Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hương vị giải thoát

24/12/201509:59(Xem: 4943)
Hương vị giải thoát

hoa sen 1a


HƯƠNG VỊ GIẢI THOÁT


"Này các Tỷ-kheo, nước của đaị dương chỉ có một vị mặn,

cũng vậy, pháp và luật của ta nói ra cũng chỉ có một vị, đó là vị giải thoát." (Udana, Tự Thuyết Kinh)



Mỗi người khi sinh ra cũng chỉ với hai bàn tay trắng, rồi tùy theo phước báo và nghiệp lực gieo tạo, mà được trưởng thành trong ấm êm, đầy đủ, vinh danh, hay kiêu mạn, mặc sức thụ hưởng, hoang phí, làm việc thất đức để phải chịu cảnh bần cùng, đọa đày, khổ cực. “Tất cà chúng sanh đều có Phật tánh” kia mà ? Ai ràng buộc chúng ta mà phải cần giải thoát ? tất cả cũng đều do ta gieo tạo, rồi tự thọ nhận lấy quả báo mà thôi!

Đời là khổ và con người vì “chấp ngã” tự ràng buộc mình, nên Đức Phật mới chỉ ra con đường giải thoát. Nhưng với sự hướng ngoại tìm cầu, chạy theo ngũ dục, thỏa mãn tình chấp, làm mục tiêu phấn đấu và cho đó là hạnh phúc là thành đạt, nên suốt cuộc đời phải lận đận điêu linh thống khổ.

Tâm của chúng ta vẫn bình thường như tự thuở nào, nếu ta luôn quán chiếu, để thấy được từng tâm niệm dấy khởi mà tuệ tri rõ ràng, không chạy theo nó, không phân biệt, dính mắc, sống thuận với tự nhiên thì vẫn ung dung tự tại, thong dong trên lộ trình tìm về bản giác. Nhưng do hướng ra ngoài, chạy theo tài, sắc, danh, ăn, ngủ nghỉ không bao giờ thỏa mãn, đang ở dưới mặt đất bình yên không muốn, lại muốn trèo lên cây cao cho chới với, đến khi mệt mỏi, muốn tụt xuống thì khó khăn, có khi sẩy tay rớt tan xác, để khổ đau chồng chất khổ đau.                                                                                                                        

Cũng như Đức Đat Lai Lạt Ma đã nói:
“Con người hy sinh sức khoẻ để kiếm tiền. 
Rồi lại bỏ tiền ra để tìm lại sức khoẻ. 
Họ quá sốt ruột với tương lai. 
Nên chẳng còn thời gian để tận hưởng hiện tại. 
Kết quả là họ chẳng sống ở hiện tại hay tương lai. 
Họ sống như thể họ không bao giờ chết. 
Rồi lại chết như chưa từng được sống.”

Nhưng trong thực tế cuộc sống thì phải tuệ tri cho rõ


“Hoa nở hoa tàn cảnh thế gian
Người tu tự tại cảnh thanh nhàn
Việc gì cần đến thì ta đến
Như vậy trần gian tức Niết bàn”


Hoa mỗi buổi sáng đều nở ra để đón chào ánh nắng ban mai, tỏa ra mùi hương thơm ngát với nhiều sắc màu, để tô điểm thêm nét đẹp và hương vị cuộc đời, rồi chiều xuống cũng rơi rụng dần theo giờ phút, ngày mai, ngày mốt rồi cũng đều đăn như vậy, hoa đâu có bắt ta phải vui khi hoa nở và buồn khi hoa tàn, nhưng do ta phân biệt, dính mắc, nên rồi hoan hỷ chiếm giữ, khi vừa lòng, ưa thích và sân hận não phiền khi khó chịu, không hài lòng, bị đánh mất và bị người khác chiếm hữu, để rồi vui, buồn, sinh, diệt, khổ, đau không ngừng.                                                                                                                Trời vẫn xanh, hoa vẫn đẹp, lòng người vẫn tốt, tại sao ta không bình tâm tận hưởng những gì sẵn có trong thiên nhiên đã trao tặng, mà phải vọng tưởng tìm cầu ở đâu đâu ? Ta tự làm khổ ta, tự ràng buộc ta, chứ có ai bắt ta phải khổ, phải bó buộc đâu nào ?

