Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lục Ba-La-Mật (Ṣaṭ Pāramitā)

11/11/201009:23(Xem: 5151)
Lục Ba-La-Mật (Ṣaṭ Pāramitā)

LỤC BA-LA-MẬT
(ṣaṭ pāramitā) 六波羅蜜多
Thích Đức Thắng

Đây là sáu phương pháp thực tiễn tu tập dành cho các hàng đệtử của đức Đạo sự từ tại gia cũng như xuất gia và,nhất là dành cho các hàng Bồ-tát tu tập muôn hạnh trong việctự độ và độ tha; có nơi còn gọi là Lục độ vạn hạnh.Lục ba-la-mật gọi đủ là Lục Ba-la-mật-đa. Ở đây, LụcBa-la-mật-đa được dịch nghĩa cùng phiên âm từ chữ PhạnṢaṭ parāmitā; ṣaṭ có nghĩa là sáu, còn parāmitā đượcphiên âm là Ba-la-mật-đa có nghĩa là vượt qua (độ), đếnbờ bên kia, tức là chỉ cho sáu phương pháp để hành giảtu tập đến bờ bên kia (từ bờ mê đến bờ giác); Parāmitācòn có những nghĩa: Tuyệt đối, nghĩa hoàn toàn, rốt ráo,thành tựu, có nghĩa là đạt thành lý tưởng mà hành giảđã đặt ra cho mình, là hoàn thành mọi ý nguyện, đó chínhlà mục tiêu cuối cùng của các hành giả thực hành con đườngBồ tát của mình qua sáu phương pháp vừa tự lợi và lợitha. Sáu phương pháp này có khả năng độ thoát biển khổsinh tử đạt đến thường lạc Niết-bàn của bờ bên kiatheo nghĩa tương đối. Theo Lục Độ Tập kinh quyển 1 thì:“Chư Phật biết chúng sanh khó đuổi kịp hạnh cao, nênvì họ nói sáu độ vô cực của Bồ-tát đề họ mau đượclàm Phật. Sao gọi là sáu? Một là Bố thí, Hai là Trì giới,Ba là Nhẫn nhục, Bốn là Tinh tấn, Năm là Thiền Định, Sáulà Minh độ vô cực (Trí tuệ Ba-la-mật).”Sáu Ba-la-mậtchúng ta gặp rải rác trong khắp các văn bản Kinh, Luật, Luậntrong Tạng Đại Chánh Tân Tu. Trong đó, Lục Độ Tập kinh,Lục Ba-la-mật kinh v.v…, toàn kinh đều giảng rộng về vềhành Lục Độ; ngoài ra, những kinh khác như kinh Đại BátNhã 5, 7, 9 phần cuối, Luận Đại Trí Độ 11 phần cuối cũngđều tường thuật rõ ràng về chúng, đó là pháp môn cựckỳ trọng yếu của kinh điển Đại thừa Phật giáo. Vềý nghĩa của Lục Độ này được lược thuật như sau:

1 –Đàn-naBa-la-mật (dāna-pāramitā), hay còn phiên Đà-na Ba-la-mật,người Trung quốc dịch nghĩa phiên âm là Bố thí ba-la-mật,hoặc Bố thí đáo bỉ ngạn, Thí ba-la-mật, Bố thí độ vôcực. Cũng dịch là bố thí hoàn toàn tuyệt đối, hay hoànthành Bố thí, trong đó có cả ba loại Tài thí, Pháp thí và,Vô úy thí.

2 –Thi-laBa-la-mật (Śīla-pāramitā), người Trung quốc dịch nghĩa,phiên âm là Trì giới Ba-la-mật, hay còn gọi là Giới độvô cực. Cũng có nghĩa là tuyệt đối, trì giới hoàn toàn,hay hoàn thành trì giới, tức là chỉ cho việc trì giữ luậtnghi giới, Nhiếp thiện pháp giới, Nhiêu ích hữu tình giới,chúng có khả năng đối trị nghiệp ác khiến cho thân vàtâm thanh tịnh.

3 –Sàn-đềBa-la-mật (ksānti-pāramitā), người Trung quốc dịch nghĩa,phiên âm là Nhẫn nhục Ba-la-mật hay An nhẫn Ba-la-mật, Nhẫnnhục độ vô cực. Cũng dịch là tuyệt đối, an nhẫn hoàntoàn, hay hoàn thành nhẫn, tức là chỉ cho việc tu tập nhẫnnại oán hại, An nhẫn chịu khổ, xét kỹ pháp nhẫn có khảnăng đối trị sân nhuế, khiến tâm trụ vào an ổṇ

4 –Tỳ-lị-daBa-la-mật(vīrya-pāramitā), người Trung quốc dịch nghĩa,phiên âm là Tinh tấn Ba-la-mật, hay Tinh tấn độ vô cực.Cũng có thể dịch là tuyệt đối, hoàn toàn tinh tấn, hoànthành tinh tấn, trong đó có cả hai tinh tấn thân và tâm. Tinhtấn siệng năng tu tập các thiện pháp, hành đạo, lễ tụng,giảng thuyết, siêng giúp, khai hóa, tức là chỉ cho thân siêngnăng tinh cần tu tập bố thí, trì giới thiện pháp và tâmsiêng năng hành thiện đạo, tâm tâm liên tục miên mật siêngnăng tu tập nhẫn nhục, thiền định trí tuệ. Cho nên tinhtấn cả khả năng về hai mặt thân và tâm để đối trịvới căn bệnh lười biếng của ác pháp sinh trưởng các pháplànḥ

5 –Thiền-naBa-la-mật(dhyāna-pāramitā), người Trung quốc dịch nghĩa,phiên âm Thiền định Ba-la-mật, hay Tịnh lự Ba-la-mật, Thiềnđộ vô cực. Cũng có thể dịch là tuyệt đối, thiền địnhhoàn toàn, hay hoàn thành thiền định, tứ là chỉ cho sựtu tập tịnh lự hiện pháp lác trú, tịnh lự đưa đến thầnthông, tịnh lự lợi lạc hữu tình, chúng có khả năng đốitrị loạn ý, nhiếp giữ ý niệm đối tượng bên trong khôngcho chạy theo các duyên bên ngoài.

6 –BátNhã Ba-la-mật(prajñā-pāramitā), người Trung quốc dịchnghĩa, phiên âm trí tuệ Ba-la-mật, hay Minh độ vô cực. Cũngcó thể dịch là tuyệt đối, trí tuệ hoàn toàn, hoàn thànhtrí tuệ, có nghĩa được tuệ thế tục, tuệ duyên thắngnghĩa, tuệ duyên hữu tình, có khả năng chấm dứt ngu si,biết rõ thật tướng các pháp hiện hữu và biến dịch.

Quanhững tóm lược về ý nghĩa công dụng của Lục Ba-la-mật,cho hành giả chúng ta có một nhận thức cơ bản về cả haimặt tự lợi và lợi tha cho cả hai Thừa của Phật giáo,tuy trên mặt căn cơ có sự sai biệt, nhưng về mặt tác dụngchúng vẫn có những giá trị nhân quả ngang nhau dù là đạihay tiểu, dù là tiêu cực hay tích cực, chúng vẫn mang lạicho hành giả những kết quả theo từng thuộc tính của chúng.

- VềĐàn-naBa-la-mật(dāna-pāramitā), ở đây được y cứ vào tâmtừ bi mà thể hiện phước lợi cho mình và cho người. Bốthí vốn được phát xuất từ sự khuyến khích và hướngdẫn của chính đức Đạo sư cho các hàng Phật tử Ưu-bà-tắctại gia thực hành pháp này về tài vật. Ý nghĩa vật chấtcủa nó không ngoài dùng y thực cùng tất cả những vật thựckhác có được cúng dường hay bố thí cho những vị có đứclớn và những người cùng khổ nghèo nàn; và cho đến thờikỳ Đại thừa phát triển thì bố thí là một pháp trong LụcBa-la-mật, ngoài Tài thí ra còn thêm hai pháp nữa đó chínhlà Pháp thí và Vô úy thí đem tài vật, thể lực, trí tuệra bố thí rộng rãi cho người khác, vì người khác tạo phướcthành trí mà cầu được công đức dần dần tích lũy trởthành to lớn, đó chính là một phương pháp tu hành đưa hànhgiả đi đến chỗ giải thoát. Theo Đại Thừa Nghĩa Chương12 giải thích thì, nghĩa của Bố thí là dùng tài vật củamình mà phân phát cho người khác được gọi là Bố; còntình thực mình ban ân cho người thì gọi là thí.

MụcđíchBố thí của các nhà Tiểu thừa là để dẹp trừ tính còkè bớt một thêm hai cùng lòng tham cá nhân trong hiện tại,tạo ra tác nhân vì mình vì người mà hành thí khiến tránhkhỏi cái hậu quả bần khốn trong đời vị lai, trong khi cácnhà Đại thừa thì liên kết Bố thí với giáo nghĩa Đạitừ đại bi tâm để tự cứu thoát mình cứu thoát mọi người.Người bố thí giúp đỡ tiền tài vật chất được gọilà Đàn Việt (dānapani, là chỉ cho người cúng dường, ngườigiúp đỡ, ý dịch là người chủ bố thí, hay đàn-na chủgọi tắt là Đà-na); còn của cải tài vật được đem rabố thí gọi là của cải giúp đỡ, tài vật giúp đỡ, vàngbạc giúp đỡ, tiền tài giúp đỡ, nhà cửa giúp đỡ (Nhàcửa cúng dường cho Tăng chúng), vật giúp đỡ phân chia, vậttín đồ cúng dường.

Bốthí có khả năng khiến cho con người xa lìa lòng tham, nhưchúng ta đối với Phật, Tăng cùng những người bần cùngmà cúng dường giúp đỡ y phục, đồ ăn thức uống, củacải vật chất thì cái hậu quả tất yếu là chúng ta sẽchiêu cảm được quả báo hạnh phúc có được về vật chấtsung túc dư giã sau này. Đó là đức Đạo sư chỉ mới dạycho chúng ta tự thể hiện lòng từ qua bố thí vật chất,còn về mặt tinh thần trong đó bố thí cũng được vì mọingười hướng dẫn tuyên giảng về chánh pháp khiến cho ngườita chỉ ác hành thiện không những chỉ đạt được công đứclợi mình lợi người mà còn sinh về nơi nhân thiên hưởnglạc quả sau này qua Pháp thí, đức Đạo sư không những chỉdừng lại ở đó mà còn khiến cho mọi người ly khai xa lialòng sợ hãi do vô minh mang lại làm cho chúng ta không làm chủđược vận mệnh của chính mình mà phải đem giao phó chonhững thần linh không biết bên ngoài làm chủ, đó chính làđem lại cho mọi người lòng vô úy không sợ hãi mà đứcĐạo sự gọi pháp này là Vô úy thí. Giữa ba cách bố thínày sự khác nhau hiển nhiên về giá trị vật chất và tinhthần với nhau mà chúng còn khác nhau trên mặt đánh giá tiêucực và tích cực trong ý nghĩa thế gian và xuất thế gian.Ngay đến Bố thí, nếu bố thí với mục đích vì để xalìa lòng tham và để khai ngộ việc chỉ ác hành thiện thìđược gọi là thanh tịnh thí, còn nếu ngược lại mà bốthí thì bố thí này gọi là bất thanh tịnh thí. Đối vớiPháp thí, giá trị nội hàm của chúng cũng tùy thuộc vàothuộc tính của chính chúng, có nghĩa là Pháp thí chỉ dạymọi người pháp sinh về Nhơn-Thiên Pháp thí thế gian, còngiáo pháp dạy người làm Phật thì gọi là Pháp thí xuấtthế. Ngoài Tài thí và Pháp thí thông thường ra, riêng Bốthí Ba-la-mật cũng tùy thuộc vào thời gian mà khu biệt cóhai loại. Loại thứ nhất được gọi là Bố thí, theo kinhƯu-bà-tắc giới 2 thì, việc hành Thí của các hàng Thinh Văn,Duyên Giác, Phàm phu, ngoại đạo cùng việc hành thí của cáchàng Bồ-tát ở vào thời gian sơ hay nhị A-tăng-kỳ kiếpthì vẫn còn gọi là Thí; còn các hàng Bồ-tát từ đệ tamA-tăng-kỳ kiếp trở lên mà hành thí thì gọi là Thí Ba-la-mật.Theo kinh Bồ-tát Thiện Giới 1, phẩm tự thì, các hàng Bồ-táttại gia hành Tài thí cùng Pháp thí, còn các hàng Bồ-tát xuấtgia hành Tứ thí: bút thí, mặc thí, kinh thí và, thuyết phápthí, trong khi các hàng Bồ-tát Vô sanh nhẫn thì chỉ hành cóCụ túc thí, Đại thí và, Vô thượng thí thôi. Theo Câu Xáluận 18 thì có 8 loại Bố thí: Tùy chí thí, Bố úy thí, Báoân thí, Cầu báo thí, Tập tiên thí, Yếu danh thí, Vị trangnghiêm tâm đẳng thí. Cũng trong luận này đưa ra bảy loạithí khác nữa: Thí khách nhơn, Thí hành nhơn, Thí bệnh nhơn,Thí thĩ bệnh giả, Thí viên lâm, Thí thường thực, Tùy thờithí. Theo kinh Hoa Nghiêm 12 có 10 loại thí: Tu tập thí, Tốihậu nạn thí, Nội thí, Ngoại thí, Nội ngoại thí, Nhấtthiết thí, Quá khứ thí, Vị lai thí, Hiện tại thí, CứuCánh thí. Đó là những sự sai biệt tùy thuộc vào nội hàmcủa những thuộc tính mà theo các kinh luận đưa ra về nộidung, thái độ, cùng mục đích không đồng của chúng, nêncó những phương thức phân loại như vậy. Hơn nữa nếu chúngta căn cứ vào thật tướng Duyên Khởi của các pháp đểđánh giá thì tự chúng: Người thí, người nhận, vậy đượcbố thí cà ba từ bản chất của chúng vốn là Không, khôngtồn tại bỡi luật vô thường tác dụng chi phối, nên Tánh,tướng chúng vốn không, vốn như huyễn chúng ta căn cứ vàođâu để mà chấp phá. Vì vậy cho nên gọi là ba luân thểkhông, ba luân thanh tịnh là vậy.

