Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tứ Vô Lượng Tâm

08/09/201518:20(Xem: 5728)
Tứ Vô Lượng Tâm

hoa_sen (24)

 


Tứ vô lượng tâm 


-
Thích Thông Huệ -




Công cuộc giáo hoá độ sanh của Đức Phật thành tựu viên mãn chính nhờ Ngài tu tập Tứ vô lượng tâm đạt đến vô lượng. Tứ vô lượng tâm là Bốn tâm vô lượng bao gồm: Từ vô lượng tâm, Bi vô lượng tâm, Hỷ vô lượng tâm và Xả vô lượng tâm.

“Từ” nguyên văn là: “Từ năng dữ nhất thiết chúng sanh chi lạc

Từ là ban vui, đem tình thương vô điều kiện đến cho tất cả chúng sanh. Trong cuộc sống, để tu tập đạt được Từ vô lượng tâm, trước tiên cần phải có lòng trắc ẩn thương người thương vật, có xúc cảm thương yêu đồng loại thì mới có khả năng đem an vui đến cho người khác bằng cách giúp đỡ vật chất hoặc tinh thần để họ vui sống an lạc. Với lòng từ vô lượng, Đức Phật đã ban vui, ban lợi ích vô lượng cho tất cả chúng sanh. Tâm “từ” của Ngài là tình thương không điều kiện, không bị ràng buộc và tình thương đó không mưu cầu. Đức Thế Tôn hóa độ những người mạt hạng, người cùng khổ của xã hội và cứu vớt tất cả sinh linh, nên “từ” của Ngài là ban vui cùng khắp. Bồ tát ban vui cho chúng sanh có khi bằng vật chất, bằng tinh thần hoặc bằng đạo lý. Các Ngài ban tặng, khuyên răn hoặc đem đạo lý giáo hoá nhằm giúp chúng sanh bớt mê khai ngộ, tháo gỡ bế tắc tinh thần, giảm thiểu ràng buộc để chúng sanh có thể sống đời thong dong, tự tại và an vui trọn vẹn. Với nội tâm trong sáng, các Ngài phục vụ lợi ích chúng sanh có thể làm cho người khác bớt khổ được vui bởi lòng vị tha vô ngã, vì cảm nhận được đồng loại có niềm đau, có xúc cảm đau khổ khi gặp phải điều bức bách, ép ngặt làm cho hệ thống thần kinh và não bộ của cơ thể phải cảm xúc đau đớn. Nếu quán chiếu được điều ấy, tâm từ sẽ nảy nở và phát triển rồi dần hình thành được lòng trắc ẩn để có thể thương yêu đồng loại, thương yêu chúng sanh, đó là ý nghĩa của “Từ”. Vì thế, chúng ta cần phải tu tập hạnh trang trải tâm từ mà không mưu cầu lợi ích, không điều kiện để có thể xoa dịu niềm đau nhân thế bằng chất liệu yêu thương và đem lại an vui trong mọi hoàn cảnh.