Việc gì ai cần đến ta sẵn sàng hoan hỷ giúp đỡ, không ai cần thì ta ẩn dật vui thú điền viên, hằng ngày kệ kinh, sám hối và trang trải, sẻ chia nỗi lòng qua các trang mạng, trang báo và facebook, miển sao giúp cho được nhiều người trải nghiệm và tìm được an lạc qua thực hành Phật Pháp là đã lợi ích và tạm giữ được tâm thanh tịnh rồi. Phật dạy: “Tâm tịnh là quốc độ tịnh” kia mà, đâu cần phải tìm cầu ở đâu cho xa. 

Có một câu chuyện “Doanh nhân và người câu cá”: người câu cá nằm trên chiếc xuồng con với cây cần câu ít khi dính được cá, một doanh nhân với nhiều cần câu, luôn bận rộn, tranh thủ chút rảnh, bèn hỏi người câu cá rằng, tại sao ông chỉ có một cây cần câu vậy ? người câu cá hỏi lại, chứ nhiều cần câu thì tôi được điều gì ? doanh nhân: nếu có nhiều cần câu thì câu được nhiều cá, sẽ có được nhiều tiền, rồi sắm được nhiều tàu, xây được nhiều nhà, mua được nhiều tiện nghi vật chất…người câu cá bèn hỏi, có nhiều như vậy thì tôi được điều gì nào ? doanh nhân nói, đến khi giàu có và đầy đủ tiện nghi vật chất rồi, thì lúc đó ông nằm thỏai mái để nhìn trời xanh mây trắng bay, khỏi làm gì nữa và không còn lo nghĩ. Người câu cá bèn vui vẻ trả lời, ông bạn cực khổ làm chi cho hao sức, mất thời gian, tôi hiện tại không cần phải lao nhọc như ông bạn, mà vẫn nằm thoải mái để nhìn trời trăng mây nước một cách thong dong tự tại đây hay sao ? doanh nhân trầm tư !!!                                                                                                                                             

Cuộc đời khổ đau là như vậy đấy! phải chịu nhiều vất vã, gian truân, bận rộn, nguy hiễm…để bôn ba tìm cầu một chút hư danh, vinh hạnh, bình yên, ổn định, nhưng nào có như ý được đâu, “lòng tham không đáy” được một muốn mười, được xe hơi muốn thêm nhà lầu, ‘được voi đòi tiên’ và cứ như vậy cuốn hút ta mãi lao vào con đường vô định, có được một phút nào thư thả, an ổn đâu nhỉ!

Trong khi đó nếu ta ý thức được rằng mọi vật, mọi hiện tượng trên thế gian nầy, đều do duyên hợp giả có, không có gì bền chắc và vĩnh viễn cả, nếu chưa đù duyên thì có mong cầu hay chiếm đoạt rồi cũng không được và vuột khỏi tầm tay. Ta cứ bình thản tự nhiên không gì phải nôn nóng, bôn chen, việc gì đến rồi cũng đến, có bình thản và tự nhiên ta mới cò đủ tỉnh táo để làm việc, cũng như giải quyết mọi vần đề một cách sáng suốt, có hiệu quả tốt nhất và có được như vậy ta mới có thời gian thong thả, chánh niệm nhìn trời xanh mây trắng lượn và những cảnh đẹp ở chung quanh, mặc sức thưởng thức nét đẹp huyền diệu của thiên nhiên, đâu cần phải bôn ba tìm kiếm đâu xa, niềm an lạc ở trong giờ phút hiện tại và ngay bây giờ khi ta có được tâm an tịnh.    

Đối với đạo, ngày xưa Thái Tử Tất Đạt Đa, thấy cung vàng, điện ngọc, vợ đẹp, con xinh là ngục tù, ràng buộc, nên đã quyết chí vượt thành xuất gia tầm đạo, rồi suốt sáu năm khổ hạnh rừng già nơi tuyết sơn, cuối cùng về Bồ Đề Đạo Tràng, tọa thiền dưới gốc Tát Bát La, 49 ngày ngộ được đạo và 49 năm khất thực hóa duyên khắp miền Ấn Độ, rồi cũng từ giả tất cả để vào “vô dư niết bàn”. Không dính mắc và có từ bỏ được tất cả như vậy, Thái Tử Tất Đạt Đa mới thành Phật, cứu độ muôn loài và lợi ích nhân sinh. Bây giờ muốn cứu độ chúng sanh, mà đi ngược lại con đường Đức Phật đã đi, từ không tạo thành có, từ nhỏ xây nên lớn, từ đơn giản, thoải mái biến thành nhiêu khê, phức tạp, từ tự do, giải thoát trở thành nô lệ, dính mắc. lấy thành tựu về vật chất và hình tướng bên ngoài làm sự nghiệp cho đời tu, để rồi phải mãi chấp trước, não phiền, động loạn, khổ đau !

