Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ngũ Thừa Phật Giáo

25/02/201517:54(Xem: 9241)
Ngũ Thừa Phật Giáo
duc bon su


NGŨ THỪA PHẬT GIÁO
Liệt Kê Khái Quát về ý nghĩa và các Pháp Tu Chứng



Bài viết sau đây được tổng hợp từ kinh sách và từ các bài giảng của chư tăng ni, có mục đích phác họa một bức tranh khái quát với tính liệt kê về năm thừa của Phật giáo giới thiệu đến người sơ cơ học Phật hoặc muốn tìm hiểu về đạo Phật. 
‘Thừa’ là sự nương tựa vào, được tượng hình như một cổ xe để giúp chúng ta di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Có cổ xe nhỏ, sức yếu chỉ đưa chúng ta đi gần, vòng quanh ở một nơi nào đó, và cũng có cổ xe lớn, có sức mạnh hơn nên có thể đưa chúng ta đi xa hơn, đến những nơi chốn đẹp đẽ hơn, an lạc hơn.

1. Nhân thừa:
Thực hành và giử gìn Tam Qui, Ngũ Giới sẽ khiến không bị đọa lạc vào ba đường ác (Địa ngục, Ngạ quỉ, Súc sinh) mà sẽ được tái sinh làm người.
1.1 Tam Qui:
Qui y Phật: qui y Phật không bị đọa vào địa ngục
Qui y Pháp: qui y Pháp không bị đọa vào ngạ quỉ
Qui y Tăng: qui y Tăng không bị đọa vào súc sinh
1.2 Ngũ Giới:
Không sát sanh
Không trộm cướp
Không tà dâm
Không nói dối
Không uống rượu

Cư sĩ có thể tập tu thêm một ngày một đêm với Bát Quan Trai Giới: 1) Không sát sanh. 
2) Không trộm cắp
3) Không tà dâm
4) Không nói dối
5) Không uống rượu hay những chất cay độc
6) Không son phấn
7) a. Không ca hát múa nhảy hoặc nghe nhạc 
b. Không nằm giường cao
8) Không ăn sái giờ ngọ, mà chỉ ăn trong khoảng từ 11 giờ sáng đến 1 giờ chiều: 


2. Thiên thừa:
Thực hành theo Thập Thiện Nghiệp sẽ được tái sinh lên các cõi Trời. Đây là các cõi trời thuôc về Dục Giới.
Thập Thiện Nghiệp bao gồm 10 điều:
2.1 Không sát sanh mà phóng sanh
2.2 Không trộm cướp mà bố thí
2.3 Không tà hạnh mà chánh hạnh
2.4 Không nói dối mà nó sự thật
2.5 Không nói thêu dệt, nói hai lưỡI, nói đâm thọc mà nói đúng đắn.
2.6 Không nói lờI ác khẩu mà nói lờI ái ngữ
2.7 Không nói lời vô ích mà nói lời hữu ích
2.8 Không tham lam, ganh ghét mà buông xả, tùy hỷ
2.9 Không sân hận mà ôn nhu
2.10 Không si mê, tà kiến mà sáng suốt, chánh kiến.
Muốn được lên các cõi trời cao hơn (cõi Sắc GiớI, cõi Vô Sắc Giới) để được an lạc hơn, và có tuổi thọ cao hơn, cần phải tu thêm Thiền Định.
Nhân thừa và Thiên Thừa còn phải chịu luân hồi trong ba cõi (Dục GiớI, Sắc Giới, và Vô Sắc Giới) và sáu đường ( = lục đạo, gồm có: Trời, NgườI, A tu la, Ngạ quỉ, Suc Sanh, và Địa ngục) của cõi Dục Giới.

