Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nghi: cánh cửa dẫn đến trí tuệ

08/02/201410:27(Xem: 5634)
Nghi: cánh cửa dẫn đến trí tuệ
Phat_Thich_Ca_14

NGHI
:

CÁNH CỬA DẪN ÐẾN TRÍ TUỆ 

Sri Krisna Prem

Diệu Liên Lý Thu linh chuyển ngữ

Thường người ta có thái độ rất sai lầm về tâm nghi. Thay vì coi Nghi như con đường dẫn đến trí tuệ, họ coi đó là sai lầm, là điều không bao giờ nên xảy ra. Tâm nghi là cánh cửa trí tuệ, là lý do tại sao khoa học dựa trên nghi vấn và thí nghiệm đã rất tiến bộ, trong khi tôn giáo, dựa vào lòng tin mù quáng vào các kinh điển đã được viết ra hằng trăm hay ngàn năm trước, đã dần dần đánh mất lòng tin của con người. Tất cả những trí tuệ ta có được là kết quả của lòng nghi ngờ của ai đó đối với một vấn đề gì đó, trong khi đa số lại không hề nghi ngờ gì. Ðiều đó đúng cho cả trong lãnh vực tôn giáo tín ngưỡng cũng như khoa học. Hiện nay tôn giáo là gì? Phần lớn tôn giáo bao gồm việc chấp nhận một cách mù quáng vào những tín ngưỡng đã được dạy bởi các bậc tiền bối, trưởng lão. Người ta thường nói: "Tôn giáo tôi nói điều này, điều nọ; giáo hội dạy thế này, thế kia; kinh điển phán thế kia, thế khác". Không kể tôn giáo nói gì, giáo hội truyền chi, kinh điển dạy chi! Ðiều quan trọng duy nhất là sự tht; mà sự thật chỉ có thể đạt được khi người ta bỏ ngoài tai những điều giáo hội hay kinh điển nói, và chỉ tìm kiếm sự thật không mỏi mệt, không sợ hãi, bằng tất cả tâm hồn, cho đến khi ta có thể giác ngộ được sự thật.

Không kể trên con đường tìm kiếm ta đã phải đánh mất bao niềm tin, tan vỡ bao ảo vọng. Sự thật luôn vượt lên mọi vật, và những ai ngại bước trên con đường tụ do tìm kiếm sẽ chẳng bao giờ đạt đến Sự Thật. Như người lương thiện không sợ ai chất vấn hành tung của mình, người đi tìm sự thật, sẽ không ngại chất vấn những điều mình tin tưởng, vì người ấy biết rằng sự thật không bao giờ bị lay chuyển, trong khi những gì bị lay chuyển trước các nghi vấn đều không phải là sự thật, không có giá trị thật sự. Tuy nhiên chớ lầm tâm nghi chân thật với thói quen vô ý thức thích tranh cãi chỉ để cho có chuyện tranh cãi, hay chỉ để phô trương sự hiểu biết của mình. Ngược lại cũng đừng nên để sự nghi ngờ đưa ta đến chỗ từ chối có một kết luận nào đó về các vấn đề căn bản không thể bàn cãi được. Thí dụ, việc con người không thể hiểu về nguồn gốc vũ trụ, không nên dẫn đến chỗ từ chối chấp nhận những gì khác có thể được chứng minh là sự thật, giống như nếu khả năng của một nhà khoa học không thể hiểu về tính cách căn bản của dòng điện, thì sự kiện đó không thể đưa đến việc ông từ chối chấp nhận rằng cái máy phát điện hoạt động.