Do đâu mà có ra những hiện tượng nầy ? Có phải chăng do người đời quá chú trọng vào vật chất và hình tướng, nên suốt ngày bận rộn, lo toan, tính toán, tranh giành, chiếm đoạt, muốn lớn và thể hiện “bản ngã” khiến phải gây nhiều khổ lụy cho nhau. Với tâm cảnh nầy, cuối tuần xả stress bèn cách vào chùa gặp Thầy, Cô hầu tìm chút yên tỉnh tâm hồn, nhưng từ đó mang tâm thị phi, danh lợi nầy theo vào chùa, tạo nên nhiều vấn nạn. Thường xuyên lui tới quen thân, có công quả và cúng dường nhiều với mong muốn Thầy, Cô phải chìu theo ý của mình, nếu Thầy, Cô có nhu cầu cao, thích “vuốt ve bản ngã” bằng những lời “nịnh hót”, để rồi “lớn cái ta”, đánh mất mình, thì phải chìu theo ý của Phật Tử và bị control mọi việc. Đã không dạy cho Phật Tử tu đúng mà còn đối xử mất bình đẳng, thể hiện tâm thế gian “khi thương trái ấu cũng tròn, khi ghét trái bồ hòn cũng méo” nên “bất mãn”, bất hòa từ đây thể hiện, bao nhiêu khê, oán trái chất chồng, như vậy bị phan duyên rồi, đâu có thời gian tu để tạo được đạo lực, sự an lạc và năng lượng hầu giáo hóa chúng sanh cùng về bờ giác!

Con người có hai phần, thể xác (sinh diệt) và tinh thần (còn mãi), nhưng hầu hết vì lo cho “bản ngã” nên khi sống, bao nhiêu thời gian, sức lực đổ ra, đều lo o bế cho phần thể xác, danh lợi hảo huyền, để rồi khổ, cuối đời cũng trả về cho cát bụi, có khi chấp thân là “ta” nên rồi không siêu thoát được, phải ở lại làm quỷ giữ xác, giữ mồ. Còn lại phần tâm linh, tinh thần thì quên lãng, để hết đời phải mang theo những nghiệp báo đã gieo.                                               Tu và đến chùa là mong cầu được an lạc, giải thoát, giác ngộ để cứu giúp muôn loài cùng an lạc, giải thoát theo, nhưng vì quá nhiều tham vọng và chạy theo vật chất, quên mất đường về, không lo “quán chiếu tự tâm, triệt tiêu bản ngã, chuyển hóa nghiệp lực”, tu tập chân thành để nhận được sự nhiệm mầu và gia trì của Phật Pháp, mà hướng ngoại tìm cầu, nên phải nhiều lo toan tính toán, nhiễu loạn, đánh mất đi sự tĩnh lặng, minh mẫn luôn sẵn có trong lòng của mỗi chúng ta.

“Khoảng cách giữa ta với giải thoát, có thể được tượng trưng bằng con số của các HAM MUỐN mà ta có ở trong lòng”, “tham vọng” nhiều sẽ khiến ta đánh mất chính mình, nhiều lệ thuộc, mất tự do.                                                                                                                                        

Phật Pháp luôn nhiệm mầu, luật nhân quả rất công minh, “tâm bình thế giới bình” nếu tâm ta trong sáng sẽ cảm chiêu nhiều điều tốt đẹp, cho nên sống “vô sự” đơn giản, “ít muốn, biết đủ, tùy duyên”, bằng lòng với những gì hiện có, không mê ngũ dục, không đắm nhiễm lục trần, biết hướng thượng, hành trì, buông xả, giữ tâm ý thanh tịnh, có năng lượng thường nghĩ đến việc sẻ chia, tạo niềm vui và lợi ích cho mọi người làm niềm vui cho mình và phải hiểu rằng "giải thoát chỉ có thể đạt được qua tu tập chứ không phải qua bàn luận." để nỗ lực hành trì, thì chúng ta đã hành pháp, tận hưởng được “hương vị giải thoát” và từng bước an nhiên đi trên con đường giác ngộ rồi! “Đa sự sanh phiền não”, “lớn thuyền lớn sóng” Đức Thế Tôn cũng đã di giáo: “Muốn cầu tịch tĩnh, vô vi, an lạc, nên lìa chỗ tụ họp huyên náo, một mình ở nơi thanh vắng…Ví như cây lớn, có nhiều chim chóc tụ họp, tất không khỏi mối họa cành nhánh khô gãy”, “tâm bình thường là đạo” nên đâu cần phải phô trương và làm điều gì cho vĩ đại !                                                 

