Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phương pháp dứt trừ điều ác

18/02/201407:58(Xem: 4186)
Phương pháp dứt trừ điều ác

TVQD_ Tuong Dong Phat Thich Ca
Kinh Pháp Cú, kệ số 163 ghi lời Đức Phật nhận xét về một thực trạng rất đáng cho mọi người suy nghĩ:

“Dễ làm các điều ác
Dễ làm điều tự hại;
Còn việc lành việc tốt,
Thật tối thượng khó làm”.

Bài kệ nói cho chúng ta biết giữa hai lẽ thiện và ác, điều thiện thật khó theo mà việc ác thì dễ mắc phải. Đây là nhận xét tinh tế của Đức Phật về khuynh hướng tâm lý khá phổ biến của chúng sinh, cốt yếu nhắc nhở chúng ta phải hết sức cẩn thận trong cuộc sống để tránh rơi vào các việc ác và để nỗ lực làm các việc lành.

Vì sao Phật quan tâm nhắc nhở như vậy? Vì Phật hiểu và thương chúng sinh; do tập khí tham sân si và nghiệp chướng còn nặng nề nên chúng sinh dễ bị lôi cuốn vào con đường ác, khó theo con đường lành. Một lẽ khác là lý do tâm lý khá nông nổi hời hợt của chúng sinh, ít quan tâm xem xét cân nhắc về lẽ thiện ác, không thấy rõ sự nguy hại của điều ác và không nhận ra lợi ích của điều thiện, nên dễ rơi vào con đường ác, bỏ qua con đường lành.

Đây cũng có thể xem là tâm lý khá phổ biến của chúng ta ngày nay, hệ quả của lối tư duy chủ quan hời hợt, xem nhẹ đạo lý, không tin nhân quả, bỏ quên hướng giáo dục uốn nắn nội tâm, hậu quả là việc xấu việc ác cứ tiếp tục diễn ra khá thường xuyên và rộng khắp trong đời sống xã hội. Khi con người không tìm thấy đạo lý cao thượng nào để theo và khi pháp luật đang còn trong phạm vi tranh luận hoặc không được thực thi đúng thì việc khắc phục tình trạng xấu ác xảy ra trong đời sống cộng đồng là điều rất khó. Chúng ta đang cố gắng hoàn thiện hệ thống pháp luật; trông chờ nhiều ở trách nhiệm thực thi và chấp hành pháp luật của mọi người như là biện pháp cải thiện các tiêu cực xã hội. Như luật pháp xã hội cũng chỉ có tính cách hạn chế, răn đe và ngăn chận các biến tướng hay hiện tượng xấu ác phát sinh, còn gốc rễ của cái xấu ác ( tâm ý xấu ác hay tư tưởng bất chánh) thì không thể ngăn chữa được vì nó không thuộc phạm vi quản lý và thực thi của pháp luật. Không ai biết được người khác suy nghĩ gì trong khi đang thuyết trình hùng hồn về lẽ sống đạo đức.

Để giúp cho việc khắc phục và dứt trừ điều ác có hiệu quả, Đức Phật đề xuất rất nhiều biện pháp khác nhau, cốt yếu lưu nhắc nhở mọi người phải chú tâm xem xét, cân nhắc, nhận rõ tính chất xấu xa nguy hại của các việc ác để kiên quyết từ bỏ. Phải chú tâm xem xét, phản tỉnh và thực tập đúng cách và lâu bền thì cái ác mới được kiểm soát và đẩy lùi. Chẳng hạn, Ngài dạy chúng ta phải biết sinh tâm sợ hãi trong các lỗi nhỏ nhặt, phải biết quay về xem xét nơi bản thân mình, cân nhắc chin chắn mọi hành vi và việc làm của mình, trước khi làm, trong khi làm và sau khi làm, xem chúng là thiện hay ác để thực hiện hoặc từ bỏ; nếu là thiện thì nên hoan hỷ tinh tấn làm them, nếu là ác thì cần phải sinh tâm xấu hổ sợ hãi mà chừa bỏ ngay.

