Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đạo chỉ có một cội

12/04/201908:01(Xem: 4171)
Đạo chỉ có một cội
Phat_Thich_Ca_10

ĐẠO CHỈ CÓ MỘT CỘI,
NHƯNG PHÁP CÓ NHIỀU CÀNH 



Thế mới biết trăm sông rồi cũng đổ về biển, dung hòa một vị mặn của đại dương; muôn pháp cùng đổ vào biển tuệ, thuần một vị giải thoát.Những lời dạy của đức Phật được ghi chép thành Tam tạng kinh điển, trở thành một trong những kho tàng trí tuệ vĩ đại nhất của nhân loại.

Trải qua hơn 25 thế kỷ, đạo Phật được truyền bá rộng rãi khắp năm châu và bị ảnh hưởng cũng không nhỏ bởi nhiều nền văn hóa khác. Từ đó, đạo Phật phát triển với các biểu tượng về tôn giáo, về các hình thức nghi lễ, và kể cả những pháp môn tu hành của những khóa tu ở mỗi nơi.Chính vì thế, đạo Phật bị đa dạng hoá về hình thức lẫn nội dung tu tập, thể hiện qua nhiều pháp môn. Như vậy trong thời đại bây giờ, đặt ra cho chúng ta sự lựa chọn; pháp môn nào là đúng, phápmôn nào là sai? Không có pháp môn nào là đúng và không có pháp môn nào là sai cả. Tại sao? Vì pháp môn tu không có lỗi, mà lỗi ở tại con người làm đúng hay sai mà thôi.

Thuốc không luận mắc rẻ, nếu trị lành bệnh là thuốc hay. Pháp môn không luận thấp cao, nếu đưa người ra khỏi sanh tử, đó là pháp diệu. Một đời thị hiện giáo hóa của đức Bổn sư không ngoài mục đích ấy, muốn cho tất cả chúng sinh đều được thoát khỏi sinh tử luân hồi.

Hãy nhìn kỹ; Đạo Phật là một tôn giáo xây dựng trên nền tảng trí thông minh, khoa học và sự hiểu biết chân chính. Tất cả mọi hình thức tôn thờ hướng vào các vật thể thiêng liêng bằng những lễ nhạc đặc thù của mỗi dân tộc nói chung, giáo phái nói riêng, thì không thể nói cái nào đúng hoặc cái nào sai được. Vì nếu đúng với người này sẽ sai với người khác và ngược lại…

Đức Phật là một bậc thầy vĩ đại của toàn nhân loại, nên những lời dạy của Ngài không chỉ nhắm đến một số người (dân tộc) đặc biệt nào, mà là dành cho tất cả mọi người.Do đó, trong những lời dạy của Ngài, ta sẽ tìm thấy sự thích nghi với đủ mọi hạng người, mọi lứa tuổi, giúp cho mọi người ai cũng có thể tiếp nhận và làm theo.Chỉ trừ phi chính bản thân người đó vì quá si mê (chấp ngã) đến nỗi từ chối không chịu tiếp nhận mà thôi. Đức Phật gọi những hạng người này là nhất-xiển-đề.

Sao gọi là nhất-xiển-đề? Nhất-xiển-đề là kẻ dứt tuyệt gốc rễ của mọi điều lành, lòng không nương theo bất cứ pháp lành nào, thậm chí chẳng sanh được một niệm lành, nên không thể tiếp nhận được lợi ích từ lời dạy của Phật. Như vậy, ngoài những kẻ nhất-xiển-đề ra, thì còn ai nữa?Hãy xem ai trong chúng ta là người như vậy?

Khi mới bước chân vào đạo, ai cũng thành kính, thiết tha muốn được thấy rõ pháp môn nào dễ tu dễ thành, để đưa mình đến sự giác ngộ giải thoát nhanh nhất. Cũng giống như một tờ giấy trắng, chúng tađược ghi chép theo năm tháng với những gì mình tiếp thu, học hỏi được …. từ các bậc thầy và thiện tri thức.

Nên có câu:‘Nhất niên Phật tại tiền, nhị niên Phật thăng thiên, tam niên bất kiến Phật’. Nghĩa là ngày đầu mình đến chùa, thấy tu theo Phật sao dễ dàng quá, nhưng sau ba năm tu thì không còn thấy Phật nữa. Đúng như trongKinh Kim Cang Phật nói:“Nhược  sắc kiến ngãDĩ âm thanh cầu ngã. Thị nhân hành tà đạoBất năng kiến Như Lai.” Nghĩa là: Nếu do sắc thấy ta. Do âm thanh cầu ta.Người ấy hành tà đạo. Không thể thấy Như Lai.