3. Thanh Văn thừa:
Thanh Văn thừa, Duyên Giác thừa, và Bồ Tát thừa đều là Thánh Đạo vì có cứu cánh tu tập là giải thoát xuất ly Tam Giới (Dục Giới, Sắc Giới, và Vô Sắc Giới).
Sa Di có 10 giới
Chư tăng có 250 giới 
Chư ni có 349 giới.
Thanh Văn thừa tu tập theo pháp Tứ Đế của Thánh Đạo. Đây là pháp tu của Phật Giáo Nguyên Thủy (Tiểu Thừa) để đạt đến kết quả giác ngộ và giải thoát khỏi ba cõi, sáu đường:
3.1 Khổ đế: 
Nhận biết thấu rõ về tính chất khổ, không, vô thường, vô ngã của sự vật, hiện tượng, vạn pháp nơi thế gian để tu tập, quán sát, chứng nhập được lý tánh bất sanh bất diệt.
Tam pháp ấn: ba dấu ấn đặc sắc của đạo Phật để phân biệt vớI các tôn giáo khác: 1. Vô thường (chư hành vô thường), 2. Vô ngã (chư pháp vô ngã), và 3. Niết bàn tịch tĩnh.
3.2 Tập đế:
Nhận biết thấu rõ về nguyên nhân gây ra đau khổ nơi chúng sanh. Sự phát sinh, hiện hữu, lầm chấp về các phiền não. Đây chính là Thập Sử (10 Sử), và Thập Triền (10 Triền). (10 Sử làm thể, 10 Triền làm nghiệp dụng).
Thập sử: Gồm có 5 Độn Sử và 5 Lợi Sử:
5 Độn Sử gồm: 1. Tham, 2. Sân, 3. Si, 4. Mạn, và 5. Nghi 
5 Lợi Sử gồm: 1. Thân kiến (Chấp thân ngũ uẩn là có thật, không rõ được về lý Vô Ngã), 2. Biên Kiến (Thiên chấp cực đoan có hai bên về lẽ Thường và/hoặc lẽ Đoạn, không rõ được lý Trung Đạo, lý Duyên Sanh Như Huyễn), 3. Tà Kiến (chấp những gì không đúng vớI chân lý, không rõ về Tam Pháp Ấn), 4. Kiến Thủ (Chấp chổ thấy biết của mình là đúng nên bảo thủ, không xả ly được bản ngã để tinh tấn tiến hóa tâm linh), và 5. Gìới Cấm Thủ (chấp tin vào những điều răn cấm không phù hợp vớI chân lý, trái ngược vớI trí tuệ, từ bi). 5 Lợi Sử còn được gọi chung là ‘Ác Kiến’. 
5 Độn Sử và Ác Kiến (5 LợI Sử) chính là 6 Căn Bản Phiền Não trong Duy Thức Học.
Thập Triền gồm có: 1. Phẩn uế, 2. Phú (Che dấu tội lỗi), 3. Hôn trầm, 4. Thụy miên (ngủ nghỉ), 5 Hí dụ (rong chơi), 6. Điếu Cử (còn gọi là Trạo Cử, ba nghiệp thân, khẩu, ý lăng xăng loạn động), 7. Vô Tàm (không biết tự xấu hổ), 8. Vô Quí (không biết hổ then vớI người khác), 9. Kham (bỏn xẻn), và 10. Tật (ganh ghét). 
Thập Triền chính là 10 trong số 20 Tiểu Tùy Phiền Não ( còn được gọi là Chi Mạt Phiền Não) trong Duy Thức Học.
3.3 Diệt Đế:
Chính là Niết Bàn với 4 tính chất: Thường, Lạc, Ngã, Tịnh. Có 4 loại Niết Bàn: (1) Hữu Dư Y Niết Bàn, (2) Vô Dư Y Niết Bàn, (3) Vô Trụ Xứ Niết Bàn, và (4) Tự Tánh Thanh Tịnh Niết Bàn.
3.4 Đạo Đế: 
Chính là con đường học hỏi, tư duy, tu tập theo Bát Chánh Đạo:
(1) Chánh Kiến: thấy biết về thân, tâm, cảnh trần một cách đúng như thật, phù hợp theo luật nhân quả, lý nhân duyên
(2) Chánh Tư Duy: suy nghĩvà quán chiếu thuận hợp theo chân lý
(3) Chánh Ngữ: nói năng phù hợp với chân lý
(4) Chánh Nghiệp: ba nghiệp (thân, khẩu, ý) theo chân lý
(5) Chánh Mạng: sinh mạng được bảo trì và phát triển thuận hợp theo chân lý.
(6) Chánh Tinh Tấn: cố gắng, tiến hóa theo chân lý
(7) Chánh Niệm: tâm thức sáng tỏ, biết rõ về tâm và cảnh trong từng phút giây đời sống.
(8) Chánh Định: tâm thức không còn chao động theo cảnh duyên bên ngoài, dần dà ứng hợp với cảnh giới Niết Bàn. 
Pháp tu thiền của Phật Giáo Nguyên Thủy chính là pháp Tứ Niệm Xứ quán. Pháp này bao gồm: 
(1) Quán thân bất tịnh
(2) Quán thọ thị khổ
(3) Quán tâm vô thường
(4) Quán pháp vô ngã