- VềThi-laBa-la-mật(Śīla-pāramitā), nguyên ngữ căn của động từ√īl có nghĩa là hành vi, động tác khi chuyển sang danh từthì nó chỉ chung cho mọi hành vi, hay tập quán, tính cách,đạo đức của con người. Thi-la Ba-la-mật là hành giới củaLục Ba-la-mật được đức Đạo sư y cứ vào việc làm, hànhvi các đệ tử của mình, nếu không phù hợp với chánh phápthì theo đó mà Ngài chế định giới cấm, khiến cho đệtừ của Ngài sau đó không được phạm vào những điều giớiđã ngăn cấm đó nữa. Với mục đích là ngăn ngừa nhữngđiều sai lầm, đình chỉ những việc làm xấu xa không phùhợp với chánh pháp. Ngoài những ý nghĩa như trên ra Thi-laBa-la-mật, theo Tạp A-tỳ đàm tâm luận 10 thì nó còn có nhữngnghĩa như: Tu tập, Chánh thuận, Tam-muội, Thanh lương cùngan giấc; còn theo luận Đại Tỳ-bà-sa 44 thì lại có mườinghĩa sau: Thanh lương, yên giấc, luôn tập, đạt định, Toạiđăng (đường hầm lên núi), Gương sáng, Bậc thềm, Tăngthượng, Đứng đầu. Nhưng ở đây, đối với Thi-la Ba-la-mậtthì nó có nghĩa là Thanh lương, mát mẻ mà nói, vì tội củaba nghiệp thân-khẩu-ý hay khiến cho người tu hành sinh phiềnnão nóng nảy bực bội, mà giới thí có khả năng đình chỉvà làm dịu mát đi những phiền não bực bội nóng nảy đó,làm cho hành giả đạt được mọi sự an vui, cho nên Thi-laở đây có nghĩa là Thanh lương. Ngoài ra cũng có rất nhiềuvăn bản trong kinh luận có sự giải thích khác nhau, nhưngđó chỉ là những giải thích tùy thuộc vào thuộc tính củanhũng đối tượng cần được giải thích như vậy, cho phùhợp với căn cơ của đối tượng đó.Tuy nhiên dù có giảithích như thế nào đi nữa thì, ý nghĩa cơ bản của chúngcũng không mất đi giá trị chính của nó là: phòng ngửa tộilỗi và đình chỉ mọi việc ác không làm, đó là ý nghĩachính của nó. Vì vậy cho nên việc trì giới rất quan trọngđối với con đường giải thoát khổ đau, nếu không trìgiới mà đòi giải thoát khổ đau được là điều không thểcó được trong giới pháp của Ngài. Vì hành giả đến vớiđức Phật là đến để thực hành giải thoát chứ khôngphải đến với đức Phật để hiểu và biết giới phápgiải thoát là thế nào! Ở đây việc giữ giới thật làquan trọng nếu hành giả muốn thoát khổ. Trong việc trì giớimà hành giả không hiểu và thấu suốt được bốn việc phảilàm của hành giả trong khi trì giới thì kể như việc trìgiới không thành công. Bốn việc đó là: Chỉ là trì, Táclà phạm; Tác là trì, Chỉ là phạm”

Tạisao gọi Chỉ là trì? Trước hết, chúng tôi sẽ giải thíchý nghĩa của bốn việc làm này. Thứ nhất chữ Chỉ có nghĩalà dừng lại, còn chữ Trì có nghĩa là giữ lấy. Vậy trongcâu đầu có nghĩa là hãy dừng lại tất cả mọi việc làmác hại mình hại người không làm thì đó gọi là chỉ, khimà chúng ta dừng không làm các việc ác thì chính lúc đólà lúc hành giả đang trì giữ giới mà mình đã thọ cho nêndừng không làm ác được gọi là trì giới hay là giữ giới.Thứ hai sao gọi Tác là Phạm? Ở đây Tác có nghĩa là làm,là hành động, còn chữ Phạm có nghĩa là phạm vào giớiPhật đã cấm. Vậy trong câu thứ hai có nghĩa là hành giảđã làm những việc, những giới điều Phật đã cấm khôngcho làm: Như không cho sát sanh mà hành giả sát sinh, không chotrộm cắp mà hành giả trộm cắp … thì việc làm hay hànhđộng đó gọi là Phạm giới. Thứ ba sao gọi Tác là Trì?ở đây chữ Tác có nghĩa là làm, hành động, tạo tác, cònTrì là giữ lấy, giữ giới. Vậy câu thứ ba này có nghĩalà khi hành giả đã làm việc hay tạo tác việc giữ giới,không làm ác; tuy có vẻ tiêu cực nhưng thực chất là chúngta đang trì giữ giới cấm, có nghĩa là chúng ta không làmác, chính lúc đó là lúc chúng ta đang tạo việc thiện rồi.Đó là chúng ta nói theo mặc tiêu cực, còn nếu chúng ta nóitheo nghĩa tích cực thì không tạo ác mà chúng ta hành thiện.Ở đây vì nhờ có không tạo ác nên chúng ta trở nêntrong sạch, mà khi chúng ta trở nên trong sạch chính là lúcchúng ta đang trì giới vậy, cho nên gọi Tác là Trì là vậy.Thứ tư sao gọi Chỉ là Phạm? Ở đây Chỉ cũng có nghĩalà dừng lại, đình chỉ không tạo tác, còn Phạm có nghĩalà phạm vào giới cấm. Nếu hành giả đình chỉ không làm:trước là giữ giới, sau nữa là làm việc thiện lợi mìnhlợi người mà không làm thì coi như phạm giới trong việcchỉ ác hành thiện. Đó là ý nghĩa của bốn câu buộc hànhgiả phải tyho6ng hiểu một cách thấu đáo thì, việc trìgiới chúng ta mới đưa đến thành công trong việc giải thoátkhổ mà đạt Niết-bàn an lạc được.

Giớinguyên chỉ là những lời răn của đức Phật đối với cácđệ tử của Ngài, tùy theo thời, theo chỗ phạm củađệ tử mà chế định ra những nguyên tắc khuyên răn. Khởiđầu Ngài chỉ tuyên dạy là :”Các việc ác chớ làm …”Nhưng sau đó do vì Tăng chúng dần đông và cuộc sống vìvậy trở nên phức tạp hơn, sản sinh ra những hành vi khônghợp với chánh pháp, nên theo đó giới mới bắt đầu đượcNgài chế ra theo sau những tạo tác phi pháp đó, mỗi ngàymỗi tăng lên nhiều theo thời giaṇ, tùy thuộc vào nhữngtướng phạm đó mà chúng trở nên phức tạp hơn. Trong lúcnày giáo đoàn của đức Phật gồm có bảy chúng đệ tử,theo đó giới cũng được tùy theo chỗ phạm và căn cơ củahọ mà tùy chế nên giới cũng được phân ra theo đó mà cóGiới của các bậc xuất gia, giới của các vị tại gia nhưtrong luật tạng ghi lại. Tuy là bảy chúng và tùy thuộc vàođó mà Ngài chế nên có sự khác nhau về tướng trạng củagiới điều trên chi tiết, nhưng trên mặt đại thể thuộctánh giới thì cho dù xuất gia hay tại gia cũng đồng một,chúng chỉ khác nhau trên mặt Giá giới mà thôi. Vì mục đíchcủa Giới là đưa hành giả đến chỗ giải thoát khổ đauđạt an vui tịch tĩnh dù là xuất gia hay tại gia thì việcthực hiện giới, cuối cùng cũng chỉ nhằm đến việc thanhtịnh hóa ba nghiệp tham sân si để đưa đến cứu cánh Niết-bànan lạc chung cuộc, nhanh hay chậm cũng tùy thuộc vào giớitướng mà chúng ta nhận lãnh và thọ trì có kết quả haykhông mà thôi.

Căncứ vào phần 1 Luật Tứ phần hành sự sao quyển trung nóivề thuyết pháp thì giới được phân ra làm bốn gồm có:Giới pháp, Giới thể, Giới hành và Giới tướng. Ở đâyGiới pháp chỉ cho những điều giới được đức Đạo sưchế định ra như không sát sinh, không trộm cắp v.v… tấtcả những giới dùng để ngăn cấm các pháp bất thiện đóchúng làm cơ sở cho mọi quy củ cùng mọi giới hạn phòngngửa cho hành giả trong thực hành qua chỉ ác hành thiện,trong đó chúng có cả Tiểu thừa giới và Đại thừa giớiriêng biệt. Giới thể chỉ cho cái thể của giới có đượcsau khi hành giả thọ trì Giới pháp, sự có được này chúngpháp xuất từ những tác dụng của việc phòng ngừa tộilỗi cùng việc thực hành đình chỉ các việc ác không làmnữa. Giới hành chỉ cho những hành vi động tác của ba nghiệpthân khẩu ý chúng không chống trái với các pháp sau khi hànhgiả làm phát sinh được Giới thể. Giới tướng chỉ chotướng trạng của việc trì giới, tức là chỉ cho tình trạngcủa việc trì giới hay phạm giới có được trong thực hànhcủa hành giả. Cũng theo luật Tứ Phần hành sự sao phần1 quyển thượng thì, Bàn về Giới pháp tức là chúng ta bànvề pháp ngữ, chúng không thuộc về phàm hay là Thánh, màchúng ta nói thắng rõ ràng về pháp này, thì chúng chính làcon đường xuất ly khiến cho người thọ trì tin, biết làcó nó. Bàn về Giới thể nếu dựa vào chỗ phát ra nghiệpthể mà luận một cách rõ ràng thì đó chính là sự hiểnbày thẳng sự lãnh nạp của tướng tâm qua tác dụng yếtma xong và giá trị tác dụng vô biểu của sự trì giới đượcthể hiện qua thân khẩu ý. Bàn về Giới hành chỉ cho khihành giả đã dụng tâm thọ trì giới xong, tất phải cầnphương tiện rộng tu, kiểm soát mọi hành vi oai nghi của thânkhẩu, trước chuyên tâm khắc chí tôn sùng hâm mộ các bậcThánh, sau khởi giữ tâm thuận nghĩa với trước gọi là giớihành. Bàn về Giới tướng chỉ cho hành tướng của mỗi oainghi thành tựu, tùy theo sự việc mà thể hiện, mọi độngtác đều xứng hợp với pháp, đức tốt sáng hiện, gọilà giới tướng. Trong bốn loại này Giới tướng tuy là mộttrong bốn loại, nhưng đồng thời cũng là tên chung của bốnloại, cho nên bảo giới tướng có nhiều đường là vậy.Vì khi còn tại thế đức Thế Tôn bao giờ cũng tùy thuộcvào tướng phạm của các đệ tử để mà chế ra giới tướngcó nhiều có ít tùy thuộc vào các hàng đệ tử xuất giacủa Ngài mà chế ra và họ cũng căn cứ vào những giới tướngnày mà giùn giữ Giới.

TheoLuật Thập Tụng 11 Phật dạy thì, “Người trì giới,không phạm vào những giới điều mà Phật đã chế, theo Đạigiới dạy thì người trì giới phải biết oai nghi, biết lúcnào nên hành xử, lúc nào không nên hành xử, cho đến phágiới nhỏ cũng sinh sợ hãi lớṇ” Đó là nhữngđiều kiện tối thiểu để cho hành giả biết rằng việctrì giới không phải chỉ biết giới không thôi, hay chỉ biếtgiới mình đã nhận lãnh là được rồi mà còn phải biếtthực hành, đem giới áp dụng vào cuộc sống qua nên iếtlúc nào nên hành xử và lúc nào không nên hành xử, như bốnviệc mà chúng tôi đã đề cập bên trên và, điều cốt yếucủa việc trì giới là hành giả nếu lỡ phá đi một giớicấm nào cho dù là nhỏ, như phải coi đó như là một việctrọng đại, chúng có thể phá đi toàn bộ con đường giảithoát của chính mình; hành giả phải nên đem lòng sợ hãiđể tránh khỏi phải lập lại việc đã vi phạm.

Theoluận A-tỳ-đạt-ma Câu Xá 14 thì, Giới có khả năngchinh phục nghiệp ác nên gọi là Thi-la, từ để giải thíchrõ ràng là thanh lương, như nói với người thọ trì gióithì tâm an vui, thân không nhiệt não, cho nên gọi là Thi-la.Ở đây Thi-la có nghĩa là mát mẻ (thanh lương), có nghĩa làluận này theo ý nghĩa ý nghĩa từ nhân qua quả theo nghĩa tiêucực của chúng mà định nghĩa nhân và quả, nhận và quảvì thế không ngoài nhau theo nghĩa tích cực.

