Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phương Tiện Và Trí Tuệ

12/02/201408:43(Xem: 5451)
Phương Tiện Và Trí Tuệ

Phương Tiện Và Trí Tuệ

Là Nền Tảng Của Giải Thoát Giác Ngộ

Lama Yeshe
Minh Chánh chuyển ngữ

Lama_Yeshe_2


Ngày nay, thiền rất phổ biến ở phương Tây. Một số người thực tập thiền nói về sự giác ngộ ngay lập tức, giống như mì ăn liền. Chúng tôi nghỉ rằng điều đó không thể xảy ra. Chúng tôi nghỉ tâm phải tiến hóa, hoặc phát triển dần, giống như khoa học hiện đại đề cập đến sự tiến hóa dần dần. Vì vậy, chúng tôi có những cấp độ về thiền từ lúc bắt đầu cho đến kết thúc con đường. Một số người chỉ bám vào một phương pháp thiền được ưa chuộng mà họ thường xuyên thực tập, từ khi họ bắt đầu thực tập thiền cho đến kết thúc mạng sống của mình. Truyền thống Tây Tạng cho rằng đó là sai lầm: thay vì chỉ thực tập một phương pháp thiền, khi đạt được một cấp độ nhất định, bạn hãy tiếp tục thực tập cấp độ thiền khác, sau đó thực tập cấp độ khác nữa v.v theo trình tự hợp lý. Đây là những gì chúng tôi muốn trình bày từng bước một con đường dẫn tới giải thoát.

Tôi không phải là quan tòa xét xử tâm thức, bảo bạn là cái này hay cái nọ; tôi chỉ là người trình bày cách thức để truyền bá sự thực tập thiền. Tất cả chúng ta đều cần có hạnh phúc. Vậy, bằng cách nào để quan sát kỉ con đường chúng ta đang đi sẽ đưa mình đến với mục đích đó, phương pháp hữu hiệu nhất dẫn chúng ta đạt được hạnh phúc? Đó là những gì chúng ta cần phải biết.

Cũng vậy, Phật giáo đại thừa nhấn mạnh sự thực tập tương thích của phương tiện và trí tuệ. Nếu có trí tuệ mà không có phương tiện, thì không thể đạt được những nhận thức giác ngộ. Điều này rất chính xác: những người sùng đạo và các thiền sinh có những ý tưởng tuyệt với nhưng thiếu phương tiện để đưa các ý tưởng ấy vào thực hành. Do đó, các ý tưởng tuyệt vời của họ trở nên vô dụng. Tương tự, ở phương Tây, nhiều người có tri thức hiểu biết rộng lớn nhưng không có quá nhiều phương tiện. Đây là một vấn đề. Như đức Phật đã dạy: “chỉ có tri thức hiểu biết thì không đủ để đạt được những nhận thức thông suốt”.

Bây giờ, tôi không có nhiều thời gian để trình bày, nhưng tôi hy vọng tất cả các bạn thực tập phương tiện và trí tuệ nhằm thiết lập con đường dẫn tới giải thoát và tìm thấy an vui tuyệt đối càng sớm càng tốt. Và nếu có bất cứ vấn đề gì, thì cứ hỏi điều nào bạn thích. Khong có gì sai trái với thảo luận của chúng ta về tất cả điều này. Phật giáo Tây Tạng rất cởi mở. Neus thích, bạn có thể nói cho tôi biết bất cứ điều gì tôi đã nói là sai. Không có vấn đề gì cả. Bằng cách đó, tôi cũng học hỏi được thêm nhiều điều. Tôi chưa giác ngộ, nên thảo luận là điều quan trọng nhất.

Hỏi: Lama, các ngài bị buộc phải rời khỏi Tây Tạng. Vậy, làm thế nào các ngài thực hiện công việc lưu vong của mình?