Hoặc phải suy nghĩ tìm xem động cơ sâu kín nào thôi thúc xúi giục ta làm điều xấu ác để tập trung loại bỏ cái động cơ gốc rễ ấy, phải biết xấu hổ tự trách mắng mình và lo lắng sợ hãi người khác sẽ chỉ trích mình về việc vi phạm điều xấu ác, phải biết sợ hãi về quả báo tái sinh khổ đau của việc làm ác, phải thấy rõ sự trói buộc nguy hại khổ đau của ác nghiệp và nhận ra sự tự do lợi lạc của việc từ bỏ ác nghiệp…Tất cả điều này cho thấy Đức Phật hiểu rất rõ căn nguyên khó đoạn trừ của tệ xấu ác và do vậy các giải pháp do Ngài đề xuất là tuyệt đối căn bản và thiết yếu cho việc loại trừ hoàn toàn mọi mầm mống và nguy cơ của lối sống sai lầm xấu ác. Sau đây chúng ta nhẩm đọc và suy ngẫm lại những lời dạy hết sức căn bản của Đức Phật, cốt yếu nhấn mạnh về phương pháp hay cách thức dứt trừ gốc rễ các điều ác.

“Ở đây, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau:

“Do nhơn những kiết sử nào ta có thể sát sanh, ta đoạn tận, thành tựu sự từ bỏ của các kiết sử ấy. Nếu ta sát sanh, không những ta tự trách mắng ta vì duyên sát sanh, các bậc có trí, sau khi tìm hiểu, cũng sẽ khiển trách ta vì duyên sát sanh; và sau khi thân hoại mạng chung, ác thú sẽ chờ đợi ta, vì duyên sát sanh. Thật là một kiết sử, Thật là một triền cái, chính sự sát sanh này. Những lậu hoặc phiền lao nhiệt não nào có thể khởi lên do duyên sát sanh, đối với vị đã từ bỏ sát sanh, những lậu hoặc phiền lao nhiệt não như vậy không còn nữa”.

Ở đây, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau:

“Do nhơn những kiết sử nào ta có thể lấy của không cho, ta đoạn tận, thành tựu sự từ bỏ các kiết sử ấy. Nếu ta lấy của không cho, không những ta tự trách mắng ta vì duyên lấy của không cho, các bậc có trí, sau khi tìm hiểu, cũng sẽ khiễn trách ta vì duyên lấy của không cho; và sau khi thân hoại mạng chung, ác thú sẽ chờ đợi ta, vì duyên lấy của không cho, thật là một kiết sử, thật là một triền cái, chính sự lấy của không cho này. Những lậu hoặc phiền lao nhiệt não nào có thể khởi lên do duyên lấy của không cho đối với vị đã từ bỏ lấy của không cho , những lậu hoặc phiền lao nhiệt não như vậy không còn nữa”.

Ở đây, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau (1):

“Do nhơn những kiết sử nào ta có thể nói láo, ta đoạn tận, thành tựu sự từ bỏ các kiết sử ấy. Nếu ta nói láo, không những ta tự trách mắng ta vì duyên nói láo, các bậc có trí, sau khi tìm hiểu, cũng sẽ khiển trách ta vì duyên nói láo; và sau khi thân hoại mạng chung, ác thú sẽ chờ đợi ta, vì duyên nói láo. Thật là một kiết sử, thật là một triền cái, chính việc nói láo này. Những lậu hoặc phiền lao nhiệt não có thể khởi lên do duyên nói láo, đối với vị đã từ bỏ nói láo, những lậu hoặc phiền lao nhiệt não như vậy không còn nữa”.

Ở đây, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau:

“Do nhơn những kiết sử nào ta có thể nói hai lưỡi, ta đoạn tận, thành tựu sự từ bỏ các kiết sử ấy. Nếu ta nói hia lưỡi, không những ta tự trách mắng ta vì duyên nói hai lưỡi, các bậc có trí, sau khi tìm hiểu, cũng sẽ khiển tráchta vì duyên nói hai lưỡi; và sau khi thân hoại mạng chung, ác thú sẽ chờ đợi ta vì duyên nói hai lưỡi. Thật nlà một kiết sử, thật là một triền cái, chính sự nói hai lưỡi này. Những lậu hoặc phiền lao nhiệt não có thể khởi lên do duyên nói hai lưỡi, đối với vị đã từ bỏ nói hai lưỡi, những lậu hoặc phiền lao nhiệt não như vậy không còn nữa”.

