Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nghi: cánh cửa dẫn đến trí tuệ

08/02/201410:27(Xem: 5635)
Nghi: cánh cửa dẫn đến trí tuệ
Phat_Thich_Ca_14

NGHI
:

CÁNH CỬA DẪN ÐẾN TRÍ TUỆ 

Sri Krisna Prem

Diệu Liên Lý Thu linh chuyển ngữ

Thường người ta có thái độ rất sai lầm về tâm nghi. Thay vì coi Nghi như con đường dẫn đến trí tuệ, họ coi đó là sai lầm, là điều không bao giờ nên xảy ra. Tâm nghi là cánh cửa trí tuệ, là lý do tại sao khoa học dựa trên nghi vấn và thí nghiệm đã rất tiến bộ, trong khi tôn giáo, dựa vào lòng tin mù quáng vào các kinh điển đã được viết ra hằng trăm hay ngàn năm trước, đã dần dần đánh mất lòng tin của con người. Tất cả những trí tuệ ta có được là kết quả của lòng nghi ngờ của ai đó đối với một vấn đề gì đó, trong khi đa số lại không hề nghi ngờ gì. Ðiều đó đúng cho cả trong lãnh vực tôn giáo tín ngưỡng cũng như khoa học. Hiện nay tôn giáo là gì? Phần lớn tôn giáo bao gồm việc chấp nhận một cách mù quáng vào những tín ngưỡng đã được dạy bởi các bậc tiền bối, trưởng lão. Người ta thường nói: "Tôn giáo tôi nói điều này, điều nọ; giáo hội dạy thế này, thế kia; kinh điển phán thế kia, thế khác". Không kể tôn giáo nói gì, giáo hội truyền chi, kinh điển dạy chi! Ðiều quan trọng duy nhất là sự tht; mà sự thật chỉ có thể đạt được khi người ta bỏ ngoài tai những điều giáo hội hay kinh điển nói, và chỉ tìm kiếm sự thật không mỏi mệt, không sợ hãi, bằng tất cả tâm hồn, cho đến khi ta có thể giác ngộ được sự thật.

Không kể trên con đường tìm kiếm ta đã phải đánh mất bao niềm tin, tan vỡ bao ảo vọng. Sự thật luôn vượt lên mọi vật, và những ai ngại bước trên con đường tụ do tìm kiếm sẽ chẳng bao giờ đạt đến Sự Thật. Như người lương thiện không sợ ai chất vấn hành tung của mình, người đi tìm sự thật, sẽ không ngại chất vấn những điều mình tin tưởng, vì người ấy biết rằng sự thật không bao giờ bị lay chuyển, trong khi những gì bị lay chuyển trước các nghi vấn đều không phải là sự thật, không có giá trị thật sự. Tuy nhiên chớ lầm tâm nghi chân thật với thói quen vô ý thức thích tranh cãi chỉ để cho có chuyện tranh cãi, hay chỉ để phô trương sự hiểu biết của mình. Ngược lại cũng đừng nên để sự nghi ngờ đưa ta đến chỗ từ chối có một kết luận nào đó về các vấn đề căn bản không thể bàn cãi được. Thí dụ, việc con người không thể hiểu về nguồn gốc vũ trụ, không nên dẫn đến chỗ từ chối chấp nhận những gì khác có thể được chứng minh là sự thật, giống như nếu khả năng của một nhà khoa học không thể hiểu về tính cách căn bản của dòng điện, thì sự kiện đó không thể đưa đến việc ông từ chối chấp nhận rằng cái máy phát điện hoạt động.

Tâm nghi chân thật, trái lại, là những dấu hiệu khởi đầu của sự tiến bộ. Nếu một người học trò có lòng nghi vấn, thì người thầy giáo không nên coi đó là dấu hiệu của sự cứng đầu, mà nên khuyến khích em, vì đó là những dấu hiệu chứng tỏ em có sự suy nghỉ độc lập, và việc biết tự suy nghỉ là những bước đầu trên con đường tìm kiếm sự thật. Ðã có những bước khởi đầu, ta không nên dừng lại ở đó. Người ta không nên cứ mãi sống trong sự nghi ngờ, vì điều đó sẽ làm đầu óc ta yếu đuối, sẽ hủy diệt mọi hành động và sự tiến bộ. Một khi lòng nghi ngờ dấy lên, ta phải cố gắng tìm lời giải đáp cho đúng. Nhưng thường là người ta dập tắt nó bằng sự im lặng, xua đuổi nó ra khỏi tâm trí, hay ảo tưỏng rằng nó không hiện hữu. Tuy nhiên, hành động như thế là vô ích. Lòng nghi ngờ được chôn kín trong lòng ta, và ở trong tận chốn sâu thẳm đó, nó vẫn âm thầm hiện hữu, đầu độc tâm hồn của kẻ có lòng nghi hoặc, giống như một mụt nhọt ẩn náu trong thân thể. 

