Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lời cầu nguyện chân thành

29/02/201610:20(Xem: 4736)
Lời cầu nguyện chân thành
Đức Đạt Lai Lạt Ma XIV
TỔNG QUAN VỀ CÁC PHÁP MÔN TRONG PHẬT GIÁO TÂY TẠNG 
Nguyễn Minh Tiến dịch và chú giải 
Nhà xuất bản Tôn Giáo 2016

Lời cầu nguyện chân thành

Lời cầu nguyện này do đức Đạt-lai Lạt-ma XIV Tenzin Gyatso biên soạn, kính ngưỡng và khẩn nguyện Tâm Đại Bi của Tam Bảo: Phật, Pháp và Tăng-già.

Ngưỡng vọng Chư Phật ba đời, 
Quá khứ, hiện tại và vị lai,
Chư Bồ Tát và các vị đệ tử,
Với phẩm hạnh phi thường,
Mênh mông vô lượng như đại dương,
Thương yêu tất cả chúng sinh như con một.
Xin chứng tri sự chân thành, 
Trong những lời nguyện cầu thống khổ của con.
Phật pháp xua tan khổ đau 
của đời sống thế tục,
Và là tâm điểm an bình [cho muôn loài].
Cầu cho Chánh pháp hưng thịnh,
Mang hạnh phúc và phồn vinh,
Đến khắp thảy thế gian rộng lớn này. 
Ngưỡng vọng chư vị thủ hộ Chánh pháp:
Các vị học giả và hành giả chứng ngộ,
Nguyện cho sự tu tập 
Mười thiện nghiệp của các ngài,
Sẽ lan rộng khắp nơi nơi.
Những chúng sinh nhỏ nhoi,
Bị chế ngự hoàn toàn 
bởi vô số ác nghiệp kinh khiếp,
Ngập chìm trong phiền não,
Bị tra tấn bởi khổ đau không lúc nào ngưng. 
Nguyện cho bao nỗi sợ hãi của họ,
Vì những tai ương vượt ngoài sức chịu đựng,
Như chiến tranh, nạn đói và dịch bệnh...
Đều sẽ được lắng dịu.
Để đạt đến hạnh phúc và an lành
Tràn khắp như đại dương.
Những kẻ dã man sống trong tăm tối,
Đang dùng nhiều phương tiện khác nhau,
Giết hại không thương tiếc 
những người thành tín,
Đặc biệt là người dân nơi Xứ Tuyết.
Xin mở lòng từ, khởi tâm đại bi dũng mãnh,
Nhanh chóng ngăn chặn, 
Những dòng máu và nước mắt đang tuôn chảy,
Bởi sự điên cuồng man dại 
của ác tâm mê muội.
Những kẻ đáng thương này,
Đang thực sự gây hại,
Cho chính bản thân và người khác.
Nguyện cho những kẻ vô trách nhiệm,
Sẽ đạt được con mắt trí tuệ,
Để phân biệt tốt xấu, thiện ác,
Và được sống trong thương yêu 
với tình thân hữu.
Mong sao ước nguyện chân thành này,
Đã phải đợi chờ quá lâu,
Là tự do cho toàn Tây Tạng,
Sẽ tức thời thành tựu.
Nguyện sớm ban cho vận hội lớn lao,
Để được tận hưởng và chào mừng,
Một sự cai trị về tâm linh cũng như thế tục,
Vì lợi lạc cho Chánh pháp và bao người tu học,
Vì đất nước và dân tộc.
Biết bao người đã phải 
chịu đựng vô vàn gian khổ,
Phải hy sinh hết thảy những gì yêu quý nhất:
Sự sống, thân thể và tài sản.
Ngưỡng vọng Đức Hộ thế Quán Thế Âm,
Bi mẫn cứu vớt những người như thế.
Vậy nên Ngài là vị Bảo Hộ Vĩ Đại 
Với tình thương yêu vô bờ bến,
Trước hết thảy chư Phật, chư Bồ Tát,
Che chở cho mọi người dân Xứ Tuyết.
Nguyện cho ánh bình minh 
Của mọi thành quả tốt đẹp,
Ngay lúc này đây sẽ tỏa chiếu,
Qua những lời cầu nguyện của mọi người.
Bằng vào năng lực 
của thực tại tánh Không thâm diệu,
Và những dạng thức tương đối của nó,
Cùng với đại lực đại bi nơi Tam bảo 
Và những lời khẩn nguyện chân thật,
Cùng do nơi luật nhân quả không thể sai lệch,
Xin cho những lời nguyện chân thành này, 
Sẽ không gặp chướng ngại,
Và nhanh chóng được thành tựu.