Bát Chánh Đạo và Tứ Niệm Xứ, cùng với Tứ Chánh Cần , Tứ Như Ý Túc, Ngũ Căn, Ngũ Lực, Thất Giác Chi được gọi chung là 37 phẩm Trợ Đạo. 
Tứ Chánh Cần gồm: 1. Đã làm việc ác, chớ có làm nữa, 2. Chưa làm việc ác, chớ có phạm, 3. Chưa làm việc lành, nên tập làm, và 4. Đã làm việc lành, nên tiếp tục làm.
Tứ Như Ý Túc (còn gọi là Tứ Thần Túc) gồm: 1. Dục Như Ý Túc, 2. Niệm Như Ý Túc, 3. Tinh Tấn Như Ý Túc, và 4. Tư Duy Như Ý Túc.
Ngũ Căn gồm: 1. Tín Căn, 2, Nguyện Căn, 3. Niệm Căn, 4. Định Căn, và 5. Huệ Căn.
Ngũ Lực gồm: 1. Tín Lực, 2. Tấn Lực, 3. Niệm Lực, 4. Định Lực, và 5.Huệ Lực.
Thất Giác Chi (còn gọi là Thất Bồ Đề Phần): 1.Niệm, 2. Trạch, 3. Tinh Tấn, 4. Hỷ, 5. Khinh An, 6. Định, và 7. Xả.

Các quả vị của Thanh Văn thừa:
1. Tứ Gia Hạnh: gồm có:
(1) Noãn vị: bắt đầu có khí hơi nóng phát ra từ lửa trí tuệ, nhưng còn nhiều mê lầm
(2) Đảnh vị:đã lên đến chóp đỉnh của nhận thức, gần vượt qua mê lầm
(3) Nhẫn vị: đã bắt đầu sống được với trí tuệ, nên biết nhẫn nhịn và gìn giữ được tâm thức trong sáng, yên lặng
(4) Thế Đệ Nhất: đây là ngườI đệ nhất trong cõi Dục Giới, sắp vượt qua được Dục Giới.

2. Tu Đà Hoàn ( =Dự Lưu: đã dự vào dòng Thánh): 
(1) Ý thức đã sáng suốt, không còn mê lầm. Nhưng còn chấp ngã (Mạt na thức) nên còn trở lại Dục Giới 7 lần.
(2) Đã tận diệt được 3 trói buộc là Thân Kiến, Hoài Nghi, và GiớI Cấm Thủ. Đã đoạn được Kiến Hoặc nhưng chưa đoạn hết Tư Hoặc.
(3) Không còn phạm vào 5 giớI căn bản nên không còn tái sinh vào nơi khổ cảnh.
3. Tư Đa Hàm (=Nhất Lưu)
(1) Còn một phen trở lại cõi Dục để làm dứt sạch mê lầm. Đã đoạn được Kiến Hoặc và đoạn được 6 phẩm Tư Hoặc (cõi Dục có 9 phẩm Tư Hoặc, Tư Đa Hàm đoạn được 6 phẩm thô bên ngoài, còn 3 phẩm sâu kín bên trong thì chưa đoạn được).
(2) Đã làm suy giảm thêm 2 trói buộc là Dục Vọng và Bất Thiện Ý.
(3) Tư Da Hàm cũng còn một vài tư tưởng luyến ái và sân hận (dù ở mức độ rất thấp).
4. A Na Hàm (=Bất Lai) (còn gọi là Ngũ Na Hàm, hay Ngũ Bất Hoàn Thiên): 
(1) Không còn các mê lầm ở cõi Dục nữa, đã tận diệt được Dục Vọng và Bất Thiện Ý, nên không còn tái sinh trở lại cõi Dục, ngoại trừ khi phát nguyện độ sinh.
(2) Tuy nhiên cũng còn có các mê lầm vi tế câu sanh của 2 cõi Sắc và Vô Sắc nên còn phải tu hành để đoạn trừ Vi Tế Hoặc.
(3) Đã làm suy giảm và cố gắng tận diệt được 5 trói buộc cuối là Luyến ái những cảnh Sắc Giới, Luyến ái những cảnh Vô Sắc Giới, Ngã Mạn, Phóng Dật, và Vô Minh.
(4) Có 5 cõi trời Tịnh Cư của bậc A Na Hàm: Vô Phiền, Vô Nhiệt, Thiện Hiện, Thiện Kiến, và Sắc Cứu Cánh ( đều thuộc Sắc GiớI thiên).
5. A La Hán (=Vô Sanh,=Ứng Cúng, =Phá Ác): 
Đây là quả vị cao nhất của Thanh Văn thừa. A La Hán không còn mê lầm, không còn chấp ngã, không còn bị chi phối bởi sinh-tử khổ đau, đã vượt thoát ra ngoài 3 cõi. Đã đoạn tận các mê lầm của cõi trời Sắc Cứu Cánh hay của cõi trời Phi Phi Tưởng, nên không còn vương vấn những cõi này nữa.