Rồi để làm bặt đi tiếng nói nghi ngờ trong trái tim mình, kẻ đầy lòng nghi hoặc đó lại lớn tiếng tuyên bố này nọ, càng ngày càng hăng say, và chính vì tự trong lòng họ chẳng có niềm tin vào các điều đó, họ lại kêu gọi người khác tin chúng, để có cảm giác rằng có rất nhiều người đứng về phiá mình. Do đó việc đè nén lòng nghi vấn là nguồn gốc của các mục đích tuyên truyền tôn giáo, và sự thật thường là chính những kẻ cố lôi kéo người khác nghe theo những suy nghỉ của mình, hay tôn giáo của mình, lại là người đầy lòng nghi hoặc ở bên trong. Ðó là con đường của những kẻ cuồng tín và đạo đức giả, vì thế khi có lòng nghi vấn về điều gì, ta phải cố gằng tìm câu trả lời.

Bước thứ nhất là phải chắc chắn rằng mình đã hiểu đúng vấn đề, và để hiểu rõ vấn đề, ta cần phải lắng nghe những người có trình độ hay tham khảo sách báo nói về các đề tài ta thắc mắc, cũng rất cần thiết. Nhưng đó chỉ là bước khởi đầu, và nếu ta vẫn chưa tìm được câu trả lời, thì ta phải chuẩn bị để tự tìm lời giải đáp cho chính mình. Ðể làm được điều đó, ta cần phải có hai điều: tâm hoàn toàn chân thật và lòng kiên trì cố gắng không mệt mỏi. Chúng ta không nên để các thành kiến hay tham vọng làm ảnh hưởng đến cuộc tìm kiếm của mình. Chúng ta phải thẳng thắn đối mặt với mọi yếu tố, dữ liệu, không che giấu chúng với ý nghỉ rằng nếu ta ngoảnh mặt đi thì chúng sẽ biến mất.

Kế đến là sự nỗ lực. Sau khi đã hiểu rõ vấn đề là gì, ta phải dồn hết nổ lực vào việc tìm kiếm lời giải đáp, giống như người đang đói sẽ dồn hết nỗ lực vào việc tìm kiếm thức ăn. Suốt ngày ta cần suy gẫm về vấn đề phải tìm lời giải đáp. Không chỉ trong lúc thiền quán, mà bất cứ lúc nào ta cũng phải quán tưởng, sau khi đã làm được như thế, ta cần phải định tâm để lời giải đáp có thể đến với ta. Khi đầu óc ta đã suy nghĩ rốt ráo, ta có thể chắc chắn rằng câu trả lời sẽ đến với ta; nếu không thì có lẽ chúng ta đã không suy gẫm đủ hay vấn đề đặt ra để tìm kiếm không rõ ràng. Không ích lợi gì khi ta cố gắng giải đáp một bài toán trong đó ta chưa hiểu hết mọi điều kiện, từ ngữ. Thí dụ, hỏi tại sao Thượng đế tạo dựng nên vũ trụ không lợi ích gì khi bạn còn chưa hiểu từ ngữ Thượng đế đối với bạn có ý nghĩa gì. Chỉ khi nào các khái niệm đã rõ ràng thì câu trả lời mới có thể đến với chúng ta.

Tuy nhiên, nếu bạn đã chắc chắn rằng mình biết điều mình muốn kiếm tìm, mà vẫn không tìm ra được lời giải đáp, thì bạn còn phải tiếp tục suy nghĩ, suy nghĩ mãi đến khi sự suy gẫm chín mùi. Rồi, một ngày, khi bạn định tâm, lời giải đáp sẽ hiện ra như tia chớp trong đầu hay như một giấc mơ trong lúc ngủ. Nhưng cũng đừng vì những gì bạn đã thấy trong giấc mơ hay trong lúc thiền định, mà nghĩ rằng đó chính là sự thật, là điều Thượng đế đã tiết lộ cho bạn. Vì những giấc mơ và các ảnh hiện thường hoàn toàn sai lạc. Bạn phải suy gẫm về câu giải đáp cẩn thận, xem nó có làm thỏa mãn tâm trí bạn không. Nếu là không, bạn bắt đầu trở lại. Nếu là có, thì đúng là bạn đã tìm được lời giải đáp cho chính mình, nhưng không nên coi đó là sự thật cuối cùng. Rất có thể vì bạn chưa sẳn sàng để hiều sự thật vẹn toàn, nên bạn chỉ có thể có câu trã lời gần nhất với điều bạn hiểu. 

