Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phương Tiện Và Trí Tuệ

12/02/201408:43(Xem: 5445)
Phương Tiện Và Trí Tuệ

Phương Tiện Và Trí Tuệ

Là Nền Tảng Của Giải Thoát Giác Ngộ

Lama Yeshe
Minh Chánh chuyển ngữ

Lama_Yeshe_2


Ngày nay, thiền rất phổ biến ở phương Tây. Một số người thực tập thiền nói về sự giác ngộ ngay lập tức, giống như mì ăn liền. Chúng tôi nghỉ rằng điều đó không thể xảy ra. Chúng tôi nghỉ tâm phải tiến hóa, hoặc phát triển dần, giống như khoa học hiện đại đề cập đến sự tiến hóa dần dần. Vì vậy, chúng tôi có những cấp độ về thiền từ lúc bắt đầu cho đến kết thúc con đường. Một số người chỉ bám vào một phương pháp thiền được ưa chuộng mà họ thường xuyên thực tập, từ khi họ bắt đầu thực tập thiền cho đến kết thúc mạng sống của mình. Truyền thống Tây Tạng cho rằng đó là sai lầm: thay vì chỉ thực tập một phương pháp thiền, khi đạt được một cấp độ nhất định, bạn hãy tiếp tục thực tập cấp độ thiền khác, sau đó thực tập cấp độ khác nữa v.v theo trình tự hợp lý. Đây là những gì chúng tôi muốn trình bày từng bước một con đường dẫn tới giải thoát.

Tôi không phải là quan tòa xét xử tâm thức, bảo bạn là cái này hay cái nọ; tôi chỉ là người trình bày cách thức để truyền bá sự thực tập thiền. Tất cả chúng ta đều cần có hạnh phúc. Vậy, bằng cách nào để quan sát kỉ con đường chúng ta đang đi sẽ đưa mình đến với mục đích đó, phương pháp hữu hiệu nhất dẫn chúng ta đạt được hạnh phúc? Đó là những gì chúng ta cần phải biết.

Cũng vậy, Phật giáo đại thừa nhấn mạnh sự thực tập tương thích của phương tiện và trí tuệ. Nếu có trí tuệ mà không có phương tiện, thì không thể đạt được những nhận thức giác ngộ. Điều này rất chính xác: những người sùng đạo và các thiền sinh có những ý tưởng tuyệt với nhưng thiếu phương tiện để đưa các ý tưởng ấy vào thực hành. Do đó, các ý tưởng tuyệt vời của họ trở nên vô dụng. Tương tự, ở phương Tây, nhiều người có tri thức hiểu biết rộng lớn nhưng không có quá nhiều phương tiện. Đây là một vấn đề. Như đức Phật đã dạy: “chỉ có tri thức hiểu biết thì không đủ để đạt được những nhận thức thông suốt”.

Bây giờ, tôi không có nhiều thời gian để trình bày, nhưng tôi hy vọng tất cả các bạn thực tập phương tiện và trí tuệ nhằm thiết lập con đường dẫn tới giải thoát và tìm thấy an vui tuyệt đối càng sớm càng tốt. Và nếu có bất cứ vấn đề gì, thì cứ hỏi điều nào bạn thích. Khong có gì sai trái với thảo luận của chúng ta về tất cả điều này. Phật giáo Tây Tạng rất cởi mở. Neus thích, bạn có thể nói cho tôi biết bất cứ điều gì tôi đã nói là sai. Không có vấn đề gì cả. Bằng cách đó, tôi cũng học hỏi được thêm nhiều điều. Tôi chưa giác ngộ, nên thảo luận là điều quan trọng nhất.

Hỏi: Lama, các ngài bị buộc phải rời khỏi Tây Tạng. Vậy, làm thế nào các ngài thực hiện công việc lưu vong của mình?

