Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Niềm tin và Kinh Kalama

16/12/201311:41(Xem: 11314)
Niềm tin và Kinh Kalama
thichcaphat_11Mỗi khi nói về vấn đề niềm tin trong đạo Phật, chúng ta thường hay dẫn chứng những lời Phật dạy trong kinh Kalama.

Có một lần, đức Phật đi ngang qua bộ lạc của người Kalama. Nghe danh tiếng của Phật, người dân của bộ lạc này tìm đến đảnh lễ và hỏi Phật,
Có một số đạo sư khác đi ngang qua đây. Nhưng người nào cũng làm sáng tỏ, và ca tụng quan điểm của chính mình, nhưng lại bài xích, khinh miệt, chê bai, và xuyên tạc quan điểm người khác. Đối với họ, bạch Thế Tôn, chúng con có những nghi ngờ phân vân: "Trong những vị đạo sư này, ai nói sự thật, ai nói dối?"

- Trong những trường hợp như thế, đương nhiên là các Ông có những nghi ngờ và có những phân vân! Này các ông, các ông đừng tin một điều gì vì phong văn. Đừng tin một điều gì vì nó là tập quán lưu truyền. Đừng tin một điều gì vì được nhiều người nhắc đi nhắc lại. Đừng tin một điều gì vì đó là bút tích của thánh nhân. Đừng tin một điều gì vì đó là thói quen đã có từ lâu. Đừng tin một điều gì do ta tưởng tượng và lại nghĩ rằng do một thần linh nào đó khai thị cho ta. Đừng tin một điều gì vì đó là do các thầy có uy tín dạy.

Nhưng này các Ông, khi nào tự mình chứng nghiệm và biết rõ như sau: "Các việc này là bất thiện; các việc này là đáng chê; các việc này bị các người có tuệ giác chỉ trích; các việc này nếu thực hiện và chấp nhận đưa đến bất hạnh khổ đau", thời này các ông, hãy từ bỏ chúng!

Và ngược lại, khi nào tự mình chứng nghiệm và biết rõ như sau: "Các pháp này là thiện; Các pháp này là không có tội; Các pháp này được người có trí tán thán; Các pháp này nếu được thực hiện, được chấp nhận đưa đến hạnh phúc an lạc", thời này các ông, hãy cố gắng thực hành để tự đạt đến và an trú trong hạnh phúc!

Ta biết rõ và chứng nghiệm những gì?

Và sau này chúng ta thường hay dùng những lời đó để dẫn chứng rằng, đức Phật dạy ta đừng bao giờ nên tin vào một điều gì hết, chỉ những gì tự chính bản thân mình đã chứng nghiệm rồi thì ta mới có thể tin. Nhưng có phải trong kinh Kalama đức Phật chỉ khuyên những người dân ở đấy có bấy nhiêu đó thôi chăng? Thật ra, trong kinh đức Phật còn giảng nghĩa thêm cho họ như vầy nữa,

- Các Ông nghĩ thế nào, lòng tham lam, sân hận hay si mê khởi lên trong nội tâm người nào, khởi lên như vậy là đưa lại hạnh phúc hay bất hạnh?

- Bất hạnh, bạch Thế Tôn

- Khi có người bị tham sân si chinh phục, tâm bị xâm chiếm, giết các sinh vật, lấy của không cho, nói láo, khuyến khích người khác cũng làm như vậy. Như vậy, có làm cho người ấy bất hạnh đau khổ lâu dài hay không?

- Thưa có, bạch Thế Tôn.

- Các Ông nghĩ thế nào, các việc này là thiện hay bất thiện?

- Là bất thiện, bạch Thế Tôn.

- Đáng chê hay không đáng chê?

- Đáng chê, bạch Thế Tôn.

- Bị người có trí quở trách hay không bị người có trí quở trách?

- Bị người có trí quở trách, bạch Thế Tôn.

- Nếu được thực hiện, được chấp nhận, có đưa đến bất hạnh đau khổ không? Hay ở đây như thế nào?

- Được thực hiện, được chấp nhận, bạch Thế Tôn, chúng đưa đến bất hạnh, đau khổ, ở đây, đối với chúng con là vậy.

- Như vậy, này các Kalama, điều Ta vừa nói với các Ông là như vậy, chính do duyên như vậy được nói lên, những điều này do chính bản thân các ông hiểu rõ và tự chứng nghiệm, vậy các ông hãy từ bỏ chúng. Nếu các ông biết chấp nhận và thực hành và trọn đời sẽ được an lạc và hạnh phúc.

