Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Khác Biệt Giữa Ma Và Phật

04/10/201102:11(Xem: 4097)
Khác Biệt Giữa Ma Và Phật

KHÁC BIỆT GIỮA MA VÀ PHẬT
(Trích lục từ Kinh Hoa Nghiêm, phẩm Quang Minh Giác thứ chín)
Người giảng: Lão pháp sư Tịnh Không
Giảng tại: Học Viện Tịnh Tông Uc Châu.
Thời gian: tháng 04 năm 2004

Xin chào các vị đồng tu!

Mời xem phẩm Quang minh giác, quang chiếu thiên giới, xem từ kệ tụng thứ tư. Trước tiên chúng ta đọc qua kinh văn một lần:

“Phật phi thế gian uẩn

Giới xứ sanh tử pháp

Số pháp bất năng thành

Cố hiệu nhân sư tử.”

Trong sớ giải của đại sư Thanh Lương, Ngài vì chúng ta khai thị, bài kệ này là tán thán Phật siêu tuyệt ba khoa đức. Ba khoa này chính là giới, uẩn, xứ. Phật đã siêu việt hết. Hôm qua có một đồng tu nêu ra một vấn đề, hỏi Phật là gì? Ma là gì? Tôi chưa giải đáp. Câu hỏi này là một vấn đề rất thông thường, thế nhưng cũng là một vấn đề rất nghiêm túc, không những đại chúng thông thường trong xã hội không biết cái gì gọi làPhật, đối với ma cũng là mơ mơ hồ hồ không được rõ ràng. Trong đồng tu học Phật, tôi tin là đại đa số cũng là không được tường tận. Khi nhắc đến Phật thì liền nghĩ ngay đến 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp, tượng đắp thếp vàng, nghĩ ngay đến tượng Phật. Nói đến ma thì sao? Nhất định là yêu ma quỷ quái, mặt xanh răng lòi, rất khủng khiếp, bạn đều sẽ nghĩ ngay đến những thứ này. Vậy thì cách nghĩ này cũng không thể nói là bạn sai, nhưng cũng không thể nói là đúng, đó chỉ là một biểu tướng rất thô cạn, bạn phải hiểu được nội hàm của nó. Vậy thì rốt cuộc nó mang ý nghĩa gì vậy?

Ngay câu kệ này của chúng ta, thực tế mà nói là trên dưới hợp lại thảy đều là nói đến Phật. Sau khi hiểu rõ chữ Phật rồi, trái ngược với Phật thì chính là ma, cho nên bạn nhận biết một mặt thì hai mặt đều thông suốt. Nếu bạn nhận biết ma thì mặt trái của ma chính là Phật, một thể mà hai mặt. Nếu nói lời thật với bạn, lời thật là không có Phật cũngkhông có ma, thế nhưng nếu nói lời thật với bạn thì bạn sẽ không hiểu, bạn không cách gì thể hội, Phật cùng ma thật gọi là một thể mà hai mặt.

Trước tiên chúng ta nói về Phật. Danh từ Phật này, các vị thấy ở trong tam quy y, bạn đọc đến quy y Phật đà, nếu như phiên dịch một cách đầy đủ thì phía sau còn có một âm đuôi là “Phật Đà Da”, đó là dịch âm của Phạn văn Ấn Độ xưa. Vì sao phải phiên dịch như vậy? Văn hóa Ấn Độ không như Trung Quốc, có một số hàm nghĩa trong văn tự Trung Quốc nhưng Phạn văn không có. Không có thì không cách gì phiên dịch ra. Ý nghĩa cũng như vậy. Trong Phạn văn có một số ý nghĩa mà văn tự Trung Quốc không có. Không có thì cũng không cách gì phiên dịch. Cho nên khi kinh Phật truyền đến Trung Quốc, đạo tràng phiên dịch, vào thời đó gọi là Viện Dịch Kinh, đã tạo ra không ít chữ mới. Chữ Phật này chính là thuộc về một trong những chữ mới, thời xưa Trung Quốc không có chữ này. Thời xưa Trung Quốc có chữ Phật nhưng chữ này không có bộ nhân bên cạnh, đó là thời xưa đã có chữ Phật này. Hiện tại chữ Phật của Phạn văn đó là người, cho nên liền dùng âm Phật này của Trung Quốc thêm vào một bộ nhân, do đó, đây là một chữ mới. Khi phiên dịch kinh Phật đã tạo ra không ít chữ mới, cái chữ mới này chỉ là âm, ý nghĩa thì cần phải giải thích thêm. Cách nói thông thường nhất là trí, là giác. Bổn ý của nó là trí tuệ, tác dụng của trí tuệ là giác ngộ. Trí, Trung Quốc chúng ta có một chữ này, cũng có một chữ giác này, vậy dịch thành trí giác chẳng phải được rồi sao? Hà tất còn phải dịch thành “Phật Đà Da”? Trung Quốc tuy là có chữ trí, có chữ giác, thế nhưng ý nghĩa của giác không hoàn toàn giống với ý nghĩa của chữ Phật Đà của Phạn văn, cho nên vẫn là không được. Trong trí này nói có ba loại trí, trong giác cũng có nói ba loại giác, còn chữ trí và giác này của chúng ta không có cái ý như vậy trong đó. Ba loại trí này chính là nhất thiết trí, đạo chủng trí, nhất thiết chủng trí. Việc này các vị tra tìm qua tự điển Phật học thì có thểtra tìm ra được. Đại đức xưa nay chú giải Phật kinh, muốn chú giải chữ Phật này đều giảng được rất rõ ràng, đó là có ba loại trí. Trong chữ trínày của Trung Quốc chúng ta không có ba loại này.