Câu nhứt niên Phật tại tiền: Năm đầu khi mới tu, tâm Phật, lời nói đầy lòng từ bi, ái ngữ, niềm nỡ, ngôn từ xây dựng đoàn kết yêu thương, đùm bọc, chở che, chân thành với công việc, cần mẫn chắt chiu trong công việc phụng sự Tam Bảo. Không một lời chê trách, dèm pha, phiền hà, chia rẽ, bất hòa, hay cố chấp.

Câu nhị niên Phật thăngthiên: Đến năm thứ 2 thì tâm Phật bắt đầu xa dần.  Trong giai đoạn này nếu chúng ta không gặp được Thầy hay bạn tốt để gần kề sách tấn, chỉ bày chia sẻ, đưa đường chỉ lối đúng chánh pháp, hợp thời cơ, ứng dụng Phật pháp hằng ngày trong đời sống, đúng nơi, đúng chỗ, đúng người, thì chúng ta rất dễ bị lôi cuốn theo dòng nghiệp vốn sẵn có củamình, bản tánh lâu đời lâu kiếp, nghiệp chướng nặng nề, tham giận kiêu căng… Si mê bắt đầu trổi dậy, mê muội bắt đầu dẫn dắt kết bạn với ma (bạn dữ).

Lời nói bắt đầu thiếu hẳn sự trung thực, bóp méo, xuyên tạc, chánh ngữ không còn nữa với người có Bồ Đề tâm.Những sở tâm, sở đoản, ngã chấp, ngã si và tập khí đã dành chỗ ngự trị trong thân ô trược này rồi.

Câu tam niên bất kiến Phật: Đến năm thứ 3 thì không còn thấy Phật nữa. Khi Phật đã rời xa nghìn dặm, thì ái ngữ, lợi hành, đồng sự đâu còn nữa? Bấy giờ mọi người tha hồ tung hoành, vung vãi từ lời nói đến việc làm đều thiếu hẳn lòng từ bi của tâm Phật. Sáu nẻo luân hồi cũng bắt nguồn từ đây mà kết tụ và lôi kéo ta đi, và cuối cùng tatrở thành kẻ nhất-xiển-đề thứ hai. (Nếu không nói là xiển niển luôn!)

Tất cả những ý này muốn nói lên điều gì? Những ngụ ý này, nhằm nhắc nhỡ hàng đệ tử xuất gia cũng như tại gia, nên tránh xa những điều dễ bị mắc phải, để Bồ đề tâm luôn vững mạnh như sơ phát tâm thuở ban đầu, để tiếp tục dấn thân trên bước đường tu học và hộ trì chánh pháp.

Sở dĩ người tu (xuất gia và tại gia) ở thời mạt pháp ít được hiệu nghiệm, ấy bởi do tín, nguyện, hạnh không chuyên, nên chưa thể dẫn đến hạnh lành để trở về cõi tịnh. Nếu chúng ta đang cùng nhau tu tập nhân thanh tịnh, thì quả cũng phải thanh tịnh, nếu không xét kỹ chỗ sơ phát tâm, làm sao biết rõ đường lối nào thoát khổ.

Chúng ta cần phải đầy đủ lòng tin chân thật. Nếu không có lòng tin chân thật, tuy ăn chay, ngồi thiền, niệm Phật, trì chú, phóng sinh, tu phước, chỉ là người lành ở thế gian, chỉ hưởng phước báo cõi trời, cõi người. Lúc hưởng phước vui thì tạo nghiệp, đã tạo nghiệp ắt phải rơi vào nẻo khổ. Dùng cái nhìn chân chính mà xét về điều này, chỉ hơn hạng nhất Xiển-đề một chút thôi.

Nói đến lòng tin nghĩa là:

Thứ nhất phải tin: Tâm, Phật và chúng sinh, cả ba không khác biệt. Ta là Phật chưa thành, đức Thích Ca là Phật đã thành. Tánh giác không hai. Ta tuy điên đảo mê lầm nhưng tánh giác chưa từng mất. Ta tuy nhiều kiếp luân chuyển, nhưng tánh giác chưa từng động. Nên nói: Đừng xem thường người tu chưa chứng ngộ. Chỉ một niệm soi lại liền đồng với bản đắc như lai.

Thứ hai phải tin: Ta là Phật lý tánh, Phật danh tự. Đức Thích Ca tuy là Phật đã giác ngộ. Tánh tuy không hai, nhưng ngôi vị thì cách xa như trời với vực. Nếu không chuyên tâm tu trì, cầu sanh về cõi Tịnh, thì ắt phải theo nghiệp dữ lưu chuyển, chịu khổ vô cùng! Đây gọi là báo thân lưu chuyển trong sáu đường, chẳng gọi là Phật, mà gọi là chúng sinh.

