Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lộ trình chứng đắc Chân Lý

12/02/201408:39(Xem: 9005)
Lộ trình chứng đắc Chân Lý

Duc_Phat_Thich_Ca (1)
Đức Phật, trong khi không đồng tình với thái độ nhẹ dạ cả tin của một số tín đồ các tôn giáo khác trong việc theo đuổi đức tin thiếu cơ sở chứng thực1, đã nêu ra phương pháp tiếp cận và chứng đắc chân lý gồm 12 bước đi hết sức căn bản và sáng suốt. Ngài cho rằng, trí tuệ (annà) hay chân lý(saccam) - đồng nghĩa với sự giác ngộ, giải thoát khổ đau hay Thánh quả A-la-hán – không đến với con người ngay lập tức nhưng đến do học từ từ (anupubbasikkhà), hành từ từ (anupubbakiriyà), thực tập từ từ (anupubbapatipadà), trên cơ sở các suy cứu và thực nghiệm khoa học. Phương thức tiếp cận và chứng đắc chân lý do Ngài đề xuất gồm các bước:

1. Khởi lòng tin (saddhà): niềm tin hay lòng quý trọng phát sinh thông qua việc tìm hiểu đầy đủ về phẩm hạnh của vị đạo sư và giáo pháp do vị ấy thuyết giảng2;

2. Đến gần (upasamkamanam): tiếp xúc, gần gũi với vị thầy để học hỏi giáo pháp;

3. Tỏ sự kính lễ (parirùpàsanà): có thái độ tôn trọng đối với vị thầy;

4. Lóng tai (sotàvadhànam): chú tâm lắng nghe lời thầy khuyên dạy;

5. Nghe pháp (dhamma-savanam): lắng nghe và ghi nhớ đầy đủ những gì vị thầy giảng dạy;

6. Thọ trì pháp (dhammadhàranà): tiếp nhận và nắm bắt đầy đủ những gì vị thầy trình bày;

7. Suy tư ý nghĩa các pháp (atthupapàrikkhà): suy xét nghĩa lý từng lời dạy hay pháp môn do vị thầy thuyết giảng;

8. Chấp thuận các pháp (dhammanijjhàna): đồng tình với các pháp do vị thầy giảng dạy;

9. Sanh khởi ước muốn (chanda): khởi lên ước muốn thực hành theo hay sống theo giáo pháp mà mình đã được học hỏi;

10. Nỗ lực (ussàha): thu xếp công việc và dành nhiều thời gian cho việc hành trì giáo pháp đã được tiếp thu;

11. Cân nhắc (tulàna): xem xét và lựa chọn (trạch pháp) pháp môn tu tập phù hợp với điều kiện sinh hoạt và khả năng phát triển tâm thức của mình;

12. Tinh cần (padhàna): ngày đêm nhiệt tâm tu tập và hành trì giáo pháp đã được học hỏi và tiếp thu, ngụ ý sự chuyên tâm thực hành pháp môn thiền quán (vipassanà) để chứng đắc tâm giải thoát, tuệ giải thoát3.

Kinh Phật mô tả như vầy về ý chí nhiệt tâm tinh cần của một vị đệ tử đã thiết lập lòng tin vững chắc nơi giáo pháp của bậc Đạo sư và sống thể nhập giáo pháp ấy: “Dầu chỉ còn da, gân và xương, dầu thịt và máu trên thân bị khô héo, mong rằng sẽ có tinh tấn lực để chứng đắc những gì chưa chứng đắc, nhờ trượng phu nhẫn nại, nhờ trượng phu tinh tấn, nhờ trượng phu cần dõng”4Bậc Đạo sư xác nhận rằng do tinh cần (padhàna), tức sự nỗ lực chuyên tâm hành trì giáo pháp đã được học hỏi và tiếp thu đầy đủ hay sự luyện tập, tu tập, hành tập nhiều lần giáo pháp ấy(dhammànam àsevanà bhàvanà bahulìkammam), nên một vị sa-môn tự thân chứng được sự thật tối thượng (paramasaccam sacchikaroti), và với trí tuệ thể nhập sự thật ấy (pannàya tam ativijjhati), vị ấy thấy (passati)5: “Đây là những bệnh chướng, những cục bướu, những mũi tên. Ở đây, những bệnh chướng, những cục bướu, những mũi tên được trừ diệt, không có dư tàn. Do chấp thủ được diệt ở ta, nên hữu diệt; do hữu diệt, nên sanh diệt; do sanh diệt, nên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não được diệt trừ. Như vậy là sự đoạn diệt của toàn bộ khổ uẩn này”6.