Lama: Vâng, miễn là mọi người gắn chặt cuộc sống của họ với nhau, không có vấn đề gì nếu họ mất nhà cửa và đất nước, họ vẫn có cuộc sống tốt mà. Đôi với tôi, mọi quốc gia trên thế giới đều là nhà của mình. Buộc phải rời khỏi Tây Tạng không khiến tôi trở nên lo lắng hoặc khốn khổ. Tôi vẫn bình thường. Ở đây, tôi gặp người Anh, ăn thức ăn của Anh, thực sự hạnh phúc lắm. Phải nói đây là một câu hỏi hay. Thực chất, khi một số người bị buộc phải rời khỏi quê hương của mình, tất nhiên họ bị tổn thương về mặt tâm lý và bị bệnh. Nhưng nói chung, người Tây Tạng hiểu rõ luật nhân quả—nghiệp—và nhận thấy khi sống trên đất nước khác, họ có thể chấp nhận những hành động mình gây tạo trong quá khứ có đã đặt họ vào tình huống này, vì vậy, họ camt thấy dể dàng chấp nhận hơn. Việc phản đối thực tế có thể khiến bạn tự sát.

Hỏi: Ngài nói rằng chúng ta cần xem xét chính mình để thấy những gì mình đang làm là đứng hay sai theo động lực thúc đẩy. Nhưng không có sự nguy hiểm khi thường xuyên phân tích các pháp và trở nên quá rối ren đến nổi không những không nắm bắt được gì từ đó mà còn tồi tệ hơn lúc khởi đầu của chúng ta? Hoặc ngài cho rằng đó là tình huống tốt?

Lama: Bạn nói rất đúng. Điều đó có thể trở nên nguy hiểm nếu bạn xem xét quá nhiều trong việc sử dụng sai phương tiện. Nhưng nếu xem xét các hoạt động thân, miệng và ý của bạn với phương tiện tinh xảo và trí tuệ, thì không có nguy hiểm; càng xem xét bạn càng trở nên tỉnh táo và nhận thức rõ ràng hơn. Hầu hết thời gian trong những mối quan hệ với gia đình và bạn bè, chúng ta hành động một cách thiếu ý thức và rốt cuộc gây tổn thương cho những người gần gủi nhất với mình. Tôi đồng ý, nếu quan sát tâm mình theo cách miễn cưỡng, thì bạn không tìm thấy bất cứ điều gì và trên thực tế có thể trở nên nguy hiểm. Do đó, tôi cho rằng nếu quan sát giải thoát nội tại với an vui vĩnh viễn, thì bạn cần có phương tiện hoàn hảo và trí tuệ tuyệt đối. Tuy nhiên, đó không phải là một công việc dể dàng. Dù bạn có được sự tập trung duy nhất vào một đối tượng, điều này cũng chưa đủ.

Hỏi; Các yếu tố ngoại tại như chế độ ăn kiêng, thói quen ngủ nghỉ và kế sinh nhai có ảnh hưởng gì đến tính chất thiền định của một ai đó không? Đặc biệt, thực phẩm bạn dùng có quan trọng không? Ví dụ, tôi là người ăn chay nhưng nhiều người không ăn chay và thịt khiến được xem như khiến họ trở nên hung hãn và tàn bạo hơn. Đây không phải là điều có thể được chứng minh dể dàng, nhưng nhiều người, bao gồm cả tôi, có khuynh hướng tin tưởng điều đó. Vậy, quan điểm của ngài đặc biệt về điều này là gì?