Cái gì gọi là nhất thiết trí? Nhất thiết trí là thông đạt tường tận bản thể của vũ trụ vạn hữu, hiện tại trong triết học chúng ta gọi là bảnthể luận. Thực tế mà nói thì bản thể trong triết học thật ra là luận ở trong thảo luận, có kết quả hay không vậy? Đến ngày nay vẫn chưa có kết quả. Triết học gia trong và ngoài nước xưa và nay nghiên thảo bản thể của vũ trụ nhân sanh đến bây giờ vẫn chưa kết luận. Có rất nhiều cách nói đều không thể làm cho người tâm phục khẩu phục. Họ cũng có thể nói ra một tràng đạo lý, thế nhưng không thể làm cho người tâm phục. Ý nghĩachữ Phật trong cái trí này thứ nhất chính là bản thể, cũng chính là cộigốc của vũ trụ vạn hữu là gì. Vậy thì cội gốc mà trong Phật pháp gọi làgì vậy? Phật pháp gọi là không.

Các nhà khoa học hiện tại đã phát hiện rồi, thầy Chung của đại học Queeland, cư sĩ Chung Mao Sâm đã ở chỗ này của chúng ta báo cáo qua một lần. Ông từ nơi đường truyền xem được phát biểu về thái không của nước Mỹ, là báo cáo khoa học mới nhất. Trong báo cáo này nói ba vấn đề, có nói về vấn đề này. Hữu từ do đâu mà ra, vũ trụ vạn hữu này từ do đâu mà ra? Từ nơi không mà ra. Trong không sanh có, có lại trở về không. Cách nói này cùng với ý nghĩa nhất thiết Trí của Phật rất là gần nhau. Vũ trụvạn hữu là từ nơi không mà ra, cho nên không không phải là không có, không có thể sanh có, ngay đến hư không đều là không sanh có, cho nên không không phải là hư không. Cái hư không này trong Phật pháp chúng ta gọi là ngoan không. Ngoan là ý gì vậy? Minh ngoan bất linh, cho nên hư không không phải là thật. Phật pháp đặc biệt nói cái không này gọi là chân không. Chân không chính là không phải không gian hiện tại này của chúng ta. Không gian hiện tại này chúng ta là từ chân không biến hiện ra, trong cái không này chính là trong ngoan không, biến hiện ra từ trong ngoan không. Khoa học gia gần đây cũng phát hiện, cái không gian này không có xa gần, ở trong một điều kiện nào đó thì cái không gian nàycũng bằng với không, thời gian ở trong một điều kiện nào đó thì thời gian cũng bằng không. Thời gian đã bằng không thì không có trước sau, không có quá khứ, không có tương lai. Khi không gian bằng không rồi thì không có cự ly. Như kinh A Di Đà đã nói mười muôn ức cõi nước Phật, vậy mười muôn ức cõi nước Phật là bao xa vậy? Chính ở ngay chỗ này. Các vị tụng Tam Thời Hệ Niệm, trong khai thị của Thiền Sư Trung Phong nói “tâm ta chính là A Di Đà Phật, A Di Đà Phật chính là tâm ta”, cõi này chính là thế giới Cực Lạc, thế giới Cực Lạc chính là nơi này. Nếu các vị ngẫm nghĩ ý vị của hai câu nói này, chẳng phải hiện tại khoa học gia đã phát hiện hay sao? Đó là sự thật.

Chúng ta xem trong sử truyện, Cao Tăng truyện, Cư Sĩ truyện, bạn xem thử Trung Quốc, ngoại quốc nhiều đời có rất nhiều người tu hành chứng quả, họ đã chuẩn bị điều kiện này. Đó chính là không có không gian, không có thời gian, họ có thể về quá khứ, cũng có thể đến tương lai, hiện tại chúng ta gọi là thần thông. Ý niệm của họ vừa nghĩ đến nơi nào,thì họ liền ở ngay cảnh giới đó, không có xa gần. Một niệm vừa nghĩ thếgiới Tây Phương Cực Lạc, thì liền hiện tiền, một niệm vừa nghĩ đến Ta Bà, thì lại đến ngay chỗ này. Không những họ có năng lực này, họ còn có ngàn trăm ức hóa thân, thế giới nào cũng đều có họ, quá khứ có họ, tươnglai cũng có họ, tuyệt diệu nói không hết. Tuyệt đối không phải nói quá khoa trương, đó là chân tướng sự thật, đây là nhất thiết trí. Nhất thiếttrí là vạn pháp đều không. Nếu bạn biết được cái không này không phải không có, cái không này, trên kinh Bát Nhã đã nói là “tất cả pháp không sở hữu, hết thảy không, không thể được”. Không và có là một không phải hai. Tướng có thể không, cho nên cái tướng có này, bạn có thể thưởng thức, bạn có thể hưởng thụ, nhưng bạn nhất định không thể khống chế, bạnnhất định không có được. Giống như chúng ta xem trên màn ảnh chiếu phimvậy, bạn có thể thưởng thức tất cả thứ trong màn ảnh nhưng bạn không thể lấy được thứ nào. Người hiểu được thì sáu căn của họ tiếp xúc trong cảnh giới này liền khai ngộ, người bất giác thì mê hoặc ngay trong cảnh giới này, càng mê càng sâu. Giác thì gọi là Phật, mê thì gọi là ma. Đó là trí thứ nhất, nhất thiết trí.