Theoluận Đại Trí độ 13, 25, 153 thì Thi-la có nghĩa là: “Làmtốt đường lành, không tự mình buông lung, đó gọi là Thi-la.Hoặc thọ giới hành thiện, hay không thọ giới mà hành thiệnđều gọi là Thi-la cả.” Như vậy Theo luận Đại TríĐộ thì việc có thọ giới hay không có thọ giới, nhưnghành giả chỉ cần thực hành thiện hạnh thì cũng là Thi-laBa-la-mật cả. Với luận Đại Trí độ cũng vậy giới đượcđồng hóa theo nghĩa tích cực của chúng, có nghĩa là hànhvi thiện, không buông lung theo ác pháp thì đó chính là Thi-la.Đây đứng về mặt giá trị được đánh giá theo thời gianngay trong hiện tại khi hành giả làm thiện ngay lúc đó Thi-lađược thể hiện.

Nhữnggiá trị có được từ người giữ giới mang lại nếu thựchành giới từ việc đưa đến tươi mát an ổn cả thân vàtâm cho hành giả trong cuộc sống hiện tại qua việc thanhtịnh hóa ba nghiệp đưa đến thoát khổ đạt an vui Niết-bànnhư trê,n qua những bộ luật luận mà chúng tôi đã đưa ra,chúng còn có những giá trị tùy thuộc vào người trì giớicó tinh tấn hay không thì, theo đó chúng cũng có những giátrị dưa đến sự thành tựu mọi thứ công đức rất nhiềunhư nhiều kinh luận đã thuật lại như: theo kinh Chánh PhápNiệm xứ 22 thì: “Người trì giới, thường được bathứ vui: Được khen ngợi, được tài vật, và sau khi mấtsinh Thiên … và nếu người thích trì giới thời sẽ đạtđến Niết-bàn.” Hay theo luận Đại Trí Độ 13 thì: “Ngườitrì giới an lạc đầy đủ, nổi tiếng khắp nơi, Trờingười kính mến, hiện đời được nhiều khoái lạc, nếumuốn lên Trời hay sinh làm người sẽ giàu sang sống lâu,không bao giờ bị nạn.” Cũng theo Đại Trí độ luậnthì nếu người trì giới thuộc hàng sơ sơ thì sẽ sinh làmngười, còn bậc trung thì sẽ sinh lên Trời Lục dục, bậcthượng mà lại hành Tứ thiền, tứ không định sẽ sinh vềcõi Trời Sắc, Vô sắc thanh tịnh. Trì giới bậc thượngcó ba loại, trì giới hạ thanh tịnh thì đắc A-la-hán, trìgiới trung thanh tịnh thì sẽ đạt được Bích-chi Phật, còntrì giới thanh tịnh bậc thượng thì sẽ được Phật đạo.”

Đólà những giá trí đích thực dành cho người trì giới sẽđạt được trong hiện tại và trong tương lai cả vật chấtlẫn tinh thần đều mang lại cho hành giả những lợi lạckhó có được nơi người không trì giới.

VềSàn-đềBa-la-mật(ksānti-pāramitā), là phiên âm từ tiếng phạnKsānti-paramita, nghĩa là nhẫn, an nhẫn, nhẫn nại, nhẫn nhục;là một chi trong Lục ba-la-mật, Thập ba-la-mật, có nghĩa lànhững gì khiến cho tâm chúng ta an ổn, kham nhẫn trước mọinão hại, mọi hủy nhục từ bên ngoài đưa đến và, cũngchỉ cho những khổ não, thống khổ thuộc về cả thân, tâmđều có khả năng kham nhẫn hết tất cả của con ngườiđều gọi là nhẫn nhục. Theo Du-già Sư địa luận 57 thì,nhẫn nhục bao gồm cả ba loại hành tướng không phẫn nộ,không kết oán và, tâm không ôm lòng ác ý. Phật giáo rấtđặt biệt chú trọng đến nhẫn nhục và, điều này luônthể hiện hàng đầu trong giáo lý Phật giáo Đại thừa dànhcho các hàng Bồ-tát khi thực hành hành nguyện của mình trongviệc tự lợi cùng lợi tha qua Lục Ba-la-mật. Tuy hai thừaThinh văn cùng Duyên giác cũng lấy nhẫn nhục trong pháp tutập nhưng vì thuộc tính của chúng nhẫn chưa được nângcao nên chì bó buộc trong phạm vi cá nhân là nhất trong khicác hàng Bồ-tát lấy nhẫn nhục để thử thách bước đườngtu hành của mình trong lúc giao tiếp với tha nhân qua việclợi tha nên nhẫn nhục được đặt lên hàng đầu, vì vậycho nên sự khác biết của nó rất lớn.

TheoThập tụng luật thì đức Đạo sư dạy các Tỳ-kheo đốivới các hàng cư sĩ tại gia đến giúp đỡ chúng Tăng thìngoài việ giảng dạy cho họ thông hiểu các pháp sâu xa phânbiệt được chánh tà đạo cho họ mà Tỳ kheo còn phải giảngdạy về phương pháp thực hành Bố thí, trì giới, nhẫn nhụcnữa: “Nếu các cư sĩ nào đến, thì nên vì họ mà nóipháp thậm thâm, chỉ rõ đâu là chánh đạo, tà đạo. Nêngiảng về tri kiến thực hành bố thí, trì giới, và nhẫnnhục.”Đó là bổn phận của các Tỳ-kheo đối vớicác hàng cư sĩ tại gia phải phân biệt cho họ biết đườngnào chánh đưa đến giải thoát, đường nào tà đưa đếnkhổ đau để tránh.

TheoKinh Trường A-hàm 21 đức Đạo sư đã kể lại hạnh tu nhẫnnhục của chính Ngài khi còn là một Thiên đế Thích, đãtừng bị vua A-tu-la người bại trận trong cuộc chiến giữaChư thiên và A-tu-la mắng chửi khi đang còn bị trói. Cuộcđàm thoại giữa Thiên đế và người hầu của Thiên đế.Đại ý là vị hầu Thiên đế chê trách Thiên đế tại saokhông trả lời lại trước những lời lẽ hủy nhục mắngchửi của Vua A-tu-la: Trước hết là sợ, tự thể hiện sựyếu kém của mình, sao lại phải nghe những lời ác; nay khôngtriệt hạ đứa ngu thì sau khó nhịn, hãy đánh nó bằng gậycho nó hối lỗi; hơn nữa Thiên vương im lặng vì sợ giảmđức trí, nhưng họ đâu biết cho là vua sợ hãi, nên đốiđầu liều chết xúc phạm, muốn vua Thiên đế lùi lại nhưbò. Và chúng ta sẽ thấy được những gì mà vị Thiên đếđã trả lời lạ cho người hầu qua những bài kệ như sau:

“Ngukia không thấy biết,
Bảota lòng sợ hãi.
Taquán đệ nhất nghĩa:
Nhịnim là tối thượng.
Điềuxấu trong các xấu:
Trongsân lại nổi sân;
Ởtrong sân không sân,
Làchiến đấu tối thượng.
Conngười có hai duyên,
Vìmình cũng vì người;
Mọingười có tranh tụng,
Aikhông tranh là thắng.
Conngười có hai duyên,
Vìmình cũng vì người;
Thấyngười không tranh tụng,
Lạicho là ngu đần.
Nếungười có sức lớn,
Nhịnđược người không sức;
Sứcnày là đệ nhất,
Làtối thượng trong nhẫn.
Ngutự cho mình mạnh,
Sứcnày chẳng là sức;
Ngườimạnh nhẫn như pháp,
Sứcnày không ngăn được.

Phậtbảo Tỳ-kheo:

Lúcbấy giờ, Thiên đế Thích há là người nào khác sao? Khôngnên có ý nghĩ như vậy. Lúc ấy, Thiên đế Thích chính làbản thân Ta vậy. Vào lúc bấy giờ, Ta tu tập nhẫn nhục,không hành động nóng vội, thường thường khen ngợi ngườihay nhẫn nhục. Nếu có người trí nào muốn hoằng dươngđạo của Ta, thì phải tu tập nhẫn nhục im lặng, chớ ômlòng phẫn hận đấu tranh.( )” Theo đức Đạo sưthì mọi sự đấu tranh đều phát xuất từ lòng phẫnhận và, để đối trị lại lòng phẫn hận hành giảchúng ta phải dùng nhẫn nhục để nhổ tận gốc độc sânhân mới mong làm trong sạch được ba nghiệp, ví nhẫn nhụclà một sức manh tối thượng không gì có thể ngăn được.Đó là những kinh nghiệm tu tập hành nhẫn nhục của đứcĐạo sư khi cò là một chúng sanh ở cõi chư Thiên, Ngài đemra kể lại cho các Tỳ-kheo đệ tử của Ngài cùng nhấn mạnhđế sức mạnh không gì ngăn cản được của hạnh nhẫnnhục.

TheoTăng Nhất A-hàm 44 Phât kể lại cho Tôn giả A-nan về nhữngkiếp xa xưa của đức Phật Tỳ-bà-thi thì, nhẫn nhục đượcchư Phật coi như là một thứ sức mạnh tối ưu trong việcgiữ gìn thanh tịnh cuộc sống của chúng Tỳ-kheo trong vòngmột trăm năm đầu khi cấm giới chưa được chế ra vào lúcbấy giờ:

Chínmươi mốt kiếp có Phật xuất thế hiệu Tỳ-bà-thi Như Lai,Chí chân, Đẳng chánh giác. Bấy giờ có ba hội Thánh chúngHội thứ nhất, Thánh chúng gồm một trăm mười sáu vạntám nghìn Tỳ kheo. Hội thứ hai, Thánh chúng gồm mười sáuvạn. Hội thứ ba, Thánh chúng mười vạn. Thảy đều A-la-hán.Phật thọ tám vạn bốn nghìn tuổi. Trong vòng một trăm năm,Thánh chúng thanh tịnh. Đức Phật ấy lấy một bài kệ làmcấm giới.

Nhẫnnhục là bậc nhất.
Phậtnói Vô vi nhất.
Khôngvì cạo râu tóc
Sa-mônmà hại người.

“Bấygiờ, Đức Phật ấy chỉ nói một bài kệ này làm cấm giớitrong vòng một trăm năm. Khi cấu uế đã phát sanh mới lậpcấm giới.”( )

Ởđây sức mạnh của nhẫn nhục làm cuộc sống của chúngTăng trở nên vô sự, vô sự là sự thể hiện thanh tịnhcủa chúng Tăng trong cuộc sống. Đó là những thể hiện vượtbực sức mạnh của lòng nhẫn nhục trong quá khứ của chínhNgài và Thánh chúng của chư Phật trong quá khứ. Nhưng đâychỉ là sự thể hiện theo giá trị của luật tắc nhân quảcủa pháp nhẫn nhục theo hữu lậu pháp còn giới hạn trongvòng đối đãi nhau, chứ chưa phải là hạnh nhẫn nhục vướtthoát của pháp nhẫn vô lậu giải thoát.

TheoGiới Kinh Ưu-bà-tắc 7, trong phẩm Sàn-đề Ba-la-mật thì sởhành của các hàng Nhị thừa về nhẫn nhục, tuy cũng là nhẫnnhục nhưng chẳng phải là Ba-la-mật, chỉ có sở hành cáchàng Bồ-tát mới được gọi là nhẫn nhục Ba-la-mật. Vìsở hành của các hàng Nhị thừa chủ yếu về tự lợi tíchcực hơn là tiêu cực nên đặt nặng trong vấn đề nhân quả,còn các hàng Bồ-tát mặt tích cực của họ là lợi tha đặtra nhiều hơn, nên cần phải vượt qua khỏi nhân quả đểhoàn thành Giác hành viên mãn, nên có nơi Ksānti-paramita còndịch là nhẫn độ.

Theophẩm Lục an nhẫn Ba-la-mật-đa trong kinh Đại thừa lý thúlục Ba-la-mật-đa 6 thì, dùng an nhẫn hành quán tất cả đềukhông, mới gọi là an nhẫn Ba-la-mật, còn an nhẫn khác khônggọi là Ba-la-mật như an nhẫn phân biệt thiện ác của mìnhngười thông thường không gọi là an nhẫn mà gọi là nhẫnnhục theo nhân quả. Kinh Giải thâm Mật 4, phẩm Địa Ba-la-mật-đathì phân loại nhẫn nhục Ba-la-mật gồm có ba loại: Nạioán hại nhẫn (Chỉ khả năng nhẫn nhịn những điều oánhại của kẻ khác đối với mình), An thọ khổ nhẫn (Cókhả năng nhẫn chịu mọi thứ khổ), Đế sát pháp nhẫn (cókhả năng quán sát xét thật các pháp). Ngoài ra trong ThậpThiện hạnh cũng có nhẫn nhục hạnh, chỉ cho khả năng nhẫnnhịn tất cả mọi sự nhục nhã não hại mà không khởi lêntâm sân hận lúc hành giả tu hành. Như kinh Ma-ha Bát-nhã Ba-la-mật1 thì, “Vì Tâm không động cho nên đầy đủ Sàn-đềBa-la-mật.” tức là khi hành giả đem tâm mình trụ vàochân lý thì sẽ không bị người khác não hại, hay mọi sựnhục mà làm cho động.