Và ngược lại, đức Phật lặp lại như vầy về những hành động vô tham, vô sân và vô si:

- Các Ông nghĩ thế nào, này các Kalama, khi không tham, không sân, không si khởi lên trong nội tâm người nào, khởi lên như vậy là đưa lại hạnh phúc hay bất hạnh cho người ấy?

- Hạnh phúc, bạch Thế Tôn.

- Khi có người không bị tham sân si chinh phục, không giết các sinh vật, không lấy của không cho, không nói láo, khích lệ người khác cũng làm như vậy. Như vậy, có đem lại hạnh phúc an lạc lâu dài cho người ấy hay không?

- Thưa có, bạch Thế Tôn.

- Các Ông nghĩ thế nào, các pháp này là thiện hay bất thiện?

- Là thiện, bạch Thế Tôn.

- Các pháp này là đáng chê hay không đáng chê?

- Không đáng chê, bạch Thế Tôn.

- Bị người có trí quở trách hay được người có trí tán thán?

- Được người trí tán thán, bạch Thế Tôn.

- Nếu được thực hiện, được chấp nhận, có đưa đến hạnh phúc an lạc không, hay ở đây, là như thế nào?

- Được thực hiện, được chấp nhận, bạch Thế Tôn, chúng đưa đến hạnh phúc, an lạc. Ở đây, đối với chúng con là vậy.

- Như vậy, này các Kalama, điều Ta vừa nói với các Ông là như vậy, chính do duyên như vậy được nói lên, những điều này do chính bản thân các ông hiểu rõ và tự chứng nghiệm, vậy các ông hãy chứng đạt và an trú! Nếu các ông biết chấp nhận và thực hành và trọn đời sẽ được an lạc và hạnh phúc.

Chúng ta ai cũng đều đã chứng nghiệm.

Như vậy, tôi nghĩ trong kinh Kalama đức Phật không nói về một niềm tin xa vời như ta nghĩ.

Trong kinh, đức Phật không phải chỉ khuyên chúng ta nên tin vào những gì tự mình chứng nghiệm mà thôi, mà ngài còn trình bày thêm cho ta thấy những điều mà chính bản thân chúng ta đã từng chứng nghiệm và biết rất rõ. Chúng ta ai cũng đã đều chứng nghiệm rằng, hễ mình hành động vì ganh tỵ, nhỏ nhen, tính toán, si mê... thì chúng là bất thiện và sẽ mang đến khổ đau. Và ngược lại, những hành động nào do bao dung, tha thứ, trí tuệ, thương yêu... thì chắc chắn sẽ mang đến cho ta hạnh phúc. Và đức Phật cũng nhắc nhở rằng, đức tin đặt nền tảng trên sự "tự bản thân mình chứng nghiệm" mà ngài trình bày là nằm trong ý đó. "Điều đã được nói lên với các Ông là như vậy, chính do duyên như vậy được nói lên." "And in reference to this was it said."

Có niềm tin trong sự thực tập của mình

Nếu không khéo, chúng ta có thể vô tình biến những lời dạy rất thực tế của đức Phật thành lý thuyết suông, rồi lý luận cho rằng niềm tin của ta phải được dựa trên một sự chứng nghiệm gì to tát hay xa xôi lắm. Thật ra, đức Phật bao giờ cũng khuyên ta nên có một niềm tin vào chánh pháp và sự thực tập của mình. Những việc làm nào bị thúc đẩy do tư lợi, do tham sân si sẽ mang đến cho ta khổ đau, và nếu biết cố gắng thực tập tha thứ, rộng lượng, cởi mở... ta chắc chắn sẽ có hạnh phúc.

Đó là những gì mà đức Phật khuyên ta nên tin, bỡi chúng ta đều đã chứng nghiệm và hiểu biết chúng rất rõ. Dầu xã hội hay cuộc sống chung quanh có nói rằng, giàu sang sẽ mang đến tự do, và dầu cho có một uy quyền nào đó bảo ta rằng, danh lợi sẽ mang đến hạnh phúc... ta cũng đừng vội tin. Hãy tự nhìn lại những gì mình đã chứng nghiệm đi! Cái gì bắt đầu từ những cố chấp, nắm bắt, nhỏ nhen sẽ chỉ mang đến sự bất toại nguyện và khổ đau. Và cái gì bắt đầu bằng sự buông bỏ, thảnh thơi sẽ đưa ta đến tự do và hạnh phúc. Và đó là một niềm tin mà tôi nghĩ trong Kinh Kalama đức Phật dạy ta hãy chấp nhận và biết cố gắng thực hành.