“Lời cầu nguyện chân thành” này được soạn bởi đức Đạt-lai Lạt-ma Tenzin Gyatso XIV, vào ngày 29 tháng 9 năm 1960...

Bản dịch Anh ngữ của sách này do Ramjampa Dupchok Gyaltsen và Peter Gold thực hiện vào tháng 4 năm 1992, dưới sự hướng dẫn biên tập của Lotsawa Tenzin Dorje và một số điểm hiệu đính nhất định của Yen. Geshe Lobsang Gyatso, Giám đốc Học viện Biện Chứng Phật Giáo (Institute of Buddhist Dialectics) ở Dharamsala, Ấn Độ.

Toàn bản Anh ngữ trích từ CHÖ YANG, The Voice of Tibetan Religion & Culture No.5
Những người hiệu đính: Pedron Yeshi và Jeremy Russell

Bản dịch Việt ngữ do Nguyễn Minh Tiến thực hiện và soạn các chú giải với sự cho phép bằng văn bản của The Foundation for Universal Responsibility do Ngài Rajiv Mehrotra đại diện.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/03/2012(Xem: 3392)
Qua mắt chúng ta, thấy đó là trả nghiệp, đáng sợ, song với Tổ đã không thấy thật, nói gì là trả. Cũng như ông A khi chưa hiểu đạo, bị ông B làm vài hành động không vừa lòng, ông liền mắng chửi ông B. Thời gian sau, ông A hiểu đạo, đúng lúc ông B trả thù mắng chửi thậm tệ hơn trước. Song ông A thấy lời nói không thật, không có gì quan trọng, nên vẫn tươi cười không buồn, không đổi nét mặt. Như thế ông A có trả nợ trước hay không trả nợ trước? Thật sự, nợ đã vay thì phải trả, chỉ khác ở chỗ mê thì thấy thật, ngộ thì thấy không thật. Ðã không thật thì trả cũng như không trả. Vì thế, nói "liễu tức nghiệp chướng bản lai không". Cứu kính thấy nghiệp báo không thật, quả là thấu tột bản chất của nghiệp báo. Tuy không thật mà chẳng mất, đây là bí yếu của đạo Phật.
27/02/2012(Xem: 3581)
Một cách căn bản, chúng ta có thể thấu hiểu Bốn Chân Lý Cao Quý trong hai trình độ [trình độ của sự giải thoát tạm thời khỏi khổ đau và trình độ giải thoát thật sự...
26/02/2012(Xem: 4338)
Thể tánh của đức Phật A Di Đà là vô lượng thọ, vô lượng quang, là Phật Pháp thân. Giáo lý đại thừa đều chấp nhận rằng Pháp thân bao trùm tất cả thế giới.
17/02/2012(Xem: 8255)
Cuộc đời con người sống chỉ khoảng 80 năm, nhưng loanh quanh, lẩn quẩn trong sự vui buồn, thương ghét, phải quấy, tốt xấu, hơn thua, thành bại và được mất. Hôm nay, chúng ta cùng nhau tham khảo về "Thông điệp cuộc đời". Mỗi người chúng ta có mặt trong cuộc đời này đều sống và gắn bó với nó giống như gắn bó với đau khổ và hạnh phúc vậy. Nhưng bất hạnh thay, hạnh phúc thì ít mà khổ đau lại quá nhiều. Bởi vì sao? Vì chúng ta không biết yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau bằng tình người trong cuộc sống với trái tim thương yêu và hiểu biết.
31/01/2012(Xem: 3236)