Nhẫnđược phân ra làm nhiều loại: có hai như Sanh nhẫn cùng Phápnhẫn; có ba như Nại oán hại nhẫn, An thọ khổ nhẫn, Đếsát pháp nhẫn; có bốn như Vô sanh pháp nhẫn, Vô diệt nhẫn,Nhân duyên nhẫn, Vô trụ nhẫn; có năm như Phục nhẫn, Tínnhẫn, Thuận nhẫn, Vô sanh nhẫn, Tịch diệt nhẫn; có sáunhư Tín nhẫn, Pháp nhẫn, Tu nhẫn, Chánh nhẫn, Vô cấu nhẫn,Nhất thiết trí nhẫn; có mười như Túy thuận âm thinh nhẫn,Thuận nhẫn, Vô sanh pháp nhẫn, Như huyễn nhẫn, Như diễmnhẫn, Như mộng nhẫn, Như hưởng nhẫn, Như điện nhẫn,Như hóa nhẫn, Như hư không nhẫn. Đó là các loại nhẫn đượckinh điển phân ra làm nhiều loại và theo đó chúng khế hợpvới từng loại căn cơ đáp ứng được những cách đốitrị đối với những trường hợp câu hữu với chính chúng.Những định nghĩa theo từng thuộc tính, quan điểm thuộctừng lớp căn cơ tu hành của các hành giả tu hạnh nhẫnnhục; sự khác biệt đó phải được nhận thức một cácrõ ràng khi người thực hành áp dụng vào tu tập mới mongđạt kết quả theo sở hành của mình được.

- VềTỳ-lị-daBa-la-mật(vīrya-pāramitā), người Trung quốc dịch nghĩa,phiên âm là Tinh tấn Ba-la-mật, hay Tinh tấn độ vô cực.Vīrya người Trung quốn phiên âm là Tỳ-lị-da, hay Tỳ-ly-dacó nghĩa là siệng năng, tinh cần. Theo tiếng phạn thì độngtừ căn √Vīr, có nghĩa là chiến thắng, hay đình chỉ, còntiếp vỹ ngữ “ya” được thêm vào do biến cách đểtrở thành danh từ trung tính mang ý nghĩa là tự kiềm chếmà siêng năng tu tập. Theo Trần Chân Đế thì khả năng diệttrừ lười biếng, và các pháp ác bất thiện gọi là “Tỳ-lị”;và thực hành không phóng dật làm tăng trưởng các pháp lànhgọi là “da”( ). Theo Đại thừa nghĩa Chương 12( ) thì, Tỳ-lị-dacó nghĩa là tinh tấṇ Pháp luyện tâm gọi là tinh; đạt tâmtinh chuyên gọi là tấn. Tinh tấn là pháp căn bản trongviệc thực hành pháp tu của mọi người, nên trong pháp tucơ bản của Nguyên thỉ Phật giáo thì tinh tấn là một chitối quan trọng trong tám chi Thánh đạo và, trong pháp tu củacác nhà Bồ-tát hành Đại thừa cũng lấy tinh tấn làm hàngđâu trong việc hành đạo của mình qua Lục ba-la-mật hay ThậpBa-la-mật. Cũng có thể dịch là tuyệt đối, hoàn toàn tinhtấn, trong đó có cả hai tinh tấn thân và tâm. Trước hếtvề sự tinh cần của thân trong việc nổ lực siêng năng tutập các pháp thiện trong lúc hành đạo như lễ bái, độctụng, giảng pháp và, làm trợ duyên khuyến khích hướng dẫncho mọi người thực hành các pháp thiện như bố thí, trìgiới v.v… Sau đến tự tâm hành giả nổ lực tinh cần thựchành thiện đạo, tâm hành giả lúc nào cũng miên mật liêntục hướng đến đạo Niết-bàn trong mọi nổ lực tinh tấntu tập nhẫn nhục, thiền định, trí tuệ, đánh tan mọi sựgiải đãi biếng nhác để làm tăng trưởng các thiện phápmột cách nhanh chóng hơn trên bước đường giải thoát khổđau đạt an vui tịch diệt. Như vậy tinh tấn vốn là mộtđộ rất ư là quan trong đối vối lục độ, hay thập độvà, cũng là một pháp cơ bản quan trọng đứng đầu trongsự thành tựu pháp tu của hành giả. Ở đây, cho dù pháptu tốt hay dễ đến độ nào đi chăng nữa; nhưng hành giảthiếu tinh tấn nổ lực về thân và tâm thì pháp ấy cũngtrở thành vô giá trị đối với mọi người.

- VềHành tướng của tinh tấn tùy theo căn cơ và thuộc tính củatừng đối tượng tu, nên theo đó chúng có những sự sai khácvà không đồng nhau: Theo tâm sở thì gọi là siêng, tức chỉcho tâm dõng mãnh dứt ác hành thiện, các nhà Câu Xá cùngDuy thức lấy tinh tấn làm một trong những pháp địa đạithiện. Hoăc nó cùng với dục, tâm, tư duy hiệp thành bốnnhư ý túc. Hoặc nó cùng với tín, niệm, định, tuệ hiệplại thành năm căn năm lực. Hoặc nó cùng với dục, niệm,xảo huệ, nhất tâm hiệp thành ngũ pháp. Hoặc nó là mộttrong lục Ba-la-mật hành, hay thập ba-la-mật hành. Hoặc mộttrong thất bồ-đề phần pháp.

TheoĐại trí độ luận 16 thì tinh tấn thuộc tâm số pháp, siênglàm không trụ vào tướng, làm theo tâm cùng với tâm sanh khởi.Theo A-tỳ-đàm thì hoặc có giác có quán, hoặc không giácmà có quán, hoặc không giác không quán. Trong tất cả cácpháp thiện thì siệng năng tu tập không biếng nhác thì gọilà tướng tinh tấn. Trong năm căn, thì tinh tấn gọi là tinhtấn căn, nếu căn này tăng trưởng thì gọi là tinh tấn lực,tâm có khả năng khai ngộ thì gọi là tinh tấn giác, trườnghợp có khả năng đưa đến thành Niết-bàn Phật đạo thìgọi là chánh tinh tấn. Trong tứ niệm xứ thường hay liênhệ với tâm thuộc tinh tấn phần, trong tứ chánh cần nólà tinh tấn môn, trong tứ như ý túc thì dục tinh tấn chínhlà tinh tấn, trong lục ba-la-mật gọi là tinh tấn Ba-la-mật.Vì tính quan trọng và cần thiết của tinh tấn trong việchoàn thành những pháp tu cho mọi hành giả nên tinh tấn trởthành như là hiện hữu trong mọi pháp tu đối trị mọi cănbệnh vậy và, theo đó cũng tùy thuộc vào từng chức năngmà mang ý nghĩa của chính chúng trong năm thừa: Nhơn, Thiên,Thinh Văn, Duyên Giác và Bồ-tát.

- Vềchủng loại thì cũng được phân ra làm nhiều chủng loạicho phù hợp với thuộc tính của từng loại căn cơ mà đứcĐạo sư phân chia theo đối tượng đối trị đó, do đó chúngcũng thuộc loại đa dạng, theo theo Đại Thừa Trang Nghiêmkinh luận 8 thì tinh tấn có sáu loại:

Một,Tinh tấn tăng giảm (hāniviṛddhi-vīrya): có trong Tứ chánhcần, dùng để giảm từ từ hai pháp ác và, cũng làm tăngdần hai pháp thiện.

Hai,tinh tấn tăng thượng (mokṣāddhipa-vīrya): có trong ngũ căn,làm nghĩa tăng thượng đối pháp giải thoát.

Ba,tinh tấn xả chướng (pakṣavipakṣa-vīrya): có trong ngũ lục,cho dù có bất cứ chướng ngại nào cũng không thể ngăn cảnđược.

Bốn,tinh tấn nhập chơn (praviṣta-vīrya): có trong Thất giác chi,để thành lập kiến đạo.

Năm,tinh tấn chuyển y (parivartaka-vīrya): ở trong tám chi Thánh đạo,là nhân chuyển y đưa đến cứu cánh lúc tu đạo.

Sáu,tinh tấn đại lợi (mahārtha-vīrya): ở trong lục Ba-la-mật,làm lợi cho tự mình và làm lợi cho người khác.

Chínhvì sự hiện hữu cần thiết của tinh tấn trong mọi pháptu nên tinh tấn cũng trở nên đa dạng và, có nhiều thuyếtvề tinh tấn: Theo Đại trang nghiêm thừa kinh luận 8 thì căncứ vào căn cơ và pháp tu của người ba thừa mà đức Đạosư phân ra làm ba phẩm năm loại tinh tấn riêng biệt: TinhVăn, Duyên Giác và Bồ-tát cho phù hợp với kết quả mà họnhận được sau khi tu tập. Năm loại đó là:

Một,tinh tấn hoằng thệ (samnāha-vīrya), là muốn phát khởi thựchành.

Hai,tinh tấn phát hành (prayoga-vīrya), đang thực hành các phápthiện trong hiện tại.

Ba,tinh tấn Vô hạ (alīna-vīrya), sẽ được kết quả lớn chứkhông phải nhỏ nhặt.

Bốn,tinh tấn bất động (akṣobhya-vīrya), tức là những nỗi khổcủa lạnh nóng v.v… khong làm hành giả lay động.

Năm,tinh tấn vô yểm (asaṃtuṣṭi-vīrya) không vì được kếtquả chút ít mà cho là đủ.

TheoĐại phương quảng Thập luân kinh 8, trong Tinh tấn tướngphẩm thì tinh tấn chia ra làm hai loại: Thế gian và xuất thếgian tinh tấn khác nhau. Như Kinh Ưu-bà-tắc giới 7 dạy thì,tinhtấn của Bồ-tát xuất gia không khó bằng tinh tấn của Bồ-táttại gia, vì Bồ-tát tại gia do vì kề cận với nhiều nhânduyên ác trói bộc nên rất khó tu trong việc thực hành siêngnăng tinh tấṇ. Theo Đại Trí Độ luận 16 thì, đề cậprất rộng và nhiều về tinh tấn cả thân và tâm trongviệc thực hành, nhưng hai việ này khác xa nhau. Theo kinh Giảithâm mật 4 trong phẩm Địa ba-la-mật-đa thì, tinh tấncó ba loại: Bị giáp tinh tấn, tinh tấn gia hành chuyển sanhthiện pháp, tinh tấn gia hành nhiêu ích hữu tình. Theo Đạithừa A-tỳ-đạt-ma tạp tập luận 12 thì cũng có ba loạitinh tấn: Bị giáp, phương tiện và, nhiêu ích hữu tình; cònThành Duy thức luận 9 thì, Bị giáp, nhiếp thiện, và lợilạc tinh tấn. Ở đây tinh tấn bị giáp là chỉ cho sự pháttâm đại thề nguyện dõng mãnh cho việc thực hành tự lợivà lợi tha từ kiếp này sang kiếp khác thề không thối chuyểntrong việc hoàn thành sự ngiệp giải thoát của mình; lúckhởi lên tâm niệm như vậy cũng giống như mặc áo giáp sắtxông trận vậy, có oai lực lớn vậy. Tinh tấn nhiếp thiệnlà chỉ cho việc tinh tấn tu tập và thực hành các pháp thiện.Tinh tấn lợi lạc, là chỉ cho vì việc lợi ích của tấtcả chúng sanh mà tinh tấn không biếng nhác. Theo Nhiếp đạithừa luận quyển trung, Trần Chân Đế dịch thì,tinh tấnchia ra làm ba phẩm loại: tinh tấn cần dõng, tinh tấn gia hành,tinh tấn bất hạ nan hoại vô túc (tinh tấn vô khiếp nhược,vô thối chuyển, vô hí túc)

TheoHoa Nghiêm kinh 24 thì phân làm mười loại tinh tấn: Bất chuyển,bất xả, bất nhiễm, bất hoại, bất yểm quyện, quảng đại,vô biên, mãnh lợi, vô đẳng đẳng, cứu nhất thiết chúngsanh và, nói về Bồ tát khi tu tập tinh tấn như vậythì tâm trở nên ngay thẳng thanh tịnh, không mất tâm sâuxa, tin hiểu rõ ràng sắc bén, căn lành thêm lớn, xa lìa thếgian, bất tín cấu uế đều trừ sạch hếṭ. Ngoài ra, theoDu-già Sư địa luận 42, phẩm tinh tấn thì, chia ra làm 9 loại:Một, tinh tấn tự tánh. Hai, tinh tấn nhất thiết (có hai loại:tại gia và xuất gia. hai loại này, mỗi loại có ba: hoằngthệ, nhiếp thiện, nhiêu ích). Ba, tinh tấn nan hành (có baloại tinh tấn khó thực hành: tinh tấn Không gián đoạn, tinhtấn không tưởng đến y thực, giường nằm, thân mình, tinhtấn thường tu pháp lành). Bốn, tinh tấn nhất thiết môn(có bốn loại: lìa bỏ pháp nhiễm ô, sinh pháp bạch tịnh,trừ sạch ba nghiệp, tăng ích trí tuệ). Năm, tinh tấn thiệnnhơn (có năm loại: không có gì để vất bỏ, không thốigiảm, không theo hạ liệt, không điên đảo, siêng năng dõngmãnh gia hành). Sáu, tinh tấn nhất thiết chủng (có hai loại:Lục chủng và thất chủng. Luc chủng: vô gián, ân trọng,đẳng lưu, gia hành, bất động, vô hí túc tinh tấn. Thấtchủng: câu hành với dục, bình đẳng tương ưng, thắng tiến,cần cầu, tu học, lợi tha, khéo giữ tinh tấn). Bảy, trừphiền não tinh tấn. Tám, đời này đời sau vui tinh tấn. Chín,thanh tịnh tinh tấn (có mười loại tinh tấn: Tùy thuận, tutập, chuyên tinh, thiện nhiếp, tùy thời tu tập tương ưng,thông đạt các tướng tương ưng, không thối lui yếu, khônghoại, bình đẳng,hồi hướng đại Bồ-đề).