Chữ Hán có câu: “Bi năng bạt nhất thiết chúng sanh chi khổ.” Đạo Phật là đạo từ bi, đạo cứu khổ, thương người, thương vật và thương tất cả chúng sanh. Hình ảnh Đức Phật với nhân dáng toàn mỹ, tinh thần Ngài với trí tuệ, uy dũng, hùng lực và từ bi. Khi chúng sanh bị vướng vào trói buộc, Ngài tìm mọi cách tháo gỡ để tâm hồn họ được thanh lương, không còn bị phiền não chi phối và tham sân si dằn vặt trong lòng. Diệt khổ là tác dụng của tâm bi đạt đến vô lượng, khi thấy người thiện hay kẻ ác, bạn hay thù, giàu hay nghèo, sang hay hèn, người hay vật cho dù gặp khổ bất cứ hoàn cảnh nào, Đức Thế Tôn đều sẵn lòng cứu giúp để chúng sanh được an vui, hạnh phúc bởi đó là lòng trắc ẩn cao thượng của Ngài trước nỗi khổ niềm đau của chúng sanh.Vì vậy, nỗi khổ của chúng sanh vô cùng thì tâm bi của Bồ tát cũng vô tận. Những vị Bồ tát cứu khổ độ sanh như: Bồ tát Quan Âm, Bồ tát Phổ Hiền, Bồ tát Địa Tạng... với tâm bi đã phát đại nguyện lăn xả vào cuộc đời ô trược để cứu khổ độ sanh. Các Ngài hòa quang đồng trần để từng bước tháo gỡ những vướng mắc, đau khổ cho chúng sanh. Người ở thế gian thấy ai đau khổ thì bị xúc cảm làm chấn động thân tâm. Ngược lại, các vị Bồ tát với lòng thương vô bờ  mà chẳng bị xúc cảm thường tình của thế gian làm chấn động, vì xúc cảm của các Ngài đã được tịnh hoá nên mang tính trong sáng. Để tôn vinh các Ngài, chúng ta cần tu tập, biết thương yêu những người bất hạnh lầm than trong cuộc sống, tuỳ hỷ và không đố kỵ khi gặp người thành công, thành đạt, thành danh hay hạnh phúc. Cần nói năng, suy nghĩ và hành động thiện lành, gieo nhân tốt để tránh quả khổ, dần dần tâm bi phát triển đến mọi người, mọi giới trong xã hội và lan toả đến vô lượng để tất cả đều đạt được an vui hạnh phúc.

Hỷ vô lượng tâm còn gọi là Đại hỷ, là niềm vui không bờ mé. Những niềm vui thế gian rồi cũng qua đi, nỗi buồn nào rồi cũng dần nhạt phai theo năm tháng, vì niềm vui đến ngập tràn rồi cũng phải tắt lịm. Riêng niềm vui trong lòng Đức Thế Tôn và các vị Bồ tát dù gặp phải trở ngại khó khăn hoặc chướng duyên nghịch cảnh vẫn không bao giờ lay động, vì các Ngài đã tu tập viên mãn Hỷ vô lượng tâm, niềm vui đó xuất phát từ tu tập Giới-Định-Huệ, do làm các hạnh lành, giữ giới, thiền định, sống lành mạnh tự do hoá tâm hồn và thấy được đạo lý chân thật. Vì thế, các Ngài cho rằng không phải chỉ có ánh sáng của ngũ dục lục trần là niềm vui tối thượng trên cuộc đời này. Bởi lẽ, cuộc sống dồi dào tiền bạc, tài sản và của cải vật chất thì tất nhiên gặp nhiều thuận lợi hơn, nhưng có biết bao người giàu có bỗng chốc trở nên hư hỏng, ăn chơi trác táng, trụy lạc, sa vào tệ nạn xã hội rồi trở thành những phạm nhân. Niềm vui của ngũ dục lục trần chính là nhân đau khổ, còn niềm vui của người thấu hiểu đạo lý thì cuộc đời được xây đắp bằng những hạnh lành, công huân giữ giới, thiền định và chuyển mê khai ngộ, có thể xua tan phiền não và tạo được niềm vui chân thật tận cõi lòng. Cho nên người có đức tuỳ hỷ thì tâm thanh thản, nhẹ nhàng, không vướng bận, còn người có lòng vị kỷ thường hay ganh tỵ và đố kỵ khi thấy người khác giàu có hoặc hạnh phúc hơn mình. Vì thế, Tăng Ni, phật tử cần tu tập đạt Hỷ vô lượng tâm thì mới có thể làm cho phật pháp xương minh, người người an lạc.

Xả vô lượng tâm là tâm buông xả tất cả, trong lòng không chấp chứa thị phi, nhân ngã, bỉ thử, phải quấy, tốt xấu, hơn thua, buồn vui, thương ghét. Nói cách khác, buông xả là một trạng thái thiền định sâu, chặt đứt tất cả mọi phiền não vô minh mà an nhiên tự tại giữa dòng đời. Đức Phật tu tập đạt được tâm xả vô lượng, trong lòng Ngài thanh tịnh với tâm thường định nên không bấn loạn trước nghịch cảnh chướng duyên. Các vị Bồ tát xả chấp ngã, xả chấp pháp cho đến khi các Ngài xả cả địa vị tu chứng, tâm hoàn toàn buông thư không dính mắc thế gian và xuất thế gian nên được tôn xưng là bậc Vô trụ, Vô nhiễm.