Cái trí thứ hai gọi là đạo chủng trí. Đạo chủng trí là nói tướng, nóihiện tượng, nhất thiết trí là nói bản thể. Chúng ta dùng danh từ của triết học để nói, thì “đạo” là đạo lý, “chủng” là chủng chủng, chính là vũ trụ vạn hữu, chủng chủng chính là vạn hữu. Những hiện tượng này là đạo lý gì vậy? Nó sanh ra, xuất hiện hoặc là sanh ra loại trí tuệ này chính là bạn đã hoàn toàn thông đạt, thì bạn chính là Đạo Chủng Trí. Chonên ở trong Phật pháp nói, A La Hán đã chứng được Nhất Thiết Trí, họ chưa có Đạo Chủng Trí. A La Hán biết được vạn pháp đều không, họ vạn duyên buông bỏ, tâm địa thanh tịnh, không nhiễm một trần, thế nhưng nếu bạn hỏi đến mười pháp giới y chánh trang nghiêm từ do đâu mà ra thì họ không biết được. Họ hiểu được bản thể, nhưng họ không biết được hiện tượng. Trí tuệ của Bồ Tát cao hơn A La Hán. Bồ Tát là tiến thêm một bướcnữa, đối với chân tướng của vạn hữu, chính là thực tướng các pháp mà trên kinh Bát Nhã đã nói, họ đều thông đạt. Sự việc chính là như vậy.

Từ không sanh có, có lại trở về không, có và không là đồng thời, không phải trước có cái không sau có cái có, sau đó lại trước có cái có lại trở về cái không, không hề lôi thôi như vậy, mà là cùng lúc cùng nơi. Việc này nói ra chúng ta thật không dễ gì hiểu được, vì sao vậy? Nếu cùng lúc cùng nơi, vì sao lại nói từ không sanh có? Không là cái năng sanh, có là cái sở sanh, đó chẳng phải rõ ràng có trước sau rồi haysao? Có lại trở về không, có là ở trước, không là không có phải là ở sau, chẳng phải đã có trước sau rồi hay sao? Không sai, trên lý là như vậy, nhưng trên sự thì ngay dấu vết cũng tìm không ra. Vì sao vậy? Tốc độ đó quá nhanh, việc này gọi là sanh diệt. Hiện tượng vật chất, không tịch là pháp tánh, pháp tánh sẽ biến thành ra hiện tượng. Biến thành hiện tượng chính là biến thành vật chất. Biến thành vật chất thì vật chất liền lập tức tiêu diệt, lại quay về tự tánh. Tốc độ rất nhanh. Chúng tôi trong lúc giảng giải cũng đã nói qua với các vị nhiều lần, tốcđộ là ức vạn lần trong một giây. Như vậy thì bạn làm sao có thể biết được nó sanh diệt? Cho nên trên kinh Phật nói bất sanh bất diệt. Bất sanh bất diệt là thật có sanh diệt. Nếu như không có sanh diệt, lại nói bất sanh bất diệt thì lời nói này chẳng phải lời thừa hay sao? Không có ýnghĩa gì, đích thực có sanh diệt, nhưng sanh diệt quá nhanh, không phảichúng ta có thể quan sát ra được.

Trong Phật kinh nói người nào mới có thể quan sát được sanh diệt của vật chất? Trên kinh đại thừa, Phật nói là Bồ Tát Bát Địa. Bồ Tát Bát Địagọi là Bất Động Địa. Bồ Tát tâm như nước dừng, hoàn toàn ở trong cảnh giới tịch tịnh mới có thể xem thấy hiện tượng tác động chủng tử nghiệp tập trong A Lại Da Thức. Hiện tại chúng ta dùng danh từ này thì mọi người dễ hiểu, ở trong Phật pháp gọi là khởi hiện hành. Đây chính là khoa học gia nói ở trong một điều kiện nào đó, năng lượng biến thành vậtchất. Chúng ta gọi pháp tánh, họ gọi năng lượng, chúng ta gọi hiện hành, họ gọi vật chất, danh từ không giống nhau nhưng cái nói là một sự việc. Hiện tượng này phát sanh rất nhanh, từng cái từng cái tiếp nối nhau. Ngày nay chúng ta xem thấy tướng này tiếp nối tướng kia, hiện tại có thể dùng màn hình của ti vi, màn hình của vi tính thì rất dễ dàng thểhội, phim ảnh thì vẫn không thể.