Lama: Vâng, miễn là mọi người gắn chặt cuộc sống của họ với nhau, không có vấn đề gì nếu họ mất nhà cửa và đất nước, họ vẫn có cuộc sống tốt mà. Đôi với tôi, mọi quốc gia trên thế giới đều là nhà của mình. Buộc phải rời khỏi Tây Tạng không khiến tôi trở nên lo lắng hoặc khốn khổ. Tôi vẫn bình thường. Ở đây, tôi gặp người Anh, ăn thức ăn của Anh, thực sự hạnh phúc lắm. Phải nói đây là một câu hỏi hay. Thực chất, khi một số người bị buộc phải rời khỏi quê hương của mình, tất nhiên họ bị tổn thương về mặt tâm lý và bị bệnh. Nhưng nói chung, người Tây Tạng hiểu rõ luật nhân quả—nghiệp—và nhận thấy khi sống trên đất nước khác, họ có thể chấp nhận những hành động mình gây tạo trong quá khứ có đã đặt họ vào tình huống này, vì vậy, họ camt thấy dể dàng chấp nhận hơn. Việc phản đối thực tế có thể khiến bạn tự sát.

Hỏi: Ngài nói rằng chúng ta cần xem xét chính mình để thấy những gì mình đang làm là đứng hay sai theo động lực thúc đẩy. Nhưng không có sự nguy hiểm khi thường xuyên phân tích các pháp và trở nên quá rối ren đến nổi không những không nắm bắt được gì từ đó mà còn tồi tệ hơn lúc khởi đầu của chúng ta? Hoặc ngài cho rằng đó là tình huống tốt?

Lama: Bạn nói rất đúng. Điều đó có thể trở nên nguy hiểm nếu bạn xem xét quá nhiều trong việc sử dụng sai phương tiện. Nhưng nếu xem xét các hoạt động thân, miệng và ý của bạn với phương tiện tinh xảo và trí tuệ, thì không có nguy hiểm; càng xem xét bạn càng trở nên tỉnh táo và nhận thức rõ ràng hơn. Hầu hết thời gian trong những mối quan hệ với gia đình và bạn bè, chúng ta hành động một cách thiếu ý thức và rốt cuộc gây tổn thương cho những người gần gủi nhất với mình. Tôi đồng ý, nếu quan sát tâm mình theo cách miễn cưỡng, thì bạn không tìm thấy bất cứ điều gì và trên thực tế có thể trở nên nguy hiểm. Do đó, tôi cho rằng nếu quan sát giải thoát nội tại với an vui vĩnh viễn, thì bạn cần có phương tiện hoàn hảo và trí tuệ tuyệt đối. Tuy nhiên, đó không phải là một công việc dể dàng. Dù bạn có được sự tập trung duy nhất vào một đối tượng, điều này cũng chưa đủ.

Hỏi; Các yếu tố ngoại tại như chế độ ăn kiêng, thói quen ngủ nghỉ và kế sinh nhai có ảnh hưởng gì đến tính chất thiền định của một ai đó không? Đặc biệt, thực phẩm bạn dùng có quan trọng không? Ví dụ, tôi là người ăn chay nhưng nhiều người không ăn chay và thịt khiến được xem như khiến họ trở nên hung hãn và tàn bạo hơn. Đây không phải là điều có thể được chứng minh dể dàng, nhưng nhiều người, bao gồm cả tôi, có khuynh hướng tin tưởng điều đó. Vậy, quan điểm của ngài đặc biệt về điều này là gì?

Lama: Chúng ta có một vài hạn chế ăn kiêng khi chắc chắn thực tập thiền nơi mà có một số thực phẩm cần dùng và thứ khác thì không nên dùng như thịt, cá, tỏi, hành và củ cải trắng. Nhưng khi chắc chắn thực tập những phương pháp thiền khác, thì có thể dùng các thực phẩm đó. Bây giờ, nói chung, trong khi những người bình thường không nên ăn quá nhiều thịt, trứng hoặc tỏi, nếu bạn đang sử dụng chế độ ăn uống có chứa những thứ này, nhưng bởi vì hoàn cảnh điều kiện nên đột nhiên ngưng sử dụng chúng, thì có thể gây sốc cho cơ thể của bạn. Cũng thế, dù không ăn những thực phẩm như vậy, nhưng đôi lúc bạn phải cần đến vì những lý do sức khỏe. Do đó, tốt hơn bạn phải quân bình và đừng quá cực đoan. Ở Tây Tạng, thỉnh thoảng chúng tôi ăn thịt nhưng không được phép ăn thịt đông vật do tự tay mình giết hoặc sai bảo người khác giết hoặc đặc biệt bị giết cho chúng tôi dùng. Ba loại thịt này có tác động ác nghiệp khủng khiếp nếu liên quan tới chúng và có thể khiến thiền định của bạn trở nên mờ mịt hơn là trong sáng.