Ở đây, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau:”Do nhơn những kiết sử nào ta có thể có tham dục, ta đọan tận, thành tựu sự từ bỏ các kiết sự ấy. Nếu ta tham dục, không những ta tự trách mắng ta vì duyên tham dục, các bậc có trí, sau khi tìm hiểu, cũng sẽ khiển trách ta vì duyên tham dục; và sau khi thân hoại mạng chung, ác thú sẽ chờ đợi ta vì duyên tham dục. Thật là một kiết sự, thật là một triền cái, chính sự tham dục này. những lậu hoặc phiền lao nhiệt não có thể khởi lên do duyên tham dục, đối với vị đã từ bỏ tham dục, các lậu hoặc phiền lao nhiệt não như vậy không còn nữa”.

Ở đây, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau:

“Do nhơn những kiết sử nào ta có thể hủy báng sân hận, ta đoạn tận, thành tựu sự từ bỏ các kiết sử ấy.Nếu ta hủy bang sân hận, không những ta tự trách mắng ta vì duyên hủy báng sân hận , các bậc có trí, sau khi tìm hiểu, cũng sẽ khiển trách ta vì duyên hủy báng sân hận; và sau khi thân hoại mạng chung, ác thú sẽ chờ đợi ta vì duyên hủy bang sân hận, thật là một kiết sử, thật là một triền cái chính sự hủy báng sân hận này. Những lậu hoặc phiền lao nhiệt não có thể khởi lên do duyên hủy báng sân hận, đối với vị đã từ bỏ hủy báng sân hận, các lậu hoặc phiền lao nhiệt não như vậy không còn nữa”.

Ở đây, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau:

“Do nhơn những kiết sự nào ta có thể có phẫn não, ta đoạn tận, thành tựu sự từ bỏ các kiết sử ấy. Nếu ta có phẫn não, không những ta tự trách mắng ta vì duyên phẫn não, các bậc có trí, sau khi tìm hiểu, cũng sẽ khiển trách ta vì duyên phẫn não; và sau khi thân hoại mạng chung, ác thú sẽ chờ đợi ta vì duyên phẫn não. Thật là một kiết sử, thật là một triền cái, chính sự phẫn não này. Những lậu hoặc phiền lao nhiệt não có thể khởi lên do duyên phẫn não, đối với vị đã từ bỏ phẫn não, các lậu hoặc phiền lao nhiệt não như vậy không còn nữa”.

Ở đây, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau:

“Do nhơn những kiết sử nào ta có quá mạn, ta đoạn tận, thành tựu sự từ bỏ các kiết sử (2) ấy. Nếu ta có quá mạn, không những ta tự trách mắng ta vì duyên quá mạn, các bậc có trí, sau khi tìm hiểu, cũng sẽ khiển trách ta vì duyên quá mạn; và sau khi thân hoại mạng chung, ác thú sẽ chờ đợi ta vì duyên quá mạn, thật là một kiết sử, thật là một triền cái (3), chính sự quá mạn này. Những lậu hoặc phiền lao nhiệt não có thể khởi lên do duyên quá mạn, đối với vị đã từ bỏ quá mạn, các lậu hoặc phiền lao nhiệt não như vậy không còn nữa”.

Chú Thích:

1.Kinh Potaliya, Trung Bộ.

2.Kiết sử: động cơ hay động lực bó buộc, thúc ép, sai sử người ta nghĩ, nói hay làm những gì khiến khổ đau phát sinh.

3.Triền cái: những gì giam hãm ngăn che tâm trí của con người, khiến tâm trí trở nên mê mờ, u ám, điên đảo.