Thứ ba phải tin: Ta dù nghiệp sâu chướng nặng, phước mỏng tội dày, sống lâu nơi cảnh khổ, nên vẫn là chúng sinh. Phật tuy muôn đức trang nghiêm ở xa ngoài mười muôn ức cõi, cũng là đức Phật trong tâm chúng ta. Đã là tâm tánh không hai, tự nhiên đạo cảm ứng qua lại. Sự thiết tha của ta ắt có thể cảm. Lòng từ bi của Phật ắt có thể ứng. Như đá nam châm hút sắt, việc nầy không thể nghi ngờ. Đây gọi là: Phật nhớ chúng sinh như mẹ nhớ con. Thì mẹ con dù trải qua nhiều đời cũng chẳng xa nhau.

Nếu tâm chúng sinh nhớ Phật, niệm Phật, trong hiện tại, tương lai nhất định sẽ thấy Phật, cách Phật không xa. Đủ lòng tin chân thật như trên, dù chút phước điểm lành như hạt bụi,mảy lông, đều có thể hồi hướng tây phương trang nghiêm tịnh độ. Huống chi trì trai giữ giới, bố thí, phóng sinh, tụng kinh điển Đại thừa, cúng dường Tam Bảo, tu các hạnh lành, lẽ nào không đủ để làm hành trang để về cõi Tịnh độ hay niết bàn sao?

Chỉ e lòng tin không đủ chân thật, mới khiến đắm chìm nơi ba cõi sáu đường. Cho nên, trong việc tu hành hiện nay, không có bí quyết gì khác là trong hai mươi bốn giờ củng cố thêm ba niềm tin (tam bảo) chân thật này, thì tất cả sẽ có câu trả lời cho việc tu hành của chúng ta.

Niềm tin căn bản trong đạo Phật là niềm tin Tam bảo: Phật, Pháp, Tăng. Tin vào khả năng giác ngộ của chính mình, tin mình có thể đạt đến chỗ toàn chân, toàn mỹ và giác ngộ giải thoát. Một khi đã có niềm tin nơi Tam bảo là những gì được xem như là chân lý, là thánh thiện thì chúng ta phải phấn đấu hướng đến những gì tốt đẹp nhất, để đạt được mục tiêu an lạc hạnh phúc trong hiện tại và tương lai, giống như con thuyền đã xác định phương hướng, và bến đỗ của nó.

Người tu hành nói chung trên bước đường tu học cũng giống như một con thuyền đang lướt sóng trên biển, tức là phải gặp nhiều khó khăn gian khổ, chông gai thử thách. Nhưng khi con thuyền đã xác định rõ phương hướng, biết đích xác đâu là bờ, đâu là điểm đến, thì chỉ còn nhờ vào sự nỗ lực và tài năng khéo léo của bản thân mình mà thôi.

Người Phật tử cũng vậy, một khi đã có niềm tin vững chắc vào Tam bảo, vào tự thân, đã thấy rõ mục tiêu hướng đến, bằng sự tinh tấn nỗ lực sẽ mau chóng thành tựu, đạt được lý tưởng của mình. Nếu niềm tin không vững chắc, hoặc tin mà không có trí tuệ, thì niềm tin ấy dễ dàng bị lung lay bởi sự tác động của hoàn cảnh hay ngoại đạo, tà giáo ….kéo đi biệt tích.

Đúng là; cái khổ của một con lừa, con lạc đà chở nặng chưa phải là khổ, cái khổ lớn nhất của con người chính là không biết chọn cho mình con đường nào để đi,và điểm nào đểđến.

Đức Phật dạy chọn pháp tu (trạch pháp) đứng hàng đầu. Mục đích tu học Phật là gì? Là lìa khổ được vui. Tức là phải nhanh chóng lìa xa biển khổ, và phải thành tựu được cái vui cứu cánh, cái vui viên mãn. Muốn được vậy ta phải chọn pháp môn tu hợp với;

a)      Căn tánh của chính mình

b)      Trình độ của chính mình

c)       Hoàn cảnh sinh hoạt của chính mình

d)      Nguyện vọng của chính mình

Phật nói tuy nhiềupháp môn tu, nhưng mục đích chính cũngchỉ có hai chữ “giải thoát”, tức là làm sao chúng ta không bị phiền não chi phối, quấy rầy. Tu pháp môn nào cũng nhằm giải quyết như vậy là chính yếu.Vì vậy, học pháp môn này tu mà chê pháp môn khác là sai lầm. Chọn pháp môn thích hợp với mình áp dụng để được giải thoát, nghiệp chướng nhiều đời của mình được lắng yên. Được chừng đó thôi, thiết nghĩ cũngtạm đủ để giúp chúng ta tiến xa trên lộ trình giác ngộ và giải thoát.