Vì thế với những hiểu biết vừa khám phá ra được, bạn phải luôn chuẩn bị để sửa đổi những gì trước đó bạn ngỡ là sự thật, giống như một nhà khoa học luôn sẳn sàng buông bỏ những lý thuyết trước đó của mình khi khám phá ra những điều mới lạ khác. Do đó ta có thể thấy là con đường đi đến sự thật rất khó nhọc. Sai lầm này tiếp nối sai lầm khác có thể xảy ra, nhưng nếu bạn kiên trì không mệt mỏi, và không bao giờ buông bỏ hy vọng thì trước sau gì bạn cũng đạt được cái trí tuệ mà nếu đã biết, mọi thứ khác đều biết. Ðó là con đường chắc chắn và an toàn duy nhất. Những con đường khác sẽ dẫn bạn vào những chiếc bẫy của lý thuyết hay lạc lỏng trong các khu rừng ảo tưởng. Ý kiến bạn có thể nghe đó đây, nhưng nếu bạn cần sự thật, thì bạn phải dấn bước trên con đường đó thôi, mặc bao khó nhọc. Với hành trang là lòng chân thành cộng với nỗ lực, chắc chắn bạn sẽ thành công.

Sự thật tiềm ẩn trong bạn. Chính bản thân bạn phải tìm kiếm và thể nghiệm. Rồi bạn sẽ khám phá ra sự thật trong chính bản thân mình.

Diệu Liên Lý Thu Linh
(Chuyển Ngũ theo Doubt: Doorway to Knowledge, Yoga International 2-3/98)