Tâm nghi chân thật, trái lại, là những dấu hiệu khởi đầu của sự tiến bộ. Nếu một người học trò có lòng nghi vấn, thì người thầy giáo không nên coi đó là dấu hiệu của sự cứng đầu, mà nên khuyến khích em, vì đó là những dấu hiệu chứng tỏ em có sự suy nghỉ độc lập, và việc biết tự suy nghỉ là những bước đầu trên con đường tìm kiếm sự thật. Ðã có những bước khởi đầu, ta không nên dừng lại ở đó. Người ta không nên cứ mãi sống trong sự nghi ngờ, vì điều đó sẽ làm đầu óc ta yếu đuối, sẽ hủy diệt mọi hành động và sự tiến bộ. Một khi lòng nghi ngờ dấy lên, ta phải cố gắng tìm lời giải đáp cho đúng. Nhưng thường là người ta dập tắt nó bằng sự im lặng, xua đuổi nó ra khỏi tâm trí, hay ảo tưỏng rằng nó không hiện hữu. Tuy nhiên, hành động như thế là vô ích. Lòng nghi ngờ được chôn kín trong lòng ta, và ở trong tận chốn sâu thẳm đó, nó vẫn âm thầm hiện hữu, đầu độc tâm hồn của kẻ có lòng nghi hoặc, giống như một mụt nhọt ẩn náu trong thân thể. 

Rồi để làm bặt đi tiếng nói nghi ngờ trong trái tim mình, kẻ đầy lòng nghi hoặc đó lại lớn tiếng tuyên bố này nọ, càng ngày càng hăng say, và chính vì tự trong lòng họ chẳng có niềm tin vào các điều đó, họ lại kêu gọi người khác tin chúng, để có cảm giác rằng có rất nhiều người đứng về phiá mình. Do đó việc đè nén lòng nghi vấn là nguồn gốc của các mục đích tuyên truyền tôn giáo, và sự thật thường là chính những kẻ cố lôi kéo người khác nghe theo những suy nghỉ của mình, hay tôn giáo của mình, lại là người đầy lòng nghi hoặc ở bên trong. Ðó là con đường của những kẻ cuồng tín và đạo đức giả, vì thế khi có lòng nghi vấn về điều gì, ta phải cố gằng tìm câu trả lời.

Bước thứ nhất là phải chắc chắn rằng mình đã hiểu đúng vấn đề, và để hiểu rõ vấn đề, ta cần phải lắng nghe những người có trình độ hay tham khảo sách báo nói về các đề tài ta thắc mắc, cũng rất cần thiết. Nhưng đó chỉ là bước khởi đầu, và nếu ta vẫn chưa tìm được câu trả lời, thì ta phải chuẩn bị để tự tìm lời giải đáp cho chính mình. Ðể làm được điều đó, ta cần phải có hai điều: tâm hoàn toàn chân thật và lòng kiên trì cố gắng không mệt mỏi. Chúng ta không nên để các thành kiến hay tham vọng làm ảnh hưởng đến cuộc tìm kiếm của mình. Chúng ta phải thẳng thắn đối mặt với mọi yếu tố, dữ liệu, không che giấu chúng với ý nghỉ rằng nếu ta ngoảnh mặt đi thì chúng sẽ biến mất.

Kế đến là sự nỗ lực. Sau khi đã hiểu rõ vấn đề là gì, ta phải dồn hết nổ lực vào việc tìm kiếm lời giải đáp, giống như người đang đói sẽ dồn hết nỗ lực vào việc tìm kiếm thức ăn. Suốt ngày ta cần suy gẫm về vấn đề phải tìm lời giải đáp. Không chỉ trong lúc thiền quán, mà bất cứ lúc nào ta cũng phải quán tưởng, sau khi đã làm được như thế, ta cần phải định tâm để lời giải đáp có thể đến với ta. Khi đầu óc ta đã suy nghĩ rốt ráo, ta có thể chắc chắn rằng câu trả lời sẽ đến với ta; nếu không thì có lẽ chúng ta đã không suy gẫm đủ hay vấn đề đặt ra để tìm kiếm không rõ ràng. Không ích lợi gì khi ta cố gắng giải đáp một bài toán trong đó ta chưa hiểu hết mọi điều kiện, từ ngữ. Thí dụ, hỏi tại sao Thượng đế tạo dựng nên vũ trụ không lợi ích gì khi bạn còn chưa hiểu từ ngữ Thượng đế đối với bạn có ý nghĩa gì. Chỉ khi nào các khái niệm đã rõ ràng thì câu trả lời mới có thể đến với chúng ta.

