Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quy Y Tam Bảo

19/11/201705:54(Xem: 6658)
Quy Y Tam Bảo


Duc The Ton 8 

Quy Y Tam Bảo

Đức Hạnh

Con người trong mọi giới ngoài xã hội hiện nay tại các nước có Phật Giáo như Việt Nam, đến chùa xin Quy Y Tam Bảo được thấy rõ, là một tryền thống do con người tự chọn cho mình con đường giải thoát giống như ngày xưa lúc Phật còn tại thế, do tự nhận thức : Đạo Phật là con đường giải thoát, chứ Đức Phật từ ngàn xưa và chư Tăng rại các nước  trên thế giới có Phật Giáo hiện hữu hôm nay, không khuyên mọi người phải và nên Quy Y Tam Bảo. Bởi vì đạo Phật, là đạo tự giác, tức là để cho con người tự do tìm hiểu giáo lý Phật. Sau đó thấy được đạo Phật là con đường giải thoát sinh tử khổ đau thực sự mà phương tiện là giáo lý, qua quá trình tự tu, tự giác ngộ, thì mới phát nguyện xin quy  y Tam Bảo. Qua đây cho ta thấy đạo Phật không phải là đạo cứu rỗi, bang phước giáng họa cho bất cứ ai.   

   Quy y Tam Bảo, tức là Quay về ba ngôi báu ngay thực tại, thường gọi là hiện tiền Tam bảo như xưa lúc Phật còn tại thế, giáo pháp do từ kim khẩu Phật nói ra và Tăng là các  bậc Thánh Tăng. Tam Bảo ngày xưa và Tam Bảo ngày nay, mà con người quay về, cả hai đều là hiện tiền Tam Bảo (Tam Bảo thực tại).Nhưng, về Phật ngày nay, là Phật bằng cốt tượng : Giấy, đồng, đá…được tôn thờ trên bàn, tất cả được biểu tượng như Phật đang hiện hữu. Còn Pháp là  ba tạng : Kinh, Luật, Luận được chư Thánh Tăng kết tập qua 4 thời kỳ sau Phật nhập diệt cỡ ba trăm năm. Về Tăng ngày nay, đó là bậc xuất gia. Bậc xuất gia này mới đáng nói. Đó là những con người nam hay nữ ở tuổi thiếu niên, thanh niên tại các nước có Phật giáo, đã phát nguyện xuất gia, gọi là đồng chơn nhập đạo, vào học Phật với các bậc Tăng lớp tài  lớp trước, là những bậc đạo sư chân tu, uyên thâm Phật học.  

   Ý nghĩa của nương tựa. Nương, là dựa vào, tựa vào. Như con người yếu chân nương vào cây gậy để bước đi. Trong đêm tối, con người phải nương vào ánh của cây đèn, để  thấy đường mà sinh hoạt. Cũng như vậy, con người từ các hành tinh ngoài không  gian thác sinh vào trái đất, vốn rỗng lặng thanh tịnh đúng như Đức Phật đã xác định nhưng, sau đó bị tối tăm bởi những thứ vật chất : tiền tài, danh vị, chức tước, tham lam, sân hận, si mê, nhân ngã…là lá chắn che khuất tâm hồn, không còn trí tuệ nữa, là những động cơ sinh ra nhiều tội ác, là nền tảng đọa lạc vào 3 đường ác.  Vì thế cho nên con người trong mọi thời đại ngày xưa nay, đều phải nương vào Tam Bảo : Phật, Pháp, Tăng để học Phật mà biết cách tẩy sạch những thứ vô minh, ác trược  ấy ra khỏi tâm hồn, là con đường giải thoát sinh tử khổ đau. Đời có câu “Nương nhờ cửa Phật…”