Hỏi: Tôi đã từng nghe các Lama ở Tây Tạng xua đuổi ma quỷ. Vậy, đó là những loại ma quỷ gì?

Lama: Đôi lúc có thể do những người nguyên thủy, mê tín tin tưởng rằng họ bị một linh hồn điều khiển và trở nên bệnh, vì thế các Lama có các phương pháp chắc chắn chữa trị cho những người như vậy. Nhưng nói chung, quỷ ma chúng tôi muốn nói ở đây có nghĩa là năng lực của bản ngã. Không có ma quỷ ở bên ngoài, nằm đâu đó chờ đợi bạn. Theo quan điểm Phật giáo, ma quỷ hoặc bất cứ cái gì bạn gọi nó đều nằm ở bên trong chính bạn. Có hằng ngàn loại tâm khác nhau, một số là tích cực (thiện tâm) còn số khác trở nên tiêu cực (ác tâm). Một số tâm tíêu cực là ma quỷ và khi biểu hiện ra, thì chúng hoàn toàn chiếm hữu tâm của bạn. Trong những thời điểm như thế, bạn trở nên một loại ma quỷ. Khi tâm ma chiếm hữu, trí tuệ hay thiện tâm của bạn không có chỗ để thể hiện. Tuy nhiên, bằng cách phát huy sự thực tập thiền định, hoàn thiện động lực thúc đẩy và tịnh hóa tâm mình, bạn có thể tự nhiên điều chỉnh được năng lực bất thiện đó. Vì vậy đây là lý do mà thiền định trở nên vô cùng quan trọng.

Khi người phương Tây cảm thấy tâm lý không thởi mái, họ có xu hướng tìm đến bác sĩ chuyên khoa giúp đở. Theo quan điểm Phật giáo, tất cả chúng sanh đều có hai loại năng lực thiện và bất thiện đồng thời tồn tại trong tâm họ. Bằng cách thực tập thiền, chúng ta có thể dần dần phát huy năng lực thiện tâm, giảm bớt bất thiện và tiếp tục phát triển cho đến khi năng lực bất thiện hoàn toàn được tịnh trừ. Do đó, Phật giáo Tây Tạng hầu như giáo dục môn đồ từ từ; chúng tôi hướng dẫn các học trò theo con đường dàn dần đến giải thoát.

Ngày nay, thiền rất phổ biến ở phương Tây. Một số người thực tập thiền nói về sự giác ngộ ngay lập tức, giống như mì ăn liền. Chúng tôi nghỉ rằng điều đó không thể xảy ra. Chúng tôi nghỉ tâm phải tiến hóa, hoặc phát triển dần, giống như khoa học hiện đại đề cập đến sự tiến hóa dần dần. Vì vậy, chúng tôi có những cấp độ về thiền từ lúc bắt đầu cho đến kết thúc con đường. Một số người chỉ bám vào một phương pháp thiền được ưa chuộng mà họ thường xuyên thực tập, từ khi họ bắt đầu thực tập thiền cho đến kết thúc mạng sống của mình. Truyền thống Tây Tạng cho rằng đó là sai lầm: thay vì chỉ thực tập một phương pháp thiền, khi đạt được một cấp độ nhất định, bạn hãy tiếp tục thực tập cấp độ thiền khác, sau đó thực tập cấp độ khác nữa v.v theo trình tự hợp lý. Đây là những gì chúng tôi muốn trình bày từng bước một con đường dẫn tới giải thoát.

Hỏi: Khi thực tập thiền, chúng ta tập trung vào hơi thở hay chỉ để tâm tự do hoạt động?