Lama: Chúng ta có một vài hạn chế ăn kiêng khi chắc chắn thực tập thiền nơi mà có một số thực phẩm cần dùng và thứ khác thì không nên dùng như thịt, cá, tỏi, hành và củ cải trắng. Nhưng khi chắc chắn thực tập những phương pháp thiền khác, thì có thể dùng các thực phẩm đó. Bây giờ, nói chung, trong khi những người bình thường không nên ăn quá nhiều thịt, trứng hoặc tỏi, nếu bạn đang sử dụng chế độ ăn uống có chứa những thứ này, nhưng bởi vì hoàn cảnh điều kiện nên đột nhiên ngưng sử dụng chúng, thì có thể gây sốc cho cơ thể của bạn. Cũng thế, dù không ăn những thực phẩm như vậy, nhưng đôi lúc bạn phải cần đến vì những lý do sức khỏe. Do đó, tốt hơn bạn phải quân bình và đừng quá cực đoan. Ở Tây Tạng, thỉnh thoảng chúng tôi ăn thịt nhưng không được phép ăn thịt đông vật do tự tay mình giết hoặc sai bảo người khác giết hoặc đặc biệt bị giết cho chúng tôi dùng. Ba loại thịt này có tác động ác nghiệp khủng khiếp nếu liên quan tới chúng và có thể khiến thiền định của bạn trở nên mờ mịt hơn là trong sáng.

Hỏi: Tôi đã từng nghe các Lama ở Tây Tạng xua đuổi ma quỷ. Vậy, đó là những loại ma quỷ gì?

Lama: Đôi lúc có thể do những người nguyên thủy, mê tín tin tưởng rằng họ bị một linh hồn điều khiển và trở nên bệnh, vì thế các Lama có các phương pháp chắc chắn chữa trị cho những người như vậy. Nhưng nói chung, quỷ ma chúng tôi muốn nói ở đây có nghĩa là năng lực của bản ngã. Không có ma quỷ ở bên ngoài, nằm đâu đó chờ đợi bạn. Theo quan điểm Phật giáo, ma quỷ hoặc bất cứ cái gì bạn gọi nó đều nằm ở bên trong chính bạn. Có hằng ngàn loại tâm khác nhau, một số là tích cực (thiện tâm) còn số khác trở nên tiêu cực (ác tâm). Một số tâm tíêu cực là ma quỷ và khi biểu hiện ra, thì chúng hoàn toàn chiếm hữu tâm của bạn. Trong những thời điểm như thế, bạn trở nên một loại ma quỷ. Khi tâm ma chiếm hữu, trí tuệ hay thiện tâm của bạn không có chỗ để thể hiện. Tuy nhiên, bằng cách phát huy sự thực tập thiền định, hoàn thiện động lực thúc đẩy và tịnh hóa tâm mình, bạn có thể tự nhiên điều chỉnh được năng lực bất thiện đó. Vì vậy đây là lý do mà thiền định trở nên vô cùng quan trọng.

Khi người phương Tây cảm thấy tâm lý không thởi mái, họ có xu hướng tìm đến bác sĩ chuyên khoa giúp đở. Theo quan điểm Phật giáo, tất cả chúng sanh đều có hai loại năng lực thiện và bất thiện đồng thời tồn tại trong tâm họ. Bằng cách thực tập thiền, chúng ta có thể dần dần phát huy năng lực thiện tâm, giảm bớt bất thiện và tiếp tục phát triển cho đến khi năng lực bất thiện hoàn toàn được tịnh trừ. Do đó, Phật giáo Tây Tạng hầu như giáo dục môn đồ từ từ; chúng tôi hướng dẫn các học trò theo con đường dàn dần đến giải thoát.

Ngày nay, thiền rất phổ biến ở phương Tây. Một số người thực tập thiền nói về sự giác ngộ ngay lập tức, giống như mì ăn liền. Chúng tôi nghỉ rằng điều đó không thể xảy ra. Chúng tôi nghỉ tâm phải tiến hóa, hoặc phát triển dần, giống như khoa học hiện đại đề cập đến sự tiến hóa dần dần. Vì vậy, chúng tôi có những cấp độ về thiền từ lúc bắt đầu cho đến kết thúc con đường. Một số người chỉ bám vào một phương pháp thiền được ưa chuộng mà họ thường xuyên thực tập, từ khi họ bắt đầu thực tập thiền cho đến kết thúc mạng sống của mình. Truyền thống Tây Tạng cho rằng đó là sai lầm: thay vì chỉ thực tập một phương pháp thiền, khi đạt được một cấp độ nhất định, bạn hãy tiếp tục thực tập cấp độ thiền khác, sau đó thực tập cấp độ khác nữa v.v theo trình tự hợp lý. Đây là những gì chúng tôi muốn trình bày từng bước một con đường dẫn tới giải thoát.