    Nương tựa Phật, vì Phật là bậc có đủ phước trí vẹn toàn, vị đạo sư của Trời, Người.  Nương tựa Pháp, vì pháp của Phật là Pháp thoát ly tham dục, ta phải học để biết cách xả bỏ hết mọi thứ tham dục, để mai này ta không bị thọ thân vào 3 đường ác địa ngụ, ngạ quỷ, súc sinh. Nương tựa Tăng, vì Tăng là bậc chơn tu, uyên thâm Phật pháp, ta phải nương theo, để nhờ Tăng  giảng giải Phật Pháp và hướng dẫn trên bước đường tu tập, trong đó còn có trao đổi, học hỏi thêm chỗ Pháp nào chưa hiểu thì hỏi Tăng. Như ngày xưa dưới thời Phật còn tại thế, những phật tử đến thăm Phật, sau đó cũng đến thăm các Thánh Tăng. Trong lúc hầu chuyện, quý Phật tử có đem lời hỏi quý Thánh Tăng như: Tôn giả Mục Kiền Liên, A Nan, Ưu Ba Ly, Tu Bồ Đề… về giáo pháp nào đó mà mình chưa rõ lắm.  Nói cách khác, để tâm, quyết chí được giác ngộ đạo lý vô ngã là quy y Phật nơi lòng mình. Để tâm quyết chí học Phật Pháp, để  ngộ lý, nhờ lý mà thấy đạo để hành là quy y Pháp nơi lòng mình. Để tâm quyết chí tự tu tập phật pháp và tự hành trì giới luật là quy y Tăng nơi lòng mình, đúng theo ba tự quy y (Tam tự quy) trong đời sống hằng ngày đối với người đã quy y Tam Bảo hiện thực rồi được thấy qua hình ảnh có Tăng hành lễ truyền giới, đặt cho pháp danh:  Nguyên Minh, Quảng Tú, Nhuận Pháp, Bổn Nguyện, Đồng Nguyên, v.v…tại Tu viện, tự viện. Pháp danh được ghi vào tờ giấy lớn thật đẹp có tên “Phái Quy Y  Tam Bảo”, là dấu ấn in đậm vào tâm hồn muôn đời khó quên Phật, Pháp, Tăng.

   Nghĩa của TĂNG, là đoàn thể Xuất gia (Tăng, Ni), tại gia (Ưu bà tắt, Ưu bà di) được gọi chung là Tăng đoàn, đoàn thể của những người nguyện sống cuộc đời tỉnh thức.  Mà cũng chính là con đường của tình thương và sự hiểu biết ở mỗi người con Phật nói chung, trong đó đã và đang góp bàn tay và lời ái ngữ trong công cuộc đưa đường chỉ lối cho mọi người con Phật đi vào chánh đạo trên vận hành thực tập phật pháp. Vì trong mỗi bản thể của Tăng  xuất gia, tại gia ai cũng vốn được có Phật và có Pháp, cho nên Tăng, cả hai giới TĂNG xuất gia, tại gia ngày nay, đều có vai trò trung gian giữa Phật, mặc dù Phật đã nhập Niết bàn nhưng, Phật vẫn hiện hữu trong Ba tạng giáo điển. Cho nên nói đến Tăng, là nói có Phật, Pháp trong tâm. Tăng xuất gia uyên thâm kinh điển hơn, vai trò gánh vác hoằng hóa độ sanh nhiều hơn Cư Sĩ, mà các giáo vụ là những mục tiêu, phương tiện hiện thực tri hành theo khả năng và trình độ văn hóa của mỗi vị Tăng để  làm cho đạo pháp được trường tồn, con người trong mọi giới quay về Tam Bảo ai cũng được giác ngộ, đúng với hành giả đã tự giác, là phải giác tha.

   Như đã nói Tăng, là đoàn thể gồm có Tăng xuất gia, và Tăng  tại gia Cư sĩ, tất cả đều là những người nguyện sống cuộc tỉnh thức, hiến dân đời mình cho đạo Pháp luôn được trường tồn. Nhờ cả hai giới xuất gia và tại gia góp bàn tay và trí tuệ vào thì mới được. Điều này được thấy rõ dưới thời Phật còn tại thế. Ngoài Phật và chư Thánh Tăng, có những vị Cư Sĩ như các ông Cấp Cô Độc, Kỳ Đà,  vua A Dục,  vua Ba Tư Nặc,  Duy Ma Cật, vân vân. Tất cả đã đóng góp tài vật và trí tuệ cho công cuộc hoằng hóa độ sanh của Phật qua những hình ảnh hiện thực, đó là những Tinh Xá : Kỳ Viên, Trúc Lâm,  nhiều đồ dùng về Cà Sa, giường nằm, v.v…Cũng như các công viên trên núi Linh Sơn, núi Kỳ Xà Quật, tất cả được khang trang, sạch sẻ, có chỗ an tọa cho  hằng ngàn Phật tử đến tham dự các buổi  thuyết pháp của Phật.