Có hai câu đối nghe rất tâm đắc và thanh thoát:
 “ Cư trần bất nhiễm luôn tự tại
Lẫn tục đừng mê chứng hiện tiền” 

Được như vậy, mới chính thật là “tu giải thoát” đúng với hạnh nguyện của người tu, hợp với bản hoài và pháp vị của chư Phật vây !                                                         

An Lạc thất, Adelaide Nam Úc những ngày tịnh dưỡng                                              
Thích Viên Thành (Hạnh Trung)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2012(Xem: 4805)
Trau dồi từ ái làm tiến bộ nguyện ước chúng sinh đánh mất hạnh phúc sẽ gặp gở hạnh phúc và nguyên nhân của nó. Bây giờ, mục tiêu là để mở rộng chu vi từ ái của chúng ta vượt khỏi phạm vi hiện tại. Chẳng hạn sự mở rộng sẽ đến một cách tự nhiên trong sự thực tập của chúng ta sau khi đã phát triển một cảm nhận tình cảm với người khác, những người muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau.
04/04/2012(Xem: 3933)
- Kính bạch thầy, tôi là người không theo đạo Phật, nhưng tôi thấy tại sao thế giới này chiến tranh hoài mà không có ngày thôi dứt. Vậy kẻ thù của nhân loại là ai? Thầy trả lời: Đây là câu hỏi dường như dễ, nhưng lại là khó! Vì sao? Chẳng lẽ con người với nhau mà là kẻ thù, coi sao được? Nếu không phải là kẻ thù, vậy ai chính là thủ phạm? Xin thưa, kẻ thù của nhân loại là “chính mình”, đây là một sự thật ít ai ngờ tới. Để hiểu được rõ ràng, thầy sẽ kể cho bạn một câu chuyện có tính cách minh họa và ẩn dụ sâu sắc, để ta và người cùng tìm ra kẻ thù đang tiềm ẩn ở đâu? Một nhà sư nọ thường có những biểu hiện nóng giận, tham lam và ích kỷ. Mặc dù xuất gia đầu Phật đã lâu nhưng những cố tật ấy, làm cho nội tâm của thầy luôn bị khủng hoảng. Vốn là người quyết chí tu hành thoát ly sống chết đời này, nên nhà sư luôn tự quán xét lại chính mình mà thấy rõ bệnh “ ngu si chấp ngã” rất nặng nề và từ đó thầy quyết tâm lập chí làm mới lại chính mình.
04/04/2012(Xem: 3174)
1-Người Phật tử cần phải thiền trong đi đứng nằm ngồi, trong sinh hoạt hằng ngày sẽ giúp cho chúng ta nhận biết được rõ ràng những ý nghĩ, lời nói, hành động của mình là thiện hay bất thiện, để ta sửa sai điều xấu ác và biết phát huy điều tốt đẹp. 2-Người Phật tử khi đến chùa đọc kinh nghe pháp, khi hiểu rõ lời Phật dạy sau đó mới đem áp dụng vào cuộc sống của mình để có được an lạc hạnh phúc cho bản thân, cho gia đình và xã hội. 3-Người Phật tử khi đi chùa phát tâm cúng dường phải biết nhu cầu ở trong chùa là gì, để việc phát tâm cúng dường của chúng ta có được lợi ích thật sự mà không lãng phí xa hoa.
31/03/2012(Xem: 3402)
“Báo oán hạnh” là gì? Đó là hạnh chấp nhận những khổ đau, những chướng duyên như là những cuộc báo oán tự nhiên của luật nhân quả. Ai gieo nhân nào thì gặt quả ấy. Trồng dưa thì được dưa, trồng đậu thì được đậu, muôn đời không sai chạy... Quãng đời nghiệp chướng Tôi sinh ra và lớn lên trong gia đình thuộc lớp nghèo thành thị. Cha tôi có nhiều vợ, tám anh em tôi là dòng thứ hai. Vì vậy mà mẹ tôi phải khổ sở cả đời.
31/03/2012(Xem: 3445)