Tuy nhiên, nếu bạn đã chắc chắn rằng mình biết điều mình muốn kiếm tìm, mà vẫn không tìm ra được lời giải đáp, thì bạn còn phải tiếp tục suy nghĩ, suy nghĩ mãi đến khi sự suy gẫm chín mùi. Rồi, một ngày, khi bạn định tâm, lời giải đáp sẽ hiện ra như tia chớp trong đầu hay như một giấc mơ trong lúc ngủ. Nhưng cũng đừng vì những gì bạn đã thấy trong giấc mơ hay trong lúc thiền định, mà nghĩ rằng đó chính là sự thật, là điều Thượng đế đã tiết lộ cho bạn. Vì những giấc mơ và các ảnh hiện thường hoàn toàn sai lạc. Bạn phải suy gẫm về câu giải đáp cẩn thận, xem nó có làm thỏa mãn tâm trí bạn không. Nếu là không, bạn bắt đầu trở lại. Nếu là có, thì đúng là bạn đã tìm được lời giải đáp cho chính mình, nhưng không nên coi đó là sự thật cuối cùng. Rất có thể vì bạn chưa sẳn sàng để hiều sự thật vẹn toàn, nên bạn chỉ có thể có câu trã lời gần nhất với điều bạn hiểu. 

Vì thế với những hiểu biết vừa khám phá ra được, bạn phải luôn chuẩn bị để sửa đổi những gì trước đó bạn ngỡ là sự thật, giống như một nhà khoa học luôn sẳn sàng buông bỏ những lý thuyết trước đó của mình khi khám phá ra những điều mới lạ khác. Do đó ta có thể thấy là con đường đi đến sự thật rất khó nhọc. Sai lầm này tiếp nối sai lầm khác có thể xảy ra, nhưng nếu bạn kiên trì không mệt mỏi, và không bao giờ buông bỏ hy vọng thì trước sau gì bạn cũng đạt được cái trí tuệ mà nếu đã biết, mọi thứ khác đều biết. Ðó là con đường chắc chắn và an toàn duy nhất. Những con đường khác sẽ dẫn bạn vào những chiếc bẫy của lý thuyết hay lạc lỏng trong các khu rừng ảo tưởng. Ý kiến bạn có thể nghe đó đây, nhưng nếu bạn cần sự thật, thì bạn phải dấn bước trên con đường đó thôi, mặc bao khó nhọc. Với hành trang là lòng chân thành cộng với nỗ lực, chắc chắn bạn sẽ thành công.

Sự thật tiềm ẩn trong bạn. Chính bản thân bạn phải tìm kiếm và thể nghiệm. Rồi bạn sẽ khám phá ra sự thật trong chính bản thân mình.

Diệu Liên Lý Thu Linh
(Chuyển Ngũ theo Doubt: Doorway to Knowledge, Yoga International 2-3/98)