Chỉ có thể ở trong Phim ảnh thể hội được cái gì vậy? Là sanh diệt tiếp nối nhau rất thô thiển, thể hội được cái hiện tượng này. Thế nhưng đều không thể như trên màn hình ti vi, vi tính hiện nay thể hội sâu sắc đến như vậy. Vì sao hiện tại chúng ta biết được những thứ trên ti vi phim ảnh là thứ gì? Là điện. Chân thật là ngay chỗ sanh ra, ngay chỗ diệt tận, là do điểm tạo thành một tuyến, tiếp nối của các điểm biến thành tuyến, tiếp nối của tuyến thì biến thành màn hình. Bởi vì tốc độ của nó quá nhanh, cho nên bạn xem thấy dường như là thật. Giống như bìnhthường sáu căn tiếp xúc với cảnh giới, bạn không biết được sự trình chiếu của hiện tượng, mỗi một điểm là sát na sanh diệt, thời gian của nótồn tại đích thực là hiện tại chúng ta gọi là điện, điện từ, ánh sáng. Chúng ta biết được, trong một giây, tốc độ của ánh sáng là 30 vạn cây số. Ở trên màn hình ti vi của chúng ta tốc độ của nó là bao lớn vậy? Ánhsáng đi một cây số là một phần của 30 vạn. Nếu đi một trăm thước thì sao? Thì là một phần của 300 vạn. Nếu đi mười thước thì sao? Là một phần3000 vạn. Nếu đi một thước thì là một phần của ức vạn, vậy thì hiện tạimột điểm là bao nhiêu vậy? Bạn liền biết được chỉ có một phần của ức ứcvạn. Đây là dùng điện từ của chúng ta, tốc độ của sóng điện từ mà nói. Cho nên tốc độ của màn hình này rất nhanh, chân thật là một phần của ức ức vạn trên giây, chúng ta không cách gì biết được. Nó là huyễn tướng. Nếu như bạn ở trên tốc độ một phần của ức ức vạn giây mà quan sát, thì bạn sẽ không thấy được màn hình này, bạn sẽ thấy được cái điểm này sanh,cái điểm này diệt, một cái điểm này sanh, một cái điểm này diệt, bạn sẽxem thấy hiện tượng này. Hiện tượng này chính là trên kinh Phật đã nói là hiện tượng dao động chủng tử nghiệp tập trong A Lại Da Thức, như vậy bạn liền biết được công phu của Bồ Tát không phải như A La Hán. Cái địnhcủa A La Hán chỉ mới là cửu thứ đệ định, cho nên họ biết vạn pháp giai không, họ không biết được cái hiện tượng này từ do đâu mà ra. Khi Bồ Tátđạt đến định sâu, đó không phải là Bồ Tát thông thường, từ Bồ Tát Thất Địa trở lên, trên kinh A Di Đà của chúng ta nói rất hay, là A Duy Việt Trí Bồ Tát. Khi chúng ta hiểu được đạo lý này rồi, chính mình rất là vuimừng, may mắn, ta niệm Phật nếu thật vãng sanh đến thế giới Tây Phương Cực Lạc thì chính là A Duy Việt Trí Bồ Tát, nên gọi là pháp thật khó tin. Thật là không thể nghĩ bàn! Cho nên pháp môn này có rất nhiều ThanhVăn, Duyên Giác, Bồ Tát đều không tin tưởng, một người thông thường phải tu đến Thất địa Bát địa đâu dễ dàng gì, thật là phải trải vô lượng kiếp tu hành, vào sơ trụ, từ sơ địa đến Như Lai địa là ba đại A Tăng Kỳ kiếp, đến Thất địa là hai A Tăng Kỳ kiếp, vì sao mà bạn dễ dàng đến như vậy, ngay đời này, thời gian mấy mươi năm thì bạn chứng được quả vị này,ai mà tin chứ? Thế Tôn ở trong tất cả kinh không có cách nói này, chỉ có ở trong kinh Tịnh Độ mới giảng, cho nên pháp môn này là pháp môn không thể nghĩ bàn, pháp môn này là pháp môn thù thắng không gì bằng. Mười phương tất cả chư Phật tán thán A Di Đà Phật là quang trung cực tôn, Phật trung chi vương, đó không phải là A Di Đà Phật tự mình tán thán chính mình, mà là tất cả chư Phật tán thán đối với Phật A Di Đà. Người có thể gặp được pháp môn này may mắn không gì bằng, vì sao vậy? Bạn có thể mau chứng được A Duy Việt Trí. Chứng được A Duy Việt Trí bạn mới có thể biết được thực tướng các pháp, không dễ dàng, chân thật khôngdễ dàng, đó là vị thứ Bồ Tát.

Còn có một trí gọi Nhất Thiết Chủng Trí. Nhất Thiết Chủng Trí là ý gìvậy? Bản thể cùng hiện tượng là một không phải là hai. Cái ý này rất sâu. Bản thể là năng hiện, hiện tượng là sở hiện, năng và sở là một không phải là hai. Là một không phải là hai thì ngay trong đó không có năng sở. Thật không dễ gì hiểu được. Pháp tánh, pháp tướng, năng sanh, sở sanh không hề đối lập. Triết học là đối lập, là tương đối, có năng cósở, trong Phật pháp có năng có sở nhưng cái năng sở đó không hề đối lập, cái năng sở đó là thống nhất, điều này trong triết học không hề có.Cho nên vào những năm đầu, tiên sinh Âu Dương Cảnh Vô mới nói ra với mọi người là “Phật pháp không phải là tôn giáo, cũng không phải là triếthọc”. Ý ông nói là gì vậy? Phật pháp nó vốn là Phật pháp, không thể nóinó là tôn giáo, cũng không thể nói nó là triết học, Phật pháp là thứ mànhân sanh cần đến. Cách nói của chúng ta ngày nay không giống như lão tiên sinh đã nói, ông nói không phải là tôn giáo, không phải là triết học, nhưng rốt cuộc là gì thì ông không hề nói ra. Ngày nay chúng ta khẳng định mà nói ra là Phật pháp chính là giáo dục. Nếu dùng lời hiện tại mà nói thì Phật pháp là giáo dục xã hội đa nguyên văn hóa, nội dung giáo học của nó rộng lớn trùm khắp cả vũ trụ, bao gồm tất cả pháp, khôngmột pháp nào mà không bao hàm trong đó. Chúng ta từ nơi nền tảng của đại sư Âu Dương tìm được một kết luận như vậy. Việc này rất khó hiểu, ở trong Phật pháp đại thừa, tổ sư đại đức từ xưa đến nay thường nói “thập đắc nhất vạn sự tất”, bao gồm vũ trụ là một, một thì trong đó không có hai, không hề có đối lập, hai thì là đối lập, cho nên tự tánh là hòa hợpcứu cánh viên mãn. Tự tánh hiện ra tất cả vạn pháp, biến hiện ra hư không pháp giới, cõi nước chúng sanh, biến hiện ra tất cả hiện tượng là một, không hề có đối lập, đều là hòa hợp, cái đối lập này của chúng ta chính là ma không phải là Phật.

