Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lộ trình chứng đắc Chân Lý

12/02/201408:39(Xem: 8933)
Lộ trình chứng đắc Chân Lý

Duc_Phat_Thich_Ca (1)
Đức Phật, trong khi không đồng tình với thái độ nhẹ dạ cả tin của một số tín đồ các tôn giáo khác trong việc theo đuổi đức tin thiếu cơ sở chứng thực1, đã nêu ra phương pháp tiếp cận và chứng đắc chân lý gồm 12 bước đi hết sức căn bản và sáng suốt. Ngài cho rằng, trí tuệ (annà) hay chân lý(saccam) - đồng nghĩa với sự giác ngộ, giải thoát khổ đau hay Thánh quả A-la-hán – không đến với con người ngay lập tức nhưng đến do học từ từ (anupubbasikkhà), hành từ từ (anupubbakiriyà), thực tập từ từ (anupubbapatipadà), trên cơ sở các suy cứu và thực nghiệm khoa học. Phương thức tiếp cận và chứng đắc chân lý do Ngài đề xuất gồm các bước:

1. Khởi lòng tin (saddhà): niềm tin hay lòng quý trọng phát sinh thông qua việc tìm hiểu đầy đủ về phẩm hạnh của vị đạo sư và giáo pháp do vị ấy thuyết giảng2;

2. Đến gần (upasamkamanam): tiếp xúc, gần gũi với vị thầy để học hỏi giáo pháp;

3. Tỏ sự kính lễ (parirùpàsanà): có thái độ tôn trọng đối với vị thầy;

4. Lóng tai (sotàvadhànam): chú tâm lắng nghe lời thầy khuyên dạy;

5. Nghe pháp (dhamma-savanam): lắng nghe và ghi nhớ đầy đủ những gì vị thầy giảng dạy;

6. Thọ trì pháp (dhammadhàranà): tiếp nhận và nắm bắt đầy đủ những gì vị thầy trình bày;

7. Suy tư ý nghĩa các pháp (atthupapàrikkhà): suy xét nghĩa lý từng lời dạy hay pháp môn do vị thầy thuyết giảng;

8. Chấp thuận các pháp (dhammanijjhàna): đồng tình với các pháp do vị thầy giảng dạy;

9. Sanh khởi ước muốn (chanda): khởi lên ước muốn thực hành theo hay sống theo giáo pháp mà mình đã được học hỏi;

10. Nỗ lực (ussàha): thu xếp công việc và dành nhiều thời gian cho việc hành trì giáo pháp đã được tiếp thu;

11. Cân nhắc (tulàna): xem xét và lựa chọn (trạch pháp) pháp môn tu tập phù hợp với điều kiện sinh hoạt và khả năng phát triển tâm thức của mình;

12. Tinh cần (padhàna): ngày đêm nhiệt tâm tu tập và hành trì giáo pháp đã được học hỏi và tiếp thu, ngụ ý sự chuyên tâm thực hành pháp môn thiền quán (vipassanà) để chứng đắc tâm giải thoát, tuệ giải thoát3.

Kinh Phật mô tả như vầy về ý chí nhiệt tâm tinh cần của một vị đệ tử đã thiết lập lòng tin vững chắc nơi giáo pháp của bậc Đạo sư và sống thể nhập giáo pháp ấy: “Dầu chỉ còn da, gân và xương, dầu thịt và máu trên thân bị khô héo, mong rằng sẽ có tinh tấn lực để chứng đắc những gì chưa chứng đắc, nhờ trượng phu nhẫn nại, nhờ trượng phu tinh tấn, nhờ trượng phu cần dõng”4Bậc Đạo sư xác nhận rằng do tinh cần (padhàna), tức sự nỗ lực chuyên tâm hành trì giáo pháp đã được học hỏi và tiếp thu đầy đủ hay sự luyện tập, tu tập, hành tập nhiều lần giáo pháp ấy(dhammànam àsevanà bhàvanà bahulìkammam), nên một vị sa-môn tự thân chứng được sự thật tối thượng (paramasaccam sacchikaroti), và với trí tuệ thể nhập sự thật ấy (pannàya tam ativijjhati), vị ấy thấy (passati)5: “Đây là những bệnh chướng, những cục bướu, những mũi tên. Ở đây, những bệnh chướng, những cục bướu, những mũi tên được trừ diệt, không có dư tàn. Do chấp thủ được diệt ở ta, nên hữu diệt; do hữu diệt, nên sanh diệt; do sanh diệt, nên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não được diệt trừ. Như vậy là sự đoạn diệt của toàn bộ khổ uẩn này”6.