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/01/2014(Xem: 6322)
Các câu hỏi và lời giải đáp được chuyển ngữ dưới đây là do Jack Kornfield ghi chép trong một buổi giảng của nhà sư Ajahn Chah vào một mùa kiết hạ cách nay cũng đã hơn 40 năm tại ngôi chùa Wat Nong Pa Pong trong một khu rừng ở miền đông-bắc nước Thái.
22/01/2014(Xem: 5944)
Tiếng Pãli : bodhi. Dịch là Tri, Đạo, Giác, Trí. Nói theo nghĩa rộng Bồ Đề là Trí Tuệ đoạn tuyệt phiền não thế gian mà thành tựu Niết Bàn. Tức là Trí Giác Ngộ mà Phật, Bồ Tát, Duyên Giác, Thanh Văn đã đạt được ở qủa vị của các Ngài. Trong các loại Bồ Đề nầy, Bồ Đề của Phật là rốt ráo tột bậc, nên gọi là A nậu đa la tam miệu tam Bồ Đề dịch là Vô thượng chánh đẳng chánh giác, Vô thượng chánh biến trí, Vô thượng chính chân đạo, Vô thượng Bồ Đề.
21/01/2014(Xem: 6184)
Trong kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo, thế tôn bảo Sa Kiệt La Long Vương quán sát những chúng sinh trong đại hải từ hình trạng, màu da, lớn nhỏ đều không giống nhau. Nguyên nhân gì tạo ra như vậy? Đó là đều do các thứ bất thiện của thân khẩu ý tạo nên.
12/01/2014(Xem: 9890)
Thuở đó đức Phật đang ngự tại tinh xá Cấp-cô-độc, trong rừng cây Kì-đà, ở thành Xá-vệ. Một hôm nọ, trưởng giả Cấp Cô Độc cùng với năm trăm vị ưu bà tắc, đã tìm đến tịnh thất của tôn giả Xá Lị Phất. Các vị cúi đầu đảnh lễ tôn giả, rồi ngồi xuống một bên. Tôn giả Xá Lị Phất đã sử dụng nhiều phương tiện khéo léo để thuyết pháp cho các vị cư sĩ này, đem lại cho họ niềm vui pháp lạc, làm phát khởi nơi họ niềm khát ngưỡng đối với Tam Bảo. Sau đó, tôn giả Xá Lị Phất tới chỗ Phật ngự, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi xuống một bên. Trưởng giả Cấp Cô Độc và năm trăm vị ưu bà tắc cũng nối gót tôn giả, đi đến chỗ Phật ngự, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi xuống một bên. Sau khi mọi người đã an tọa, đức Phật dạy:
12/01/2014(Xem: 11685)
Johan Galtung là Giáo sư Đại học Hawaii và được mời thỉnh giảng trên 30 Đại học nổi tiếng khắp thế giới. Ông còn là Giám Đốc của Transcend và Peace Research Institute, Olso. Với trên 50 ấn phẩm và 1000 công trình nghiên cứu khoa học về Hoà Binh ông đã nổi danh là người sáng lập cho lĩnh vực Peace Studies. Với những đóng góp to lớn này ông được nhiều giải thưỏng cao qúy. Tác phẩm chính trong lĩnh vực Phật học là „Buddhism: A Quest for Unity and Peace” (1993). Các tiểu tựa là của người dịch.
12/01/2014(Xem: 15950)
Trên ngực các pho tượng Phật, trên những bìa sách hay trong những trang kinh sách Phật giáo, ta thường thấy hình chữ VẠN. Cách viết giống như hai chữ S bắt chéo thẳng góc với nhau, trông như cái chong chóng đồ chơi của trẻ em. Nhưng nếu để ý, ta sẽ thấy có hai lối viết khác hẳn nhau theo hướng từ ngoài nhìn vào:
12/01/2014(Xem: 10002)
Trong một cuộc thử nghiệm, giáo sư Masaru Emoto đã nhờ 500 người dân sống ở các vùng khác nhau trên nước Nhật tham gia. Vào một thời điểm nhất định được thông báo trước, giáo sư Emoto đặt một ly nước lên bàn rồi yêu cầu mọi người nghĩ đến tình thương và cầu nguyện cho ly nước đó trở nên trong sạch.
24/12/2013(Xem: 10322)
Hãy thử nghĩ xem bạn đã bao lần tự nhủ như thế này, “Phải chi tôi đừng nói những lời như thế,” hay “Nhìn nét mặt, tôi biết những lời tôi nói đã xúc phạm đến bạn.” Những lời nói không khéo, những lời nói quá đáng mang đến cho ta bao phiền não. Khi nói dối, chúng ta bị lộ tẩy.
24/12/2013(Xem: 7843)
Phần khảo sát trong Phật Học Từ Điển (đã trích dẫn) viết về Chân Như như sau: “Chân: chân thật, không hư vọng. Như: như thường, không biến đổi, không sai chạy. Chân Như tức là Phật Tánh, cái tánh chân thật, không biến đổi, như nhiên, không thiện, không ác, không sanh không diệt. Cái Chân Như thì đầy đủ nơi Phật. Nó cũng vẫn có nơi chúng sinh. Những chử dưới đều đồng nghĩa, đồng thể với Chân Như: Tự tánh thanh tịnh, Phật tánh, Pháp Thân, Như Lai Tạng, thật tướng, pháp giới, pháp tánh, viên thành thật tánh, Pháp vị.” Trong Duy Thức Luận có viết về ba Chân Như như sau: 1/ Vô tướng Chân Như: Chân Như không tướng; là cái thể của các pháp khắp cả, không có tướng hư chấp. 2/ Vô sanh Chân Như: Chân Như không sanh; các pháp đều do nhân duyên hòa hợp mà sanh ra chứ hẳn là không thật có sanh .
24/12/2013(Xem: 10114)
Theo Phật Học Từ Điển của Đoàn Trung Còn thì : “Thủy Giác: mới tỉnh giác. Cái bổn tánh của hết thảy chúng sanh sẳn có lòng thanh tịnh tự tánh, đủ cái đức vốn chiếu sáng tự thuở nay, đó kêu là Bổn Giác (vốn tỉnh giác sẳn). Cái Bổn Gíac ấy do bề trong ung đúc và nhờ cái duyên ngoài thầy dạy, mới khởi ra cái lòng chán chuyện tham cứu thuận theo bổn giác lần lần sanh ra có trí giác ngộ kêu là Thủy Giác (sau mới tỉnh giác). Bổn Giác đó tức là bốn đức (thường, lạc, ngã, tịnh) vốn thành sẵn vậy. Thủy Giác là bốn đức mới thành ra sau nầy vậy.”
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]