Tấtcả những hành tướng và chủng loại trên của tinh tấn,chúng tôi chỉ nêu ra một số ít trong kinh luận để cho hànhgiả biết rằng trong tu tập của chúng ta, việc siêng năngtinh tấn là một điều kiện cần thiết và hàng đầu buộcphải có trong việc thực hành; nếu trong tu tập mà chúng tabiếng nhác không chịu khó chịu khổ để thực hành pháptu thì cho dù pháp tu đó dễ dàng đến đâu hay, phương pháphay đến đâu đi nữa mà chúng ta không chịu nổ lực tinhtấn để thực hành thì kết qua sẽ không bao giờ đến vớichúng ta. Pháp của đức Đạo sư là đến để thực hànhchứ không phải đến để biết. Đó là điều kiện tiênquyết cho mọi hành giả muốn đạt được kết quả tronghiện tại hay trong tương lai xa hơn dù là Đại hay Tiểu cũngvậy.

- VềThiền-naBa-la-mật(dhyāna-pāramitā), còn gọi là Thiền định ba-la-mậthoặc, Tịnh lự Ba-la-mật, Thiền độ Ba-la-mật. Ở đây cóthể dịch là tuyệt đối, hoàn toàn hay sự hoàn thành củaThiền định; chỉ cho tịnh lự tu tập hiện pháp lạc trú,dẫn đến thần thông, nhiêu ích hữu tình, có khả năng điềuhòa đối trị loạn ý và khả năng nhiếp giữ chánh ý bêntrong, đưa đến bến bờ giải thoát, an vui cuối cùng trongquá trình tu tập thực hiện bồ-tát hạnh của hành giả.

Thiềnlà từ lược củaThiền-na (dhyāna) còn dịch là tư duy tu,hay tịnh lự. Tư duy tu có nghĩa là tư duy về đối cảnh màchúng ta đang để tâm vào mà nghiên cứu tu tập và, dùng tâmthể tịch tĩnh tịnh lự để xét về nghĩa tư duy suy nghĩđó.

Địnhđược dịch nghĩa từ chữ Samādhi Trung Hoa phiên âm làTam-ma-địa, Tam-mội hay Tam-ma-đề, có nghĩa là chánh thọ,chánh định là định tâm dừng vào một cảnh xa lìa mọivọng động.

VậyThiền có nghĩa là một lòng khảo sát nghiên cứu về mộtvật nào đó tức là Thiền, còn nhớ nghĩ về một cảnh vắnglặng nào đó gọi là định. Sự khác biệt giữa Thiền vàĐịnh chỉ được dùng để nói đến nghĩa rộng chỉ choĐịnh và, nghĩa hẹp chỉ cho Thiền mà thôi. Bỡi vì sự tưduy xét nghĩ của Thiền-na, tự nó đã có cái nghĩa của đìnhchỉ tịch tĩnh rồi cho nên cũng gọi nó là Định; nhưng trongTam-muội (chánh định) lại không có nghĩa xét nghĩ tư duy,nên mới gọi là Thiền. Trong Thiền tối sơ khi Phật còn tạithế thì Thiền không chỉ làm căn bản cho các định mà cònphát ra những sức mạnh chung cho thiên nhãn và thiên nhĩ nữa,tất cả đều nương vào Thiền này. Hơn nữa, trong Thiềncó cả những tác dụng của suy xét và quán niệm chân lý,cho nên người học đạo thường lấy Thiền làm khởi đầutối yếu trong việc thực hành. Tuy nhiên do tính chất trongThiền đã có định và trong định không có Thiền nên Địnhđược phân ra làm ba loại: Vị Định, Tịnh định, vô lậuđịnh. Vị định (chưa có định) là lúc nó cùng với phiềnnão tham tương ưng mà khởi, yêu đắm đối với định. Tịnhđịnh là cùng với tâm thiện hữu lậu tương ưng mà khởi.Vô lậu định, là bậc trí nương vào định mà đạt đượctrí vô lậu.

TheoLuận Đốn ngộ nhập đạo yếu môn quyển thượng: “Hỏi:Sao gọi là Thiền? Sao gọi là Định?” Đáp: “ Vọngniệm không sinh là Thiền, ngồi thấy bản tánh là Định.Bản tính tức là tâm không sinh. Định là đối cảnh khôngtâm, tám ngọn gió không thể lay động. Tám ngọn gió là:hơn, kém, khen, chê, ca ngợi, trách, khổ, vui, đó gọi là támngọn gió. Người nào nếu được định như vậy thì, dùlà phàm phu cũng nhập vào địa vị của Phật.” Ngoàira thường Thiền định được dùng cùng một nghĩa để chỉcho tâm vật bất động đều gọi là tam-muội cả. Như TríĐộ luận 5 “Khéo trụ tâm vào một chỗ bất động,đó gọi là Tam-muội.” hay cũng trong Trí Độ luận28 thì: “Tất cả Thiền định đều gọi là Định haytam-muội. Ngoài tứ Thiền ra, các Định khác cũng gọi làĐịnh, cũng gọi là Tam-muội, mà không gọi là Thiền.”

Vềtên gọi thì Định có rất nhiều tên gọi khác nhau tùy thuộcvào người đọc mà có được phiên âm để phù hợp vớiđối cơ mà gọi tên trong khi phiên âm. Theo luận Câu Xá Quangký 6 thì có ba tên: Tam-ma-địa (samādhi), Tam-ma Bát-để (samā-patti),Ta-ma-di-đa (samāhita). Theo Duy Thức Liễu nghĩa đăng 7 thì cónăm tên gọi: (1). Tam-ma-di-đa (samāhita) là Đẳng dẫn. (2).Tam-ma-địa hay ta-muội (Samādhi) là Đẳng trì. (3). Ta-ma Bát-để(samā-patti) là Đẳng chí. (4). Đà-na-diễn-na, Thiền-na (dhyāna)là Tịnh lự. (5). Chất-đa-hê-ca A-yết-la-ca (cittaikāgratā)là Nhất tâm cảnh tánh. (6). Xà-ma-tha (śamatha) là Chỉ. (7).Hiện pháp lạc trú (dṛiṣṭadharma-sukhavihara). Theo PhápGiới Thứ Đệ, quyển hạ thì, Thiền có thế gian Thiền vàxuất thế gian Thiền. Thiền thế gian là thiền của các hàngphàm phu thực hành, tức căn bản là lấy tứ Thiền, tứ vôlượng tâm, tứ vô sắc Định làm căn bản. Trong khi Thiềnxuất thế gian có hai loại: (1). Xuất thế gian Thiền, hay lànhị thừa cộng Thiền, chỉ cho Lục Diệu môn, Thập lụcđặc thắng, Thông minh, Cửu tưởng, Thập tưởng, Bát-bối-xả,Bát thắng xứ, Thập nhứt thiết xứ, Luyện thiền, Tứ thậpbiến hóa, Nguyện trí, Đảnh thiền, Vô tránh tam-muội, Tamtam-muội, Sư tử phấn tấn, Siêu việt tam-muội, Tam minh, Lụcthông thiền v.v… (2). Xuất thế gian thượng thượng thiền,hay là bất cộng thiền, như Tự tánh đẳng tứ chủng đạithiền, Thủ lăng nghiêm đẳng bách bát tam-muội, Chư Phậtbất động đẳng bách nhị thập tam-muội.

TuyThiền Định đều phát xuất từ đức của tâm, song tâm củadục giới không có đức này (chỉ có được khi chúng ta tutập), mà chúng thuộc về tâm đức của sắc giới và vôsắc giới. Đứng về mặc tương đối của sắc và vô sắcthì Thiền là pháp của sắc giới, Định là pháp của vôsắc giới và, tự chúng có bốn cấp bậc cạn sâu khác nhau,nên chúng ta thường nghe có tứ Thiền, tứ Định. Tứ Thiền,tứ Định này là pháp thế gian chung cho Phật pháp, ngoạiđạo, phàm thánh cùng tu tập, ngoài Định thế gian này racòn có Định xuất thế gian của Phật, Bồ-tát, A-la-hán chứngđắc, đó là các Định vô lậu nhờ tu tập mà có được,cho nên muốn đạt được Thiền thì phải xa lìa phiền nãodục giới. Muốn đạt được Định thì phải đoạn trừphiền não dục giới và, muốn đạt được các Định vôlậu thì phải đoạn tuyệt phiền não vô sắc giới. Vì chúngta là hành giả của dục giới nên muốn đạt được Thiềnđịnh này bắt buộc chúng ta phải nổ lực tu tập màthôi. Theo tông Câu xá thì định này được chia ra là hai phần:Hữu tâm định và Vô tâm định. Hữu tâm định gồm có bốnTịnh lự và bốn vô sắc định, Tâm định này có đượclà nhờ tu tập đoạn trừ dần dần các phiền não hạ địatrong mười địa của các nhà Câu Xá tông, nhờ đó mà sinhra sắc giới bốn tịnh lự thiên và bốn vô sắc giới thiênđịnh này. Vô tâm định gồm có vô tưởng định và Diệttận định. Vô tưởng định chỉ cho trạng thái vô tưởngmà các phàm phu cùng ngoại đạo tưởng lầm và cho rằng đâylà trạng thái chân Niết-bàn để cho họ tu tập và mong đạtđến. Diệt tân định, chỉ cho cảnh giới tịch tĩnh vô dưNiết-bàn mà các bậc Thánh tu tập đạt được định. Ngoàira giai đoạn trung gian cận phân định của sơ tịnh lự vànhị tịnh lự được gọi là trung gian định; nếu hành giảnào tu tập định này sẽ được sinh về Đại Phạm thiên.Đây là hai loại định có được nhờ vào sự tu tập củahành giả dành cho cõi dục mà chúng ta đang cư ngụ, chứ khôngphải sinh ra đã có rồi như là cõi sắc và vô sắc.

VậyThiền là tên gọi tắc của Thiền-na được phiên âm từchữ Phạn dhyāna có nghĩa là tịnh lự cùng với nghĩa “Định”của Tam-ma-địa được phiên âm từ samādhi chữ Phạn họplại mà gọi là Thiền định. Thông thường tinh thần chúngta không ổn định hoàn toan, lúc thế này lúc thế khác, luônthay đổi theo các duyên bên ngoài và bên trong ý nghĩ nên chúngta không làm chủ được tâm lý ổn định của mình nên mọirắc rối phức tạp luôn vây khốn chúng ta là cho chúng taluôn luôn cảm thấy bất ổn trước cuộc sống, nên đểkiểm soát cuộc sống của chúng ta trở nên an ổn và an lạcphát sinh thì hành giả chúng ta, nhất là các hàng Bồ-táttrong lúc thực hành con đường Bồ-tát của mình thì, Thiềnđịnh là con đường đi đến tối ưu, dành cho chúng ta trongsự nghiệp tự độ và độ tha, lợi mình lợi người đưađến an vui giải thoát, mà đức Đạo sư đã từng dạy: “Chếtâm nhứt xứ, vô sự bất biện”. (Để tâm vào mộtchỗ, không việc gì là không làm được).

Vậymuốn khống chế tâm cảnh dao động, nhiễu loạn của chúngta khi tiếp xúc với mọi hoàn cảnh chung quanh, khi chúng tachưa làm chủ được chính mình thì điều cốt yếu là phảidùng Thiền định làm một phương pháp đối trị lại nhữngnhiễu loạn dao động trước mọi hoàn cảnh bằng cách kéotâm mình trụ vào một đối tượng duy nhất thì, mọi sựdao động nhiễu loạn bất ổn của ngoại cảnh và tự tâmsẽ tự biến mất và mọi sự an ổn ổn sẽ tự hiện hữu;cho nên gọi “Chế tâm nhất xứ, vô sự bất biện”là vậy. Khi chúng ta đem tâm mình tập trung vào một đốitượng duy nhất thì, ngay lúc đó tâm chúng ta cắt đứt hếtđối các duyên liên hệ khác bên trong hoặc bên ngoài, lúcnày tâm chúng ta chỉ có một đối tượng duy nhất, trong thiềnhọc gọi đó là “nhất tâm tánh cảnh” , chính là cảnhgiới thiền định được hình thành. Cảnh giới này nếuchúng ta huân tập nhiều chừng nào thì lực của tâm địnhmạnh chừng đó và, cứ như thế chúng ta tiến lên sẽ đạtđược trạng thái “Tâm vật nhất như” là thànhtựu được Thiền đinh và, trí tuệ phát sinh cũng là nhờvào sức mạnh của tâm định này.