Nếu chỉ vì ngũ quan không thể cảm nhận được mà ta quả quyết rằng Niết Bàn là hư vô, là không không, không có gì hết, thì cũng phi lý như người mù kết luận rằng trong đời không có ánh sáng, chỉ vì không bao giờ anh ta thấy ánh sáng. Trong ngụ ngôn "Rùa và Cá" được nhiều người biết, cá chỉ biết có nước nên khi nói với rùa, cá dõng dạc kết luận rằng không có đất, bởi vì có những câu hỏi của cá đều được rùa trả lời là "không". Thuở xưa có một con cá. Cá chỉ biết trong nước và không biết gì ngoại trừ nước. Một hôm, cá mải mê bơi lội trong ao đầm quen thuộc như mọi hôm thì gặp lại chị Rùa. Hỏi ra thì hèn lâu rùa đi dạo trên đất liền. Cá hỏi: "Chào chị rùa, chị đi đâu mà hèn lâu tôi không gặp?" - Này chị cá, chào chị. Hôm rày tôi đi một vòng lên trên đất khô. Rùa trả lời. - Đất khô à! Cá lấy làm ngạc nhiên. Chị nói đất khô, vậy đất khô là gì? Đất làm sao khô được? Tôi chưa bao giờ thấy cái gì mà khô. Đất khô chắc là không có gì hết.
17/01/2012(Xem: 3921)
Hôm nay thể theo lời yêu cầu của chư Tăng Ni tại đây, chúng tôi sẽ thuyết một thời pháp cho tất cả Tăng Ni Phật tử nghe, với đề tài Cội gốc sanh tử và cội gốc Niết-bàn.
27/12/2011(Xem: 3953)
Dựa theo tinh thần Phật giáo, do nhân duyên hòa hợp tất cảnhững nghiệp duyên từ trong những đời quá khứ mà kiến tạo ra con người trong kiếpnầy.
15/12/2011(Xem: 4822)
Nam-Mô A-Di-Đà Phật. Vâng lệnh thầy Trụ trì và thầy Giáo thọ, Minh Tuệ tôi ra thất chia sẻ kinh nghiệm niệm Phật cho Phật tử chùa Tịnh Luật từ năm 2009. Sau hai năm làm Phật sự, tôi nhận thấy Phật tử nắm vững phương pháp hành trì, riêng bản thân tôi bị khựng lại. Do đó tôi ngỏ ý với Phật tử, sẽ vô thất trở lại. Phật tử nói: “Thầy vô thất, chúng con có khó khăn trở ngại đường tu, chúng con biết hỏi ai?”. Tôi trả lời không được. Dù rằng chùa Tịnh Luật còn lắm thầy giỏi hơn tôi nhiều, nhưng mỗi thầy có pháp tu riêng, không ai giống ai, nên có thể giải đáp không thỏa đáng chăng? Phật tử nói tiếp: “Vậy thầy giải đáp sẵn những khó khăn trở ngại, chướng nạn mà chúng con có thể gặp, để chúng con nương theo đó mà hành trì”. Đề nghị này rất có lý, mặc dù đối với khả năng hạn hẹp của tôi, thì đây không phải việc dễ làm. Trước tình thế không thể từ chối, tôi nói: “Vậy thì quý vị đặt những câu hỏi, tập trung lại đưa tôi trả lời”. Đây là lý do quyển “Tịnh Độ Thực Hành Vấn Đáp” ra đời.
23/11/2011(Xem: 5522)
Có một lần khi Đấng Thế Tôn ngụ tại thành Xá-vệ (Sâvatthi) thì vào một buổi chiều, đức vua Pasenadi của xứ Kiêu-tát-la (Kosala) thân hành đến viếng thăm Ngài. Vua Pasedani tiến đến gần Đấng Thế Tôn, đảnh lễ và ngồi sang một bên. Đấng Thế Tôn cất lời hỏi vua Pasedani như sau: - Này đại vương, ngài mới đến đấy à. Thế lúc trưa này ngài ở đâu?
16/11/2011(Xem: 4786)
Nhân quả là một định luật tất yếu trong sự hình thành nhân sinh quan và vũ trụ quan qua liên hệ duyên khởi của cuộc sống con người,mà qua đó nhân quả được coi như là một luật tắc không thể thiếu được khi hình thành một xã hội nhân bản đạo đức.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]