Trên đây là lộ trình chứng đắc chân lý gồm 12 bước nỗ lực, khởi từ lòng tin cho đến tinh cần hay sự chuyên tâm hành trì giáo pháp do vị đạo sư giảng dạy. Đáng chú ý là tiến trình này cũng bắt đầu bằng lòng tin, tức sự tin tưởng vào phẩm hạnh của vị thầy và giáo pháp do vị thầy thuyết giảng, nhưng tiếp theo đó là cả một chuỗi các nỗ lực khác đòi hỏi người tìm cầu chân lý phải tự mình thực hiện. Xem ra thì đức tin chỉ là bước sơ khởi trong đường lối tu tập đầy công phu của người học Phật, vì bên cạnh lòng tin còn có các bước nỗ lực khác mà người tu học Phật pháp cần phải hoàn thiện. Đức Phật nói đến lòng tin như là điều kiện căn bản cho sự sinh khởi và vận hành của tiến trình thực nghiệm chân lý gồm nhiều bước nỗ lực, và như vậy, nếu người học Phật chỉ dừng lại ở đức tin không thôi thì không đủ để thực nghiệm hay chứng đắc chân lý. Nói cách khác, ngoài niềm tin, người Phật tử còn phải nỗ lực tu học thật nhiều nữa mới có thể đạt được mục đích cứu cánh là sự chứng đắc chân lý hay giải thoát khổ đau. Sau đây là luận chứng về tiến trình chứng đắc chân lý của Đức Phật7:

“Này các Tỷ-kheo, Ta không nói rằng trí tuệ được hoàn thành lập tức. Nhưng này các Tỷ-kheo, trí tuệ được hoàn thành nhờ học từ từ, hành từ từ, thực tập từ từ. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là trí tuệ được hoàn thành nhờ học từ từ, hanh từ từ, thực tập từ từ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, một vị có lòng tin, đi đến gần; sau khi đến gần, vị ấy tỏ sự kính lễ; sau khi tỏ sự kính lễ, vị ấy lóng tai; sau khi lóng tai, vị ấy nghe pháp; sau khi nghe pháp, vị ấy thọ trì pháp; sau khi thọ trì pháp, vị ấy suy tư ý nghĩa các pháp được thọ trì; sau khi suy tư ý nghĩa, các pháp được chấp thuận; sau khi các pháp được chấp thuận, ước muốn sanh khởi; sau khi ước muốn sanh khởi, vị ấy nỗ lực; sau khi nỗ lực, vị ấy cân nhắc; sau khi cân nhắc, vị ấy tinh cần. Do tinh cần, vị ấy tự thân chứng được sự thật tối thượng, và với trí tuệ thể nhập sự thật ấy, vị ấy thấy”.

Nhìn chung, phương pháp chứng đắc chân lý hay giải thoát khổ đau mà Đức Phật đã đề xuất là hết sức cụ thể và rõ ràng. Đó là hướng đi của niềm tin chân chánh hướng thiện gắn liền với sự nỗ lực học từ từ, hành từ từ, thực tập từ từ về những gì mà tự thân đã được tiếp xúc, lắng nghe, học hỏi, suy cứu và cân nhắc. Không hề có“tín điều”hay sự nhẹ dạ cả tin trong phương pháp hành trì của người Phật tử. Đức Phật nói đến lòng tin nhưng không chấp nhận thái độ dễ duôi trong cách tiếp cận và thể nghiệm chân lý. Trong các bản kinh của Ngài, Đức Phật từng khuyên môn đệ mình phải xét kỹ những lời dạy, thậm chí tư cách giác ngộ của Ngài, để đoán chắc con đường mà mình đi theo8. Ngài xác nhận giáo lý của Ngài có khả năng làm sạch tâm cấu uế và khuyên người hành trì cần phải khéo léo từng bước thử nghiệm để đạt cho được mục tiêu rốt ráo là chứng nghiệm sự thật hay giải thoát khổ đau, giống như người thợ kim hoàn cần phải khéo léo trong các khâu đãi lọc và nung nấu quặng vàng để cuối cùng lấy cho được thỏi vàng tinh luyện9.