 Tóm lại, với bốn đức tính Đại từ, Đại bi, Đại hỷ và Đại xả, còn gọi là Tứ vô lượng tâm, Đức Thế Tôn đã trở thành Phật như trong kinh đã nói: Ngài là Bậc Thiên nhân chi Đạo sư, Tứ sanh chi Từ phụ (Bậc Đạo sư dẫn đường cho cõi Trời, cõi Người và cha lành của cả bốn loài). Người tu tập cần tinh tấn theo lời Phật dạy, lấy tâm từ bi hỷ xả làm lợi ích cho vạn loại, chan hòa tình thương chân thật khắp nơi nơi để giúp đời, giúp người, xả bỏ mọi chấp trước để nội tâm an trú chánh niệm, lấy hạnh phúc làm chất liệu chuyển hóa thân tâm và thành tựu viên mãn Bốn tâm vô lượng. Và chính Bốn tâm vô lượng này là cương lĩnh, là phương châm xử thế của người đệ tử phật chân chính.

 

                                          

 

 

 

 

 

                                                         

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/08/2013(Xem: 7237)
Hôm nay là ngày trăng tròn tháng giêng mà cũng có nghĩa là chúng ta đang bắt đầu bước vào thời gian cấm túc tu tập mùa đông. Có cả một đêm dài để thiền định thế này quả là một cơ hội tuyệt vời và càng may mắn hơn nữa là kể từ bây giờ chúng ta còn có đến hai tháng trời để sống hết mình theo Phật Pháp.
11/08/2013(Xem: 7807)
Theo sử sách, vừa mở mắt chào đời, thái tử Tất-đạt-đa (Siddhartha) đã đứng dậy, ngoảnh mặt nhìn bốn hướng, rồi đi bảy bước, tay trái chỉ lên trời, tay phải chỉ xuống đất, nói rằng: “Trên trời, dưới trời chỉ có Ta là chí tôn”. Xong Ngài nói tiếp: “Từ vô lượng kiếp đến nay, phen này là hết”. Hai lời tuyên bố đó có tính cách quyết định mục tiêu hành động của Ngài: đoạn trừ phiền não, quét sạch vô minh, giải thoát sanh tử, chứng đắc niết bàn, thanh tịnh an lạc.
10/08/2013(Xem: 9744)
Một thời đức Phật ngự trong vườn Cấp Cô độc, nước Xá Vê, bấy giờ đức Phật bảo các Tỳ Kheo: - Ta dùng Thiên nhãn thanh tịnh nhìn thấy chúng sanh sinh ra chết đi, chết đi sanh ra, sắc đẹp sắc xấu, thiện hoặc ác, chỗ lành hoặc chỗ dữ tùy theo nghiệp mà chúng sinh đã tạo ra. Ta thấy những sự kiện ấy đúng như thật, không hư dối. Nếu có chúng sanh nào làm ác, nói ác, nghĩ ác, phỉ báng Thánh hiền, tà kiến, thì do nhân duyên ấy, khi chết chắc chắn đi vào chỗ dữ, sinh nơi địa ngục. Nếu chúng sinh nào làm lành từ thân miệng ý, ca ngợi bậc Thánh hiền, không có tà kiến, do nhân duyên này, khi chết người ấy sẽ đi vào chỗ tốt, sanh nơi cõi trời.
10/08/2013(Xem: 13676)
Những câu hỏi này được ghi lại vào ngày 7 tháng 4, 2013 tại buổi pháp thoại thứ ba của Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại khóa tu dành cho Các Nhà Giáo tại Thái Lan, vào tháng 4, 2013. Trong bài pháp thoại này, Thiền sư đã trả lời các câu hỏi không chỉ xuất phát từ những vấn đề cá nhân mà cả những vấn đề trong phạm vi giáo dục. Những đề tài trao đổi bao gồm cả việc thực tập chánh niệm đối với người trẻ.