Phật, chúng ta có thể đơn giản mà nói, chính là thực tướng các pháp, chân tướng của tất cả pháp. Nếu bạn trái với chân tướng thì chính là ma,hoàn toàn quay về với chân tướng, hoàn toàn tương ưng với chân tướng thì đó gọi là Phật, không tương ưng với chân tướng thì gọi đó là ma. Chonên trong chân tướng không có vọng tưởng, không có ý niệm, không phân biệt, không có chấp trước, đó là Phật. Nếu trái với chân tướng, hiện tạibạn có khởi tâm động niệm, bạn có vọng tưởng, bạn có phân biệt, bạn có chấp trước, vậy thì bạn chính là ma. Ý nghĩa chân thật của ma và Phật nói ra hết rồi. Theo đây có thể biết, tất cả chúng sanh không phải là Phật thì chính là ma, bạn không phải là ma thì chính là Phật, không có khoảng giữa. Vậy thì chính bản thân chúng ta, bản tánh của chúng ta là Phật. Bạn thấy trên Tam Tự Kinh nhà Nho dạy trẻ nhỏ là “nhân chi sơ tánhbổn thiện”, cái bổn thiện đó là Phật, “ cẩu bất giáo, tánh nãi thiên” đó chính là ma. Thiên là gì vậy? Sanh ra thay đổi, không hề giống với bản tánh của bạn, đó là tập tánh, cho nên nói “nhân chi sơ, tánh bổn thiện, tánh tương cận, tập tương viễn”. Tánh tương cận là Phật, tập tương viễn chính là ma, đó là tập tánh. Do đây có thể biết, bản tánh củachúng ta là Phật, tập tánh của chúng ta là ma, đây là nói chính chúng ta. Không những chúng sanh sáu cõi, chúng sanh chín pháp giới cũng đều là như vậy. Nói về bản tánh của tất cả chúng sanh vốn dĩ là Phật, còn nói về tập tánh thì tất cả chúng sanh thảy đều biến thành ma.

Phật Bồ Tát đại từ đại bi, thị hiện ở trong chín pháp giới đến giáo hóa chúng ta, đến dẫn dắt chúng ta, mục đích đó là gì vậy? Dạy chúng ta buông bỏ tập tánh, quay về lại tự tánh, đó gọi là siêu phàm nhập thánh, đó gọi là phá mê khai ngộ. Nếu như chúng ta không thể quay đầu, gọi là quay đầu là bờ, nếu không thể tìm lại bản tánh, vậy thì phiền não đó sẽ sâu, vì sao vậy? Bạn càng mê càng sâu. Mê rồi thì là phiền não làm chủ chính bạn, vọng tưởng, phân biệt, chấp trước làm chủ bạn, tư tưởng của bạn sai lầm, kiến giải sai lầm, hành vi sai lầm. Tạo ra tất cả sai lầm này gọi là tạo nghiệp, đang làm tội, tội nghiệp, đọa lạc ngay trong mườipháp giới, hướng xuống. Hướng xuống sâu nhất là địa ngục. Mười pháp giới có hay không vậy? Không thể nói có, cũng không thể nói không có. Trong pháp tánh không có, từ nơi đâu mà biến hiện vậy? Từ nơi trong tập tánh mà biến hiện ra. Trong bản tánh không hề có, trong tập tánh thì có,trong Phật tánh không có, trong phiền não thì có, cho nên chỉ cần bạn có tự tư tự lợi, bạn có danh vọng lợi dưỡng, bạn có tham-sân-si-mạn thì cái thứ này liền có, từ nơi đây mà biến hiện ra.

Hiện tại có ba đồng tu đem toàn bộ thời gian, tinh thần giúp tôi tra tìm trong Đại Tạng kinh nói về quả báo của Địa Ngục, nhân duyên quả báo của ngục mà Phật đã nói trong Đại Tạng Kinh. Dự tính khoảng hai tuần thìđại khái có thể từ trong kinh điển tìm ra được hết. Tôi nghĩ tư liệu này sẽ rất phong phú, Phật giảng rất tỉ mỉ. Nếu bạn chân thật hiểu rõ rồi, thì gọi là rùng mình toát mồ hôi lạnh. Khởi tâm động niệm, lời nói việc làm, trên Kinh Kim Cang nói là “không gì không nghiệp, không gì không tội”, bạn mới hiểu được hai câu nói này. Nếu không mà nói, bạn đọcmỗi ngày nghe tôi giảng cũng không thể hiểu, không biết được lời nói này ý nghĩa là thế nào? Nếu bạn sau khi xem qua hết tất cả ở trong Đại Tạng kinh thì bạn mới tường tận hai câu nói này nghĩa thú chân thật ở chỗ nào. Đối với người hiện tại chúng ta mà nói thật thì rất cần thiết, cho nên tôi đề nghị tất cả thảy đều sao chép ra, sau đó in thành một quyển, lấy tựa đề là “Chư Kinh Tập Phật Thuyết Địa Ngục”. Các kinh Phật nói về địa ngục thảy đều hội tập lại, tương lai in thành một quyển. Tôi sẽ làm nhanh để in nó ra, phối hợp với biến tướng đồ làm thành tư liệu tham khảo. Điều này rất cần thiết! Nếu bạn không hiểu rõ được chân tướngsự thật, mỗi ngày chúng ta ở thế gian này gọi là ngày tháng hỗn tạp, người xưa gọi là say sống mộng chết, hình dung rất chính xác không hề cóchút nào quá đáng. Cho nên hiểu rõ những việc này thì gọi là Phật, không hiểu rõ thì chính là ma.