     Đoàn thể Tăng ngày nay tại các nước trên thế giới có Phật giáo hiện hữu nói chung, Việt Nam nói riêng. Tất cả ở đâu cũng có đủ hai giới Tăng  xuất gia, tại gia, gọi là đoàn thể, con Phật trong căn nhà Đạo Pháp. Dĩ nhiên Tăng đoàn của Phật ngày nay không có Phật nhưng, vẫn có Phật tượng trên bàn và pháp phật, đó là Ba tạng giáo điển: Kinh, Luật, Luận bằng Việt ngữ như Bộ Đại Tạng Bát Nhã (HT Trí Nghiêm dịch từ Hán ra Việt vào các năm 1968, 69,70…Sau 30 Tháng Tư 1975, HT Đỗng Minh thu góp, đánh máy lại và sai bảo nhóm “Người Việt Gốc Sư”  hải ngoại chúng tôi lập Ban Bảo Trợ, lo việc in tại Đài Loan). Còn các kinh: Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, v.v…chữ Hán, HT Trí Tịnh dịch ra Việt ngữ), cùng với vô số sách, báo Phật giáo: Liên Hoa, Viên Âm, Giác Ngộ, Văn Hóa Phật Giáo, Trúc Lâm, Chánh Pháp, vân vân đang hiện hữu tại thư viện ở các Tu viện, Tự viện trong nước và hải ngoại, tất cả do hai giới Tăng cùng tri hành.

     Nói khác hơn, Phật và Pháp ngày nay đã và đang có trong tâm hồn của hai giới Tăng xuất gia và tại gia. Niệm Phật là có Phật trong tâm, đúng như lời cố HT Thích Đôn Hậu (nguyên đệ  tam Tăng Thống GHPGVN- TN) đem lời giáo chỉ cho Sư Cô Tâm Hiền trước khi Cô trở về lại Đạo Tràng Niệm A RU (Tây bắc A Sao, Quảng Trị). Ngài dạy rằng : “ Con là người Thượng, không rành tiếng Việt, cho nên con không thể đọc  và học được Kinh Phật bằng Việt ngữ. Con đã quy y Tăng với Thầy rồi, con cứ niệm Phật trong tâm con, là quy y Phật có Phật trong tâm, mai này sau khi chết, con sẽ về cõi Phật.

Hai giới Tăng đang trên đà tri hành lời Phật dạy cho công cuộc hoằng hóa độ sanh, cả hai đều có tâm luôn tỉnh thức, luôn thanh tịnh, là có Phật, Pháp, Tăng ngay  trong tâm hồn. Nếu không nói rằng; chư vị Tổ sư đã đưa ra tư tưởng “TAM TỰ QUY” thật là chính xác theo nguyên lý : Phật tức tâm, tâm tức Phật. Pháp trong tâm, tâm luôn có Pháp. Tâm nào đạo đó, tâm Phật có Phật đạo. Nếu không nói rằng; cả hai giới Tăng đều có đôi mắt của Bồ Tát Quán Thế Âm.

  Một khi tâm của Tăng vốn đã được có “từ nhãn thị chúng sanh, thì không thể ngồi im trong tháp ngà, tất cả hai giới Tăng nói trên đều phát nguyện dấn thân phụng trì đạo pháp theo khả năng trình độ văn hóa, hoàn cảnh của mình, để đưa đạo pháp trên vận hành trường tồn qua từng giáo vụ hộ Pháp, hộ Tăng. Đây là vai trò của hai giới Tăng. Hiện tượng hộ pháp được thấy rõ ở một số Tăng tại gia, trí thức Phật giáo trong quá khứ, và hiện tại như các vị : Bác Sĩ Lê Đình Thám pd Tâm Minh, Mai Thọ Truyền, Cao Hữu Đính, Nghiêm Xuân Hồng, Phan Minh Trị, Cao Chánh Hựu, Võ Đình Cường, GS Trần Tuấn Mẫn,v.v…Tất cả  đã phát nguyện duy trì và phát triển đạo pháp theo khả năng văn hóa đời và Phật giáo. Đích thực, như BS Lê Đình Thám đã dạy giáo lý cho chư Tăng tại Phật Học Viện Báo Quốc- Huế vào khoảng các năm 1930- 32. Cao Hữu Đính dạy Pháp Văn và kinh Viên Giác cho chư Tăng PHV- Hải Đức Nha Trang trước 1975. Cụ Mai Thọ Truyền xây dựng chùa Xá Lợi tại Sài Gòn, mở các lớp Phật pháp cơ bản, trung cấp cho tất cả Phật tử và các Tăng sinh Sài Gòn đến học, do cụ và một số chư Tăng khoa bảng Phật học đảm trách giảng dạy. Cụ Nghiêm Xuân Hồng thì viết ra nhiều đề tài Phật Pháp để cho các giới Phật tử nghiên cứu học hỏi, GS Trần Tuấn Mẫn ngày nay đã và đang lo Tập San VĂN HÓA PHẬT GIÁO được tồn tại trên quê hương qua nhiều  thập kỷ nay.