4. Duyên Giác thừa:
Tu tập theo ‘Thập Nhị Nhân Duyên’. Quả vị là ‘Độc Giác Phật’
Chuổi 12 nhân duyên gồm có: 
(1) Vô Minh :quên đi Tánh Giác thanh tịnh thường hằng nơi chính mình
(2) Hành: nên bị cuốn hút theo Vô Minh
(3) Thức: để Thần Thức mống khởi niệm (nhập thai mẹ ) sinh ra nơi đời này
(4) Danh Sắc: rồi tạo ra thân thể (Sắc) và tâm thức (Danh) cho đời hiện tại
(5) Lục Nhập: với 6 giác quan (6 căn: mắt, tai,mũ, lưỡI,thân, và ý)
(6) Xúc: để khi tiếp xúc cảnh trần ( 6 trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp)
(7) Thọ : sinh ra cảm thọ (vui, khổ, xả)
(8) Ái : tạo ra yêu thương, luyến ái hoặc thù ghét
(9) Thủ : và chấp thủ (vào Thọ và Ái)
(10) Hữu: để tiếp tục gây tạo nghiệp (từ cái ‘Không’ thanh tịnh Bản Nguyên, nay trở thành cái ‘Có’ của Tập Nghiệp) làm cơ duyên 
(11) Sanh: cho tái sinh ở đời sau 
(12) Lão - Tử: rồi già và chết.

5. Bồ Tát thừa:
Tu tập Lục Độ. Quả vị cứu cánh là Phật.
Lục Độ gồm có:
(1) Bố thí: được phân biệt 3 loại: 1.Tài Thí, 2. Pháp thí, và 3. Vô Úy Thí
(2) Trì Giới: (theo kinh Phạm Võng Bồ Tát có 10 giới trọng và 48 giới nhẹ)
(3) Tinh tấn
(4) Nhẫn nhục : được phân biệt ra 5 cấp bậc là 1. Phục Nhẫn, 2. Tín Nhẫn, 3. Nhu Thuận Nhẫn, 4. Vô Sanh Pháp Nhẫn, và 5. Tịch Diệt Nhẫn
(5) Thiền định
(6) Trí tuệ