Lama: Nếu bạn là người mới thực tập thiền, hãy tập trung chú ý vào hơi thở tốt hơn là để tâm mình bị các ý tưởng trần tục chiếm hữu, vì đó là điều rất có ích. Thực chất, Phật giáo Tây Tạng không cho rằng việc tập trung tâm ý vào hơi thở là thiền thực sự; chún tôi chỉ xem nó là sự chuẩn bị cho thiền định. Vì sao? Vì nếu tâm bạn bị xúc cảm quấy rầy, hoàn toàn bị cố chấp hoặc tức giận chiếm hữu, thì không thể thực tập thiền. Những gì bạn có thể làm trong các thời điểm như vậy để tạo nên nền móng tốt cho thiền định là phải điều khiển tâm mình bằng cách tập trung chú ý vào hơi thở và nhận biết các cảm xúc. Nếu làm được điều đó, tâm bạn sẽ tự nhiên trở nên tỉnh lặng: đối tượng mà trong đó thù hận và cố chấp bị ám ảnh của bạn biến mất, sau đó, bạn tự do hướng dẫn tâm vào trong bất cứ thiền định nào mà mình chọn lựa.

Hỏi: Khi đang thực tập thiền quán sát, ngài nghỉ về điều gì?

Lama: Nhiều điều có thể trở nên trọng tâm chú ý của thiền phân tích, có nhiều đề mục khác nhau để bạn thực tập thiền. Bạn không thể đơn thuần chỉ định rõ điều này hay điều kia. Cũng vậy, thiền Phật giáo phụ thuộc vào thiền sinh riêng biệt, những gì mỗi người cần đến trong bất cứ thời gian nào được xác định.

Hỏi: Theo y học phương Tây, có một sự phát triển liên quan đến những lợi ích mà thiền định có thể khiến mọi người thoát khỏi khổ đau do bị trầm cảm, cả vật chất lẫn tinh thần. Tôi tự hỏi liệu trong những chuyến du hóa của mình đến phương Tây, ngài có từng tiếp xúc với các bác sĩ đang bắt đầu quan tâm tới phương pháp thực tập đặc biệt này. Ngài đã nói chuyện với họ và chỉ rõ ý nghĩa sâu sắc hơn về thiền?