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/05/2015(Xem: 9534)
Lúc thiếu thời, Đức Phật đã có những suy nghĩ giống thiếu nhi hôm nay. Các cháu tự hỏi tại sao bị sốt. Tự hỏi tại sao ông bà các cháu lại chết. Tại sao những ước mơ của các cháu không phải là sự thật. Các cháu tự hỏi về vẻ đẹp và hạnh phúc của cuộc đời. Bởi vì Đức Phật biết rõ suy nghĩ của trẻ em nói riêng và loài người nói chung, Ngài dạy chúng ta làm thế nào để sống hạnh phúc và có cuộc sống thanh bình. Đạo Phật không phải là niềm tin mù quán vào nơi xa lạ nào đó.
24/05/2015(Xem: 11642)
Về cơ bản, lý duyên khởi giải thoát mô tả tâm lý của thiền, nghĩa là, những gì xảy ra trong tiến trình hành thiền được hành giả trải nghiệm từ lúc đầu cho đến lúc cuối. LDKG có liên hệ chặt chẽ với giáo lý duyên khởi nổi tiếng trong đạo Phật. Cho những ai chưa quen thuộc nhiều với những lời Phật dạy, lý duyên khởi là một chuỗi mười hai yếu tố nhân quả kết nối với nhau. Yếu tố cuối cùng trong chuỗi nhân quả này là khổ. Bởi vì là một chuỗi nhân quả, nó cho ta thấy khổ phát sinh như thế nào. Yếu tố thứ nhất của mười hai nhân duyên là vô minh – không có khả năng thấy được thế gian như nó là, và nó thật sự hoạt động như thế nào. Như thế, bắt đầu với vô minh, yếu tố này dẫn đến yếu tố sau, tiếp luôn cho đến khổ đau. Do vậy, lý duyên khởi chỉ cho ta thấy khổ đau chính là hậu quả của vô minh.
20/03/2015(Xem: 7586)
Đạo Phật là đạo từ bi vì thế là người con Phật, chúng ta phải tu tâm từ bi, trưởng dưỡng tâm từ bi trong cuộc sống mỗi ngày vì tâm từ là cội nguồn của mọi thiện nghiệp, là Phật tánh của chúng sanh. Điều này được Đức Phật thuyết trong Kinh Đại Bát Niết Bàn: “Nếu có người hỏi gì là căn bổn của tất cả pháp lành? Nên đáp: Chính là tâm từ… Này thiện nam tử (Ca Diếp Bồ Tát)! Tâm từ chính là Phật tánh của chúng sanh, Phật tánh như vậy từ lâu bị phiền não che đậy nên làm cho chúng sanh chẳng đặng nhìn thấy. Phật tánh chính là tâm từ, tâm từ chính là Như Lai [1, tr.520].
25/02/2015(Xem: 9267)
Bài viết sau đây được tổng hợp từ kinh sách và từ các bài giảng của chư tăng ni, có mục đích phác họa một bức tranh khái quát với tính liệt kê về năm thừa của Phật giáo giới thiệu đến người sơ cơ học Phật hoặc muốn tìm hiểu về đạo Phật. ‘Thừa’ là sự nương tựa vào, được tượng hình như một cổ xe để giúp chúng ta di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Có cổ xe nhỏ, sức yếu chỉ đưa chúng ta đi gần, vòng quanh ở một nơi nào đó, và cũng có cổ xe lớn, có sức mạnh hơn nên có thể đưa chúng ta đi xa hơn, đến những nơi chốn đẹp đẽ hơn, an lạc hơn.
25/02/2015(Xem: 14563)
Tựa đề bài viết này là bốn chữ trích từ câu thứ nhì trong bài “Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh” (bài Tâm Kinh, bản dịch của Ngài Huyền Trang, gồm 270 chữ). Nguyên văn câu này là: “Xá Lợi Tử! Sắc bất dị Không, Không bất dị Sắc; Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc. Thọ, Tưởng, Hành, Thức diệc phục như thị .”
25/02/2015(Xem: 6200)