Nghiên cứu về đạo Phật, giáo sư T. W. Rhys Davids đánh giá cao thái độ tinh thần rất khoa học này của Đức Phật khi nói rằng người ta cần phải lưu ý tới mục đích lẫn phương pháp của nó khi so sánh đạo Phật với các hệ thống tôn giáo khác để thấy rõ vị trí đúng đắn của Phật giáo trong lịch sử tôn giáo của Ấn Độ và thế giới nói chung10. Theo Rhys Davids, Phật giáo là một trong số các “tôn giáo kinh viện”. Khi chúng ta nghe rằng nó được thành lập khoảng 500 năm trước Thiên Chúa giáng sinh, chúng ta có thể nghĩ Phật giáo quá cổ điển, – xa xưa, sơ khai, sơ đẳng, giống như các bộ môn nghệ thuật và khoa học của thời đại xa lơ xa lắc ấy. Thế nhưng, nói một cách nghiêm túc, Phật giáo là một trong các sản phẩm mới mẻ nhất của tâm thức con người”11. Bên cạnh phương pháp tiếp cận và thực nghiệm chân lý gồm 12 bước nỗ lực mà Rhys Davids đã xem là “sản phẩm mới mẻ nhất của tâm thức con người”, hẳn là còn nhiều vấn đề thiết thực và sâu sắc khác trong giáo lý đạo Phật đáng để cho người ta tiếp tục khám phá, ngạc nhiên và trân trọng lời Phật dạy.

Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo số 142
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/12/2013(Xem: 32507)
Khi thực tập thiền Lạy, ta nhìn sâu vào thân ta để thấy rằng thân này không đích thực là ta, không phải là vật sở hữu của ta. Trong thân này không có cái gì gọi là cái ta riêng biệt để bám víu. Tuy nhiên, thân thể ta là một hợp thể rất mầu nhiệm, nó chứa đựng cả tinh hà vũ trụ bao la. Ta thấy được tất cả các thế hệ tổ tiên, con cháu của ta đều có mặt trong thân ta. Ta cảm nhận sự có mặt của họ trong từng tế bào của cơ thể. Họ luôn có mặt trong ta và chung quanh ta. Họ cũng như các yếu tố khác đã kết hợp lại để làm nên sự sống của ta. Ta có thể tiếp xúc với những yếu tố như đất, nước, lửa và không khí - bốn đại trong ta và ngoài ta. Ta thấy ta như một con sóng trên mặt đại dương. Con sóng này được hình thành bởi các con sóng khác.
07/12/2013(Xem: 22310)
Phật Ngọc, ước nguyện hòa bình thế giới
05/12/2013(Xem: 4687)
Nếu không phân biệt thiện-ác, thì làm sao mà hành thiện? Nhưng nếu phân biệt thiện-ác, thì còn vướng mắc vào cái nhìn thiển cận, méo mó, sai lạc của nhị biên, còn chưa thấy được cái Không của sự vật…
03/12/2013(Xem: 58727)
Người ta thường nói :"Ăn cơm có canh, tu hành có bạn". Đối với tôi, câu nói này thật là quá đúng. Ngày nhỏ chưa biết gì nhưng từ khi làm Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử tôi đã thấy ích lợi của một Tăng thân. Chúng tôi thường tập trung thành từng nhóm 5,7 người để cùng nhau tu học. Giai đoạn khó khăn nhất là sau 75 ở quê nhà. Vào khoảng 1985, 86 các anh lớn của chúng tôi muốn đưa ra một chương trình tu học cho các Huynh Trưởng trong Ban Hướng Dẫn Tỉnh và những Htr có cấp nên đã tạo ra một lớp học Phật pháp cho các Htr ở Sàigòn và các tỉnh miền Nam. Nói là "lớp học" nhưng các Chúng tự học với nhau, có gì không hiểu thì hỏi quý Thầy, các Anh và kinh sách cũng tự đi tìm lấy mà học. Theo qui định của các Anh, Sàigòn có 1 Chúng và mỗi tỉnh có 1 Chúng. Chúng tu học của chúng tôi (Sàigòn) có tên là Chúng Cổ Pháp và phải thanh toán xong các bộ kinh sau đây trong thời gian tối đa là 3 năm:
29/11/2013(Xem: 23996)
Chúng tôi chọn viết đề tài dừng tâm sanh diệt là nhân có một Phật tử than: Trong đời tu hành của con có một chướng ngại mà con không vượt qua được, đó là những niệm tưởng lăng xăng. Nó quấy rầy luôn, cả những lúc nghỉ ngơi cũng không yên.
25/11/2013(Xem: 19606)
Nhìn vào tín ngưỡng Phật giáo nhiều người thường thắc mắc tại sao lại có nhiều "thứ" đến thế! Thật vậy Phật giáo có rất nhiều học phái, tông phái, chi phái..., một số đã mai một, thế nhưng một số vẫn còn đang phát triển và đồng thời cũng có nhiều chuyển hướng mới đang được hình thành. Đối với một người tu tập Phật giáo thì sự kiện ấy thật hết sức tự nhiên: tất cả mọi hiện tượng trong thế giới đều chuyển động, sinh sôi nẩy nở và biến đổi không ngừng. Nếu nhìn vào các tín ngưỡng khác thì ta cũng sẽ thấy cùng một hiện tượng như thế.
16/11/2013(Xem: 27741)
Tên tục của tôi là Trai. Dòng họ xuất thân từ Lan Lăng là hậu duệ của vua Lương Võ Đế. Gia tộc cư ngụ tại tỉnh Hồ Nam, huyện Tương Lương. Cha tên Ngọc Đường, mẹ tên Nhan Thị. Năm đầu đời nhà Thanh, cha làm quan tại tỉnh Phú Kiến. Năm mậu tuất và kỷ hợi làm quan tại châu Vĩnh Xuân. Cha mẹ đã ngoài bốn mươi mà chưa có mụn con. Mẹ ra ngoài thành nơi chùa Quán Âm mà cầu tự. Bà thấy nóc chùa bị tàn phá hư hoại, lại thấy cầu Đông Quan nơi thành không ai sửa chữa nên phát nguyện trùng hưng kiến lập lại. Đêm nọ, cả cha lẫn mẹ đều nằm mơ thấy một vị mặc áo xanh, tóc dài, trên đỉnh đầu có tượng Bồ Tát Quán Thế Ấm, cưỡi hổ mà đến, nhảy lên trên giường. Mẹ kinh sợ, giật mình thức dậy, liền thọ thai. Cuối năm đó cha đi nhậm chức tại phủ Nguyên Châu.
06/11/2013(Xem: 3888)
Chỉ dạy chúng sanh tu hành thành Phật là bản hoài của chư Phật. Song vì trình độ khả năng sai biệt của chúng sanh, không thể đồng tu theo một môn và đồng kết quả như nhau được, bất đắc dĩ Phật phải dạy nhiều phương pháp tu khác nhau. Trong đó đại khái chia làm hai loại: tu còn luân hồi, tu ra khỏi luân hồi (giải thoát).
06/11/2013(Xem: 18392)
Một trong những vấn đề cổ xưa nhất thách thức nhân loại là câu hỏi về đời sống sau khi chết. Chúng ta đã từ đâu đến và sau khi chết sẽ đi về đâu? Cùng với đó chúng ta tự hỏi mục đích của đời sống tốt là gì. Trước hết, hầu hết mọi người đều đồng ý rằng sống tốt thì khó hơn sống xấu và nếu không có những lý do thật sự tốt chúng ta dĩ nhiên sẽ thích làm điều dễ. Theo suy nghĩ của tôi, đây là lý do tại sao các tôn giáo có mặt và đi cùng với chúng là những khái niệm về thiên đường và địa ngục.
24/10/2013(Xem: 3945)
Nếu bảo rằng vì ngôn tự âm thanh đều vô thường nên không muốn đọc, không muốn nghe, thì chẳng khác nào đà điểu vùi đầu vào cát (để tránh hiểm nguy, hay trốn chạy thực tế?). Che mắt, bịt tai, từ ngàn xưa, vốn không phải là hành vi và thái độ của người trí. Người trí là người luôn mở mắt lắng tai để thấy, để nghe, để nắm bắt thực tại. Từ hàng thứ dân cho đến kẻ lãnh đạo (chính quyền, đảng phái, tôn giáo, tổ chức xã hội/dân sự, cơ quan truyền thông…), đều phải mở mắt, lắng tai, mới mong hiểu được sự thực.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]