Hỏi: Khi thực tập thiền, chúng ta tập trung vào hơi thở hay chỉ để tâm tự do hoạt động?

Lama: Nếu bạn là người mới thực tập thiền, hãy tập trung chú ý vào hơi thở tốt hơn là để tâm mình bị các ý tưởng trần tục chiếm hữu, vì đó là điều rất có ích. Thực chất, Phật giáo Tây Tạng không cho rằng việc tập trung tâm ý vào hơi thở là thiền thực sự; chún tôi chỉ xem nó là sự chuẩn bị cho thiền định. Vì sao? Vì nếu tâm bạn bị xúc cảm quấy rầy, hoàn toàn bị cố chấp hoặc tức giận chiếm hữu, thì không thể thực tập thiền. Những gì bạn có thể làm trong các thời điểm như vậy để tạo nên nền móng tốt cho thiền định là phải điều khiển tâm mình bằng cách tập trung chú ý vào hơi thở và nhận biết các cảm xúc. Nếu làm được điều đó, tâm bạn sẽ tự nhiên trở nên tỉnh lặng: đối tượng mà trong đó thù hận và cố chấp bị ám ảnh của bạn biến mất, sau đó, bạn tự do hướng dẫn tâm vào trong bất cứ thiền định nào mà mình chọn lựa.

Hỏi: Khi đang thực tập thiền quán sát, ngài nghỉ về điều gì?

Lama: Nhiều điều có thể trở nên trọng tâm chú ý của thiền phân tích, có nhiều đề mục khác nhau để bạn thực tập thiền. Bạn không thể đơn thuần chỉ định rõ điều này hay điều kia. Cũng vậy, thiền Phật giáo phụ thuộc vào thiền sinh riêng biệt, những gì mỗi người cần đến trong bất cứ thời gian nào được xác định.

Hỏi: Theo y học phương Tây, có một sự phát triển liên quan đến những lợi ích mà thiền định có thể khiến mọi người thoát khỏi khổ đau do bị trầm cảm, cả vật chất lẫn tinh thần. Tôi tự hỏi liệu trong những chuyến du hóa của mình đến phương Tây, ngài có từng tiếp xúc với các bác sĩ đang bắt đầu quan tâm tới phương pháp thực tập đặc biệt này. Ngài đã nói chuyện với họ và chỉ rõ ý nghĩa sâu sắc hơn về thiền?