Các đức Phật và các vị Bồ Tát lớn đều có những hạnh nguyện lớn trên con đường tu tập và hành đạo. Như Đức Phật A Di Đà khi còn là Bồ Tát (tỳ kheo Pháp Tạng) có 48 điều nguyện lớn, đức Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai có 12 đại nguyện, đức Bồ Tát Phổ Hiền có 10 đại hạnh nguyện, đức Bồ Tát Quán Thế Âm có 12 đại hạnh nguyện, đức Bồ Tát Địa Tạng thề nguyện không thành Phật khi có chúng sinh nào còn bị đọa nơi địa ngục..
Bồ Tát phải tu hành qua ba A Tăng Kỳ kiếp mớI được thành Phật. A Tăng Kỳ kiếp là kiếp số bất định (không thể hạn định được) vì biến đổi theo từng căn cơ, cảnh duyên..Ba A Tăng Kỳ (ATK) là: 
1. Đệ nhất ATK: gọi chung là Bồ Tát Tiền Địa, chia ra 3 giai đoạn là 
(a) Tư Lương (còn được gọi là Tam Tư Lương) bao gồm 30 quả vị là Thập Trụ, Thập Hạnh, và Thập Hồi Hướng. Trước giai đoạn Tư Lương, còn có 10 quả vị của Thập Tín Bồ Tát.
(b) Gia Hạnh (còn được gọi là Tứ Gia Hạnh) bao gồm 4 quả vị là: Noãn Vị, Đảnh Vị, Nhẫn Vị, và Thế Đệ Nhất (như đã liệt kê ở Thanh Văn thừa)
(c) Thông Đạt: còn được gọi là địa vị Kiến Đạo, tương đương với quả vị A La hán của Thanh Văn thừa.
2. Đệ Nhị ATK:gọI chung là Bồ Tát Đăng Địa, bao gồm 7 địa đầu tiên của Thập Địa Bồ Tát. 
Đó là: 
(a) Hoan Hỷ Địa (Sơ Địa): Bồ Tát hành bố thí và thân cận thiện tri thức, dã có pháp lạc hiện tiền vì đã chứng được Phục Nhẫn (điều phục được phiền não).
(b) Ly Cấu Địa: Bồ Tát nghiêm trì Tịnh Giới và thân cận thiện tri thức
(c) Pháp Quang Địa: Bồ Tát tu tập Nhẫn Nhục Ba La Mật, đã chứng được Tín Nhẫn.
(d) Diệm Huệ Địa: Bồ Tát tu tập Tinh Tấn Ba La Mật
(e) Nan Thắng Địa: Bồ Tát tu tập Thiền Định Ba La Mật
(f) Hiện Tiền Địa: Bồ Tát tu tập Huệ Ba La Mật, đã chứng được Nhu Thuận Nhẫn.
(g) Viễn Hành Địa: Bồ Tát tu tập Phương Tiện Ba La Mật
3. Đệ Tam ATK; bao gồm 3 địa cuối cùng của Thập Địa Bồ Tát.
Đó là:
(h) Bất Động Địa: Bồ Tát tu tập Nguyện Ba La Mật, đã chứng được Vô Sanh Pháp Nhẫn (tương đương với quả vị Hoa Khai Kiến Phật ở tông Tịnh Độ).
(i) Thiện Huệ Địa: Bồ Tát tu tập Lực Ba La Mật
(j) Pháp Vân Địa: Bồ Tát tu tập Trí Ba La Mật, bước vào ngôi vị Điểm Đạo và Nhất Thiết Trí để thành tựu Tịch Diệt Nhẫn (Phật quả).

Ngũ thừa Phật Giáo ví như 5 loại xe, gồm có 2 loại xe di chuyển trong ba cõi là cổ xe Nhân Thừa và cổ xe Thiên Thừa và 3 loại xe giúp thoát ra ngòai 3 cõi là các cổ xe Thanh Văn Thừa, Duyên Giác Thừa, và Bồ Tát Thừa. Mỗi chúng ta được hoàn toàn tự do, được trọn quyền để chọn loại xe cho chính mình. Và chỉ có chính chúng ta mới có thể có khả năng chọn loại xe nào cho chính mình, không có ai khác, kể cả các thế lực siêu nhiên (ma quỉ, thiên, tiên, thần thánh, ..) có thể thay thế ta để chọn loại xe cho mình được. Các câu hỏi được nêu ra, thay cho lời kết: Ta đang muốn đi về đâu? Ta đang ngồi trên cổ xe nào? Cổ xe này đang đưa ta đi về đâu? Nếu nhận ra cổ xe ta đang đi không có thể đưa ta đến nơi ta muốn tới, chúng ta có trọn quyền vào bất cứ lúc nào cũng có thể ngưng nhấn ga, mà đạp thắng lại để ngừng xe, rồi xuống xe và chọn lựa để tự do ngồi lên cổ xe khác đang luôn chờ sẵn. Quan trọng hơn, nếu chúng ta không còn muốn bôn ba trên các con đường thiên lý xa xăm, luân lưu trong gian nan khổ đau ba cõi, chỉ có cách phải chọn và ngồi lên cổ xe đưa ta về quê nhà thanh bình, an lạc muôn thuở. Đây chính là sự tự do độc đáo, và đại từ bi, đại trí tuệ hi hữu của đạo Phật vậy.