Ởđây trí tuệ là hậu quả tất yếu có được từ Thiềnđịnh, nên người nào có công phu thiền định thì ngườiđó sẽ tập trung bảo trì được lực lượng trí tuệ càngngày càng sáng hơn và, khi chúng ta gặp phải bất cứ cảnhngộ nào đi nữa cũng điều hòa ngay vào cảnh đó một cáchtự nhiên, để sau đó đưa đến giải thoát hết mọi hoàncảnh có thể làm bất ổn cho hành giả. Đây là lúc chúngta làm chủ được tâm mình, vô công dụng đạo hiện bày,việc độ ta độ người, lợi ta lợi người sẽ được thànhtựu viên mãn. Đối với Thiền định nhiều người hiểulầm rằng ngồi Thiền sẽ đưa đến thân khô, tâm lạnh nhưgỗ đá bên vực sâu, nhức đầu ù tai, sinh ra điên loạnv.v… Họ không biết rằng việc tu thiền định tiêu cựcnhư vậy của họ là do không đúng phương pháp, không ngườihướng dẫn nên đi sai đường, hoặc dụng tâm không đúng,điều thân, điều tức không thông, do vậy nên từ đó sinhra những trở ngại. Đối Thiền định nếu hành giả nàođi đúng đường có người hướng dẫn đúng thì những hiệntượng tiêu cực đó sẽ không bao giời xảy ra và, sẽ thànhtựu được mọi kết quả như hành giả mong muốn.

Tómlại, Thiền-na Ba-la-mật là một trong Lục ba-la-mật nên mụctiêu hướng đến của Thiền định Ba-la-mật là dành cho cáchàng Bồ-tát. Ở đây tuy cũng là Thiền định hết nhưng Thiềnđịnh của các nhà Tiểu thừa được giới hạn trong ba học,cũng chỉ có giá trị thực tiễn trong tự lợi mà thôi, cònđối với các hàng Bồ-tát không những có giá trị trong tựlợi mà còn mang đến lợi tha cho người nữa. Đó chính làsự khác biệt giữa Bồ-tát và Thinh văn là như vậy, nêntrong cùng Thiền định, nhưng chúng cũng tùy thuộc vào thuộctính của người hành trì, nên vấn đề sai biệt đó phảicó, để phù hợp với căn cơ.

- VềBátNhã Ba-la-mật(prajñā-pāramitā), người Trung quốc dịchnghĩa, phiên âm trí tuệ Ba-la-mật, hay Minh độ vô cực. Cũngcó thể dịch là tuyệt đối, trí tuệ hoàn toàn, hoàn thànhtrí tuệ, có nghĩa được tuệ thế tục, tuệ duyên thắngnghĩa, tuệ duyên hữu tình, có khả năng chấm dứt ngu si,biết rõ thật tướng các pháp hiện hữu và biến dịch, hoặcgọi là tuệ Ba-la-mật, thắng nghĩa Ba-la-mật; là một tronglục Ba-la-mật, một trong thập Ba-la-mật dùng để quán chiếurõ thật tướng các pháp, là cùng cực tuệ lớn của Bồ-tát.Như Kinh Đại phẩm Bát-nhã 14, Phẩm Phật mẫu (Đ.8, tr. 323b)đức Đạo sư dạy:

Trítuệ sâu xa qua bờ bên kia này, hay sinh ra chư Phật, hay cùngnhất thiết trí chư Phật có khả năng thị hiện tướng thếgian, vì vậy nên chư Phật thường dùng Phật nhãn quán xéttrí tuệ sâu xa qua bờ bên kia này và, dùng trí tuệ qua bờbên kia này thường sinh ra Thiền-na Ba-la-mật cho đến Đàn-naBa-la-mật, sinh ra nội không, cho đến không của vô pháp cùnghữu pháp, sinh ra Tứ niệm xứ, cho đến tám phần Thánh đạo,sinh ra thập lực Phật, cho đến nhất thiết chủng trí. Cũngvậy, Bát-nhã Ba-la-mật thường sinh ra Tu-đà-hòan, Tư-đà-hàm,A-na-hàm, A-la-hán, Bích Chi Phật. Tu-bồ-đề! Những gì chưPhật đã sở hữu về A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam Bồ-đề, nayđược, sẽ được đều nhờ vào nhân duyên Bát-nhã Ba-la-mậtnên có được.” Và chỗ khác đức Đạo sư dạy: “Bát-nhãtức chỉ cho trí tuệ, Thinh Văn Duyên Giác cũng đạt đượctrí tuệ, song Thinh Văn Duyên Giác chỉ cầu đều mau tiếnđến Niết-bàn, chứ không cầu trí tuệ rốt ráo, cho nênchưa có thể được Ba-la-mật. Chỉ có Bổ-tát mới cầu nhấtthiết trí đến bờ bên kia, cho nên gọi là Bát-nhã Ba-la-mậtđầy đủ.

QuaNhững lời dạy của đức Đạo sư cho chúng ta biết rằngTrí tuệ thì ai cũng có thể đạt được hết, đây chínhlà trí tuệ của hậu đắc trí có được từ sự phát sinhcủa tu tập. Tuệ này nếu chúng ta không thực hành qua tu tậpthì sẽ khơng bao giờ có được; nhưng đối với căn bảntrí là trí tuệ bản giác chân thật từ xưa đến nay ai cũngcó, chúng thuộc loại trí bất sinh bất diệt, bất tăng bấtgiảm. Theo nghĩa tuyệt đối thì chính chúng hay sinh ra Thiền-naBa-la-mật cho đến Đàn-na Ba-la-mật, sinh ra nội không, chođến không của vô pháp cùng hữu pháp, sinh ra Tứ niệm xứ,cho đến tám phần Thánh đạo, sinh ra thập lực Phật, chođến nhất thiết chủng trí. Cũng vậy, Bát-nhã Ba-la-mậtthường sinh ra Tu-đà-hòan, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, BíchChi Phật. Tu-bồ-đề! Những gì chư Phật đã sở hữu vềA-nậu-đa-la Tam-miệu Tam Bồ-đề, nay được, sẽ được đềunhờ vào nhân duyên Bát-nhã Ba-la-mật nên có được này. Vìmỗi hữu tình chúng sinh được sinh ra vốn đã mang trong ngườimột nghiệp thức di truyền từ vô lượng kiếp, cộng vàohiện thức đang huân tập từ trong cuộc sống hiện tại quatác nhân của thân miệng và í trong hiện tại huân tập tạora cho chúng ta một tập khí làm nhân nghiệp mới, cả hai hiệntại cho chúng ta một loại nhận thức hữu lậu thế gian chúngcâu hữu với vô minh nên chưa được gọi là Bát-nhã Ba-la-mật.

NhưLuận Đại Trí Độ 43 (Đ. 25, tr. 371a) dạy thì, :”Ngườiphàm phu tuy lại ly dục, mà có tâm ta, người đắm vào pháply dục, nên không thích Bát-nhã Ba-la-mật. Thinh Văn, Bích ChiPhật dù có thích muốn Bát-nhã Ba-la-mật, nhưng vì từ bikhông thâm sâu, nên rất chán thế gian, một lòng hướng tớiNiết-bàn, cho nên Bát-nhả Ba-la-mật không thể đầy đủđược. Bát-nhã Ba-la-mật này lúc Bồ-tát thành Phật thìchuyển thành Nhất thiết chủng trí, vì vậy cho nên Bát-nhãBa-la-mật cũng không thuộc của Phật, cũng không thuộc củaThinh Văn, Bích Chi Phật, không thuộc phàm phu, chỉ có dànhcho Bồ-tát mà thôi.

Nhữnggì đức Đạo sư dạy trong luận Đại Trí Độ cho chúng tabiết rằng Bát-nhã thì ai cũng có, ai cũng muốn thực hànhnhưng độ thâm tín của nó còn tùy thuộc vào sự sâu dàycủa nó và luôn tùy thuộc vào thuộc tính căn cơ, do đó ởđây chúng chỉ dành riêng cho các hàng Bồ-tát trong chức năngthực thỉ Bồ-tát hạnh mà thôi. Cũng như Kinh Ưu-bà-tắcgiới 7, phẩm Bát-nhã Ba-la-mật dạy: “Trí tuệ phi Ba-la-mật,là chỉ cho tất cả những trí tuệ thế gian, những sở hànhtrí tuệ của Thinh Văn, Duyên Giác. Ba-la-mật phi trí tuệ,ở đây không có nghĩa này. Trí tuệ là Ba-la-mật, là chỉcho tất cả lục Ba-la-mật. Phi trí tuệ phi Ba-la-mật, là chỉcho tất cả Bố thí, Trì giới, Tinh tấn.” Và để làmsáng tỏ và rõ ràng hơn về Bát-nhã Ba-la-mật cũng theo luậnĐại Trí Độ 18 (Đ. 25, tr. 190a) thì, :”Chư Bồ-tát từlúc bắt đầu phát tâm cầu Nhất thiết chủng trí thì trongthời gian này biết hết thật tướng của các pháp, Tuệ làBát-nhã Ba-la-mật. Hỏi: ‘Nếu như vậy thì không nên gọilà Ba-la-mật. Vì sao? Vì chưa đạt đến trí tuệ rốt ráo!’Đáp: ‘Chỗ đạt được trí tuệ của Phật là thật Ba-la-mật,và nhân Ba-la-mật này nên sở hành của Bồ-tát cũng gọilà Ba-la-mật, trong nhân nói quả. Bát-nhã Ba-la-mật ở trongtâm Phật đã biến thành Nhất thiết chủng trí. Bồ-tát hànhtrí tuệ là cầu qua bờ kia cho nên gọi là Ba-la-mật. Phậtđã qua bờ kia rồi, nên gọi là Nhất thiết chủng trí’.”

Ởđây vì nhận thức theo thuộc tính của pháp hành trì tươngđối nên chúng tùy thuộc đối tượng hành trì đã đạtđược hay chưa đạt được qua bờ bên kia. Nếu đạt đượcqua bờ bên kia rồi thì, lúc này không còn là Bát-nhã Ba-la-mậtnữa mà là Nhất thiết chủng trí và, chỉ khi nào chưa đạtđược đến bờ bên kia, có nghĩa là còn trong thời gian thựchành, chúng tùy thuộc vào thời gian thì chính nó là Trí tuệqua bờ kia (Bát-nhã Ba-la-mật). Nhưng dù là tương đối haytuyệt đối mà nhận thức về trí tuệ thì nhân và quả chúngcũng phải tùy thuộc vào nhau mà hiện hữu: “Cái này cóthì cái kia có, cái này không thì cái kia không; cái này sinhthì cái kia sinh, cái này diệt thì cái kia diệt …” Theo luậttắc nhân quả Duyên khởi thì Nhất thiết chủng trí cũngchính là Bát-nhã Ba-la-mật và, Bát-nhã Ba-la-mật cũng chínhlà Nhất thiết chủng trí. Vì ở đây chúng lệ thuộc vàothời gian để qua bờ kia, do đó chúng cũng lệ thuộc vàopháp tu tương đối, nên giữa trí tuệ thế gian hữu lậuvới trí tuệ xuất thế gian vô lậu chúng trở nên sai biệtđa thù tùy thuộc vào căn cơ nhận thức của các loài hữutình chúng sanh mà mà theo đó có những ‎nghĩa và tên gọikhác nhau.

Nếuchúng ta đứng về mặt tương đối mà nhận thức thì giữatrí tuệ thế gian và xuất thế gian trên tên gọi và nhậnthức về sự thật chân lí thì không khác chúng cùng mộtdạng, dù rằng trí tuệ trong Phật pháp vượt thóat và caosâu hơn. ‎Những gì đức Phật đã dạy về trí tuệ làcho chúng ta nhận thức về chân lí, quán thông muôn pháp, cáchthức hành sử ứng dụng trên muôn pháp không có bất cứmột mảy may sai lầm nào, đó chính là nhờ trí tuệ. Dù chúngta là những chúng sinh hữu tình được sinh ra từ nghiệp lực,dù trí tuệ có bị nghiệp lực làm mê mờ đi chăng nữa,nhưng trên căn bản chúng ta vẫn có Căn bản trí là một thứtrí tuệ chân thật không sinh không diệt, không tăng khônggiảm về mặt bản thể mà luận, nhưng về mặt nghiệp tướngthì trí tuệ luôn tùy thuộc vào hiện tướng của nghiệpduyên mà chúng thể hiện, do đó trí tuệ trở thành đa dạngsai biệt theo nghiệp lực của hữu tình thế gian mà có được,nên trí tuệ ác hữu lậu nặng hơn là trí tuệ thiện chekhuất mất đi tánh thanh tịnh trong sáng xưa kia, đành phảitrầm luân trong sinh tử luân hồi. Vậy muốn trở lại Cănbản trí thì theo đức Đạo sư chúng ta phải hành trì tu tậpcó phương pháp mới mong trở lại trí tuệ bản nhiên được:Đó là ba phương pháp Văn, Tư và, Tu. Trước hết chúng tacần phải phát tâm tìm cầu nghe pháp (là những lời dạycủa đức Phật, chúng câu hữu với giải thoát) để biếtđâu là chánh đâu là tà gọi là Văn tuệ; sau khi chúng tanghe pháp rồi những sự hiểu biết rõ ràng sáng tỏ sẽ phátsinh nhờ vào tư duy pháp gọi là Tư tuệ; sau khi chúng ta tưduy sáng tỏ rõ ràng rồi bắt đầu chúng ta hành trì tu tậpgọi là Tu tuệ. Nhưng trong ba tuệ này thì Tư tuệ chính làcông phu có được từ Thiền-na như phần trên chúng tôi đãnói là đem tư duy làm sao cho khế hợp với cảnh giới củachân lí và, từ đó dần dần phát sinh trí tuệ nhiều hayít tùy thuộc vào sự thực hành của hành giả cho đến khihành giả đạt được trí tuệ rốt ráo qua bờ bên kia, kếtquả của trí tuệ rốt ráo có được này gọi là Hậu đắctrí.