Trên đây là lộ trình chứng đắc chân lý gồm 12 bước nỗ lực, khởi từ lòng tin cho đến tinh cần hay sự chuyên tâm hành trì giáo pháp do vị đạo sư giảng dạy. Đáng chú ý là tiến trình này cũng bắt đầu bằng lòng tin, tức sự tin tưởng vào phẩm hạnh của vị thầy và giáo pháp do vị thầy thuyết giảng, nhưng tiếp theo đó là cả một chuỗi các nỗ lực khác đòi hỏi người tìm cầu chân lý phải tự mình thực hiện. Xem ra thì đức tin chỉ là bước sơ khởi trong đường lối tu tập đầy công phu của người học Phật, vì bên cạnh lòng tin còn có các bước nỗ lực khác mà người tu học Phật pháp cần phải hoàn thiện. Đức Phật nói đến lòng tin như là điều kiện căn bản cho sự sinh khởi và vận hành của tiến trình thực nghiệm chân lý gồm nhiều bước nỗ lực, và như vậy, nếu người học Phật chỉ dừng lại ở đức tin không thôi thì không đủ để thực nghiệm hay chứng đắc chân lý. Nói cách khác, ngoài niềm tin, người Phật tử còn phải nỗ lực tu học thật nhiều nữa mới có thể đạt được mục đích cứu cánh là sự chứng đắc chân lý hay giải thoát khổ đau. Sau đây là luận chứng về tiến trình chứng đắc chân lý của Đức Phật7:

“Này các Tỷ-kheo, Ta không nói rằng trí tuệ được hoàn thành lập tức. Nhưng này các Tỷ-kheo, trí tuệ được hoàn thành nhờ học từ từ, hành từ từ, thực tập từ từ. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là trí tuệ được hoàn thành nhờ học từ từ, hanh từ từ, thực tập từ từ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, một vị có lòng tin, đi đến gần; sau khi đến gần, vị ấy tỏ sự kính lễ; sau khi tỏ sự kính lễ, vị ấy lóng tai; sau khi lóng tai, vị ấy nghe pháp; sau khi nghe pháp, vị ấy thọ trì pháp; sau khi thọ trì pháp, vị ấy suy tư ý nghĩa các pháp được thọ trì; sau khi suy tư ý nghĩa, các pháp được chấp thuận; sau khi các pháp được chấp thuận, ước muốn sanh khởi; sau khi ước muốn sanh khởi, vị ấy nỗ lực; sau khi nỗ lực, vị ấy cân nhắc; sau khi cân nhắc, vị ấy tinh cần. Do tinh cần, vị ấy tự thân chứng được sự thật tối thượng, và với trí tuệ thể nhập sự thật ấy, vị ấy thấy”.

Nhìn chung, phương pháp chứng đắc chân lý hay giải thoát khổ đau mà Đức Phật đã đề xuất là hết sức cụ thể và rõ ràng. Đó là hướng đi của niềm tin chân chánh hướng thiện gắn liền với sự nỗ lực học từ từ, hành từ từ, thực tập từ từ về những gì mà tự thân đã được tiếp xúc, lắng nghe, học hỏi, suy cứu và cân nhắc. Không hề có“tín điều”hay sự nhẹ dạ cả tin trong phương pháp hành trì của người Phật tử. Đức Phật nói đến lòng tin nhưng không chấp nhận thái độ dễ duôi trong cách tiếp cận và thể nghiệm chân lý. Trong các bản kinh của Ngài, Đức Phật từng khuyên môn đệ mình phải xét kỹ những lời dạy, thậm chí tư cách giác ngộ của Ngài, để đoán chắc con đường mà mình đi theo8. Ngài xác nhận giáo lý của Ngài có khả năng làm sạch tâm cấu uế và khuyên người hành trì cần phải khéo léo từng bước thử nghiệm để đạt cho được mục tiêu rốt ráo là chứng nghiệm sự thật hay giải thoát khổ đau, giống như người thợ kim hoàn cần phải khéo léo trong các khâu đãi lọc và nung nấu quặng vàng để cuối cùng lấy cho được thỏi vàng tinh luyện9.