Vì nhân duyên ta lại gặp nhau Giữa dòng đời tất bật, ngược xuôi Sống dưới mái ấm gia đình Ta dành cho nhau chút tình yêu thương. Tình chỉ đẹp khi còn dang dở Đời mấy ai được nghĩa vẹn toàn Ta yêu thương trong dày vò Ta đến với nhau vì thiếu hiểu biết.
29/03/2012(Xem: 3288)
Chúng ta đến với nhau Bằng tình yêu luyến ái Là tự mình ràng buộc Trong nhiều kiếp mai sau. Muốn chấm dứt sống chết Hãy diệt trừ tham ái Chuyển hóa sự vô minh Để sống đời hạnh phúc.
26/03/2012(Xem: 3286)
Nhân quả là chân lý sống, không thể thiếu trong gia đình và xã hội, nơi nào không tin nhân quả sẽ sống trong loạn lạc, phi đạo đức. Người không tin vào nhân quả thường có thái độ yếu đuối thấp hèn, luôn sống trong lo lắng, sợ hãi, bất an. Họ hay tin vào những khả năng siêu hình, hoặc tha lực, mang tư tưởng cầu nguyện, van xin, sống ỷ lại vào người khác dễ dẫn đến mê tín, dị đoan, không tin sâu nhân quả, do đó không nhìn thấy được lẽ thật nên luôn sống trong đau khổ lầm mê. Còn ai hiểu và tin sâu nhân quả thì sẽ sống một đời bình yên hạnh phúc trong trạng thái an lành, tự tại, luôn sống có trách nhiệm đối với mọi hành vi xuất phát từ thân, miệng, ý của chính mình. Người đã tin sâu nhân quả thì biết rõ ràng làm lành được hưởng phước, làm ác chịu khổ đau là một quy luật tất yếu, là lẽ đương nhiên. Ai có lòng tin sâu như vậy, thì sẽ sống không ỷ lại, không cầu cạnh, van xin, không chạy trốn trách nhiệm, dám làm dám chịu không đổ thừa cho ai.
17/03/2012(Xem: 9900)
Theo truyền thuyết, không lâu trước khi nhập niết bàn, Đức Phật đã trả lời Ananda, thị giả theo hầu cận Phật nhiều năm, khi vị này xin Phật chỉ dẫn cách đối xử cho các vị tỳ kheo...
12/03/2012(Xem: 3601)
Duy thức, như tất cả các con đường khác của Phật giáo, nhằm đến mục tiêu chiến lược là thấy được “hai vô ngã: nhân vô ngã và pháp vô ngã”. Nhân vô ngã là con người vô ngã. Pháp vô ngã là mọi hiện tượng đều vô ngã. Thấy được hai vô ngã là thấy thực tại tối hậu, gọi là tánh Không, Niết-bàn, Pháp thân, Chân Như… Nói theo hệ thống Duy thức, thấy hai vô ngã là giải tan Biến kế sở chấp tánh để Viên thành thật tánh hiển bày. Sanh tử là do không biết rằng tất cả đều do thức biến hiện. Kinh Lăng Già đời Tống, Cầu-na Bạt-đà-la dịch: “Thế nào người trí ở ngay nơi lầm loạn này mà khởi chủng tánh Phật thừa? Nghĩa là giác tự tâm hiện lượng, ở bên ngoài đều vô tự tánh nên chẳng có tướng vọng tưởng”.
02/03/2012(Xem: 3392)
Qua mắt chúng ta, thấy đó là trả nghiệp, đáng sợ, song với Tổ đã không thấy thật, nói gì là trả. Cũng như ông A khi chưa hiểu đạo, bị ông B làm vài hành động không vừa lòng, ông liền mắng chửi ông B. Thời gian sau, ông A hiểu đạo, đúng lúc ông B trả thù mắng chửi thậm tệ hơn trước. Song ông A thấy lời nói không thật, không có gì quan trọng, nên vẫn tươi cười không buồn, không đổi nét mặt. Như thế ông A có trả nợ trước hay không trả nợ trước? Thật sự, nợ đã vay thì phải trả, chỉ khác ở chỗ mê thì thấy thật, ngộ thì thấy không thật. Ðã không thật thì trả cũng như không trả. Vì thế, nói "liễu tức nghiệp chướng bản lai không". Cứu kính thấy nghiệp báo không thật, quả là thấu tột bản chất của nghiệp báo. Tuy không thật mà chẳng mất, đây là bí yếu của đạo Phật.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]