Lama: Cách đây vài tháng, tôi đã gặp một nhóm bác sĩ tâm lý tại Melboume, nước Úc, và chúng tôi có cuộc thảo luận lý thú về các bệnh nhân mắc phải các vấn đề tâm lý. Tôi cũng đã từng nói chuyện với các bác sĩ người Mỹ qua những đề tài tương tự. Tôi nghỉ họ vẫn đang xem xét và phát triển, thí nghiệm theo khoa học, kết quả, các học thuyết của họ cũng luôn luôn thay đổi và phát triển. Tôi nghỉ họ đang thực hiện công việc tốt. Cũng vậy, Phật giáo Tây Tạng có điểm chung với khoa học, lôgic học và triết học hơn với những gì người bình thường nhìn nhận về tôn giáo. Đó là tất cả những gì chúng tôi có thời gian trình bày trong pháp thoại tối nay. Cám ơn rất nhiều về sự có mặt của bạn. Nếu có gì không phải, thành thật cho tôi xin lỗi.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2012(Xem: 4791)
Trau dồi từ ái làm tiến bộ nguyện ước chúng sinh đánh mất hạnh phúc sẽ gặp gở hạnh phúc và nguyên nhân của nó. Bây giờ, mục tiêu là để mở rộng chu vi từ ái của chúng ta vượt khỏi phạm vi hiện tại. Chẳng hạn sự mở rộng sẽ đến một cách tự nhiên trong sự thực tập của chúng ta sau khi đã phát triển một cảm nhận tình cảm với người khác, những người muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau.
04/04/2012(Xem: 3930)
- Kính bạch thầy, tôi là người không theo đạo Phật, nhưng tôi thấy tại sao thế giới này chiến tranh hoài mà không có ngày thôi dứt. Vậy kẻ thù của nhân loại là ai? Thầy trả lời: Đây là câu hỏi dường như dễ, nhưng lại là khó! Vì sao? Chẳng lẽ con người với nhau mà là kẻ thù, coi sao được? Nếu không phải là kẻ thù, vậy ai chính là thủ phạm? Xin thưa, kẻ thù của nhân loại là “chính mình”, đây là một sự thật ít ai ngờ tới. Để hiểu được rõ ràng, thầy sẽ kể cho bạn một câu chuyện có tính cách minh họa và ẩn dụ sâu sắc, để ta và người cùng tìm ra kẻ thù đang tiềm ẩn ở đâu? Một nhà sư nọ thường có những biểu hiện nóng giận, tham lam và ích kỷ. Mặc dù xuất gia đầu Phật đã lâu nhưng những cố tật ấy, làm cho nội tâm của thầy luôn bị khủng hoảng. Vốn là người quyết chí tu hành thoát ly sống chết đời này, nên nhà sư luôn tự quán xét lại chính mình mà thấy rõ bệnh “ ngu si chấp ngã” rất nặng nề và từ đó thầy quyết tâm lập chí làm mới lại chính mình.
04/04/2012(Xem: 3166)
1-Người Phật tử cần phải thiền trong đi đứng nằm ngồi, trong sinh hoạt hằng ngày sẽ giúp cho chúng ta nhận biết được rõ ràng những ý nghĩ, lời nói, hành động của mình là thiện hay bất thiện, để ta sửa sai điều xấu ác và biết phát huy điều tốt đẹp. 2-Người Phật tử khi đến chùa đọc kinh nghe pháp, khi hiểu rõ lời Phật dạy sau đó mới đem áp dụng vào cuộc sống của mình để có được an lạc hạnh phúc cho bản thân, cho gia đình và xã hội. 3-Người Phật tử khi đi chùa phát tâm cúng dường phải biết nhu cầu ở trong chùa là gì, để việc phát tâm cúng dường của chúng ta có được lợi ích thật sự mà không lãng phí xa hoa.
31/03/2012(Xem: 3397)
“Báo oán hạnh” là gì? Đó là hạnh chấp nhận những khổ đau, những chướng duyên như là những cuộc báo oán tự nhiên của luật nhân quả. Ai gieo nhân nào thì gặt quả ấy. Trồng dưa thì được dưa, trồng đậu thì được đậu, muôn đời không sai chạy... Quãng đời nghiệp chướng Tôi sinh ra và lớn lên trong gia đình thuộc lớp nghèo thành thị. Cha tôi có nhiều vợ, tám anh em tôi là dòng thứ hai. Vì vậy mà mẹ tôi phải khổ sở cả đời.