Chủng tử là hạt mầm của đời sống, là nguồn năng lượng đơn vị cấu thành nghiệp lực, là yếu tố sâu kín và căn bản quyết định sự hình thành cái ‘Ta’ (Ngã) và những cái của Ta (Ngã Sở), là nguyên nhân của mọi hoàn cảnh gặp được trong đời, là đầu mối của hạnh phúc và khổ đau trong hiện tại và dẫn dắt vào vị lai, đời này và đời sau. Soi rọi dưới lăng kính Duy Thức Học cùng vòng chuỗi Mười Hai Nhân Duyên (1.Vô Minh, 2. Hành, 3. Thức, 4. Danh Sắc, 5. Lục Nhập, 6. Xúc, 7. Thọ, 8. Ái, 9. Thủ, 10. Hữu, 11. Sanh, 12. Lão Tử) ta có thể rút ra một số nhận định về tiến trình hình thành chủng tử.
29/01/2015(Xem: 5732)
Lời thưa: Sau bài viết “Những Câu Hỏi Tế Vi”, tôi nhận được khá nhiều câu hỏi từ trong email của tôi cũng như những comment của các bạn Lý Học Phật, Lưu-tâm-Lực, Jan nguyễn, hưng trần... liên hệ đến đề tài. Nhận thấy nội hàm vấn đề không thể chỉ trả lời năm bảy dòng là xong, nên tôi kính nhờ BBT/TVHS cho chuyển tải bài viết này, xem như trả lời chung chứ không phải riêng cho một câu hỏi nào. Tôi chỉ nói cái gốc của vấn đề chứ không bàn đến cành, nhánh của vấn đề. Và tôi cũng không dám chắc đáp ứng được những thắc mắc của chư vị - nhất là kiến giải “bác lãm” của bạn Lý Học Phật mà tôi “thường không lãnh hội nổi”. Đây chỉ là sự chia sẻ của một người học Phật luôn cảm thấy mình còn phải học mãi, học hoài do sở học chỉ mong như là một hạt bụi được dính chân gót chân của các bậc xuất trần thượng sĩ! Trân kính.
29/01/2015(Xem: 5035)
Hôm nay Tăng Ni, Phật tử về đây để mừng năm mới và tha thiết chúc tụng chúng tôi. Thật ra chúng ta mừng thêm một tuổi hay buồn bớt đi một năm sống ? Lần lượt hết năm này sang năm khác, cứ thế mà chúng ta trải qua mấy mươi năm từ thuở bé cho đến ngày nay. Riêng tôi thì tóc bạc da nhăn rồi, còn quí vị có người tóc đã bắt đầu bạc, cũng có người còn trẻ hơn. Trên con đường sanh tử, có người đi hơn nửa đường, có người đi nửa đường, có người mới đi một phần ba, một phần tư đường, đã đi thì nhất định là phải đến, không ai không đến. Thế nên trong nhà Phật lẽ sanh tử là một việc lớn.
21/01/2015(Xem: 9743)
Nguyên văn emai của một cư sĩ: Con có một thắc mắc bấy lâu không biết hỏi ai, con kính xin Thầy giải thích dùm cho con. Câu hỏi này có liên hệ tới bài kệ cô đọng của Lý Duyên Khởi: "Cái này có, cái kia có Cái này sinh, cái kia sinh Cái này không cái kia không Cái này diệt cái kia diệt" Theo chỗ con hiểu, bài kệ này là công thức rốt ráo tóm tắt sự vận hành của Lý Duyên Khởi. Theo như Thế Tôn nói, nó luôn đúng và cho dù Phật có ra đời hay không có ra đời thì nguyên lý này vẫn đứng vững, không thể nào khác hơn được và không có ngoại lệ.
18/01/2015(Xem: 5641)
Cô công chúa trẻ nhất của lãnh chúa đang du hành từ nhà cô ở Kyoto tới thủ đô ở Edo thì trông thấy một người đàn bà bé nhỏ nằm bên vệ đường. Cô công chúa ra lệnh cho đoàn tùy tùng của mình ngừng lại và đỡ bà già lên, bà này gần chết vì lạnh lẽo và đói khát. Cô công chúa đã cứu sống người đàn bà và khi người khách này của cô đủ mạnh mẽ để có thể tự đi một mình, công chúa tặng cho bà ít tiền và chiếc khăn quàng ấm áp của cô. Người đàn bà biết ơn, trao cho công chúa một gói nhỏ và nói: “Xin nhận cái này.” Công chúa hỏi: “Đây là vật gì thế?” “Một cái gương thần kỳ.” “Cái gì khiến nó thành thần kỳ vậy?”
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]