Ma là ý nghĩa của sự dày vò, cũng chính là dày vò của sự khổ đau, trải qua đời sống rất khổ, ngày tháng trải qua rất khổ, đó là ma, dày vò, không an lạc, thân tâm đều bị dày vò. Tâm phải khai ngộ. Tâm khai ngộ thì bạn liền được an lạc, cho nên câu đầu tiên trong Luận Ngữ là “học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ”. Trong cái học có pháp hỉ trànđầy, càng học càng an vui thì bạn chân thật có trí tuệ, chân thật giác ngộ. Càng học càng an vui, an vui đến mức ngay cả ăn cơm đi ngủ cũng quên luôn, pháp hỷ tràn đầy, đạo lý là như vậy.

Chúng sanh mê muội thì khổ, một ngày từ sớm đến tối nghĩ tưởng xằng bậy, không hề rời khỏi tham-sân-si-mạn một phút giây nào, đó là bị dày vò. Tinh thần bị dày vò, thân thể bị dày vò. Ngay trong đồng tu chúng ta, đích thực có không ít người sức khỏe không tốt, thường hay có bệnh đau, người thông thường hay nói là nghiệp chướng hiện tiền. Câu nói này không thể nói hoàn toàn đúng, cũng không thể nói không đúng. Nghiệp chướng có đời trước, có ở đời quá khứ, có hiện tại đang tạo. Thói quen đời sống hiện tại của bạn không tốt, ăn uống ngủ nghỉ không hề lưu ý cũng là nghiệp chướng. Cảm mạo trúng phong lại đổ thừa cho là nghiệp chướng hay sao? Đều là do ăn uống ngủ nghỉ không hề lưu ý. Thân thể tuy là một túi da thối, tuy không phải là thật, nhưng Phật Bồ Tát cũng dạy chúng ta mượn giả tu thật. Đây là giả, chúng ta cần phải mượn cái thứ giả này để tìm cái thứ chân thật, bạn không có cái thứ giả này thì khôngđược. Cái thật là gì vậy? Cái thật là pháp tánh, cái thật chính là Phật. Chúng ta phải từ nơi cái giả này, hiện tại cái giả này là ma, để làm cho ma biến thành Phật. Sau khi biến thành rồi, chỗ này trên đại kinh Phật thường nói là “không Phật cũng không ma”. Cái cảnh giới này thấp nhất cũng là cảnh giới của Viên Sơ Trụ, cũng chính là phá một phẩm vô minh, chứng một phần pháp thân, pháp tánh hiện tiền rồi. Vào lúc này tất cả đều tương ưng với pháp tánh, không có chút nào sai lệch, thì chúng ta gọi họ là Phật. Tuy chưa đến được cứu cánh viên mãn, nhưng PhầnChứng Phật là Phật thật, không phải Phật giả. Phật trong mười pháp giớilà Tương Tợ Phật, không phải Phật thật, rất gần với Phật, gần giống. Trong lục tức Phật của Đại sư Thiên Thai nói “ Tương Tợ Tức Phật”. Pháp thân Bồ Tát là Phần Chứng Tức Phật, họ là thật không phải là giả. Họ chưa được viên mãn cho nên gọi là phần chứng. Từ Viên Giáo Sơ Trụ đến Đẳng giác có 41 ngôi thứ, 41 ngôi thứ là Phần chứng tức Phật, sau cùng gọi là Cứu Cánh Tức Phật, đó là cứu cánh viên mãn, đó chính là Bồ Tát Đẳng giác đem cái phẩm vô minh cuối cùng đoạn tận, thì liền chứng được cứu cánh giác.

Vô minh đứng đầu. Nếu các vị đem nó làm cho rõ ràng tường tận rồi, đitra chữ vô minh trong Phật Học Đại Tự Điển, thì sẽ thấy hai chữ này đã được rất nhiều kinh điển giảng giải, nói rõ từng điều từng điều cho bạn.Nhưng những câu này, trong lúc giảng kinh chúng ta luôn luôn là tỉnh lượt bớt đi vì có tư liệu có thể tra khảo, chúng ta giảng chú trọng ở nghĩa lý, chú trọng ở khải ngộ, khơi mở cho bạn giác ngộ, vì có tư liệu để tra cứu những danh tướng thuật ngữ này nên thông thường chúng ta đều tỉnh lượt nó đi. Khi tôi còn học với Lý lão sư, Lý lão sư không giảng giải đối với những danh tướng này, vì sao vậy? Muốn chúng tôi chính mìnhđi tra cứu. Giảng giải cho bạn, bạn không phí lực mà có được thì rất dễdàng quên mất, bạn không có được thọ dụng. Chính mình nhất định phải hạcông phu thì bạn sẽ nhớ rất sâu. Những từ này đã tra qua rồi, bỏ ra rấtnhiều thời gian. Như hiện tại nếu chúng ta giải thích, giảng giải Địa Ngục thì không thể nào không tra kinh, nên chúng ta phải đem tất cả kinhđiển có giảng liên quan đến Địa ngục đều tìm ra hết. Phải làm công việcnày. Khi làm công việc này, ấn tượng sẽ rất sâu, ngay trong một đời mộtkiếp này bạn mãi mãi sẽ không thể nào quên đi được. Bạn hiểu rõ nghiệp nhân quả báo trong đó, hay nói cách khác, khởi tâm động niệm lời nói việc làm của bạn đối với người với việc với vật, bạn nhất định có tâm cảnh giác cao độ. Hiện tại cô Dương đang gánh vác trách nhiệm cùng với tôi thu tập những tư liệu này. Cô nói với tôi, chỉ riêng nói về vọng ngữ, quả báo của vọng ngữ thì không thể nghĩ bàn, rất nhiều rất nhiều. Vì sao vọng ngữ có thể có nhiều quả báo khác nhau ở nhiều địa ngục khác nhau như vậy chứ? Cái nhân vọng ngữ của bạn không như nhau, duyên của vọng ngữ không giống nhau, tâm trạng khi bạn vọng ngữ không như nhau, ảnh hưởng khi bạn vọng ngữ không như nhau, bạn vọng ngữ đối với chúng sanh bị hại không như nhau, cho nên quả báo từng loại từng loại đều có khác biệt.