Nguyễn Duy Nhiên
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/08/2019(Xem: 12488)
Trong thời Đức Bổn Sư Thích Ca còn tại thế, nhất là thời giới luật chưa được chế định, 12 năm đầu tiên sau khi Ngài thành đạo, có nhiều tỷ kheo hay cư sĩ đã liễu ngộ, giải thoát, niết bàn chỉ ngay sau một thời thuyết pháp hay một bài kệ của Tôn Sư. Tại sao họ đặt gánh nặng xuống một cách dễ dàng như vậy? Bởi vì họ đã thấu hiếu tận gốc rễ (liễu ngộ) chân đế, tự tại giải thoát, tịch lặng thường trụ, chẳng động, chẳng khởi, chẳng sanh, chẳng diệt, không đến cũng không đi mà thường sáng soi. Khi họ thấu hiểu được vậy. Kể từ lúc đó, họ tín thọ và sống theo sự hiểu biết chơn chánh này. Họ luôn tuệ tri tất cả các pháp đều huyễn hoặc, vô tự tánh cho nên, họ không chấp thủ một pháp nào và thong dong tự tại trong tất cả các pháp.
26/08/2019(Xem: 5469)
Trong Kinh Hoa Nghiêm Đức Phật từng dạy rằng: Tín là nguồn của Đạo, là mẹ của công đức. Và nuôi dưỡng tất cả mọi căn lành. (Tín vi Đạo nguyên công đức mẫu,. Trưởng dưỡng nhất thiết chư thiện căn.).Đạo Phật là đạo Giác Ngộ, muốn đạt được giác ngộ hành giả phải có niềm tin chân chính, mà niềm tin chân chánh ấy phải có cơ sở thực tế và trí tuệ đúng như thật. Trên tinh thần đó, đối với hệ thống Kinh Điển do Đức Phật truyền dạy trong 45 năm, người học Phật phải có cơ sở để chứng tín rằng đó là lời Phật dạy, cơ sở đó chư Tổ Đức gọi là Tam Pháp Ấn: 1/Chư Hành Vô Thường 2/Chư Pháp Vô Ngã 3/Niết Bàn Tịch Tĩnh Bất cứ giáo lý nào không dựng lập trên quan điểm này, thì Phật giáo xem là tà thuyết, và Tam Pháp Ấn này được xem là những nguyên lý căn bản của Phật Giáo.
07/07/2019(Xem: 6633)
Phật giáo không phải là tôn giáo để các tín đồ đến tham gia hay phát động như một phong trào, mà tự thân con người sau quá trình học hỏi, tư duy, nhận thức cốt lõi lời dạy của đấng Từ phụ, từ đó phát tâm tìm đến, thân cận và quy y Tam Bảo: ‘Hôm nay mong giác ngộ hồi đầu - Tịnh tâm ý quy y Tam Bảo’. Với lòng tịnh tín bất động, con người đầu thành vâng giữ mạng mạch giáo pháp, dốc lòng phụng hành đạo lý mình chọn, con người nhờ vậy được chân lý, chánh pháp che chở, thành tựu ‘Phép Phật nhiệm màu – Để mau ra khỏi luân hồi’.
07/07/2019(Xem: 5524)
Triết lý hay mục đích sống là lý tưởng, giá trị cốt lõi của mỗi người, chính vì thế mà ngày nay,hầu hết trong chúng ta, ai cũng có khuynh hướngtìm về sự thật, mộtgiải pháp cứu cánh, rốt ráo, an toànvì ‘hòa bình bền vững’, xã hội trật tự vàngày ngày an lành ... Hòa chungtrách nhiệm, bản hoài, thông điệp : ‘Chân lý chỉ có một’,[1]đồng nghĩa với ‘Sự lãnh đạo bằng chánh niệm’ qua cách tiếp cận của Phật giáo, mang vạn niềm vui đến với muôn loài. Thật vậy, Phật giáo với trọng trách mang ‘an vui lâu dài’, là nội dung cốt lõi của xã hội nhân loại, cũng là tiền đề cho một xã hội bền vững;trong đó mỗi cá thể cần củng cố,xây dựngnội tâmkiên cố dựa trên phương cách lãnh đạo bằng‘chánh niệm’, đểcùng nhìn lại, quán chiếu và cùng dẫn đến trách nhiệm sẻ chia …
29/06/2019(Xem: 7691)
"Nhân sinh": đời người, cuộc sống con người "Quan": cái nhìn, quan niệm "Nhân sinh Quan" nghĩa là "cái nhìn" hay "quan niệm" về đời sống của con người. A) Con người từ đâu mà có? Phật giáo giải đáp câu hỏi ngàn đời nầy bằng giáo thuyếtThập nhị Nhân duyên, tức là chuỗi 12 nhân duyên dây chuyền sau đây: 1) Vô minh: Do một niệm bất giác mà phát sinh mê lầm, chấp ngã chấp pháp, do đó mà khởi ra Phiền não - nên cũng gọi là Hoặc. Chúng ta không thể tìm ra điểm khởi đầu của sự Vô minhđã khởi đầu cho sự hiện hữu của chúng sinh và vạn vật, hữu tình cũng như vô tình.