Phật dạy rằng: “Giáo pháp (pháp môn tu) như chiếc bè để sang sông, không phải để ôm giữ. Phải hiểu; Chánh pháp còn xả bỏ huống hồ là phi pháp”. Hay: “Giáo pháp như ngón tay để chỉ mặt trăng. Muốn thấy được mặt trăng, nên biết ngón tay để chỉ mặt trăng tuyệt đối không phải mặt trăng (nó chỉ là phương tiện)”. Cho nên, tất cả mọi pháp môn tu đều nhằm chỉ bày chân lý của đạo Phật, như ngón tay để chỉ mặt trăng; ngón tay là phương tiện để hướng đến mặt trăng, mà mặt trăng là tượng trưng cho ánh sáng của chân lý.Mục đích tối thượng của người tu hành là đoạn tận khổ đau, đạt được an lạc, giải thoát.Trong kinh điển, Phật đã chỉ dạy rất nhiềupháp môn tu tập khác nhau, thích hợp với từng hạng người. Chính nhờ có sự phong phú đa dạng này mà đạo Phật truyền đến đâu cũng mang lại lợi lạc cho mọi người đến đó.

Nói đến những pháp môn tu trong đạo Phật ví như dòng suối trong mát kia, chỉ cần uống vào từng ngụm nhỏ cũng có thể giúp chúng ta xua tan đi cơn khát cháy, đừng như kẻ ngu si trong câu chuyện dưới đây, chỉ vì nhìn thấy nước suối quá nhiều mà không chịu uống!Điển hình trong kinh điển Phật giáo có ghi lại một câu chuyện mà đức Phật đã dùng để minh họa cho việc tiếp cận với giáo pháp, và các pháp môn tu.

Có một người đang cơn khát cháy và tìm được đến một dòng suối mát. Nhưng anh ta cứ quỳ mãi bên dòng suối mà không uống ngụm nước nào. Mọi người thấy lạ liền đến hỏi lý do, người ấy đáp: “Nước suối này nhiều quá, tôi không thể nào uống hết. Vì thế mà tôi không uống.” Ai nấy nghe vậy đều bật cười trước sự ngu si của người ấy.

Chúng ta khi họckinh điển của Phật giáo hoặc tu theo những pháp môn mà ta yêu thích, thì cũng nên ghi nhớ câu chuyện ngụ ngôn này, để không trở thành kẻ ngu si như người khát nước trong câu chuyện. Đơn giản chỉ cần chọn lấy một pháp môn nào tu tập nào thích hợp nhất với bản thân ta, và tinh tấn tu tập thì chắc chắn sẽ có được sự lợi ích. Bằng như chỉ xem qua mà không tự mình tu tập thì cũng chẳng khác nào như kẻ ngu si kia, dù ở bên dòng suối cũng chẳng thể làm nguôi đi cơn khát.

 