31/07/2013(Xem: 7797)
Thiền không phải điều huyễn luận được sáng tạo từ ý thức, hoặc từ những quái thai biến chứng của tư tưởng bị dồn kín, đè nén trong những tra vấn cùng quẩn. Tất cả những vũ đoán về thiền là một cái gì đều hoàn toàn sai lầm lạc lối, nếu dùng trí thức hoặc ý niệm cố hữu để thẩm định, ắt hẳn lạc xa nghìn trùng. Thiền vốn khước từ tất cả, dù đó là hệ thống tư tưởng vĩ đại, được dàn dựng công phu hoặc dùng kiến thức đa năng soi chiếu vẫn là điều phủ quyết, chối bỏ mãnh liệt nơi thiền.
31/07/2013(Xem: 14477)
Một thời, đức Phật ngự tại vườn Lộc Uyển nước Ba La Nại, bấy giờ, đức Phật mới thành đạo chưa được bao lâu, khi đó Vua Ba Tư Nặc mới nối ngôi. Vua Ba Tư Nặc nghĩ rằng: “Nay ta mới nối ngôi, ta nên cưới con gái dòng họ Thích, nếu được cho cưới, thật vừa lòng ta, nếu không bằng lòng, ta sẽ áp lực bức bách.”
27/07/2013(Xem: 9458)
Đi chùa lễ Phật, ở nhà ăn chay, tụng kinh niệm Phật, ra ngoài đời hoạt động thiện nguyện, đóng góp cho xã hội là sinh hoạt nền tảng cần có của một Phật tử chân chính. Những hoạt động trên có tác dụng rất lớn khiến bản thân thanh tịnh, tâm hồn hướng thượng, gia đình hạnh phúc, vun trồng cội phúc cho mình và cho con cháu. Song đó chỉ là những điều kiện cần nhưng chưa đủ
25/07/2013(Xem: 4989)
Ngài Kyabje Ling Rinpoche (1903-1983) là một trong hai vị Thầy giáo thọ cao cấp nhất của Đức Đạt Lai Lạt Ma 14th. Mới vừa 10 tuổi Ngài đã vào trường Phật học, chưa đầy 20 tuổi đã hoàn tất xong học vị Tiến sĩ (Geshe). Đời Ngài là một bài học Phát Bồ Đề Tâm, chân tu thật học. Đến cuối cuộc đời Ngài vẫn còn ban những bài pháp cao quí cho gần 2000 thính giả tại Tu viện Sera vào đầu năm 1983. Ngài thị hiện tự tại nhập diệt vào tháng 12 năm đó với nhiều hiện tượng nhiệm mầu, thực chứng cả cuộc đời hành trì chánh pháp. Người dịch xin kính chuyển ngữ bài pháp Phát Bồ Đề tâm Ngài đã giảng tại Ấn Độ năm 1979. Mọi chỗ chưa sáng tỏ là do lỗi của người dịch, nếu có được công đức nào xin vì tất cả chúng sanh, nguyện hồi hướng cầu sinh Tây phương Tịnh Độ.
25/07/2013(Xem: 9150)
Năm nay là năm 2013, đây là năm kỷ niệm chu niên lần thứ 30 của Gia Đình Phật Tử Pháp Bảo tại thành phố Sydney, tiểu bang New South Wales, Úc Đại Lợi. Những khuôn mặt của 30 năm về trước và những con người theo suốt chiều dài lịch sử vừa qua, đến nay chắc chắn đã theo luật Vô Thường biến đổi khá nhiều. Nếu làm con tính nhẩm, các em Oanh Vũ 6 tuổi của thời 1983, thì năm nay cũng đã thành một thanh niên, thanh nữ 36 tuổi
25/07/2013(Xem: 9477)
Vươn đến một đời sống thành công và hạnh phúc là niềm mơ ước muôn thưở và rất chánh đáng của mỗi con người. Làm người ai cũng mong một đời sống vui vẻ và hạnh phúc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]