Nghiên cứu về đạo Phật, giáo sư T. W. Rhys Davids đánh giá cao thái độ tinh thần rất khoa học này của Đức Phật khi nói rằng người ta cần phải lưu ý tới mục đích lẫn phương pháp của nó khi so sánh đạo Phật với các hệ thống tôn giáo khác để thấy rõ vị trí đúng đắn của Phật giáo trong lịch sử tôn giáo của Ấn Độ và thế giới nói chung10. Theo Rhys Davids, Phật giáo là một trong số các “tôn giáo kinh viện”. Khi chúng ta nghe rằng nó được thành lập khoảng 500 năm trước Thiên Chúa giáng sinh, chúng ta có thể nghĩ Phật giáo quá cổ điển, – xa xưa, sơ khai, sơ đẳng, giống như các bộ môn nghệ thuật và khoa học của thời đại xa lơ xa lắc ấy. Thế nhưng, nói một cách nghiêm túc, Phật giáo là một trong các sản phẩm mới mẻ nhất của tâm thức con người”11. Bên cạnh phương pháp tiếp cận và thực nghiệm chân lý gồm 12 bước nỗ lực mà Rhys Davids đã xem là “sản phẩm mới mẻ nhất của tâm thức con người”, hẳn là còn nhiều vấn đề thiết thực và sâu sắc khác trong giáo lý đạo Phật đáng để cho người ta tiếp tục khám phá, ngạc nhiên và trân trọng lời Phật dạy.

Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo số 142
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/11/2014(Xem: 5650)
Vô minh có nghĩa là không sáng, không sáng không có nghĩa là không có ánh sáng mà vì ta không nhận ra ánh sáng đó. Cũng vậy hằng ngày chúng ta sống trong ánh sáng mặt trời mà ta không nhận ra gì hết, còn các nhà khoa học thì nhận ra được. Chẳng những nhận ra mà còn đo được tốc độ di chuyển của nó và phân biệt được nó chuyển động bằng sóng hay bằng hạt.
16/11/2014(Xem: 15255)
Lý thuyết nòng cốt của Phật giáo về sự cấu tạo con người và vũ trụ là năm uẩn. Uẩn có nghĩa là sự chứa nhóm, tích tụ: 5 uẩn là 5 nhóm tạo thành con người. Sở dĩ gọi “nhóm” là vì: 1) Tâm vật không rời nhau, tạo thành một nhóm gọi là uẩn. 2) Gồm nhiều thứ khác nhau họp lại, như sắc uẩn là nhóm vật chất gồm 4 đại địa thủy hỏa phong (chất cứng, chất lỏng, hơi nóng, chuyển động) và những vật do 4 đại tạo thành. 3) Mỗi một nhóm trong 5 uẩn có đặc tính lôi kéo nhóm khác, như sắc uẩn kéo theo thọ, thọ kéo theo tưởng, tưởng kéo theo hành... 4) và cuối cùng ý nghĩa thâm thúy nhất của uẩn như kinh Bát nhã nói, là: “kết tụ sự đau khổ”.
04/11/2014(Xem: 4906)
Phật giáo không công nhận có một Đấng Thượng Đế Sáng Tạo, tiếng Anh là The Creator God và thường gọi tắt là God. Các tôn giáo độc thần tin rằng vũ trụ và nhân loại sinh ra từ một Đấng Sáng Tạo, một thời xưa cổ được hình dung như là một ông già tóc bạc râu dài đã sanh ra con người theo mô hình Thượng Đế. Khi khoa học cho biết không thể có một vị như thế, các lý thuyết gia độc thần mới xóa hình ảnh râu dài tóc bạc và diễn giải Thượng Đế Sáng Tạo như một định luật đã sanh ra loài người và quan phòng cho khắp thế giới. Một số tôn giáo Tây phương còn đồng nhất khái niệm Phật Tánh (Buddha-nature) với Đấng Sáng Tạo trong khi chiêu dụ Phật tử cải đạo. Thực ra, Phật Tánh không hề sanh ra gì hết, vì không hề có một nguyên lý duy nhất bao giờ, và tất cả những gì chúng ta nhìn thấy chỉ là các pháp sanh khởi theo luật Duyên Khởi; hễ đủ duyên thì sanh, hết duyên thì biến mất. Bởi vậy, mới nói Phật Tánh vốn thực là Vô Tự Tánh.
15/10/2014(Xem: 5412)
Có lắm người xuất gia cũng như tại gia cho rằng, chúng ta tu không thể nào giác ngộ thành Phật. Vì đức Phật ra đời có những nhân duyên kỳ đặc, bản chất Ngài đã thánh sẵn rồi; còn chúng ta nào là ham mê dục lạc, nào là tội lỗi đầy đầu, nào là sanh nhằm thời mạt pháp căn cơ yếu kém ngu độn v.v... làm sao tu thành Phật được? Ở đây chúng ta hãy nhìn Thái tử là một con người, thật là người để lấy làm mẫu mực hướng theo tu hành.
08/10/2014(Xem: 5497)
Một số cư sĩ Phật giáo Nam tông thường hỏi tôi về tư tưởng Tánh Không trong kinh điển Theravāda. Có khi tôi trả lời: “Các pháp do duyên khởi nên vô ngã tính, vì vô ngã tính nên không. Không này chính là Không Tánh chứ có gì lạ đâu!” Một lần khác nữa, tôi lại nói: “Cứ đọc cho thật kỹ kinh Tiểu Không, kinh Đại Không, kinh Đại Duyên là sẽ hiểu rõ toàn bộ về tư tưởng Tánh Không thời Phật”. Tuy nhiên, trả lời gì cũng không giải toả được sự tồn nghi, thắc mắc của chư cư sĩ ấy.
06/10/2014(Xem: 5366)
Các kinh nghiệm, quan điểm, phương pháp, hệ thống, lý thuyết, chủ thuyết… là các công cụ để định hướng cho đời sống cá nhân và xã hội. Nó giống như những cái thuyền, bè giúp chúng ta đi qua dòng sông thực tiễn.
06/10/2014(Xem: 6096)
Ngạn ngữ Tây phương nói: “ Cái Tôi là cái đáng ghét” ( Le moi est haissable). Mặc dù là một câu nói được nhiều người biết, nhưng đó mới chỉ là nhận xét hời hợt về cái gọi là Cái Tôi. Đối với ngươi Đông phương, từ mấy ngàn năm nay, Cái Tôi được các nhà hiền triết Ấn Độ, Trung Hoa khám phá và theo dõi rất kỹ lưỡng và sâu sắc; đến nỗi họ mới lập nên một nền triết học về Bản Ngã, về Cái Tôi của con người; với chủ trương: muốn hạnh phúc thì phải giải thoát bản thân khỏi những ràng buộc của Cái Tôi, hoặc chuyển hóa “Cái Tôi Rác Rưỡi” trở thành Cái Tôi thanh khiết, chân thiện. Đặc biệt, đạo Phật dạy phải nỗ lực diệt trừ “lòng chấp ngã” và luôn luôn đề cao tinh thần Vô Ngã như là một trong Tam Pháp Ấn.
02/10/2014(Xem: 4939)
Kinh có ghi lại một cuộc đối thoại giữa du sĩ khổ hạnh Vacchagotta với đức Thế Tôn, và cuộc đối thoại này rất thiền. Vacchagotta tới thăm Bụt. Ông hỏi: - Này sa môn Gautama, có một linh hồn hay không? Bụt im lặng không trả lời. Lát sau Vacchagotta hỏi: - Như vậy là không có linh hồn phải không? Bụt cũng ngồi im lặng. Sau đó Vacchagotta đứng dậy chào và đi ra. Sau khi Vacchagotta đi rồi, Thầy A Nan hỏi Bụt: - Tại sao Thầy không trả lời cho Vacchagotta? Và Bụt bắt đầu cắt nghĩa…
30/09/2014(Xem: 4797)
Ánh hào quang Phật giáo Việt-nam ở cuối triều đại nhà Nguyễn (Khải Định, Bảo Đại) dần dần ẩn mình trong ốc đảo Tịnh Độ, chùa chiền và cá nhân phật tử không còn được sinh hoạt rộng rãi ra xã hội như trước, do bởi tấm chắn của hai bạo lực thực dân Pháp và Thiên-chúa giáo, ngăn chặn và đàn áp bằng Đạo Dụ số 10, không cho thành lập giáo hội, chỉ được lập hội như các hội thể thao, từ thiện… Do đó mà mọi sinh hoạt phật sự đều bị thu gọn trong chùa từ 1932.
23/09/2014(Xem: 15774)
“Đường về” là một tuyển tập gồm một số bài tiểu luận về Phật pháp do cố Ni trưởng Thích Nữ Trí Hải thực hiện. Tập sách chủ yếu làm sáng tỏ một số điểm giáo lý và pháp môn thực hành nòng cốt của Phật giáo từ Nguyên thủy cho đến Đại thừa mà tác giả đã có nhân duyên được học tập, thực hành và mong muốn chia sẻ với người khác. Được học tập và thực hành lời Phật dạy là một may mắn lớn của đời người. Người con Phật nhận chân được điều này và do đó luôn luôn mang tâm nguyện chia sẻ với người khác những gì mình đã được học tập và cảm nghiệm ở trong Phật pháp. Chính nhờ tinh thần cao quý này mà đạo Phật không ngừng được phổ biến rộng rãi, và nay những ai yêu quý Ni trưởng Trí Hải vẫn cảm thấy như được chia sẻ lớn từ một người có tâm nguyện mong được chia sẻ nhiều hơn cho cuộc đời.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]