   Nguyên nhân của mọi người Phát nguyện xin quy Y Tam Bảo. Nếu không nói rằng, thuộc hệ của tư tưởng. Căn như thế nào, liền có ra hành động như thế đó không sai chạy. Cội căn trong tàng thức con người nào đó, Phật tánh bổng nhiên hiện lên, và đồng thời do đọc sách giảng luận Phật pháp ở những đề tài Vô thường, Vô ngã, Nhân quả báo ứng, Ngạ quỷ, Súc sanh…. là động cơ khiến cho người nam, nữ nào đó đến gặp chư Tăng, ngỏ lời xin quy y Tam bảo  do đã ngộ được đạo lý  trong những đề tài trên “Thiện căn bởi tại lòng ta” (Đại thi hào Nguyễn Du đã xác định). Những giới đã ngộ được các chơn lý trên, không hạn định trí thức khoa bảng hay bình dân. Tất cả, do Phật tánh trong tâm của mỗi giới con người bừng dậy, gọi là trí thức Phật giáo, là năng lực ngộ đạo và đưa đẩy quay về quy y Tam Bảo bằng nhiều hình thức khác nhau. Chẳng hạn, hai vị Giáo Sư sau đây: GS Thạch Trung Giả, GS Võ Hồng ở Nha Trang.

    GS Võ Hồng. Chúng tôi không thấy GS Hồng học, đọc kinh, sách Phật, tu thiền như thế nào ! Chỉ thấy cách quay về Tam Bảo của GS Hồng qua hình thức : Một pho tượng Phật Thích Ca bằng đá trên bàn, một lư hương; mỗi buổi sáng thắp một cây hương trầm vào lư trước khi đến trường hay ở nhà. Thỉnh thoảng lên Phật Học Viện Hải Đức thăm chư Tăng. Sống cuộc đời tỉnh thức thầm lặng trong nghề dạy học. Đến trường bằng chiếc xe Velosolex. Tại góc nhà có cây nhãn, một  cái võng, giường tre nhỏ; GS Hồng khi nằm trên võng; khi trên giường vào buổi trưa và sáng của những ngày nghỉ dạy. Trong những ngày tháng của cuối đời, thời gian nghỉ hưu, GS Hồng nói với các con rằng: “Mai mốt, ba chết, ba vẫn có mặt ở vái võng này”. Đúng, Cực Lạc là đây của GS Võ Hồng. Quy Y Tam Bảo, quay về Phật, Pháp, Tăng của GS Võ Hồng là như thế. Tức là quay về Phật Pháp, Tăng trong tự thân. Thật đúng với tư tưởng  của Bồ Tát Thái Hư Đại Sư :”Đi tìm Tịnh độ ngoài không gian xa xôi, sẽ không bao giờ bắt gặp Tịnh độ”. 

   Giáo Sư Thạch Trung Giả. Cách quay về Tam Bảo Không khác với GS Hồng, đó là một pho tượng Phật Thích Ca, một lư hương ở cái Trang trên vách nhà. GS T T Giả thường thiền tọa tại nhà vào đầu hôm trong những ngày dạy học, buổi sáng chủ nhật. Có một lần GS T T Giả lên tu thiền tại PHV Hải Đức Nha Trang trong mùa nghỉ hè năm 1959 . Được HT Giám Viện Thích Trí Thủ cho GS nghỉ ở từng dưới cuả lầu Trống. Chú Hạnh Cơ (đang ở Canada), lúc đó được HT Trí Thủ cắt cử làm Thị giả,(đem cơm, và nước  hằng ngày cho GS T T Giả).

  Một Đại Tá Quân đội CSVN, sau 30 Tháng Tư, 1975 đã quy Y Tam Bảo với HT Thích Thanh Từ lúc làm Giám đốc Nha Địa Dư Đà Lạt. Do một nam Phật tử chùa Linh Sơn, nhân viên cũ Nha Địa Dư thời VNCH được sử dụng lại, đã cho vị Đại Tá ấy băng giảng và sách Phật Pháp của HT Thanh Từ . Sau khi nghe và đọc sách, vị Đại Tá ngộ đạo, liền phát tâm quy Y Tam Bảo với HT Thanh Từ.