Cáchàng Bồ-tát khi hành lục độ, ban đầu nổ lực mong cầuthực hành hợp lí đạo, sau đó thì dần dần đạt đếnchỗ vô hành không ưa thích cảnh chân lí mà ưa hành chânlí, đó chính là hành trí tuệ. Cho nên trọng tâm của lụcđộ là ở nơi trí tuệ, đạo trí tuệ tức là đạo Bồ-đề.Mục đích của lục độ là đưa hành giả phàm phu vượtqua phiền não sinh tử đến bờ an vui giải thoát bên kia củacác bậc Thánh. Các hàng Bồ-tát ngoại trừ giới căn bảnra, còn cần tu tập lục độ để đạt đến cứu cánh rốtráo của trí tuệ nữa. Do đó trí tuệ qua bờ kia (Bát-nhãBa-la-mật) rất quan trọng đối với các hàng Bồ-tát, khithực hành Bồ-tát hạnh của mình. Vì bản thân của trí tuệchính là mẹ đẻ của các pháp nên trong lục Ba-la-mật đềucó sự hiện diện của trí tuệ, cho dù tác động của nólà tiêu cực khiến hành giả không nhận ra được sự hiệnhữa của nó như Bát-nhã Ba-la-mật.

Theoluận Đại Trí Độ 11 thì Tự tánh của Bát-nhã Ba-la mậtcó rất nhiều thuyết. Có thuyết cho rằng Bát-nhã Ba-la-mậtlà vô lậu, vô căn, vì Bồ-tát chưa đoạn hết kết sử,nên khi thực hành chỉ là tương tựa vô lậu Bát-nhã Ba-la-mậtthôi, cho nên có được tên gọi là hành Bát-nhã Ba-la-mật.Có thuyết cho rằng Bát-nhã Ba-la-mật là tuệ hữu lậu, vìBồ-tát trước đã có trí tuệ lớn và vô lượng công đức,nhưng các phiền não chưa được đọan tận, nên phải đếndưới bóng cây Bồ-đề để đọan kết sử, cho nên tuệkia là hữu lậu. Có thuyết cho rằng ban đầu mới phát tâmđến dưới bóng cây Bồ-đề vốn đã sở hữu trí tuệ nàyrồi nên gọi là Bát-nhã Ba-la-mật, đến lúc thành Phật thìchuyển từ trí tuệ thành Tá-bà-nhã (Nhất thiết trí: sarva-jñatā).Có thuyết cho rằng trí tuệ hữu lậu vô lậu của Bồ-tátgọi chung là Bá-nhã Ba-la-mật, vì Bồ-tát Niết-bàn, hànhPhật đạo cho nên trí tuệ của Ngài là vô lậu, còn khi chưađọan kết sử, sự nghiệp chưa thành tự nên gọi là hữulậu. Có thuyết cho rằng, Bát-nhã Ba-la-mật của Bồ-tát làvô lậu vô vi, không thể thấy vì không đống tượng. Cóthuyết cho rằng Bát-nhã Ba-la-mật không thể thấy tướngmạo được, chẳng phải là chỗ nhiếp của Ấm, Giới, Nhập,chẳng phải hữu vi, chẳng phải vô vi, chẳng phải pháp, chẳngphải phi pháp, khôngthủ không xả, không sinh không diệt, phitứ cú, vô sở trước. Qua những thuyết nói về tự tánhBát-nhã Ba-la mật tất cả đều khế hợp với thuộc tínhcủa từng giai đoạn thức hành của Bồ-tát. Cũng vì vậycho nên tự tánh của Bát-nhã Ba-la-mật cũng trở thành đadạng tùy thuộc vào căn cơ của hành giả và, cũng tùy thuộcvào thời gian tu tập mà chúng thể hiện như tất cả nhữngthuyết đã nêu trên.

Vìtheo đức Đạo sư thì hành giả đến với đạo Phật mụcđích là để thực nghiệm giáo lý qua thực hành tu tập chứkhông phaỉo đến để mà biết suông, do đó vấn đề tu tậpBá-nhã Ba-la-mật cũng được nổ lực thực hành nghiêm túcvà tonh tấn thì,kết quả mới đạt đượcnhư mong muốn.Trong rất nhiều kinh có đề cập đến vấn đề tu tập này,như kinh Quang minh Tối Thắng Vương 4 (Đ. 16, tr. 418c) dạy cónăm cách tu: “Một, Thường thân cận, cúng dường chư Phật,Bồ-tát và thiện hữu tri thức, không sinh lòng chống trái.Hai, Chư Phật Như Lai nói pháp thậm thâm lòng thường ưa thíchnghe không chán hay cho là đủ. Ba, Thắng trí chơn tục, ưakhéo phân biệt. Bốn, thấy tu sửa phiền não nên mau chóngđoạn trừ. Năm, học hỏi Kĩ thuật thế gian. Năm phươngpháp này hành giã phải thông đạt. Thiện nam tử! Đó gọilà Bồ-tát Ma-ha-tát thành tựu trí tuệ Ba-la-mật.” Và trongĐại Thừa Bảo vân kinh 2, nói có mười cách tu tập Bát-nhãBa-la-mật: “Một, khéo hiểu chân lí vô ngã. Hai,khéo hiểuquả báo các nghiệp. Ba, khéo hiểu các pháp hữu vi. Bốn,khéo hiểu sự tương tục của sinh tử. Năm, khéo hiểu sựkhông tương tục của sinh tử. Sáu, khéo hiểu đạo của ThinhVăn Bích Chi Phật. Bảy, khéo hiểu đạo của Đại thừa.Tám, khéo biết cách lìa xa ma nghiệp. Chín, trí tuệ khôngđổ. Mười, trí tuệ không gì bằng. Và như trong kinh Đạibảo Tích 50 - 53, phẩm Bát-nhã Ba-la-mật-đa đã thuật lạichánh hạnh của Bát-nhã Ba-la-mật như lý mà chánh quán, chứngnhập, như lý cú cùng khéo léo phân biệt … cùng trong phẩmBát-nhã Ba-la-mật, Phát Bồ-đề kinh luận cũng nói rõ vềba cách tu tập trí tuệ vừa lợi mình, lợi người và, lợicả hai…

Tómlại, Bát-nhã Ba-la-mật(trí tuệ đến bời kia), nếuhành giả nào muốn vượt qua đến bờ bên kia của giác ngộgiải thoát thì nên hành thâm Bát-nhã Ba-la-mật này, vì chúngta tu tập chúng thì khả năng từ bên bờ phiền não khổ đausẽ qua đến bờ an vui giải thoát là đều chắc chắn. Vìmục đích quan trọng của pháp hành này là từ bờ này đếnbờ kia, tức là ra khỏi sinh tử đạt đến Bồ-đề, tấtcả đều gọi lả Ba-la-mật. Trong kinh hoặc nói Lục Ba-la-mật,hoặc Thập Ba-la-mật, nhưng Ba-la-mật chân thật chỉ có Bát-nhã,ngoài ra đều là giả danh ba-la-mật, vì không có Không tuệdẫn đạo, tuy Bố thí Ba-la-mật cho đến thiền-na Ba-la-mậtđó cũng chỉ là một cách gọi thôi. Pháp Thinh Văn thừa cóthể vượt qua sinh tử đến bờ Niết-bàn, nhưng sao khônggọi là Ba-la-mật? Vì ý nghĩa cứu cánh Ba-la-mật nói đếný nghĩa rốt ráo là thâm hiểu tận cùng thật tướng củacác pháp và, thành tựu viên mãn tất cả công đức tự lợi–lợitha mới gọi là Ba-la-mật. Ba vô lậu học của Tiểu thừakhông đạt đến cứu cánh này, nên không gọi là Ba-la-mậtđược.

Quanhững trình bày trên về Lục Ba-la-mật, tuy tất cả đềugọi là Ba-la-mật, nhưng như phần Bát-nhã Ba-la-mật chúngtôi đã đề cập vì ý nghĩa rốt ráo của nó vì sự thànhtựu của Bát nhã phải đi đôi với Ba-la-mật, trong khi nhữngchi trước sự thành tựu của chúng không cần đòi hỏi phảicó mặt của Ba-la-mật mới được mà tự chúng quyết địnhđược chính chúng. Điều này chúng nói lên Ba-la-mật chỉcâu hữu với căn cơ Bát-nhã là chính, còn những chi khácchúng có hay không cũng không bắt buộc mà chúng tùy thuộcvào các căn cơ mà chúng phù hợp như Bố thí, trì giới, nhẫnnhục, tinh tấn, thiền định của mỗi hành giả, cho đếncách sắp xếp trước sau, trên dưới, thô, tế theo thứ tựcủa sáu pháp này cũng tùy thuộc vào căn cơ cùng thuộc tínhcủa chúng mà các kinh luận có sự sắp xếp phân loại khácnhau, như Đại Trang nghiêm Kinh luận 7, xếp theo trước sau,trên dưới, thô tế tùy theo thực tế hoàn cảnh căn cơ và,cách phân loại theo thuộc tính mà sắp xếp. Nếu không cócủa cải thì Trì giới sắp trước bố thí sắp sau và, Bốthí dưới trì giới trên cho đến trí tuệ trước, trên, thiềnđịnh sau, dưới hay Bố thí là thô, trì giới là tế cho đếnthiền định thô, trí tuệ tế. Theo kinh Giải Thâm Mật 4 thìLục ba-la-mật đuộc phân ra làm hai theo chức năng thuộc tínhcủa chúng: Ba chi trước thuộc về Nhiêu ích hữu tình, cònba chi sau thuộc đối trị phiền não: Do bố thí nên nhiếpthọ đầy đủ của cải thuộc nhiêu ich1 hữu tình. Do trìgiới nên không hành tổn hại bức bách não loạn thuộc nhiêuích hữu tình. Do nhẫn nhục nên nhẫn thọ tất cả mọi tổnhại bức bách não loạn của người khác mang lại thuộc nhiêuích hữu tình. Do tinh tấn nên tất cả mọi thứ phiền nãotuy chưa điều phục, nhưng có thể dõng mãnh tu tập các thiệnphẩm, không làm phiền não khuynh động. Do tịnh lự nên vĩnhviễn điều phục phiền não. Do bát-nhã nên vĩnh viễn đoạntrừ tùy miên. Cũng theo Kinh Giải Thâm Mật 4 thì Lục Ba-la-mậtnếu đem phối hợp với ba học thì, ba thí, giới, nhẫn Ba-la-mậtthuộc về tăng thượng giới học, thiền Ba-la-mật thuộctăng thượng tâm học, bát-nhã Ba-la-mật thuộc tăng thượngtuệ học, riêng tinh tấn Ba-la-mật thì dành cho cả ba học,trong khi Bồ-tát Địa trì kinh 10 thì xếp Tinh tấn Ba-la-mậtvào tăng thượng giới học. Và Lục Ba-la-mật cũng đượcKinh Giải Thâm Mật 4 và Kinh Bồ-tát Địa Trì 1 phân loạiBố thí, trì giới, nhẫn nhục Ba-la-mật thuộc tư lương phướcđức, Bát-nhã Ba-la-mật thuộc tư lương trí tuệ, còn haiBa-la-mật Tinh tấn và Thiền định thì chung cho cả tư lươngPhước và trí. Hay theo Kinh ưu-bà-tắc giới 2 thì Bố thí,Trì giới, nhẫn nhục Ba-la-mật thuộc phước trang nghiêm,còn Nhẫn nhục, Thiền định, trí tuệ Ba-la-mật thuộc Trítrang nghiêm. Lục Ba-la-mật tuy là phương cách tu tập củaBồ-tát, thuộc về kinh luận Đại thừa thường đề cậpnhiều hơn là Tiểu thừa, nhưng không vì thế mà pháp tu nàychỉ dành cho Đại thừa không thôi, theo Thuyết Nhất ThiếtHữu Bộ thì cũng có nhưng chỉ đề cập đến Bố thí, trìgiới, tinh tấn và trí tuệ Ba-la-mật mà thôi.