Từ ngay chỗ này chúng ta nghĩ đến một câu nói của người xưa là “một bữa ăn một ngụm nước đều do tiền định”. Tiền định là gì? Là nghiệp nhân từ trước đã định cho bạn. Người xưa lại nói: “bạn tự làm tự chịu”, một chút cũng không hề sai, không phải Phật Bồ Tát làm cho bạn, cũng không phải vua Diêm La tiểu quỷ làm cho bạn, mà là tự làm tự chịu. Địa ngục từđâu mà ra? Là từ ác nghiệp của bạn biến hiện ra. Nếu bạn không có ác nghiệp, bạn có tìm thế nào cũng tìm không ra địa ngục vì bạn không có cái nghiệp này. Bạn có cái nghiệp này thì nó sẽ tự nhiên biến hiện ra ngay trước mặt. Mười pháp giới y chánh trang nghiêm cũng đồng một đạo lýnày. Nghiệp nhân như thế nào thì biến hiện ra quả báo như thế đó. Nhữngnhận chịu trước mắt của chúng ta thảy đều là như vậy, là một hiện tượnghư huyễn. Hư huyễn thì bạn không thể nói nó có, cũng không thể nói là không, vì sao vậy? Tướng có tánh không, sự có lý không, chúng ta không khế nhập cảnh giới nên nói với bạn là như vậy, khi vào được cảnh giới rồi là sự lý không hai, tánh tướng là một, đó chính là chư Phật Bồ Tát ứng hóa ở chín pháp giới, ứng hóa trong sáu cõi ba đường phổ độ chúng sanh. Các Ngài ở nơi đâu vậy? Phía trước đã nói qua với các vị, các Ngàiở nơi Vô Trụ Niết Bàn. Chúng ta ở nơi đâu vậy? Chúng ta ở nơi phiền nãosanh tử. Ở nơi phiền não sanh tử là ma, ở Vô Trụ Niết Bàn là Phật, đó là nói rõ với bạn cái gì là Phật, cái gì là ma. Chân thật mà nói thì Phật cùng ma chính là một thể hai mặt, giác rồi thì gọi là Phật, mê rồi thì gọi là ma. Nương theo trí tuệ là Phật, nương theo ngu si là ma, cho nên chúng ta làm thế nào chuyển si thành trí, chuyển mê thành giác. Nhấtđịnh có thể chuyển, vì sao vậy? Vì nó là một thể. Giống như cái ly này của chúng ta, trong đây thì là mê, thì là ngu, thì là ma, bên ngoài này là Phật, phải xem bạn có biết chuyển hay không? Nó là một thể, nó không phải là hai việc, cho nên sau khi chân thật thông đạt rồi, nói thật với bạn, không Phật cũng không ma. Đó là đối với người thông suốt, người chân thật giác ngộ mà nói thì nó không có, còn nói với bạn ma và Phật làvì bạn vẫn còn chấp trước, vì bạn vẫn chưa rời khỏi vọng tưởng, phân biệt, chấp trước nên nói với bạn như vậy. Những cách nói này thảy đều làphương tiện mà nói, nói chân thật thì một câu cũng không có, nên gọi là“ngôn ngữ đạo đoạn, tâm hành xứ diệt”.

Hiện tại thời gian hết rồi, trong một giờ này nói rõ với các vị cái gì gọi là Phật, cái gì gọi là ma, đối với người sơ học mà nói rất là cầnthiết. Ba loại trí này, trí của Phật gọi là Nhất Thiết Chủng Trí. Trongba loại giác, thì Phật gọi là Giác Hạnh Viên Mãn, A La Hán là tự giác, Bồ Tát là tự giác giác tha, Phật là Giác Hạnh Viên mãn. Cho nên trong Phật có ý nghĩa ba trí, có ý nghĩa ba Giác. Ma thì khế hợp vô tri, ngu si, bất giác. Bất giác ngu si thì chính là ma. Người học Phật chúng ta, học Phật mà đối với ý nghĩa của Phật cũng không thể tường tận, không thểthông đạt thì là mê tín rồi.

Tốt rồi! Hiện tại thời gian đã hết, A Di Đà Phật!