  Có những người chỉ quay về Pháp (giáo lý Phật). Câu truyện kể rằng; hai vợ chồng người Thiên Chúa Giáo tại quận Cam- California (Thủ đô người Việt), chuyên hành nghề sang DVD về ca, nhạc và Phật Pháp. Sang xong, bất cứ DVD nào cũng phải nghe lại để xem có cái nào bị hư hay không. DVD Phật pháp thì nhiều hơn, có cả hình và lời giảng Pháp của Tăng (HT Tịnh Không chuyển ngữ Tiếng Việt). Mỗi lần sang DVD với số lượng cả trăm, cho nên phải nghe và thấy nhiều giờ, nhiều lần qua nhiều ngày, tháng. Do đó, ông chồng tự nhiên ăn chay, ít nói, sống, làm việc trong thầm lặng. Bà vợ cũng ăn chay luôn, cả hai không đi nhà Thờ nữa. Thấy con rễ về thăm, sao lúc này không nói nhiều như trước, tánh tình hiền lành, đứa con gái cũng vậy. Người cha và bà mẹ, sau khi đã biết được con gái và rễ mình đã ngộ được giáo lý nhà Phật, mà trở nên hiền lành, sống đời đạo đức. Cả hai ông bà, ai cũng cảm thấy vui mừng.

  Một người nữ đạo Thiên Chúa nữa cũng quay về Pháp, sau đó quay về Phật. Câu truyện kể rằng; vào khoảng 1981, chị A kia ở Mỹ Tho đi Bến Lức buổi sáng. Khi về, chị ấy bị đi nhầm xe đò vượt biên. Do  vậy, suốt những ngày tháng sống tại trại, chị là người điên. Khi chị nhặt bài Chú Đại Bi trên đường, chị biết là bài kinh cứu khổ của Bồ Tát Quán Thế Âm. Chị đọc nhiều lần. Khi phái đoàn LH Q đến trại, được các anh trong ban quản trại nói với phái đoàn về hoàn cảnh chị bị bịnh tâm thần. Được phái đoàn cho đi Mỹ sớm nhất. Tại Mỹ, chị được gia đình người Mỹ bảo trợ đời sống. Sau đó chị được một ông Bác Sĩ cưới chị làm vợ. Chị hết điên, sanh con, sống đời hạnh phúc, gởi tiền về nuôi cha, mẹ, người con cũ, gởi tiền cho người chồng cũ đã có vợ khác. Để báo ân, chị thờ phượng cả hai : Phật Quán Thế Âm và Maria trên hai bàn thờ tại nhà. 

  Qua những câu truyện của một số người Việt, quay về Tam Bảo đã được nói trên. Tác giả tôi, thiết nghĩ rằng; người Việt Nam chúng ta tại quốc nội và hải ngoại, ai đó theo đạo ông bà, nên kiến tạo cho mình cái nghiệp Phật đạo trong tâm ngay lúc sống, để  sau khi chết được gặp Phật , đúng nghiệp là một thói quen. Thói quen là học và tu tập  Phật pháp, làm thiện, giữ tâm hồn thanh tịnh khi còn sống qua quá trình đã Quy Y Tam Bảo, có pháp danh…Đừng để sau khi chết, mới được Tăng  đặt cho pháp danh Nguyên... Quảng… Nhuận…Rồi đọc lên tên, tuổi, pháp danh mới trong khi hành lễ cầu siêu, gọi là Quy Y Hương linh. Lúc đó các vong linh chỉ bám theo toàn là các thói quen cũ, việc cũ, chức tước xưa, tiền của, nhà cửa, người thân, vân vân hiện ra liên tục. Lấy đâu tâm cái nghiệp : tỉnh thức, biết Phật ,Tăng để nghe được lời kinh Tăng tụng kinh,  pháp danh của mình ? Vì  tâm trạng người chết không tỉnh thức, luôn bị hoảng hốt, vật vờ, tán loạn…Bài Quy Y Hương Linh trong cuốn nghi thức tụng niệm, được nói lên : Người đã quy y rồi, cho nên mới có ba lời “ Hương linh Đã quy y Phật rồi. Hương linh Đã quy y Pháp rồi. Hương linh Đã quy y Tăng rồi.