Vìlý tưởng tối cao của các nhà Tiểu thừa là chứng đắcquả A-la-hán, trong khi các nhà Đại thừa nhất là các nhàTrung quán lấy Bồ-tát làm lý tưởng để thực hiện Bát-nhãBa-la-mật hoàn thành Bồ-tát hành mà chứng đắc quả vịPhật, nên việc hành Lục Ba-la-mật luôn luôn phải tíchcựcchứ không tiêu cựcnhư các nhà Tiểuthừa. Các hành giả Tiểu thừa trong mắt của họ thì Niết-bàncó thể nói như là cơ hồ trạng thái không hư của một loạilưu lyluôn hấp dẫn họ, trong khi Bồ-tát Đại thừathì trên cầu quả Phật, dưới hóa độ chúng sanh làcứu cánh mục tiêu tối hậu hoàn mỹ của họ trongviệc thực hành Lục Ba-la-mật. Hơn nữa, Các nhà Tiểu thừatheo các nhà Đại thừa thì luôn tự mãn tự kỷ trong giảithoát, đối với người khác họ không tích cực trong vấnđề cứu tế và ban vui nhổ khổ cho mọi người vì lý tưởngcủa họ là mong đạt được quả A-la-hán và hưởng thụtrong đó mà thôi, nên lý tưởng A-la-hán có nhiều ít ý vị tự tư tự lợi. Họ tự coi “Ba cõi như nhà lửa,chúng sanh là oan gia.” nên đối với tha nhơn họ coinhư là một chướng ngại cho sự giải thoát của họ, trongkhi Bồ-tát thì tận sức lực cứu tế chúng sanh. Tuy Bồ-tátđã có năng lực, đã đủ tư cách để chứng đắc Niết-bàn,nhưng vì nguyện lực hoàn thành thượng cầu hạ hóa nên chodù luôn gặp mọi khổ nạn cùng những nổ lực trong sự nghiệpvì chúng sanh mà các ngài đã phải lưu huyết hay đổ mồhôi vẫn chịu đưng mọi khó khổ trong việc: “Ta khôngvào địa ngục thì, ai sẽ vào địa ngục đây!” hay“Không đoạn phiền não thì, không tu thiền định.”Đây là hai chức năng tự độ và độ tha của Bồ-tát hànhkhông thể thiếu đi một trong sự nghiệp giải thoát củacác Ngài. Qua hành nguyện của các hàng Bồ-tát cho chúng tathấy rằng hình như có sự mâu thuẫn trong việc thực hànhBồ-tát hành của mình, vì rõ ràng Bồ-tát chưa tự giảithoát cho chính mình thì, làm sao để hướng dẫn người khácgiải thoát được? Thật ra về mặt hình thức chúng ta chưathấy những chứng cứ để bảo rằng các ngài đã giải thoátrồi, nhưng về cách thị hiện rõ ràng các Ngài vì nguyệnlực mà thị hiện giữa thế gian này, còn chúngsanh thì sinh ra từ nghiệp lực; nếu chúng ta nhìn rađược điều này thì những mâu thuẫn và những thắc mắccủa chúng ta sẽ được hóa giải ngay. Đây là chúng tôi chỉnêu ra một khía cạnh trong nhiều khía cạnh khác như lòngtừ, bình đẳng trên mặt tự lợi, lợi tha, tự độ, độtha để hoàn thành giác hạnh viên mãn cuối cùng. Đó là nhữngkhác biệt giữa Bồ-tát Đại thừa và Thinh văn Tiểu thừacũng như đối với chúng ta trong việc thực hành Lục Ba-la-mật.

Phươngpháp thực hành thực hành Lục Ba-la-mật của Phật giáo luôntrực tiếp liên hệ đến ba học, giới, đinh, tuệ và, khônglìa ba nền tảng căn bản này của đức Đạo sư. Qua đây,pháp môn tu hành của Phật giáo trong hiện tại có những chuyểnbiến tùy thuộc vào thời đại xứ sở nhơn tâm của xã hộimà theo đó bố thí mang ý nghĩa của từ thiện bố thí, nhẫnnhục thì mang bộ mặt mới được an nhẫn ẩn núp trong cácdạng đạo đức xã hội, nhưng không mất đi tín tâm ban đầu,luôn đi song song cùng các pháp khác tùy thuộc vào thuộctính của những đối cơ có được từ chúng ta. Tuy nhiêntrong hiện tại kinh Bát-nhã được mọi người cùng chấpnhận như là một nhân tố chủ đạo trong Lục độ dù làTiểu hay là Đại, họ đều chấp nhận Bát-nhã là một phápmôn tối cao, nhưng nói chung chỉ dành cho lịch trình tu hànhcủa các hàng Bồ-tát hơn là cho tất cả. Vì mọi ngườiquanniệm chúng sinh sinh ra vì nghiệp lực nên việc lấy tu tậpthiền định, tu tập phước công đức là chủ yếu vì căncơ phù hợp và làm sạch ba nghiệp phiền não do thân, khẩu,ý sinh ra.

Tómlại, qua những trình bày về ý nghĩa công dụng của LụcBa-la-mật, cho hành giả chúng ta có một nhận thức cơ bảnvề cả hai mặt tự lợi và lợi tha cho cả hai Thừa củaPhật giáo, tuy trên mặt căn cơ có sự sai biệt, nhưng vềmặt tác dụng chúng vẫn có những giá trị nhân quả ngangnhau dù là đại hay tiểu, dù là tiêu cực hay tích cực, chúngvẫn mang lại cho hành giả những kết quả theo từng thuộctính của chúng về: Đàn-na Ba-la-mật (dāna-pāramitā), là bốthí hoàn toàn tuyệt đối, trong đó có cả ba loại Tài thí,Pháp thí và, Vô úy thí, ở đây phải được thể hiện làba luân không tịch thì mới lột hết cái nghĩa Ba-la-mật được.Thi-la Ba-la-mật (Śīla-pāramitā), là chỉ cho việc trì giữluật nghi giới, Nhiếp thiện pháp giới, Nhiêu ích hữu tìnhgiới, chúng có khả năng đối trị nghiệp ác khiến cho banghiệp thân và tâm trở thành thanh tịnh, thì việc qua bờkia đã hòan thành. Sàn-đề Ba-la-mật (ksānti-pāramitā), làchỉ cho việc tu tập nhẫn nại oán hại, An nhẫn chịu khổ,xét kỹ pháp nhẫn có khả năng đối trị sân nhuế, khiếntâm trụ vào an ổn, vượt qua ba độc hòan thành giải thoátkhổ đau. Tỳ-lị-da Ba-la-mật (vīrya-pāramitā), là hoàn thànhtinh tấn, trong đó có cả hai tinh tấn thân và tâm. Tinh tấnsiệng năng tu tập các thiện pháp, tức là chỉ cho thân siêngnăng tinh cần tu tập bố thí, trì giới thiện pháp, tâm tâmliên tục miên mật siêng năng tu tập nhẫn nhục, thiền địnhvà trí tuệ. Cho nên tinh tấn có khả năng về hai mặt thânvà tâm để đối trị với căn bệnh lười biếng của ácpháp sinh trưởng các pháp lành và hòan thành mọi nổ lựctrong tu tập các pháp vưỡt thoát. Thiền-na Ba-la-mật (dhyāna-pāramitā),là chỉ cho sự tu tập tịnh lự hiện pháp lạc trú, tịnhlự đưa đến thần thông, tịnh lự lợi lạc hữu tình, chúngcó khả năng đối trị loạn ý, nhiếp giữ ý niệm đốitượng bên trong không cho chạy theo các duyên bên ngoài, đểtừ đó làm chủ được thân và tâm mình lúc nào cũng ởtrong đại định, hòan thành vô công dụng đạo qua bờ bênkia. Bát Nhã Ba-la-mật (prajñā-pāramitā), là hoàn thành trítuệ, có nghĩa được tuệ thế tục, tuệ duyên thắng nghĩa,tuệ duyên hữu tình, có khả năng chấm dứt ngu si, biết rõthật tướng các pháp hiện hữu và biến dịch. Ý nghĩavà giá trị của Lục Ba-la-mật như trên, tuy chúng tùy thuộcvào từng phương pháp một về mặt nhân quả tương đốinói lên giá trị tích cực của chính chúng; nhưng về duyênkhởi thì chúng ở trong nhau, một pháp hòan thành thì hòanthành tất cả sáu pháp.

1Kinh Trường A-hàm 21, Tuệ Sỹ dịch và hiệu chú.
2 Kinh Tăng Nhất A-hàm 44, Thích Đức Thắng dịch, Tuệ Sỹ hiệuchú.
3.Nhiếp Đại thừa luận quyển trung.
4Đ. 44, ta. 705b
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/01/2011(Xem: 3984)
Chư Chánh Đẳng Giác, Độc Giác, Thinh Văn Giác đều có nguyện lực và đều có ba giai đoạn: Nguyện trong tâm (ý), nguyện thành lời (khẩu) và nguyện bằng hành động (thân) ba-la-mật. Như đức Phật Sakyā Gotama đã phát nguyện ở trong tâm suốt 7 A-tăng-kỳ, nguyện thành lời suốt 9 A-tăng-kỳ, và nguyện bằng hành động ba-la-mật suốt 4 A-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp(2). Như vậy là đức Phật Sakyā Gotama phải thực hành ba-la-mật trải qua 24 vị Phật tổ, kể từ Phật Dīpaṅkāra (Nhiên Đăng) cho đến Phật Kassapa (Ca Diếp).“Nguyện lực” hay “quyết định lực” là 01 trong 10 ba-la-mật (pāramī) (1) theo kinh điển truyền thống. Nó là năng lực của ý chí tiếp sức cho tư tác (cetanā) hoàn thành tâm nguyện của người học Phật và tu Phật.
31/12/2010(Xem: 3711)
Rõ ràng, đối với đạo Phật, tâm là cơ sở, là đối tượng, đồng thời cũng là công cụ của việc thực nghiệm đời sống tâm linh. Tâm là gốc của sinh và tử...
28/12/2010(Xem: 3302)
Phật tử Chơn Từ Bi hỏi: Con nghe nói đạo Phật là chánh tín nhân quả, lấy tứ diệu đế làm nền tảng là minh triết đạo Phật? Tại sao bây giờ con thấy trong các chùa, kể cả chùa Ban tri sự Phật giáo Tỉnh và các Huyện vẫn cúng sao giải hạn một cách công khai trong những ngày đầu năm và hàng tháng? Như vậy có trái với lời Phật dạy hay không?
28/12/2010(Xem: 3365)
Một trong các phương pháp thực tập sự kham nhẫn là học hạnh chịu đựng của đất. Đất có thể bao dung hết muôn loài vật trên thế gian này. Đất nuôi sống thiên nhiên, cỏ cây, hoa trái để nuôi dưỡng chúng sinh. Từ đất con người khai thác các loại tài nguyên khoáng sản để có điều kiện gia tăng sản xuất, nâng cao đời sống để nhân loại và muôn loài vật tồn tại.
26/12/2010(Xem: 8754)
Thượng tọa Henepola Gunaratana thọ cụ túc giới vào năm 12 tuổi, trong một ngôi chùa nhỏ ở làng Malandeniya, quận Kurunegala thuộc quốc gia Miến Điện. Thầy bổn sư của ngài là thượng tọa Kiribatkumbure Sonuttara Mahathera. Vào tuổi 20, ngài được thụ phong đại đức ở Kandy, năm 1947. Ngài hoàn tất chương trình giáo dục tại đại học Vidyalankara và đại học Phật học ở Colombo. Ngài sang Ấn độ trong 5 năm để làm việc thiện nguyện cho hội từ thiện Mahabodhi, giúp đỡ người Harijana ở những thành phố Sanchi, Delhi, và Bombay. Mười năm sau đó, ngài sang Mã lai, làm cố vấn tôn giáo cho hội Sasana Abhivurdhiwardhana, hội từ thiện Phật giáo, và Liên đoàn thanh niên Phật tử Mã Lai. Ngài cũng là giáo sư dạy các trường Kishon Dial, Temple Road Girls, và Trụ sở Nguyên tắc Phật học hội ở thủ đô Kuala Lumpur.
26/12/2010(Xem: 14062)
“Con đường Thiền Chỉ Thiền Quán”đã được Ngài Guṇaratana trình bày một cách khúc chiết, rõ ràng có thể giúp cho những ai muốn nghiên cứu tường tận chỗ đồng dị, cộng biệt, sinh khắc của hai pháp môn này hầu tránh tình trạng nhầm lẫn, võ đoán và phiến diện trong lý thuyết cũng như trong thể nghiệm con đường giác ngộ giải thoát. Rất nhiều sách trình bày nhầm lẫn giữa Định và Tuệ hay Chỉ và Quán, đưa đến tình trạng định không ra định, tuệ chẳng ra tuệ, hoặc hành thiền định hóa ra chỉ là những “ngoại thuật” (những hình thức tập trung tư tưởng hay ý chí có mục đích khác với định nhà Phật), và hành thiền tuệ lại có kết quả của định rồi tưởng lầm là đã chứng được các bậc tuệ quán.
12/12/2010(Xem: 6921)
Tái sinh và nghiệp là những vấn đề liên quan đến nhau gắn liền với mỗi cuộc đời. Mỗi khoảnh khắc là sự nối tiếp của khoảnh khắc trước đó...
28/11/2010(Xem: 6932)
Tài liệu này ghi lại phần luận của Tổ Bồ-Đề Đạt-Ma trong quyển sách Bồ-Đề Đạt-Ma Quán Tâm Pháp do thầy Minh Thiền dịch và giảng giải tại chùa Hội Tông, Phú Định, vào năm 1973, xuất bản bởi Nhà xuất bản Quế Sơn, Võ Tánh. Quán Tâm Pháp là tên chung cho ba thiên luận về Huyết Mạch, Ngộ Tánh và Phá Tướng.
13/11/2010(Xem: 4069)
Bồ Tát Đại Thế Chí tay cầm cành hoa sen màu xanh. Hoa sen tượng trưng cho sự thanh khiết trong sạch, không dính danh lợi thế gian, có sức mạnh tự tại...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]