12/04/2019(Xem: 4174)
Thế mới biết trăm sông rồi cũng đổ về biển, dung hòa một vị mặn của đại dương; muôn pháp cùng đổ vào biển tuệ, thuần một vị giải thoát.Những lời dạy của đức Phật được ghi chép thành Tam tạng kinh điển, trở thành một trong những kho tàng trí tuệ vĩ đại nhất của nhân loại. Trải qua hơn 25 thế kỷ, đạo Phật được truyền bá rộng rãi khắp năm châu và bị ảnh hưởng cũng không nhỏ bởi nhiều nền văn hóa khác. Từ đó, đạo Phật phát triển với các biểu tượng về tôn giáo, về các hình thức nghi lễ, và kể cả những pháp môn tu hành của những khóa tu ở mỗi nơi.Chính vì thế, đạo Phật bị đa dạng hoá về hình thức lẫn nội dung tu tập, thể hiện qua nhiều pháp môn. Như vậy trong thời đại bây giờ, đặt ra cho chúng ta sự lựa chọn; pháp môn nào là đúng, phápmôn nào là sai? Không có pháp môn nào là đúng và không có pháp môn nào là sai cả. Tại sao? Vì pháp môn tu không có lỗi, mà lỗi ở tại con người làm đúng hay sai mà thôi.
14/02/2019(Xem: 7818)
Thuở xưa có một ông vua hiền đức, cai trị công bằng, dân chúng trong nước sống thanh bình. Một hôm, dưới sự đề nghị của cận thần tả hữu, vua triệu tập tất cả trưởng lão tôn túc của các tôn giáo trong nước. Khi tất cả có mặt đầy đủ, vua nói:
13/12/2018(Xem: 4745)
Suy nghĩ về Mười Hai Nhân Duyên - GS Trần Tuấn Mẫn , Nguyên văn đoạn kinh trong phẩm Phật-đà, Tương ưng bộ, như sau: “Này các Tỳ-kheo, thế nào là lý duyên khởi? Này các Tỳ-kheo, vô minh duyên hành; hành duyên thức; thức duyên danh sắc; danh sắc duyên sáu xứ; sáu xứ duyên xúc; xúc duyên thọ; thọ duyên ái; ái duyên thủ; thủ duyên hữu; hữu duyên sanh; sanh duyên già chết, sầu, bi, khổ, ưu, não được khởi lên. Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi”.
02/12/2018(Xem: 9697)
Thời gian gần đây nhiều Phật tử đã yêu cầu tôi giải thích những lời dạy vô giá của Phật theo phương cách hiện đại, xử dụng thuật ngữ và diễn giải thực tế, có hiệu quả, thực tiễn và không quá cao siêu. Theo phương cách dễ hiểu và thực tế để áp dụng trong đời sống hằng ngày. Đây là tập sách đầu của một chuỗi những tập sách nhằm mục đích đáp ứng những thỉnh cầu này. Đây là tập sách sưu tập gồm 50 lời dạy ngắn kèm theo chú giải chi tiết dài ngắn khác nhau, mục đích để khuyến khích tất cả những vị đã dành thời gian để đọc và thực hành những lời dạy này để phát triển sự hiếu biết chân thật và lòng từ bi.
05/11/2018(Xem: 4278)
“Chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì nghe theo người ta nói; chớ có tin vì được Kinh Tạng truyền tụng; chớ có tin vì nhân lý luận siêu hình; chớ có tin vì đúng theo một lập trường; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện; chớ có tin vì phù hợp với định kiến; chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền, chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc đạo sư của mình. Nhưng khi nào tự mình biết rõ như sau: “Các pháp này là bất thiện; Các pháp này là có tội; Các pháp này bị các người có trí chỉ trích; Các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận đưa đến bất hạnh khổ đau”, thời hãy từ bỏ chúng! Nhưng khi nào tự mình biết rõ như sau: ‘các pháp này là thiện; các pháp này không có tội; các pháp này được các người có trí tán thán; các pháp này nếu được chấp nhận và thực hiện đưa đến hạnh phúc an lạc’, thời hãy từ đạt đến và an trú!” Đức Phật (Kinh Tăng Chi Bộ)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]