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/12/2013(Xem: 16330)
Khi mới thành đạo, đức Phật đã nói: “Lạ thay tất cả chúng sanh đều có đức tính trí huệ của Như Lai mà bị vô minh che lấp nên không phát hiện ra được”. Và bản nguyện của Phật là muốn khai thị cho chúng sanh ngộ nhập được tri kiến Phật của
17/12/2013(Xem: 15148)
Xã hội ngày nay, lòng người ác độc; cho nên bị thiên tai, nhân họa thường xuyên giáng xuống. Khi tai họa ập đến không ai lường trước được, không thể trốn tránh và đề phòng không kịp.
16/12/2013(Xem: 18217)
Dân tộc ta thừa hưởng nhiều tư tưởng triết lý tôn giáo cũng như chính trị và văn học của nhân loại; khởi đầu là tư tưởng Nho gia, Đạo giáo rồi đến Phật học. Suốt thời kỳ dài, "Tam giáo đồng nguyên" đã hòa hợp khá nhuần nhuyễn để dân tộc ta có một nếp sống hài hòa từ văn hóa đến kiến trúc, nghi lễ, chính trị, giáo dục, giao tế... Vì thế, những di tích còn để lại ngày nay ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung, mỗi làng đều có Đình, Miếu và chùa trong một quần thể mỗi xã, huyện.
16/12/2013(Xem: 11380)
Có một lần, đức Phật đi ngang qua bộ lạc của người Kalama. Nghe danh tiếng của Phật, người dân của bộ lạc này tìm đến đảnh lễ và hỏi Phật, Có một số đạo sư khác đi ngang qua đây. Nhưng người nào cũng làm sáng tỏ, và ca tụng quan điểm của chính mình, nhưng lại bài xích, khinh miệt, chê bai, và xuyên tạc quan điểm người khác. Ðối với họ, bạch Thế Tôn, chúng con có những nghi ngờ phân vân: "Trong những vị đạo sư này, ai nói sự thật, ai nói dối?"
16/12/2013(Xem: 14125)
Giới là sự khác biệt căn bản giữa người nam và người nữ, liên quan đến giới tính, đến vai trò và vị trí xã hội của họ. Vấn đề bình đẳng giới được nêu lên nhằm giải quyết sự thiệt thòi của phụ nữ vì bị đối xử phân biệt
14/12/2013(Xem: 8939)
Trong thời gian gần đây có một số ý kiến cho rằng phương pháp thực hành chánh niệm, hiện pháp lạc trú, mà các nhà Phật học trình bày trong nhiều sách báo, tạp chí Phật giáo là không đúng tinh thần Phật dạy, vì những điều này gần giống với chủ trương của triết thuyết hiện sinh (Existentialism) phương Tây hơn là tư tưởng Phật giáo. Các luận điểm nói:
14/12/2013(Xem: 35588)
Năm 2006, khi tôi viết thư xin phép Thiền sư Bhante H. Gunaratana để dịch quyển tự truyện cuộc đời ngài, Hành Trình Đến Chánh Niệm (Journey To Mindfulness), Thiền sư không những đã từ bi hoan hỷ cho phép, mà còn giới thiệu về quyển sách mới của ngài, Eight Mindful Steps To Happiness. Do duyên lành đó hôm nay bản dịch của quyển sách trên được đến tay độc giả với tựa Bát Chánh Đạo: Con Đường Đến Hạnh Phúc.
14/12/2013(Xem: 10611)
Nói đến tu hành là nói đến tội phước, nếu không rõ tội phước tức là không rõ sự tu hành. Nếu người tu mà cứ lao mình trong tội lỗi, ấy là người tạo tội cho không phải là người tu hành. Mọi sự an vui và đau khổ gốc từ tội phước mà sanh ra. Vì thế muốn thấu hiểu sự tu hành chúng ta phải thấu hiểu tội phước. Tội phước là những hành động thiết thực trong cuộc sống nầy, không phải là chuyện siêu huyền mờ ảo đâu đâu. Thế nên người tu hành phải thấu đáo, phải phân rành vấn đề tội phước.
14/12/2013(Xem: 9215)
Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, vườn ông Anàthapindika. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ kheo: Này các Tỷ kheo, có hai loại người ngu này. Thế nào là hai? Người có phạm tội nhưng không thấy có phạm tội và người không chấp nhận người khác như pháp phát lộ tội của mình. Này các Tỷ kheo, có hai loại người ngu này.
13/12/2013(Xem: 12928)
1. Anagarika Govinda là một Lama, người Bolivia, nguyên giảng dạy Triết học tại Đại học Naples. Từ năm 1928-1930 ông qua Sri Lanka, xuất gia với Đại đức Nyatiloka Mahathera, rồi trụ trì chùa Polgasduwa. Năm 1947, ông qua Tây Tạng, được làm đệ tử của Lama Ngawang
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]