Plano _ December 04, 2010

Quảng Minh LKH
Ý kiến bạn đọc
12/10/201814:51
Khách
Trang Nhà Quảng Đức rất thuyệt vời có thể vào để nghiên cứu Phật Pháp
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/12/2013(Xem: 16235)
Khi mới thành đạo, đức Phật đã nói: “Lạ thay tất cả chúng sanh đều có đức tính trí huệ của Như Lai mà bị vô minh che lấp nên không phát hiện ra được”. Và bản nguyện của Phật là muốn khai thị cho chúng sanh ngộ nhập được tri kiến Phật của
17/12/2013(Xem: 15023)
Xã hội ngày nay, lòng người ác độc; cho nên bị thiên tai, nhân họa thường xuyên giáng xuống. Khi tai họa ập đến không ai lường trước được, không thể trốn tránh và đề phòng không kịp.
16/12/2013(Xem: 18088)
Dân tộc ta thừa hưởng nhiều tư tưởng triết lý tôn giáo cũng như chính trị và văn học của nhân loại; khởi đầu là tư tưởng Nho gia, Đạo giáo rồi đến Phật học. Suốt thời kỳ dài, "Tam giáo đồng nguyên" đã hòa hợp khá nhuần nhuyễn để dân tộc ta có một nếp sống hài hòa từ văn hóa đến kiến trúc, nghi lễ, chính trị, giáo dục, giao tế... Vì thế, những di tích còn để lại ngày nay ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung, mỗi làng đều có Đình, Miếu và chùa trong một quần thể mỗi xã, huyện.
16/12/2013(Xem: 11302)
Có một lần, đức Phật đi ngang qua bộ lạc của người Kalama. Nghe danh tiếng của Phật, người dân của bộ lạc này tìm đến đảnh lễ và hỏi Phật, Có một số đạo sư khác đi ngang qua đây. Nhưng người nào cũng làm sáng tỏ, và ca tụng quan điểm của chính mình, nhưng lại bài xích, khinh miệt, chê bai, và xuyên tạc quan điểm người khác. Ðối với họ, bạch Thế Tôn, chúng con có những nghi ngờ phân vân: "Trong những vị đạo sư này, ai nói sự thật, ai nói dối?"
16/12/2013(Xem: 14050)
Giới là sự khác biệt căn bản giữa người nam và người nữ, liên quan đến giới tính, đến vai trò và vị trí xã hội của họ. Vấn đề bình đẳng giới được nêu lên nhằm giải quyết sự thiệt thòi của phụ nữ vì bị đối xử phân biệt
14/12/2013(Xem: 8797)
Trong thời gian gần đây có một số ý kiến cho rằng phương pháp thực hành chánh niệm, hiện pháp lạc trú, mà các nhà Phật học trình bày trong nhiều sách báo, tạp chí Phật giáo là không đúng tinh thần Phật dạy, vì những điều này gần giống với chủ trương của triết thuyết hiện sinh (Existentialism) phương Tây hơn là tư tưởng Phật giáo. Các luận điểm nói:
14/12/2013(Xem: 35110)
Năm 2006, khi tôi viết thư xin phép Thiền sư Bhante H. Gunaratana để dịch quyển tự truyện cuộc đời ngài, Hành Trình Đến Chánh Niệm (Journey To Mindfulness), Thiền sư không những đã từ bi hoan hỷ cho phép, mà còn giới thiệu về quyển sách mới của ngài, Eight Mindful Steps To Happiness. Do duyên lành đó hôm nay bản dịch của quyển sách trên được đến tay độc giả với tựa Bát Chánh Đạo: Con Đường Đến Hạnh Phúc.
14/12/2013(Xem: 10544)
Nói đến tu hành là nói đến tội phước, nếu không rõ tội phước tức là không rõ sự tu hành. Nếu người tu mà cứ lao mình trong tội lỗi, ấy là người tạo tội cho không phải là người tu hành. Mọi sự an vui và đau khổ gốc từ tội phước mà sanh ra. Vì thế muốn thấu hiểu sự tu hành chúng ta phải thấu hiểu tội phước. Tội phước là những hành động thiết thực trong cuộc sống nầy, không phải là chuyện siêu huyền mờ ảo đâu đâu. Thế nên người tu hành phải thấu đáo, phải phân rành vấn đề tội phước.
14/12/2013(Xem: 9180)
Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, vườn ông Anàthapindika. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ kheo: Này các Tỷ kheo, có hai loại người ngu này. Thế nào là hai? Người có phạm tội nhưng không thấy có phạm tội và người không chấp nhận người khác như pháp phát lộ tội của mình. Này các Tỷ kheo, có hai loại người ngu này.
13/12/2013(Xem: 12527)
1. Anagarika Govinda là một Lama, người Bolivia, nguyên giảng dạy Triết học tại Đại học Naples. Từ năm 1928-1930 ông qua Sri Lanka, xuất gia với Đại đức Nyatiloka Mahathera, rồi trụ trì chùa Polgasduwa. Năm 1947, ông qua Tây Tạng, được làm đệ tử của Lama Ngawang
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]