Tạp Chí Văn Hoá Phật Giáo số 120

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/08/2011(Xem: 5567)
Vì chúng ta bị si mê nên tạo ra căn nghiệp và chính những nghiệp lực nầy đã lôi kéo chúng ta đi vào vòng luân hồi sanh tử. Những nghiệp căn nầy đã dẫn dắt chúng ta trèo lên tuột xuống trong sáu nẽo luân hồi. Do đó nếu muốn hết sanh tử, thì chúng ta phải phá tan cái nghiệp nầy. Nhưng muốn dứt bỏ được cái nghiệp, thì trước hết chúng ta phải chinh phục nơi tâm mình, và phải dẹp bỏ vọng tưởng. Nhưng từ trước đến giờ chúng ta thường hay lầm vọng tưởng là tâm của mình. Chính sự lầm lẫn sai lạc này nên các vọng tưởng dẫn chúng ta chạy ngược chạy xuôi không biết bao nhiêu đời, bao nhiêu kiếp.
23/07/2011(Xem: 5633)
KHỔ ĐAU PHÁT SINH VÀ VẬN HÀNH NHƯ THẾ NÀO? Kinh ACELA-SUTTA - Hoang Phong dịch
20/07/2011(Xem: 3145)
Việc đối nhân xử thế của chúng ta ở trong cõi đời này, đều cần coi trọng hiệu năng và công dụng. Tựa như kiếm tiền có ích gì, đọc sách có lợi gì? Kiếm tiền không những có thể giải quyết nhiều vấn đề trong đời sống, mà còn có thể tạo phước cho nhân quần xã hội; đọc sách có thể tăng thêm tri thức, hiểu thêm cách ứng xử giao tiếp, mai sau có thể lập nghiệp thành công. Cũng vậy, “Bát nhã” có diệu dụng gì đối với chúng ta? “Bát nhã” chính là trí tuệ và năng lực (trí năng), không chỉ dừng lại ở đấy, mà diệu dụng của nó còn có rất nhiều.
19/07/2011(Xem: 6517)
Mỗi năm Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ, đều có tổ chức An cư Kết hạ. Chư tôn đức trong Giáo hội thường quan tâm việc tu tập, giữ gin giới luật cho nhau, nên thường tìm những nơi có thể dung chứa ít nhất 150 vị Tăng Ni trở lên. Đa phần là tổ chức tại miền Nam California, phần lớn là do Phật Học Viện Quốc Tế bảo trợ tất cả. Tính đến nay là đã 9 mùa An cư :
13/07/2011(Xem: 3717)
Phật giáo bắt nguồn từ Ấn Độ vào hơn hai ngàn năm trăm năm (2500) trước. Sau khi Đức Phật Thích Ca nhập diệt gần hai trăm năm mươi năm (250) thì trở thành tôn giáo mang tính thế giới, do công của A Dục Vương đã lập những đoàn truyền giáo mang giáo lý Phật Đà truyền sang Á Châu, thậm chí cả Châu Âu.
11/07/2011(Xem: 10458)
Lá sen "cõng người", chuyện tình Rùa Hạc là những câu chuyện có thật trong Phước Kiển Tự. Trong cõi nhân gian này, không thiếu những sự kiện ly kỳ khó lý giải, và ở nơi này nơi kia, vào thời gian này thời gian nọ, biến động của cuộc sống luôn chứa đựng những bí ẩn trông chờ các nhà khoa học giải mã. Một hiện tượng lạ, một câu chuyện lạ, để thấy rằng, cuộc sống này có rất nhiều điều con người chưa khám phá hết.
23/06/2011(Xem: 15119)
BỘ SÁCH PHẬT HỌC ỨNG DỤNG Hồng Quang sưu tầm và biên soạn Nhà xuất bản Phương Đông TP. Hồ Chí Minh 2011 GIỚI THIỆU BỘ SÁCH "PHẬT HỌC ỨNG DỤNG" Nguyên Định MỤC LỤC TỔNG QUÁT Cuốn 1: Nghi lễ, Thiền và Tịnh độ Cuốn 2: Giáo lý căn bản Cuốn 3: Bước đầu học đạo Cuốn 4: Bảy tôn giáo ngoài Phật giáo Cuốn 5: Áp dụng lời Phật dạy vào cuộc sống Cuốn 6: Dưỡng sinh Cuốn 7: Khoa học và Phật giáo Cuốn 8: Những vấn đề kiếp sau Cuốn 9: Đạo Phật trong vùng ruộng lúa Cuốn 10: Nghệ thuật diễn giảng và tầm quan trọng của văn nghệ.
20/06/2011(Xem: 17425)
Bản Đồ Mười Pháp Giới
20/06/2011(Xem: 8167)
Ngày xưa, lúc đức Thế Tôn mới Thành Đạo, số lượng đệ tử còn ít, hơn nữa những vị đệ tử này đa số là những vị xuất chúng, nhiều vị đã có căn cơ chứng ngộ. Nhưng về sau càng ngày đệ tử càng đông, cuộc sống Tăng Đoàn có phần phức tạp, gây nhiều sai trái, do đó đức Phật chế ra Giới Luật.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567