xem: 22012)
Phật Ngọc, ước nguyện hòa bình thế giới
05/12/2013(Xem: 4625)
Nếu không phân biệt thiện-ác, thì làm sao mà hành thiện? Nhưng nếu phân biệt thiện-ác, thì còn vướng mắc vào cái nhìn thiển cận, méo mó, sai lạc của nhị biên, còn chưa thấy được cái Không của sự vật…
03/12/2013(Xem: 58049)
Người ta thường nói :"Ăn cơm có canh, tu hành có bạn". Đối với tôi, câu nói này thật là quá đúng. Ngày nhỏ chưa biết gì nhưng từ khi làm Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử tôi đã thấy ích lợi của một Tăng thân. Chúng tôi thường tập trung thành từng nhóm 5,7 người để cùng nhau tu học. Giai đoạn khó khăn nhất là sau 75 ở quê nhà. Vào khoảng 1985, 86 các anh lớn của chúng tôi muốn đưa ra một chương trình tu học cho các Huynh Trưởng trong Ban Hướng Dẫn Tỉnh và những Htr có cấp nên đã tạo ra một lớp học Phật pháp cho các Htr ở Sàigòn và các tỉnh miền Nam. Nói là "lớp học" nhưng các Chúng tự học với nhau, có gì không hiểu thì hỏi quý Thầy, các Anh và kinh sách cũng tự đi tìm lấy mà học. Theo qui định của các Anh, Sàigòn có 1 Chúng và mỗi tỉnh có 1 Chúng. Chúng tu học của chúng tôi (Sàigòn) có tên là Chúng Cổ Pháp và phải thanh toán xong các bộ kinh sau đây trong thời gian tối đa là 3 năm:
29/11/2013(Xem: 23640)
Chúng tôi chọn viết đề tài dừng tâm sanh diệt là nhân có một Phật tử than: Trong đời tu hành của con có một chướng ngại mà con không vượt qua được, đó là những niệm tưởng lăng xăng. Nó quấy rầy luôn, cả những lúc nghỉ ngơi cũng không yên.
25/11/2013(Xem: 19354)
Nhìn vào tín ngưỡng Phật giáo nhiều người thường thắc mắc tại sao lại có nhiều "thứ" đến thế! Thật vậy Phật giáo có rất nhiều học phái, tông phái, chi phái..., một số đã mai một, thế nhưng một số vẫn còn đang phát triển và đồng thời cũng có nhiều chuyển hướng mới đang được hình thành. Đối với một người tu tập Phật giáo thì sự kiện ấy thật hết sức tự nhiên: tất cả mọi hiện tượng trong thế giới đều chuyển động, sinh sôi nẩy nở và biến đổi không ngừng. Nếu nhìn vào các tín ngưỡng khác thì ta cũng sẽ thấy cùng một hiện tượng như thế.
16/11/2013(Xem: 27566)
Tên tục của tôi là Trai. Dòng họ xuất thân từ Lan Lăng là hậu duệ của vua Lương Võ Đế. Gia tộc cư ngụ tại tỉnh Hồ Nam, huyện Tương Lương. Cha tên Ngọc Đường, mẹ tên Nhan Thị. Năm đầu đời nhà Thanh, cha làm quan tại tỉnh Phú Kiến. Năm mậu tuất và kỷ hợi làm quan tại châu Vĩnh Xuân. Cha mẹ đã ngoài bốn mươi mà chưa có mụn con. Mẹ ra ngoài thành nơi chùa Quán Âm mà cầu tự. Bà thấy nóc chùa bị tàn phá hư hoại, lại thấy cầu Đông Quan nơi thành không ai sửa chữa nên phát nguyện trùng hưng kiến lập lại. Đêm nọ, cả cha lẫn mẹ đều nằm mơ thấy một vị mặc áo xanh, tóc dài, trên đỉnh đầu có tượng Bồ Tát Quán Thế Ấm, cưỡi hổ mà đến, nhảy lên trên giường. Mẹ kinh sợ, giật mình thức dậy, liền thọ thai. Cuối năm đó cha đi nhậm chức tại phủ Nguyên Châu.
06/11/2013(Xem: 3831)
Chỉ dạy chúng sanh tu hành thành Phật là bản hoài của chư Phật. Song vì trình độ khả năng sai biệt của chúng sanh, không thể đồng tu theo một môn và đồng kết quả như nhau được, bất đắc dĩ Phật phải dạy nhiều phương pháp tu khác nhau. Trong đó đại khái chia làm hai loại: tu còn luân hồi, tu ra khỏi luân hồi (giải thoát).
06/11/2013(Xem: 18061)
Một trong những vấn đề cổ xưa nhất thách thức nhân loại là câu hỏi về đời sống sau khi chết. Chúng ta đã từ đâu đến và sau khi chết sẽ đi về đâu? Cùng với đó chúng ta tự hỏi mục đích của đời sống tốt là gì. Trước hết, hầu hết mọi người đều đồng ý rằng sống tốt thì khó hơn sống xấu và nếu không có những lý do thật sự tốt chúng ta dĩ nhiên sẽ thích làm điều dễ. Theo suy nghĩ của tôi, đây là lý do tại sao các tôn giáo có mặt và đi cùng với chúng là những khái niệm về thiên đường và địa ngục.
24/10/2013(Xem: 3906)
Nếu bảo rằng vì ngôn tự âm thanh đều vô thường nên không muốn đọc, không muốn nghe, thì chẳng khác nào đà điểu vùi đầu vào cát (để tránh hiểm nguy, hay trốn chạy thực tế?). Che mắt, bịt tai, từ ngàn xưa, vốn không phải là hành vi và thái độ của người trí. Người trí là người luôn mở mắt lắng tai để thấy, để nghe, để nắm bắt thực tại. Từ hàng thứ dân cho đến kẻ lãnh đạo (chính quyền, đảng phái, tôn giáo, tổ chức xã hội/dân sự, cơ quan truyền thông…), đều phải mở mắt, lắng tai, mới mong hiểu được sự thực.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]