Cẩn dịch: Vọng Tây cư sĩ
Biên tập: Phật tử Diệu Hiền
(Nguồn: Tịnh Không Pháp Ngữ)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/10/2011(Xem: 6250)
Đây là ba phạm trù nghĩa lý đặc trưng để bảo chứng nhận diện ra những lời dạy của đức Đạo sư một cách chính xác mà không nhầm lẫn với những lời dạy bởi các giáo chủ của các ngoại đạo khác qua: “Các hành là vô thường, các pháp vô ngã và, Niết-bàn tịch tĩnh” cho nên được gọi là ba pháp ấn. Ba phạm trù nội dung nghĩa lý này chúng luôn luôn phù hợp với chân lý cuộc sống qua mọi hiện tượng nhân sinh cùng vũ trụ.
30/09/2011(Xem: 3776)
Thứ nhất: Việc của bản thân. Thứ hai: Việc của người khác. Thứ ba: Việc của Hoàn cảnh thiên nhiên trời đất. 1-Việc của bản thân: Mỗi sáng thức dậy, ta biết mình vẫn còn sống với một ngày mới như hôm nay mình làm gì, ăn uống ra sao, cần quan tâm và giúp đỡ những ai, ta sẽ cảm nhận phải quấy, tốt xấu, nên hư, thành bại, vui buồn, khổ đau hay hạnh phúc… đều do ta quyết định, không một ai có thể ban phước giáng họa.
08/09/2011(Xem: 10805)
Sân hận và thù oán là hai trong số những người bạn gần gũi nhất của chúng ta. Khi còn trẻ, tôi đã có một mối quan hệ rất gần gũi với giận dữ. Cuối cùng tôi thấy nhiều sự bất hòa (!) với giận dữ. Bằng việc sử dụng ý thức thông thường, với sự hỗ trợ của từ bi và tuệ trí, bây giờ tôi có một biện luận đầy năng lực để đánh bại sân hận... Một cách tự nhiên, cảm xúc có thể tích cực và tiêu cực. Tuy nhiên, khi nói về sân hận hay giận dữ, v.v..., chúng ta đang đối phó với những cảm xúc tiêu cực.
22/08/2011(Xem: 6112)
Vì chúng ta bị si mê nên tạo ra căn nghiệp và chính những nghiệp lực nầy đã lôi kéo chúng ta đi vào vòng luân hồi sanh tử. Những nghiệp căn nầy đã dẫn dắt chúng ta trèo lên tuột xuống trong sáu nẽo luân hồi. Do đó nếu muốn hết sanh tử, thì chúng ta phải phá tan cái nghiệp nầy. Nhưng muốn dứt bỏ được cái nghiệp, thì trước hết chúng ta phải chinh phục nơi tâm mình, và phải dẹp bỏ vọng tưởng. Nhưng từ trước đến giờ chúng ta thường hay lầm vọng tưởng là tâm của mình. Chính sự lầm lẫn sai lạc này nên các vọng tưởng dẫn chúng ta chạy ngược chạy xuôi không biết bao nhiêu đời, bao nhiêu kiếp.
23/07/2011(Xem: 6302)
KHỔ ĐAU PHÁT SINH VÀ VẬN HÀNH NHƯ THẾ NÀO? Kinh ACELA-SUTTA - Hoang Phong dịch
20/07/2011(Xem: 3877)
Việc đối nhân xử thế của chúng ta ở trong cõi đời này, đều cần coi trọng hiệu năng và công dụng. Tựa như kiếm tiền có ích gì, đọc sách có lợi gì? Kiếm tiền không những có thể giải quyết nhiều vấn đề trong đời sống, mà còn có thể tạo phước cho nhân quần xã hội; đọc sách có thể tăng thêm tri thức, hiểu thêm cách ứng xử giao tiếp, mai sau có thể lập nghiệp thành công. Cũng vậy, “Bát nhã” có diệu dụng gì đối với chúng ta? “Bát nhã” chính là trí tuệ và năng lực (trí năng), không chỉ dừng lại ở đấy, mà diệu dụng của nó còn có rất nhiều.
19/07/2011(Xem: 7467)
Mỗi năm Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ, đều có tổ chức An cư Kết hạ. Chư tôn đức trong Giáo hội thường quan tâm việc tu tập, giữ gin giới luật cho nhau, nên thường tìm những nơi có thể dung chứa ít nhất 150 vị Tăng Ni trở lên. Đa phần là tổ chức tại miền Nam California, phần lớn là do Phật Học Viện Quốc Tế bảo trợ tất cả. Tính đến nay là đã 9 mùa An cư :
13/07/2011(Xem: 4310)
Phật giáo bắt nguồn từ Ấn Độ vào hơn hai ngàn năm trăm năm (2500) trước. Sau khi Đức Phật Thích Ca nhập diệt gần hai trăm năm mươi năm (250) thì trở thành tôn giáo mang tính thế giới, do công của A Dục Vương đã lập những đoàn truyền giáo mang giáo lý Phật Đà truyền sang Á Châu, thậm chí cả Châu Âu.
11/07/2011(Xem: 12926)
Lá sen "cõng người", chuyện tình Rùa Hạc là những câu chuyện có thật trong Phước Kiển Tự. Trong cõi nhân gian này, không thiếu những sự kiện ly kỳ khó lý giải, và ở nơi này nơi kia, vào thời gian này thời gian nọ, biến động của cuộc sống luôn chứa đựng những bí ẩn trông chờ các nhà khoa học giải mã. Một hiện tượng lạ, một câu chuyện lạ, để thấy rằng, cuộc sống này có rất nhiều điều con người chưa khám phá hết.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]