31/03/2012(Xem: 3438)
Vì nhân duyên ta lại gặp nhau Giữa dòng đời tất bật, ngược xuôi Sống dưới mái ấm gia đình Ta dành cho nhau chút tình yêu thương. Tình chỉ đẹp khi còn dang dở Đời mấy ai được nghĩa vẹn toàn Ta yêu thương trong dày vò Ta đến với nhau vì thiếu hiểu biết.
29/03/2012(Xem: 3282)
Chúng ta đến với nhau Bằng tình yêu luyến ái Là tự mình ràng buộc Trong nhiều kiếp mai sau. Muốn chấm dứt sống chết Hãy diệt trừ tham ái Chuyển hóa sự vô minh Để sống đời hạnh phúc.
26/03/2012(Xem: 3278)
Nhân quả là chân lý sống, không thể thiếu trong gia đình và xã hội, nơi nào không tin nhân quả sẽ sống trong loạn lạc, phi đạo đức. Người không tin vào nhân quả thường có thái độ yếu đuối thấp hèn, luôn sống trong lo lắng, sợ hãi, bất an. Họ hay tin vào những khả năng siêu hình, hoặc tha lực, mang tư tưởng cầu nguyện, van xin, sống ỷ lại vào người khác dễ dẫn đến mê tín, dị đoan, không tin sâu nhân quả, do đó không nhìn thấy được lẽ thật nên luôn sống trong đau khổ lầm mê. Còn ai hiểu và tin sâu nhân quả thì sẽ sống một đời bình yên hạnh phúc trong trạng thái an lành, tự tại, luôn sống có trách nhiệm đối với mọi hành vi xuất phát từ thân, miệng, ý của chính mình. Người đã tin sâu nhân quả thì biết rõ ràng làm lành được hưởng phước, làm ác chịu khổ đau là một quy luật tất yếu, là lẽ đương nhiên. Ai có lòng tin sâu như vậy, thì sẽ sống không ỷ lại, không cầu cạnh, van xin, không chạy trốn trách nhiệm, dám làm dám chịu không đổ thừa cho ai.
17/03/2012(Xem: 9833)
Theo truyền thuyết, không lâu trước khi nhập niết bàn, Đức Phật đã trả lời Ananda, thị giả theo hầu cận Phật nhiều năm, khi vị này xin Phật chỉ dẫn cách đối xử cho các vị tỳ kheo...
12/03/2012(Xem: 3596)
Duy thức, như tất cả các con đường khác của Phật giáo, nhằm đến mục tiêu chiến lược là thấy được “hai vô ngã: nhân vô ngã và pháp vô ngã”. Nhân vô ngã là con người vô ngã. Pháp vô ngã là mọi hiện tượng đều vô ngã. Thấy được hai vô ngã là thấy thực tại tối hậu, gọi là tánh Không, Niết-bàn, Pháp thân, Chân Như… Nói theo hệ thống Duy thức, thấy hai vô ngã là giải tan Biến kế sở chấp tánh để Viên thành thật tánh hiển bày. Sanh tử là do không biết rằng tất cả đều do thức biến hiện. Kinh Lăng Già đời Tống, Cầu-na Bạt-đà-la dịch: “Thế nào người trí ở ngay nơi lầm loạn này mà khởi chủng tánh Phật thừa? Nghĩa là giác tự tâm hiện lượng, ở bên ngoài đều vô tự tánh nên chẳng có tướng vọng tưởng”.
02/03/2012(Xem: 3385)
Qua mắt chúng ta, thấy đó là trả nghiệp, đáng sợ, song với Tổ đã không thấy thật, nói gì là trả. Cũng như ông A khi chưa hiểu đạo, bị ông B làm vài hành động không vừa lòng, ông liền mắng chửi ông B. Thời gian sau, ông A hiểu đạo, đúng lúc ông B trả thù mắng chửi thậm tệ hơn trước. Song ông A thấy lời nói không thật, không có gì quan trọng, nên vẫn tươi cười không buồn, không đổi nét mặt. Như thế ông A có trả nợ trước hay không trả nợ trước? Thật sự, nợ đã vay thì phải trả, chỉ khác ở chỗ mê thì thấy thật, ngộ thì thấy không thật. Ðã không thật thì trả cũng như không trả. Vì thế, nói "liễu tức nghiệp chướng bản lai không". Cứu kính thấy nghiệp báo không thật, quả là thấu tột bản chất của nghiệp báo. Tuy không thật mà chẳng mất, đây là bí yếu của đạo Phật.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]