Ven. Chân Truyền














Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/01/2011(Xem: 3955)
Chư Chánh Đẳng Giác, Độc Giác, Thinh Văn Giác đều có nguyện lực và đều có ba giai đoạn: Nguyện trong tâm (ý), nguyện thành lời (khẩu) và nguyện bằng hành động (thân) ba-la-mật. Như đức Phật Sakyā Gotama đã phát nguyện ở trong tâm suốt 7 A-tăng-kỳ, nguyện thành lời suốt 9 A-tăng-kỳ, và nguyện bằng hành động ba-la-mật suốt 4 A-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp(2). Như vậy là đức Phật Sakyā Gotama phải thực hành ba-la-mật trải qua 24 vị Phật tổ, kể từ Phật Dīpaṅkāra (Nhiên Đăng) cho đến Phật Kassapa (Ca Diếp).“Nguyện lực” hay “quyết định lực” là 01 trong 10 ba-la-mật (pāramī) (1) theo kinh điển truyền thống. Nó là năng lực của ý chí tiếp sức cho tư tác (cetanā) hoàn thành tâm nguyện của người học Phật và tu Phật.
31/12/2010(Xem: 3694)
Rõ ràng, đối với đạo Phật, tâm là cơ sở, là đối tượng, đồng thời cũng là công cụ của việc thực nghiệm đời sống tâm linh. Tâm là gốc của sinh và tử...
28/12/2010(Xem: 3288)
Phật tử Chơn Từ Bi hỏi: Con nghe nói đạo Phật là chánh tín nhân quả, lấy tứ diệu đế làm nền tảng là minh triết đạo Phật? Tại sao bây giờ con thấy trong các chùa, kể cả chùa Ban tri sự Phật giáo Tỉnh và các Huyện vẫn cúng sao giải hạn một cách công khai trong những ngày đầu năm và hàng tháng? Như vậy có trái với lời Phật dạy hay không?
28/12/2010(Xem: 3350)
Một trong các phương pháp thực tập sự kham nhẫn là học hạnh chịu đựng của đất. Đất có thể bao dung hết muôn loài vật trên thế gian này. Đất nuôi sống thiên nhiên, cỏ cây, hoa trái để nuôi dưỡng chúng sinh. Từ đất con người khai thác các loại tài nguyên khoáng sản để có điều kiện gia tăng sản xuất, nâng cao đời sống để nhân loại và muôn loài vật tồn tại.
26/12/2010(Xem: 8712)
Thượng tọa Henepola Gunaratana thọ cụ túc giới vào năm 12 tuổi, trong một ngôi chùa nhỏ ở làng Malandeniya, quận Kurunegala thuộc quốc gia Miến Điện. Thầy bổn sư của ngài là thượng tọa Kiribatkumbure Sonuttara Mahathera. Vào tuổi 20, ngài được thụ phong đại đức ở Kandy, năm 1947. Ngài hoàn tất chương trình giáo dục tại đại học Vidyalankara và đại học Phật học ở Colombo. Ngài sang Ấn độ trong 5 năm để làm việc thiện nguyện cho hội từ thiện Mahabodhi, giúp đỡ người Harijana ở những thành phố Sanchi, Delhi, và Bombay. Mười năm sau đó, ngài sang Mã lai, làm cố vấn tôn giáo cho hội Sasana Abhivurdhiwardhana, hội từ thiện Phật giáo, và Liên đoàn thanh niên Phật tử Mã Lai. Ngài cũng là giáo sư dạy các trường Kishon Dial, Temple Road Girls, và Trụ sở Nguyên tắc Phật học hội ở thủ đô Kuala Lumpur.
26/12/2010(Xem: 13994)
“Con đường Thiền Chỉ Thiền Quán”đã được Ngài Guṇaratana trình bày một cách khúc chiết, rõ ràng có thể giúp cho những ai muốn nghiên cứu tường tận chỗ đồng dị, cộng biệt, sinh khắc của hai pháp môn này hầu tránh tình trạng nhầm lẫn, võ đoán và phiến diện trong lý thuyết cũng như trong thể nghiệm con đường giác ngộ giải thoát. Rất nhiều sách trình bày nhầm lẫn giữa Định và Tuệ hay Chỉ và Quán, đưa đến tình trạng định không ra định, tuệ chẳng ra tuệ, hoặc hành thiền định hóa ra chỉ là những “ngoại thuật” (những hình thức tập trung tư tưởng hay ý chí có mục đích khác với định nhà Phật), và hành thiền tuệ lại có kết quả của định rồi tưởng lầm là đã chứng được các bậc tuệ quán.
12/12/2010(Xem: 6875)
Tái sinh và nghiệp là những vấn đề liên quan đến nhau gắn liền với mỗi cuộc đời. Mỗi khoảnh khắc là sự nối tiếp của khoảnh khắc trước đó...
28/11/2010(Xem: 6879)
Tài liệu này ghi lại phần luận của Tổ Bồ-Đề Đạt-Ma trong quyển sách Bồ-Đề Đạt-Ma Quán Tâm Pháp do thầy Minh Thiền dịch và giảng giải tại chùa Hội Tông, Phú Định, vào năm 1973, xuất bản bởi Nhà xuất bản Quế Sơn, Võ Tánh. Quán Tâm Pháp là tên chung cho ba thiên luận về Huyết Mạch, Ngộ Tánh và Phá Tướng.
13/11/2010(Xem: 4011)
Bồ Tát Đại Thế Chí tay cầm cành hoa sen màu xanh. Hoa sen tượng trưng cho sự thanh khiết trong sạch, không dính danh lợi thế gian, có sức mạnh tự tại...
11/11/2010(Xem: 5044)
Đây là sáu phương pháp thực tiễn tu tập dành cho các hàng đệtử của đức Đạo sự từ tại gia cũng như xuất gia và,nhất là dành cho các hàng Bồ-tát tu tập muôn hạnh trong việctự độ và độ tha; có nơi còn gọi là Lục độ vạn hạnh.Lục ba-la-mật gọi đủ là Lục Ba-la-mật-đa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]