Lama: Cách đây vài tháng, tôi đã gặp một nhóm bác sĩ tâm lý tại Melboume, nước Úc, và chúng tôi có cuộc thảo luận lý thú về các bệnh nhân mắc phải các vấn đề tâm lý. Tôi cũng đã từng nói chuyện với các bác sĩ người Mỹ qua những đề tài tương tự. Tôi nghỉ họ vẫn đang xem xét và phát triển, thí nghiệm theo khoa học, kết quả, các học thuyết của họ cũng luôn luôn thay đổi và phát triển. Tôi nghỉ họ đang thực hiện công việc tốt. Cũng vậy, Phật giáo Tây Tạng có điểm chung với khoa học, lôgic học và triết học hơn với những gì người bình thường nhìn nhận về tôn giáo. Đó là tất cả những gì chúng tôi có thời gian trình bày trong pháp thoại tối nay. Cám ơn rất nhiều về sự có mặt của bạn. Nếu có gì không phải, thành thật cho tôi xin lỗi.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/07/2013(Xem: 6708)
Cứu cánh trí tuệ Phật Giáo là chứng đắc Tánh Không của vạn pháp. Trong kinh điển, Tánh Không là pháp giới Tánh, cũng chính là Phật Tánh. Phật tánh không ngằn mé, không hạn lượng, không đối đãi giữa sanh và tử, giữa có và không... Phật tánh kết tập hưng khởi từ sức trí tuệ vô lượng và tâm đại bi vô biên. Đức Phật thường dạy, Bồ Tát đạo nương Phật tánh làm con đường, nương trí huệ Bát Nhã làm thuyền độ sanh. Nhờ nương sức từ bi của chư Phật, Bồ Tát quán sát thế gian như hư huyễn, không thật có sinh diệt, như hoa đốm giữa hư không. Bồ Tát tinh tấn phổ độ chúng sanh không mệt mỏi, không nhàm lìa, nhưng không thấy mình vĩ đại, không thấy chúng sanh đáng tội nghiệp, không thấy mình cao cả, đáng làm chỗ cho chúng sanh cúng dường… Vì dù có chấp, có thấy đến thế nào chăng nữa, thì điểm cuối cùng trên đạo lộ giải thoát vẫn phải là “tâm, Phật, chúng sanh - ba thứ ấy đều không sai biệt”.
23/07/2013(Xem: 6901)
Lâu nay mỗi chúng ta theo đạo Phật nhưng có nhiều điểm nghi ngờ, thấy đạo Phật hình như tiêu cực, đa số chùa chiền đều ở trên núi, cách xa thành thị. Gần đây mới có một số chùa ở thành thị. Chư Tăng, chư Ni chỉ lo tu, ít đến nơi này nơi kia giáo hóa. Hoặc như đức Phật ngày xưa cứ ôm bình bát đi khất thực, ngày nay hình thức ấy vẫn còn. Qua những hình ảnh ấy, người ta nghĩ đạo Phật bi quan, Tăng Ni không cố gắng, không nỗ lực tạo kinh tế sống cho mình, cứ đi xin hoài. Vì vậy tôi sẽ giải thích câu Phật hóa hữu duyên nhân cho tất cả hiểu. Ðạo Phật chỉ giáo hóa người có duyên thôi. Nghe thế đa số Phật tử nghi ngờ đạo Phật giáo hóa có sự lựa chọn, không công bằng. Nhưng nhìn cho thấu đáo, có thể nói rằng người Việt Nam chúng ta thấm nhuần đạo Phật rất sâu. Hồi xưa khi còn bé, tôi thích đọc Minh Tâm Bửu Giám, trong đó có câu:
26/06/2013(Xem: 3405)
Để góp nhặt hết tất cả những ý niệm tác thành tập sách nhỏ “Tâm Nguyên Vô Đề” này là một lời sách tấn, khuyến khích của Thiện hữu tri thức để lưu dấu một cái gì. Cái uyên nguyên của Tâm... Nguyên Siêu
19/06/2013(Xem: 3570)
Vừa rồi, chúng tôi đọc một bài viết có chữ Nếu của Đại lão Hòa thượng Thích Trí Chơn, đương kim Chủ tịch Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ ở báo Chánh Pháp số 09, tháng 01 năm 2010. Bài viết của Ngài nêu lên nhiều điểm thực tế cho sự tu hành. Chúng tôi thấy hay và dễ dàng áp dụng cho mình nhưng cũng có thể áp dụng cho mọi người, đặc biệt là cho những ai muốn tu và thật sự tu, dù là xuất gia hay tại gia. Ngài đưa lên mấy chữ Nếu rất chí lý ; chẳng hạn như :
14/06/2013(Xem: 4600)
Phật giáo là một tôn giáo khiêm tốn, chú trọng vào tâm linh và trí tuệ, nhắm vào mục đích giải thoát con người khỏi thế giới biến động và khổ đau. Phật giáo không chủ trương tranh giành uy quyền, củng cố thế lực hay bành trướng ảnh hưởng trong thế giới Vô thường này. Phật giáo cũng không xem nặng hình thức màu mè và biểu tượng, như vậy thì lá cờ Phật giáo đã giữ vai trò gì và vị trí của nó như thế nào trong bối cảnh của Đạo Phật ngày nay. Suốt hơn hai ngàn năm trăm năm lịch sử Đạo Pháp, lá cờ Phật giáo đã xuất hiện từ lúc nào và ở đâu, ý nghĩa của nó là gì ?
30/04/2013(Xem: 6592)
Thưa Đại Vương, những người, có được tài sản lớn, mà không bị chúng làm say đắm... rất hiếm hoi trên đời này... Diệu Liên Lý Thu Linh
22/04/2013(Xem: 6294)
Nói đến chữ Tâm chẳng phải chơn, vọng, hữu, vô có thể phân biệt được; chẳng phải văn tự lời nói có thể diễn tả được. Nhưng các bậc Thánh ca ngợi, các Hiền triết giải thích, ngàn lối khác nhau, chỉ là tùy theo đương cơ mà giả lập phương tiện, cuối cùng đều qui về một pháp mà thôi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]